4 bi an ve cuoc doi tan thuy hoang 8

4 bí ẩn về Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế “vò đầu bứt tai”

Tần Thủy Hoàng là một nhân vật sáng lập thời đại mang đầy màu sắc truyền kỳ trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Ông nổi tiếng với độ tàn bạo và có cách cai trị đất nước có một không hai. Ông cũng đã để lại nhiều công trình kỳ vĩ. Nổi tiếng là thế nhưng xung quanh cuộc đời của Tần Thủy Hoàng vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn khiến khiến hậu thế “vò đầu bứt tai”.

Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN), tên thật là Doanh Chính, còn có tên khác là Triệu Chính là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 – 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và kế vị năm 13 tuổi, năm 39 tuổi thống nhất 6 nước kiến lập nên triều Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49.

1 – Giả thuyết mối quan hệ giữa Lã Bất Vi và Tần Thuỷ Hoàng

Mẹ của Tần Thuỷ Hoàng là Triệu Cơ, theo truyền thuyết từng là ái cơ của Lã Bất Vi, sau dâng lên cho Tử Sở, được phong là Vương hậu. Thế thì, Tần Thuỷ Hoàng rốt cuộc là con của Tử Sở hay là con của Lã Bất Vi, vấn đề này người đời sau tranh luận không thôi.

Cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên chép, Lã Bất Vi vốn là cự phú ở Bộc Dương (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Ông là một thương nhân giàu có và nổi tiếng. Nắm trong tay tiền bạc nhiều không đếm xuể nhưng Lã Bất Vi luôn thèm muốn quyền lực, địa vị. Vì thế, Lã Bất Vi đã sắp xếp hành trang đến kinh đô Hàm Đan của nước Sở, chuyên tâm tính toán một âm mưu, tìm cách đem người cháu của Tần vương là Dị Nhân hiện làm con tin ở nước Triệu đưa về cho Hoa Dương phu nhân đang được Tần vương sủng ái để làm con thừa tự. Trong một khoảng thời gian ngắn, Dị Nhân được lập làm người kế ngôi (Thái tử), đổi tên là Tử Sở.

Chẳng bao lâu trong nước sinh biến, Tần Chiêu Vương, Hiếu Văn Vương nối nhau qua đời, Tử Sở đường hoàng bước lên Vương vị, Lã Bất Vi được phong làm Thừa tướng. Sau đó Lã Bất Vi đem ái cơ của mình là Triệu Cơ dâng lên cho Tử Sở. Triệu Cơ sinh Doanh Chính, được phong làm Hoàng hậu. Không ngờ Tử Sở tại vị chỉ được 3 năm rồi qua đời, vì thế con của ông ta là Doanh Chính đương nhiên kế thừa vương vị, đó chính là Tần Thuỷ Hoàng sau này.

4 bi an ve cuoc doi tan thuy hoang 1

Theo sử sách chép lại, Lã Bất Vi coi Doanh Chính là con mình, bảo Doanh Chính gọi mình là “Trọng phụ”. Nhờ đó, Lã Bất Vi tự mình nắm giữ chính sự cả nước, trở thành nhân vật “dưới một người, trên vạn người”, một tay che lấp mặt trời, quyền hành khuynh loát cả trong triều ngoài nội.

Liên quan đến bí ẩn thân thế Tần Thủy Hoàng, cuốn sử ký có chép: “Tần Vương Chính là do Tần Trang Tương Vương Tử Sở và Triệu Cơ sinh ra. Nhưng lúc Lã Bất Vi mang Triệu Cơ hiến tặng cho Tử Sở, thì đã biết được bà có mang, cũng có nghĩa là rất có khả năng Doanh Chính là đứa con riêng của Lã Bất Vi”.

Trong cuốn Hán thư nổi tiếng, sử gia thời Đông Hán Ban Cố đã gọi Doanh Chính là con riêng của Lã Bất Vi. Câu chuyện này lưu truyền qua dân gian và được biết đến sâu rộng cho tới ngày nay.

Theo trang mạng Qulishi, nhận định về giả thuyết ngàn năm này, các học giả Trung Quốc hiện đại tổng kết thành 4 quan điểm chính:

Thứ nhất, đây có thể là quan niệm do những người trung thành với triều đình 6 nước bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt dựng nên. Họ căm hờn vì bị mất nước, lại phát hiện mẹ vua Tần từng là thiếp của Lã Bất Vi, nên bịa ra chuyện này nhằm hạ thấp thanh danh của vị Hoàng đế đầu tiên. Từ đó, những người này có cớ để tập trung lực lượng, tìm cách tạo phản. 

Thứ hai, đây là chiến lược mà Lã Bất Vi đã vạch ra ngay từ đầu, mưu tính dùng tình cảm cha con để có được sự ủng hộ của Tần Thuỷ Hoàng, thâu tóm quyền lực về tay mình. Đó cũng là điều mà Lã Bất Vi mong muốn nhất khi đã trở thành thương nhân giàu có.

4 bi an ve cuoc doi tan thuy hoang 3

Thứ ba, trở thành Hoàng đế đầu tiên Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đứng trước sự phản kháng cũng như áp lực rất lớn, đặc biệt là tại lãnh thổ 6 nước trước đây. Vì vậy, Lã Bất Vi lan truyền mình là cha của Tần Thủy Hoàng, để Doanh Chính đường đường chính chính đoạt lấy giang sơn, không mang danh nhà Tần thống nhất thiên hạ. Cái hận mất nước của các sĩ phu 6 nước bị tiêu diệt cũng vì vậy mà tự mất đi.

Cuối cùng, đa số các tư liệu lưu trong sử sách nói Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi đều xuất hiện từ đời nhà Hán trở đi. Nhà Hán chính là triều đại thay thế nhà Tần, vì vậy, các sử gia nhà Hán có nhiệm vụ phải phác họa hình ảnh nhà Tần một cách tiêu cực nhất có thể.

Người đời sau cũng có người cho rằng các thuyết nêu trên hoàn toàn không có khả năng thành lập, bởi:

Thứ nhất, nhìn từ phương diện Tử Sở, cho dù có âm mưu của Lã Bất Vi, nhưng tính khả năng thực hiện rất xa vời, bởi khi Tần Chiêu Vương tại vị, chưa chắc đã truyền vương vị cho Tử Sở, càng không thể nghĩ đến việc truyền cho đứa con tương lai của Tử Sở.

4 bi an ve cuoc doi tan thuy hoang 4

Thứ hai, từ ngày tháng ra đời của Tần Thuỷ Hoàng mà suy nghĩ, nếu Triệu Cơ trước khi tiến cung đã có thai, Tần Thuỷ Hoàng nhất định sẽ sinh không đúng kỳ tính từ lúc vào cung, đối với việc này Tử Sở không thể không biết. Có thể thấy, cha đẻ của Tần Thuỷ Hoàng phải là Tử Sở chứ không phải Lã Bất Vi.

Thứ ba, nhìn từ xuất thân của Triệu Cơ, cũng có điều để nói. Trong Sử ký – Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ có chép, sau khi Tần diệt Triệu, Tần vương đích thân đến Hàm Đan, cho giết hết những người có thù oán với mẹ của Tần vương. Triệu Cơ xuất thân hào phú, làm sao có thể trước làm ái cơ của Lã Bất Vi, sau lại được dâng cho Dị Nhân làm thiếp? Như vậy, sẽ không tồn tại việc Triệu Cơ mang thai với Lã Bất Vi lại được gã cho Dị Nhân.

Bí ẩn thân thế Tần Thuỷ Hoàng chỉ lưu lại những suy đoán cho người đời sau, nhưng thành ngữ “kì hoá khả cư” lại từ đó mà lưu truyền hậu thế.

2 – Diện mạo của Tần Thủy Hoàng

Dung nhan của vị hoàng đế nổi tiếng thời Tần vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu với 2 luồng ý kiến trái chiều nhau:

Một phía cho rằng Tần Thủy Hoàng là một người điển trai, phong độ với đôi mắt to, mũi cao, giọng nói to, rõ ràng, tinh thần quyết đoán, dáng đi thẳng và đầy tự tin.

4 bi an ve cuoc doi tan thuy hoang 2

Trong khi đó, phía đối diện lại cho rằng Tần Thủy Hoàng có chiều cao khiêm tốn và có cơ thể bị biến dạng, trở nên xấu xí với chiếc mũi gãy, nhãn cầu lồi và giọng nói khó nghe, ngực nhô ra, thậm chí còn bị viêm khí quản và bị còi xương.

Tuy nhiên, rất nhiều nhà nghiên cứu không đồng tình với luận điểm Tần Thủy Hoàng có dung mạo xấu xí bởi lẽ cha mẹ ông là Trang Tương Vương nước Tần và Triệu Cơ đều thuộc hàng “trai tài gái sắc” nên không có lý do gì mà con sinh ra lại xấu xí được. Ngoài ra, gần như không có vị quân vương nào với dung mạo khó coi mà được quần thần phục tùng và phò tá, tận trung đến như vậy.

3 – Không lập Hoàng hậu suốt 37 năm trị vì

4 bi an ve cuoc doi tan thuy hoang 6A

Tần Thủy Hoàng có hàng ngàn giai nhân hầu hạ, chăm lo chuyện “chăn gối”. Thế nhưng, kể từ khi lên ngôi cho đến khi băng hà, Tần Thủy Hoàng không lập hậu. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử các triều vua Trung Hoa. Cho đến nay, sự việc này vẫn là bí ẩn lớn chưa có lời giải.

Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia đã đưa ra một số lý do có thể giải thích cho hành động không lập hậu của Tần Thủy Hoàng.

Ý kiến đầu tiên cho rằng ông muốn tập trung vào việc chính sự và không muốn bị phiền toái nên không lập ngôi vị Hoàng hậu nhằm tránh đam mê tửu sắc của bản thân mình. Giả thuyết khác lại cho rằng do mải mê chìm đắm trong việc tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử nên Tần Thủy Hoàng không còn tâm trí nghĩ đến chuyện lập hoàng hậu. Cũng có ý kiến cho rằng do Tần Thủy Hoàng có yêu cầu quá cao về ngôi vị Hoàng hậu nên chẳng thể tìm được người thích hợp.

4 bi an ve cuoc doi tan thuy hoang 5

Trong số này, nổi bật là quan điểm cho rằng lý do khiến Tần Thủy Hoàng cả đời không lập Hoàng hậu là vì không có được mối tình chân thành, khắc cốt ghi tâm nào. Dù có nhiều mỹ nhân vây quanh hầu hạ nhưng Tần Thủy Hoàng nhận thấy không có người phụ nữ nào yêu ông chân thành. Chính vì vậy, Tần Thủy Hoàng quyết định không lập hậu.

Một quan điểm khác cho rằng sở dĩ Tần Thủy Hoàng không lập hậu cho đến khi chết là vì ông hoàng nổi tiếng lịch sử này mất niềm tin vào phụ nữ. Nguyên do là vì Tần Thủy Hoàng đã chứng kiến những hành động lăng loàn, đáng xấu hổ của mẹ – Triệu Cơ. Sinh thời, Triệu Cơ được cho là có quan hệ bất chính với Lã Bất Vi, Lao Ái. Thậm chí, Triệu Cơ còn bị nghi ngờ là có con riêng với nhân tình khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng tức giận và giết những người em cùng mẹ khác cha. Chính những hành động này của mẹ đã khiến Tần Thủy Hoàng chán ghét, thậm chí căm hận phụ nữ cho rằng họ đều là những người sa đọa, không chung thủy. Theo đó, những mỹ nhân vây quanh Tần Thủy Hoàng chỉ giúp ông giải quyết nhu cầu sinh lý chứ không đủ phẩm chất để làm hoàng hậu sánh bước bên ông cùng trị vì đất nước.

Tất cả những lý do này đều là chỉ là suy đoán của giới chuyên gia. Cho đến nay, không ai có thể giải thích chính xác lý do cả đời Tần Thủy Hoàng không lập hậu.

4 – Uẩn khúc về cái chết

Tần Thủy Hoàng qua đời khi mới 49 tuổi và cho đến nay, cái chết của đại nhân vật lịch sử này vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Có hai luồng quan điểm xung quanh cái chết của Tần Thủy Hoàng. Theo đó, một quan điểm cho rằng ông chết vì mắc bệnh tại Hành cung Sa Khâu (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) khi đang trên đường tuần du lần thứ năm nhằm tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử. Đây chính là thông tin được ghi chép lại trong “Sử ký” – tài liệu lịch sử quan trọng của người Trung Quốc nhằm giải thích cho cái chết của ông vua sáng lập ra nhà Tần. Tuy nhiên, một quan điểm khác suy đoán cái chết của Tần Thủy Hoàng có liên quan đến hoạn quan Triệu Cao. Quan điểm này cũng được các nhà sử học Trung Quốc đưa ra sau khi phân tích cặn kẽ các tài liệu và bối cảnh lịch sử.

4 bi an ve cuoc doi tan thuy hoang 7 e1642417553924

Năm Thủy Hoàng thứ 37 (năm 210 TCN), Tần Thủy Hoàng ngã bệnh và qua đời khi đang đi tuần du. Do Tần Thủy Hoàng mất ở xa, lo lắng cái chết của ông có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế nên Thừa tướng Lý Tư đã ra lệnh không phát tang, chở quan tài trọng một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường.

Từ nơi Tần Thủy Hoàng qua đời về đến kinh thành mất tới 2 tháng đi đường bộ, có những lúc trời nắng nóng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đoàn tùy tùng phải sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối.

Sau khi ngã bệnh, Tần Thủy Hoàng biết mình không thể qua khỏi nên đã viết một thánh chỉ, lệnh cho hoạn quan thân cận là Triệu Cao nhanh chóng gửi cho người con trưởng đang ở biên cương là Phù Tô trở về Hàm Dương chủ trì tang sự, tức là chuẩn bị kế vị ngôi báu. Tuy nhiên, do Triệu Cao có âm mưu phản nghịch từ sớm nên khi đưa thi thể của Tần Thủy Hoàng về tới kinh thành, Triệu Cao đã bắt tay với Thừa tướng Lý Tư đưa Hồ Hợi (năm đó 21 tuổi), người con thứ 18 trong số khoảng hơn 20 người con trai của Tần Thủy Hoàng, lên ngôi vua.

Sau khi Hồ Hợi đăng cơ, con trai trưởng của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô đã tự sát. Tất cả con cái của Tần Thủy Hoàng, bao gồm cả trai lẫn gái, đều bị Hồ Hợi giết sạch. Bên cạnh đó, Hồ Hợi bị Triệu Cao thao túng, thực hiện nhiều chính sách hà khắc khiến dân chúng phẫn nộ, mở ra nhiều cuộc khởi nghĩa. Năm 207 TCN (sau 3 năm đăng ngôi hoàng đế), Triệu Cao bức tử Hồ Hợi và nhà Tần chỉ tồn tại thêm 46 ngày nữa.

Câu chuyện về cuộc đời của Tần Thủy Hoàng sẽ mãi là một dấu hỏi lớn thách thức các nhà khoa học hiện đại, bởi vì không còn bằng chứng hay vật chứng nào để đối chiếu về cuộc đời của ông. Dù sao đi nữa thì vị vua này đã để lại cho nhân loại nhiều di tích đáng vĩ đại, trường tồn với thời gian và một trong số đó phải kể đến Vạn Lý Trường Thành và khu lăng mộ mà ai ai cũng biết đến.

Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và có cảm hứng muốn tìm hiểu nhiều hơn về Tần Thủy Hoàng thì hãy tham gia tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!

co vay 6

Cờ vây – môn nghệ thuật chứa đựng triết lý thâm sâu của Trung Hoa

Cầm, Kỳ, Thi, Họa là 4 bộ môn nghệ thuật văn hóa cổ xưa. Trong đó Kỳ chính là chỉ về Vi Kỳ, có nghĩa là “Cờ vây”. Có thể nói, cờ vây đã có “sức sống phi thường” bởi nó mang những giá trị về trí tuệ, đạo lý nhân sinh, triết lý và nghệ thuật sống.

Cờ vây là môn cờ cổ nhất trong lịch sử, được cho là một trong “tứ nghệ” (4 loại hình nghệ thuật thiết yếu) được các bậc đại học sĩ, vương công quý tộc áp dụng trong việc nuôi dạy và giáo huấn con người thời cổ đại. 

Người cổ đại coi trọng tâm tính trong nghệ thuật, nên “tứ nghệ” phải chứa “tâm đạo”. Xong riêng Kỳ, nó không chỉ có tâm đạo, mà còn trí đạo và triết lý thâm sâu. Chính vì lý do đó, Kỳ được coi là việc không thể thiếu nếu muốn trở thành một bậc anh hào, một bậc quân tử thứ thiệt. Và có rất nhiều những áng thơ văn đẹp đẽ ca ngợi về Cờ vây điều đó phản ánh phần nào giá trị của môn cờ này trong xã hội Trung Hoa cổ đại.

Ngày nay, người ta vẫn phải trầm trồ khen ngợi, Cờ vây như một đóa hoa đẹp đẽ, một trang sách trí tuệ vàng son mà nền văn minh Trung Hoa cổ xưa lưu lại cho hậu thế.

Cờ vây khởi đầu từ thời Nghiêu Đế

Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận, với một lịch sử rất lâu dài. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của nó, trong đó có một thuyết được khá nhiều người công nhận là môn này khởi đầu từ thời Nghiêu Đế.

Trương Hoa, thời nhà Tấn, đã viết trong sách “Bác vật chí” rằng: “Vua Nghiêu nghĩ ra môn chơi cờ vây để dạy dỗ Đan Chu, con trai của mình”. Trong đó còn nói vua Thuấn cảm thấy con mình là Thương Quân không được thông minh lắm, cũng từng dạy dỗ con bằng bàn cờ vây.

Trong “Lộ sử hậu ký” của La Bí, thời đại nhà Tống, có nói rằng: Phi tần của vua Nghiêu là Phú Nghi Thị sinh được một hoàng tử, đặt tên là Đan Chu. Hành vi của Đan Chu không được tốt, nên vua Nghiêu đã đi tìm những vị đạo tiên để hỏi cách chỉ bảo cách dạy con.

co vay 7

Một hôm, ở gần bờ sông Phấn, ông nhìn thấy hai vị tiên đang ngồi đối diện nhau dưới cây tùng. Ông ngắm họ vạch những đường ngang dọc trên cát, rồi đặt những miếng đá đen trắng trên hàng vẽ như đang bày trận đồ. Nhà vua tiến đến hỏi cách làm thế nào để có thể sửa đổi tính tình Đan Chu.

Một vị tiên nói: “Đan Chu hay tranh giành mà lại ngu ngốc, hãy dùng những phương diện gì hắn có sở trường mà uốn nắn tính tình của nó theo con đường tốt”. Còn vị tiên kia lấy tay chỉ những đường kẻ trên cát và các viên đá đen trắng nói rằng: “Cái này gọi là bàn cờ Vi Kỳ. Bàn cờ này hình vuông mà yên tĩnh, trong khi những viên đá kia hình tròn mà chuyển động. Nó đi theo cách vận chuyển của Trời và Đất. Từ khi bàn cờ vây được thành lập đến nay, chưa có ai có thể hoàn toàn phá giải nó được”. Sau đó Đan Chu đã được vua Nghiêu dạy chơi cờ vây, và quả thật tính nết cũng thay đổi thành tốt hơn.

Từ đó mà thấy, người xưa sáng tạo ra môn cờ vây, không phải chỉ để tiêu khiển giết thời giờ hay học cách tranh giành hơn thua, mà để tu thân dưỡng tính, phát sinh trí tuệ, và biểu lộ tài năng nghệ thuật của người chơi. Vả lại, cờ vây còn có tương quan liên hệ đến thiên tượng dịch lý, binh pháp chiến lược, và vấn đề trị quốc an dân.

Một bàn cờ vây gói gọn cả một tiểu vũ trụ

Một số những thầy chơi cờ vây giỏi ngày nay cho rằng bàn cờ vây nhìn giống như một vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại mà thành. Có 19 đường dọc và 19 đường ngang trên bàn cờ, và 361 điểm tổng cộng. Một điểm dư ở trung tâm, gọi là Thiên Nguyên, tức là Thái Cực, đại biểu cho trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm âm-lịch, được chia ra làm bốn. Bốn góc là xuân, hạ, thu, đông. Những con cờ đen và trắng đại biểu cho ngày và đêm. Như vậy cả bàn cờ giống như là hình tượng biến hóa của Trời và Đất.

co vay 3

Con cờ hình tròn, phía trên nhô lên, phía dưới phẳng ngang, phân biệt nhau bằng hai màu đen, trắng, tượng trưng cho Âm và Dương. Trong cuốn Kỳ kinh, thuộc thời đại Nam bắc triều, người ta tìm thấy trong động đá Mỗ Cao thuộc Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc có nói rằng: “361 đường là phỏng theo con số của Chu Thiên”.

Trong cuốn Lê Hiên Mạn Viễn viết rằng: “Vi Kỳ ban đầu không phải là sự việc của nhân gian. Nó được phát hiện đầu tiên trong khi khai quật phần mộ của vua Chu Mục Vương thuộc tỉnh Tứ Xuyên và sau đó còn được tìm thấy trong một thạch thất nằm trên núi Thương Sơn. Đó là dụng cụ cho các vị đạo tiên nuôi dưỡng tính nết và vui chơi thưởng Đạo”.

Đạo lý nhân sinh mà Cờ vây hướng tới

Người Trung Hoa cổ đại coi trọng đạo lý và tâm tính của con người, giống như bắn cung, trà đạo, hay cắm hoa, thì cờ vây cũng mang theo những triết lý và những nghệ thuật sống được gọi chung là: “Đạo”. “Đạo” trong cờ vây là một khái niệm rất rộng và liên quan tới cả thuyết của Đạo gia, Phật gia và có hồi hướng liên quan tới Nho giáo.

Bài học “Nhẫn” là một giá trị cốt lõi mà cờ vây hướng tới. Thông qua cờ vây, người chơi phải rèn luyện tinh thần: ‘”nhẫn đạo’”. Luyện óc quan sát và phán đoán tìm hiểu đối phương mà đưa ra chiêu sách hợp lý đối phó. Ví như: với người quá mạo hiểm, thích tấn công, đánh nhanh thắng nhanh, thì mưu cầu tấn công lại chính là sơ hở. Nhưng, nếu rụt rè sẽ thua, ôm tham vọng lớn mà không xét nội lực thì thất bại lúc nào không hay. Bởi trong cờ vây, không chỉ cần nắm vững kỹ thuật, mà chiến thuật, chiến lược phải chặt chẽ. Trạng thái tinh thần ổn định, điềm tĩnh, nhẫn nại quan sát, tập trung cao độ và óc phán đoán thì mới nắm được tinh thần của người chiến thắng.

co vay 4

Ngoài nhẫn đạo, người chơi cờ vây sẽ cần một khả năng cảm nhận trực quan về con người một cách sâu sắc. Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Nắm được đối phương thuộc loại người nào nhút nhát, tham lam, cố chấp, nhu nhược, hiếu thắng, nóng tính hay hiền hòa. Tất cả những điều này đều được thực hiện trong từng nước đi của cờ. Từ đó mà nắm luôn điểm yếu và sơ hở của đối phương mà dành chủ động trên thế trận. Nhưng cũng từ những nước đi của đối phương mà tìm ra tri kỉ và người tương hợp với tư tưởng của mình. Người xưa gọi đó là kết giao thâm tình qua bàn cờ.

Cờ vây là một môn nghệ thuật mà tính cách, tư tưởng, đạo đức đều nằm trên bàn cờ, nó xóa đi mọi rào cản về địa lý và ngôn ngữ, mang con người và con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, dễ thông cảm và sẻ chia hơn.

Do vậy, người xưa coi Kỳ trong “tứ nghệ” là một môn nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người. Người chơi cờ vây không chỉ là giải trí, mà còn được học về đạo lý nhân sinh, giáo huấn con người nâng cao bài học về đạo đức.

Cờ vây chứa đựng những trí tuệ về khám phá và hiểu biết về vũ trụ của người xưa

Người Trung Hoa cổ đại trong quá khứ có trí tuệ siêu phàm và khoa học phát triển. Sự phát triển của họ không giống như ngày nay con người hiện đại lựa chọn cho mình con đường đi.

Người cổ đại nghiên cứu nhắm thẳng tới sinh mệnh con người, tới không gian vũ trụ. Họ không cần dùng những công cụ như vệ tinh chụp hình vũ trụ để nhận định về vũ trụ, họ dùng trí huệ có được trong bản nguyên sinh mệnh họ mà đột phá không gian, tìm hiểu về tận gốc rễ.

co vay 5

Người hiện đại trị bệnh dùng máy móc để phát hiện bệnh và trị bệnh, người cổ đại không cần dùng máy móc vẫn chữa được bệnh. Họ chỉ cần dùng mắt nhìn qua là thấy được căn nguyên gốc rễ của vấn đề. Điều đó phản ánh trí tuệ của người xưa.

Và khi có hiểu biết về vũ trụ, người cổ đại cũng sáng tạo ra những loại hình nghệ thuật để mô tả nó, ví như thiết kế của bàn cờ vây cũng lý giải cho tầm hiểu biết thâm sâu đó.

Cảnh giới chơi Cờ vây

Các trạng thái chơi cờ rất nhiều, nên biểu hiện ra sự tu dưỡng tính cách của kỳ thủ. Lo được lo mất, ôn hòa quyết đoán, do dự không quyết, tranh từng tấc đất, trợn mắt báo thù, loạn mưu lớn, bại toàn cuộc, lòng đã tính hết, tỉnh bơ như không, biến bị động thành chủ động.

Thắng cố nhiên là vui, bại cũng đáng mừng. Kỳ phùng địch thủ, tướng gặp lương tài. Tránh xa chốn ồn ào náo nhiệt, đắm chìm vào trong ván cờ, khí an định thần thái nhàn nhã, yên tĩnh sâu xa, ung dung đại lượng.

Cảnh giới chơi cờ cao siêu nhất, đương nhiên là xuất thần nhập hóa, có thể gia nhập hàng ngũ Thần tiên. Kế đến là chơi cờ không lao thần phí sức, vận dụng cái huyền diệu ở nhất tâm. Kế tiếp là ý tứ thế nào cũng được, thập bát ban võ nghệ đều có thể lấy ra sử dụng.

Trong lịch sử, các nhân vật tiêu biểu của Nho – Phật – Đạo, các bậc đế vương, quan tướng, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn, nhà toán học, nhà triết học,… đều ca ngợi Cờ vây, cho rằng thọ ích rất nhiều từ chơi cờ.

Hoàng đế Khang Hy cũng là người mê cờ, mỗi khi nhàn rỗi lại chơi một vài ván. Một lần, Khang Hy dẫn tùy tùng đi săn, cơn nghiền cờ bỗng nổi lên, bèn bày cờ ra chơi với một vị đại thần. Khang Hy đã nhanh chóng thắng liền 3 ván. Vẫn còn hứng thú, ông bèn tìm một cao thủ cờ đến chơi, đó là viên thị vệ tên gọi Nhân Phúc. Nhân Phúc cũng là người mê cờ, chơi cờ cũng rất chuyên tâm, chăm chú. Nhân Phúc rất cao cờ, nhất thời quên mất đối thủ là hoàng đế, liên tiếp tấn công đối thủ. Lão thái giám Quách Kế Công đứng quanh xem thấy hoàng đế chắc chắn sẽ thua rồi, thế là cái khó ló cái khôn nói: “Khởi tấu hoàng thượng, dưới núi phát hiện ra có con mãnh hổ, mời hoàng thượng mau chóng đi săn”. Khang Hy nghe thấy vậy rất mừng, nói với Nhân Phúc: “Ngươi cứ đợi đây, đợi ta săn hổ về chúng ta chơi tiếp”.

co vay 2

Nói rồi lên ngựa xách cung lao xuống núi. Nhưng dưới núi nào có con hổ nào, chỉ phát hiện ra một con hươu. Khang Hy thích săn bắn, là một thợ săn lão luyện, nên ông biết, có hươu thì nhất định không có hổ, nghĩ rằng Quách Kế Công già cả mắt hoa, nhìn hươu thành hổ.

Khang Hy cũng rất thích săn hươu. Con hươu này chạy rất nhanh, Khang Hy thúc ngựa theo sát, vượt qua mấy quả núi cuối cùng cũng bắn hạ được hươu. Qua mấy ngày, Khang Hy mới nhớ ra ván cờ chơi dở với Nhân Phúc, bèn quay trở lại quả núi kia, thấy Nhân Phúc vẫn quỳ bên bàn cờ, không hề nhúc nhích. Lúc đó Khang Hy mới phát hiện ra Nhân Phúc trung hậu thủ chức kia đã chết, ông rất buồn. Từ đó Khang Hy luôn hối lỗi, thề sẽ không bao giờ thất tín nữa.

“Thế thuyết tân ngữ” có ghi lại một câu chuyện nhỏ, thời kỳ Đông Tấn và Tiền Tần đang xảy ra chiến tranh, người thống lĩnh chiến đấu là tể tướng Tạ An cùng bằng hữu đánh cờ, lúc này người hầu đem đến một lá thư, Tạ An xem xong thư liền đặt sang một bên, tiếp tục chuyên tâm đánh cờ. Người bằng hữu hỏi ông về nội dung bức thư, Tạ An trả lời nói: “Lũ trẻ của tôi đã đánh bại quân địch”.

Trận chiến này có ý nghĩa to lớn đến sự tồn vong của đất nước, nhưng Tạ An vẫn có thể bình tĩnh kìm chế được niềm vui mừng trong lòng; như vậy gặp biến mà không sợ cũng là một hàm dưỡng trí huệ mà cờ vây mang đến. Trí tuệ của cờ vây còn bao hàm thiên tượng dịch lý, binh sách lược cùng trị quốc an định.

Cờ vây với sức sống mãnh liệt

Cho tới ngày nay, dù đã hơn 4.000 tuổi nhưng cờ vây không những bị mai một mà ngày càng tràn trề sức sống, 68 quốc gia trên thế giới ở khắp các châu lục đã cùng nhau lập ra Hiệp hội Cờ vây quốc tế (trong đó có Việt Nam được kết nạp năm 1998) thu hút hàng triệu người hâm mộ.

Tuy thế, trong suốt chiều dài lịch sử, cờ vây cũng trải qua không ít thăng trầm. Trong một thời gian dài, khoảng một thế kỷ cờ vây hầu như bị quên lãng do những cuộc chiến tranh liên miên của các nước Châu Á, do không tổ chức các cuộc thi đấu, khiến cho tình trạng chơi cờ trong dân gian rất tản mạn, bị co hẹp. Đến thời kỳ yên bình, cờ vây mới được khôi phục. Nhưng khi đó các môn cờ khác cũng trỗi dậy và cờ vây lại bị sự lấn át của môn cờ Tướng và sau đó cũng mạnh không kém của môn cờ Vua. Trung tâm Cờ vây không còn nằm ở Trung Quốc mà chuyển sang các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Nghệ thuật Cờ vây đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Trung Hoa đặc sắc, và đây cũng là một trong những lý do thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế tìm đến khám phá hàng năm. Nếu du khách cũng yêu thích nền văn hóa truyền thống của vùng đất rộng lớn này thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!

Rou Jia Mo 6

Rou Jia Mo – món bánh Hamburger phiên bản Trung Quốc

Rou Jia Mo có thể hiểu nôm na là món bánh mì kẹp thịt heo kho nhừ. Trong tiếng Trung, “Rou” là thịt heo, “mo” là phần bánh dai dai và “jia” có nghĩa là đặt thịt vào giữa bánh mì. Món bánh này được ví là “Hamburger phiên bản Trung Quốc”. 

Bánh Rou Jia Mo có nguồn gốc và nổi tiếng ở Thiểm Tây. Tuy vậy, nếu đến bất kỳ đâu ở Trung Quốc, du khách cũng có thể bắt gặp món ăn này, đặc biệt chúng thường được phục vụ theo dạng ẩm thực đường phố.

Rou Jia Mo 4

Rou Jia Mo xuất hiện tại Thiểm Tây từ khoảng những năm 221-207 TCN (thời nhà Tần). Theo nhiều nguồn ghi chép thì Rou Jia Mo là chiếc bánh Hamburger đầu tiên của thế giới. Không chỉ được yêu thích nhờ vào hương vị thơm ngon mà lịch sử ra đời và phát triển của chiếc bánh này còn khiến nhiều người phải chú ý. Đặc biệt vào tháng 2/2016, Rou Jia Mo được công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể” của Thiểm Tây.

Rou Jia Mo 3

Một chiếc bánh Rou Jia Mo có 2 phần là phần vỏ bánh và phần nhân bên trong. Phần vỏ bánh được làm từ bột, nước và men nở. Hỗn hợp bột được trộn đều rồi cán ra thành từng miếng tròn có độ dày tương đối. Sau đó, những chiếc vỏ bánh này sẽ được cho vào chảo rán chín hoặc có thể cho vào lò nướng chín đều được.

Rou Jia Mo 2

Sau khi vỏ bánh chín thì được cắt ra làm 2 lát mỏng, tuy nhiên không cắt rời hẳn ra mà 2 mảnh bánh vẫn còn dính lại một chút. Sau đó thì sẽ cho phần nhân vào giữa 2 lát bánh là được. Phần nhân bánh này rất đa dạng tùy từng cửa hàng, từng vùng mà có thể sử dụng nguyên liệu khác nhau.

Rou Jia Mo 1

Nếu như phần vỏ bánh không quá đặc biệt thì phần nhân chính là “linh hồn” giúp bánh Rou Jia Mo thu hút được sự yêu thích của nhiều người. Tùy vào từng bí quyết của cửa hàng, nét đặc trưng của từng vùng hay sở thích của mỗi thực khách mà phần nhân bánh có sự khác biệt. Thường thì người ta sẽ sử dụng thịt heo, thịt gà, thịt bò, thịt cừu, cá,… để làm nhân bánh. Những loại thịt này sau khi được hầm cùng nhiều gia vị đặc trưng của Trung Quốc như: hoa hồi, đinh hương… thì sẽ được đem nhồi vào giữa vỏ bánh. Ngoài ra, khi nhồi thịt vào nhân bánh thì người ta còn có thể cho thêm nhiều loại rau thơm, hành lá đi kèm để tăng hương vị đậm đà hơn.

Rou Jia Mo 5 e1642409181325

Không những thế, có nơi còn sử dụng thêm nguyên liệu tương tự như sợi bún của Việt Nam nhưng sợi to và trong hơn. Sợi bún này sẽ được cắt vừa phải rồi cũng trộn với các gia vị như xì dầu, dầu mè cùng nhiều loại rau thơm khác. Tất nhiên, nguyên liệu bún này cũng được nhồi chung với thịt vào giữa 2 lát bánh để tạo đa dạng vị hơn cho món Rou Jia Mo.

Rou Jia Mo là món bánh được làm từ thành phần có thể nói là thuần Trung Quốc, tức là không lai tạp bất cứ nguyên liệu nào của phương Tây. Chính điều này đã khiến cho Rou Jia Mo càng trở thành món bánh có nét đặc trưng riêng khó lẫn của ẩm thực Trung Hoa. Do đó, nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách hãy thưởng thức món bánh “đặc biệt” này nhé!

10 mon dac san cua quy chau 9

Ghé thăm vùng đất Qúy Châu ở Trung Quốc để thưởng thức 10 món ăn đặc sản

Quý Châu là một trong 8 mảnh đất có văn hóa ẩm thực trù phú và hấp dẫn nhất tại Trung Quốc. Đến đây, du khách không chỉ được thưởng thức những đặc sản có hương vị chua cay đặc trưng mà còn có cơ hội khám phá cách chế biến và sử dụng nguyên liệu độc đáo của người dân địa phương.

Quý Châu là vùng đất nghèo và heo hút với hàng chục dân tộc thiểu số, các món ăn chủ đạo ở đây là các món dân dã chứ không phải các món sang chảnh trên bàn tiệc. Có những món ở Quý Châu mà ngay cả dân bản xứ cũng không biết đến. Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho du khách 9 món ăn đặc sản không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Quý Châu:

1 – Canh cá chua

Canh cá chua là món ăn mang tính biểu tượng của Quý Châu bởi công thức của nó có sự kết hợp đầy đủ các hương vị được yêu thích nhất của người dân địa phương như: chua, cay và tươi.

10 mon dac san cua quy chau 1

Quy trình chế biến đặc sản này cũng khá cầu kì. Trước tiên, đầu bếp sẽ om cá (loại cá sông hoặc cá nuôi xen kẽ trong các thửa ruộng bậc thang bên rìa núi) cùng với sốt cà chua, khoai tây, ớt ngâm, bắp cải. Sau đó là chế biến phần nước cốt của món canh. Nước canh được chế biến từ gạo nếp ninh, cà chua, hạt tiêu, gừng, hẹ và một số loại thảo mộc khác. Kì công như vậy mới có thể cho ra đời một bát cánh chua ngon mắt, ngon miệng. Sau đó món ăn thơm ngon này sẽ được mang lên trong một cái nồi còn sôi sùng sục trên bàn ăn, tỏa ra hương thơm nồng đặc trưng vô cùng hấp dẫn.

Hầu như bữa ăn nào của người dân Qúy Châu cũng có món cánh cá chua. Không chỉ thế, đây là một món ăn vô cùng hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài. Người ta nói, đây là món ăn mà càng ăn thì thực khách sẽ lại càng muốn ăn.

2 – Mì bò Hoa Khê

Mì bò Hoa Khê là tên gọi theo nguồn gốc của món ăn, nơi ra đời là ở khu vực Hoa Khê. Món ăn này rất độc đáo với công thức chế biến phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo của người nấu.

10 mon dac san cua quy chau 2

Nhìn thì thấy món mì bò Hoa Khê chẳng khác gì những món mì khác với các sợi mì được chan với nước dùng. Nhưng phải thưởng thức thì thực khách mới cảm nhận được vị chua cay lạ miệng của món ăn này. Thành phần của món ăn này gồm những miếng thịt bò thái vuông, mì gạo thô, rau mùi, tần bì gai Trung Quốc, ớt cay, cải bắp muối và gừng.

Đại diện cho vị chua trong món ăn này chính là cải bắp muối và đại diện cho vị chính là những quả ớt chỉ thiên nóng bỏng. Nhiều người dân địa phương còn dùng thêm cả dầu mè hoặc dầu cay với nước dùng để món ăn thêm đậm đà hương vị.

3 – Gà Gongbao

Gà Gongbao là món ăn phổ biến tại nhiều vùng của Trung Quốc nhưng ở Quý Châu nó lại có hương vị khá khác biệt. Món ăn này có nguồn gốc từ đời nhà Thanh (1644-1911) và có tên đầu tiên là “Ding Shaobao”. Vốn dĩ, món gà Gongbao được tạo ra để tiếp đãi các vị quan khách trong triều đình nhưng sau đó người ta ghi lại công thức nấu ăn và phổ biến nó.

10 mon dac san cua quy chau 3 e1642069867835

Các nguyên liệu chính của món ăn này là gà chiên vàng với ớt, nước sốt chua ngọt được làm từ giấm, gừng, tỏi, gia vị. Vị chua cay của nước sốt cùng với hương thơm của gà rán giòn hòa quyện cùng nhau đã thể hiện rõ nét phong cách ẩm thực Quý Châu.

4 – Thịt heo Tòng Giang

10 mon dac san cua quy chau 4

Thịt heo Tòng Giang nổi tiếng với thịt ngọt thơm, da giòn dai và có thể được nấu theo nhiều cách như: chiên, nướng hoặc ngâm. Tuy nhiên, cách tốt nhất để cảm nhận trọn vẹn hương vị tự nhiên của nó vẫn là hấp. Theo đó, thịt được cắt thành lát rồi hấp cùng rau mùi tây trong khoảng 20 phút mà không cần cho thêm bất kì loại gia vị nào.

5 – Óc heo

10 mon dac san cua quy chau 5

Ở Quý Châu, óc heo là loại thực phẩm rất được yêu thích và được chế biến với nhiều công thức khác nhau. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cái tên “hoa óc heo”. Óc heo đặt vào một lá cải bắp, ướp thêm nước tương, các loại ớt ngâm, ớt khô, hành lá rồi nướng chín. Cuối cùng là rưới nước sốt cay lên trên, tạo thành món ăn thơm, béo ngậy và cay nồng nàn. Tiết heo cũng là món ăn đặc trưng của vùng này, thường ăn cùng mì, bún.

6 – Cá rán giòn với tiêu Zao

Cá rán giòn với tiêu Zao cũng là một món ăn hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến Quý Châu. Món ăn này được chế biến từ Cá Chép tươi tẩm bột, trong đó bột được kết hợp từ bột mì, trứng và muối. Sau đó người ta chiên cá thật giòn. Người Quý Châu làm nước sốt cá từ Tiêu Zao (gia vị đặc biệt chỉ có ở Quý Châu), gừng và một ít nước vừa đủ.

10 mon dac san cua quy chau 6

Món ăn được hoàn thành với cá nóng hổi và lớp ngoài còn giòn mà mềm, bên trong cá rất tươi và thơm ngon. Chỉ cần thưởng thức bằng mắt và cảm nhận được hương thơm của món ăn này thì bất cứ ai cũng không thể cưỡng lại được khao khát được nếm thử.

7 – Bánh gạo nướng

Nhìn giống đậu phụ, nhưng thực ra món ăn này làm từ bột gạo. Người ta thường nướng lên trước khi ăn, vị nhạt nhưng khá mềm mại dễ ăn.

10 mon dac san cua quy chau 7a

Đây là một trong những món hiếm hoi sẽ không làm du khách choáng váng bởi vị cay khi ăn. Món này, người ta có thể xắt miếng bánh gạo thành những miếng như quân cờ rồi rắc lên trên là lá mùi và tiêu.

8 – Đậu phụ tình nhân

Khác hẳn với cái tên đầy sự ngọt ngào – “Đậu phụ tình nhân” thì món ăn này lại có vị cay chẳng hề dễ chịu chút nào. Công thức chế biến còn có sự khác biệt ở mỗi vùng hay quán ăn. Nhưng theo truyền thống, nó bao gồm một miếng đậu phụ có kích thước bằng lòng bàn tay được thái vuông vức và chiên cho đến khi bên ngoài có màu nâu vàng nhưng bến trong vẫn phải đảm bảo mềm. Sau đó, người ta sẽ nhồi bên trong hỗn hợp ớt tươi, khô, lá diếp, tỏi, hành, ớt.

10 mon dac san cua quy chau 8

Tại Quý Châu, du khách có thể dễ dàng tìm thấy món “đậu phụ tình nhân” ở nhiều nhà hàng, quán ăn nhưng nhưng sẽ là cả một thách thức lớn để ăn hơn hai miếng vì độ cay của món ăn. Vị cay tê đầu lưỡi của nó sẽ vấn vương trên lưỡi thực khách một thời gian.

9 – Rau cuốn Siwawa

10 mon dac san cua quy chau 10

Trong các món ăn ở vùng đất Quý Châu, có lẽ Rau cuốn Siwawa là món thích hợp cho người ăn chay. Món ăn hấp dẫn này được làm từ một lớp bột gạo nếp bọc bên trong là rau củ tươi và rau củ ngâm, thêm chút đậu tương khô cho giòn. Khi ăn thì chấm cùng nước dùng có dầu mè lẫn bột ớt.

10 – Châu chấu chiên

Nếu du khách thích trải nghiệm cảm giác xa rời đô thị về vùng nông thôn hẻo lánh ở tại một nhà dân Quý Châu, thì nhiều khả năng là họ sẽ thết đãi du khách món chế biến từ loài côn trùng này. Và họ cũng bắt hàng bát châu chấu cũng như nhiều loại côn trùng khác để đem bán tại chợ đêm. Họ sẽ dùng lưới kéo trên một khoảng cánh đồng lúa mì, đồng ngô hoặc chỗ nào nhiều côn trùng nhất.

10 mon dac san cua quy chau 11

Món châu chấu chiên giòn sau khi rửa qua bằng rượu gạo là một phần trong bữa ăn đơn giản hàng ngày gồm toàn cây nhà lá vườn. Chẳng hạn như món rau trộn từ củ hành đỏ và tỏi, ngỗng hầm thường được nuôi 2 năm trước khi thịt, hay là cơm nhiều màu làm từ gạo pha trộn màu bằng các loại lá hay củ tự nhiên.

10 món ăn mà chúng tôi vừa giới thiệu trên đây có đem lại cho du khách sự hào hứng muốn được một lần thưởng thức chúng? Nếu câu trả lời là có thì còn chần chờ gì nữa mà không du lịch Trung Quốc và ghé thăm Qúy Châu?

banh Jinggao 4

Jinggao – món bánh đặc sản nổi tiếng của vùng Thiểm Tây, Trung Quốc

Trung Quốc vốn nổi tiếng trên thế giới bởi nền ẩm thực vô cùng phong phú. Ẩm thực đặc sắc của quốc gia rộng lớn này có vô số những món ăn hấp dẫn, thơm ngon, trong đó phải nhắc đến bánh Jinggao.

Jinggao hay còn gọi là Jenggao có nghĩa là “Bánh nồi đất”. Đây là một loại bánh đặc sản khá nổi tiếng của vùng Thiểm Tây, Trung Quốc.

banh Jinggao 1

Bánh nồi đất được làm từ gạo nếp dẻo, trên phủ một lớp táo đỏ, đậu đỏ hấp chín mà thành, còn có tên gọi khác rất mỹ miều là “Bánh thủy tinh long phượng”. Hương vị thơm ngọt, màu sắc rực rỡ, chất bánh mềm mại hơi dính, màu đỏ và trắng hòa quyện lẫn nhau, hương táo nồng nàn, vô cùng đặc sắc.

Để làm được món bánh ngon hấp dẫn này, gạo nếp phải được ngâm trước vài giờ đồng hồ, sau đó người ta cứ cho vào nồi một lớp nếp, một lớp táo đỏ và đậu đỏ xen kẽ là được. Ngày nay, khi nấu món bánh nồi đất này thì đôi khi người ta còn cho thêm hạt vừng và đậu phộng để đa dạng hương vị hơn.

banh Jinggao 2

Sau khi các nguyên liệu được sắp xếp hợp lý xong thì nồi bánh sẽ được mang hấp cho chín mềm là được. Màu trắng của gạo nếp kết hợp với màu đỏ của đậu và táo tạo nên màu sắc khá rực rỡ và đẹp mắt. Gạo nếp sau khi hấp chín sẽ trở thành chất kết dính cho các nguyên liệu khác không bị rời ra.

Loại nồi nấu bánh cũng khá đặc biệt, theo tương truyền thì đây là loại nồi truyền thống có lịch sử hàng ngàn năm (từ trước đời Thương Chu), chuyên dùng để hấp, đáy có lỗ để hơi nước bốc lên, có thể được làm từ: gốm, đồng, sắt,… nhưng bằng gốm sẽ cho ra loại bánh ngon nhất. Thực ra loại dụng cụ này nhìn khá giống một cái chậu sành, hình dáng cổ đại.

banh Jinggao 3

Ngày nay, ở Trung Quốc, bánh Jinggao vẫn còn rất được ưa chuộng và người dân xem như là món ăn sáng ngon, no bụng. Ngoài các xe đẩy bánh bán ngoài đường phố thì bánh nồi đất còn được bán trong các cửa hàng, khu mua sắm sang trọng.

Nếu có dịp du lịch Trung Quốc và ghé thăm vùng đất Thiểm Tây xinh đẹp, du khách hãy thử một lần thưởng thức món bánh Jinggao nhé! Hẳn du khách sẽ phải “ghiền” với hương vị tuyệt vời của món bánh này đấy!

bi mat ve che do an uong lanh manh 13

9 bí mật về chế độ ăn uống lành mạnh của người Trung Hoa xưa

Ẩm thực Trung Quốc hiện đại nổi tiếng với đồ ăn nhiều dầu mỡ, béo ngậy. Tuy nhiên, phiên bản này khác xa với thói quen ăn uống truyền thống củangười Trung Hoa cổ xưa.

Chuyên gia ẩm thực Trung Quốc Lorraine Clissold tin chắc rằng: “Cách ăn truyền thống của người Trung Quốc rất tốt cho sức khỏe, giúp chống lại bệnh tật và kéo dài tuổi thọ”. Dưới đây là một số bí mật về chế độ ăn uống truyền thống của người Trung Hoa xưa:

1. Ít thịt, nhiều rau

Trải qua hàng thế kỷ, do điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, chế độ ăn truyền thống của người Trung Quốc chủ yếu xoay quanh các loại rau củ, gạo và đậu nành, trong khi thịt chỉ phụ. Chế độ ăn uống như vậy đã mang lại nhiều yếu tố tốt cho sức khỏe.

bi mat ve che do an uong lanh manh 3

Theo nghiên cứu của Giáo sư Campbell – Giám đốc dự án hợp tác giữa Cornell – Trung Quốc – Oxford về Dinh dưỡng, Sức khỏe và Môi trường về thói quen ăn uống của cư dân tại 100 ngôi làng ở nông thôn Trung Quốc kể từ đầu những năm 1980, thịt chỉ chiếm 20% trong chế độ ăn của người Trung Quốc. Vì thế, bữa ăn truyền thống của họ giàu chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật.

Tại các nông thôn Trung Quốc, tỷ lệ người mắc các bệnh nan y như: ung thư vú, đại tràng, trực tràng nhỏ hơn rất nhiều so với Mỹ – nơi thực phẩm chủ yếu là thịt. Tỷ lệ người bị bệnh tiểu đường type 2 cũng không nhiều.

Vậy một bữa ăn Trung Quốc truyền thống bao gồm những gì? Một ngày mới thường bắt đầu với một bát cháo nấu từ gạo. Vào buổi trưa, có cơm rau, thêm một chút thịt để tăng hương vị. Bữa cơm tối sẽ có 4 món chính. Ít nhất một trong số đó là món rau xanh, cà chua hoặc khoai lang, còn lại là đậu phụ và một ít thịt heo hoặc bò.

bi mat ve che do an uong lanh manh 1

Cách xào rau vừa chín tới của người Trung Quốc cũng giúp giữ lại các vitamin, chất xơ và khoáng chất. Đối với rau củ hấp, người đầu bếp cũng canh cho rau chín vừa đủ để không làm mất chất dinh dưỡng.

Xào rau là cách làm rất thông minh để kết hợp thịt với nhiều loại rau củ tốt cho sức khỏe như ớt chuông hay giá đỗ. Trong các món xào, thịt chỉ nên chiếm một tỉ lệ nhỏ.

bi mat ve che do an uong lanh manh 2

Không chỉ với món rau xào, người Trung Hoa có thể thêm hoa quả vào sữa chua, thái cà rốt, hành tây, nấm hoặc đậu vào các loại nước sốt, hay đơn giản như lát thêm những lá rau xanh vào bánh mì, Sandwich để vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa tạo hương vị cho món ăn.

Cuối mỗi bữa ăn, người Trung Quốc thường không thể thiếu hoa quả tươi. Hoa quả không chỉ chứa ít calo mà còn cung cấp nhiều chất xơ, axit folic, vitamin A và C, giúp chống lại nhiều loại bệnh.

2. Ăn thực phẩm theo mùa

bi mat ve che do an uong lanh manh 5

Văn hóa Trung Hoa nhấn mạnh vào mối liên hệ giữa con người và môi trường với quan điểm: “Sống thuận theo tự nhiên”. Thực phẩm theo mùa được coi là cực kỳ lành mạnh cho cơ thể trong khi thực phẩm trái mùa lại có thể gây hại cho sức khỏe.

3. Thực phẩm được phân loại thành 5 vị

bi mat ve che do an uong lanh manh 6

Người Trung Quốc phân loại thực phẩm thành 5 vị. Vị rất quan trọng đối với cả thực phẩm và thảo mộc Trung Quốc vì mỗi vị ảnh hưởng đến một cơ quan nội tạng nhất định. Năm vị là: ngọt, chua, đắng, mặn và chát hoặc cay nồng. Nếu bạn có xu hướng thưởng thức các loại thực phẩm ngọt và mặn thì bạn đã bỏ lỡ các lợi ích sức khỏe của thực phẩm đắng, chua và cay, bạn nên mở rộng thị hiếu của mình. Thực phẩm ngọt tác động lên dạ dày và lá lách, ví dụ rõ ràng là mật ong, đường và dưa hấu.

4. Năm bậc năng lượng của thực phẩm

bi mat ve che do an uong lanh manh 4

Năng lượng của thực phẩm được phân loại thành: lạnh, mát, trung tính, ấm và nóng. Đây là một khía cạnh rất quan trọng của thực phẩm bởi vì chế độ ăn uống cân bằng sẽ khác nhau tùy theo thể trạng của mỗi người. Ví dụ, một người có thể trạng lạnh sẽ cần nhiều thức ăn nóng hơn. Nếu một người bị bệnh thấp khớp lạnh và cơn đau tồi tệ hơn vào những ngày lạnh thì nên cho người này ăn những món ăn nóng như súp làm từ thảo mộc Trung Quốc như gừng, ớt đỏ, tiêu xanh hoặc quế. Hiểu được năng lượng của thực phẩm để tạo ra một chế độ ăn uống cân bằng là rất điều quan trọng. Thông thường các loại thảo mộc có hiệu quả và tác dụng nhanh hơn so với thực phẩm thông thường và vì lý do này các loại thảo mộc thường được sử dụng trong ẩm thực Trung Hoa.

5. Canh, Súp – món ăn cung cấp dinh dưỡng mà không làm quá tải calo

bi mat ve che do an uong lanh manh 7

Một cách tuyệt vời khác để cung cấp dinh dưỡng mà không làm quá tải calo là thường xuyên chọn Canh, Súp. Người Trung Hoa tránh các bữa ăn khô và thường chọn thêm phần thức ăn lỏng bổ dưỡng vào mỗi bữa ăn. Món Canh, Súp sẽ giúp họ kiểm soát cơn thèm ăn của mình.

6. Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian ăn uống

bi mat ve che do an uong lanh manh 8

Cơ thể con người đánh giá cao tính nhất quán và thói quen. Theo lẽ tự nhiên, cơ thể được “thiết kế” để ăn vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm. Vì vậy, ngay cả trong văn hóa Trung Quốc hiện đại, giờ ăn cũng được tuân thủ nghiêm ngặt. Điều này cũng giúp đảm bảo bạn ăn các bữa ăn hợp lý, và không phải tiêu thụ thêm đồ ăn vặt chứa nhiều đường.

7. Không ăn quá nhiều

bi mat ve che do an uong lanh manh 9

Bí quyết lớn nhất để giữ dáng thon gọn mà vẫn ăn ngon trong văn hóa Trung Quốc là không bao giờ ăn quá nhiều. Người Trung Quốc có xu hướng ăn đủ 3 bữa mỗi ngày và tránh ăn vặt. 

8. Cân bằng Âm – Dương

Triết lý Âm – Dương cho rằng mọi thứ trong vũ trụ này đều được hình thành từ hai yếu tố đối lập nhưng bổ trợ lẫn nhau. Mọi thứ là Âm đều có một thứ là Dương tương ứng, như đêm và ngày, lạnh và nóng.

bi mat ve che do an uong lanh manh 11

Những thứ mang năng lượng Dương cao thường ấm, mạnh và sáng, trong khi các vật mang nhiều năng lượng Âm mát, mềm và tối hơn. Hai yếu tố này tồn tại trong mọi vật thể, không có thứ gì chỉ hoàn toàn là một nguồn năng lượng.

Một số thực phẩm được coi là có tính Âm, số khác có thuộc tính dương, một số lại có sự cân bằng hoàn hảo giữa của cả hai. Người Trung Hoa tin rằng việc duy trì đồng đều Âm và Dương trong cơ thể rất quan trọng. Điều này có thể được thực hiện qua ăn uống đúng cách.

bi mat ve che do an uong lanh manh 10

Thực phẩm có tính Dương thường ngọt, cay và dậy mùi, với màu sắc ấm như đỏ hoặc cam. Chúng thường khô và có nguồn gốc từ đất, như khoai tây, đu đủ, ớt và thịt cừu. Trái lại, thực phẩm có tính Âm thường đắng hoặc mặn, có nhiều nước hơn, màu xanh hoặc màu lạnh. Chúng thường có nguồn gốc từ nước, ví dụ như dưa chuột, đậu phụ, sen và xì dầu.

Ngoài ra, các cách chế biến khác nhau cũng mang thuộc tính Âm hoặc Dương. Chiên và nướng được coi là Dương, trong khi luộc và hấp là Âm.

bi mat ve che do an uong lanh manh 12

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, tinh thần và thể chất của một người được quyết định bởi sự cân bằng Âm – Dương trong cơ thể. Quá nhiều Âm hoặc quá nhiều Dương cũng sẽ khiến cơ thể mất thăng bằng, dẫn tới các loại bệnh tật. Do đó, bạn cần duy trì chế độ ăn đủ Âm – Dương, ăn đúng thực phẩm vào đúng thời điểm trong năm. Chẳng hạn như khi bị cảm lạnh tức là yếu tố âm mạnh hơn, do đó bạn nên ăn nhiều món có tính Dương. Người mảnh đất này thường ăn nhiều món nước và mát vào những tháng mùa hè, đồng thời làm ấm cơ thể với những món thuộc tính Dương trong mùa đông.

Một bữa ăn Trung Quốc thường hướng đến sự cân bằng nhờ kết hợp mùi vị (ngọt, cay, chua, đắng, mặn), độ cứng mềm và phương pháp chế biến. Sự hòa trộn giữa rau, thịt và tinh bột rất quan trọng. Các món khô, như món xào cay, thường được ăn kèm cháo hoặc canh.

Một đầu bếp nơi này thậm chí còn chú ý đến sự hài hòa của màu sắc trong món ăn. Ví dụ, thịt cần được nấu kèm rau củ có màu sắc tương phản, như ớt chuông hay hành. Nhờ đó, mỗi bữa ăn của người nơi đây đều phong phú và cân bằng. Đây được đánh giá là một trong những nền ẩm thực tốt cho sức khỏe trên thế giới.

9. Trà xanh

14 su that ve am thuc trung hoa 18

Cuối cùng, bí quyết cho một chế độ ăn uống lành mạnh của người Trung Quốc cổ đại là uống nhiều trà xanh. Nó giúp loại bỏ độc tố, hỗ trợ tiêu hóa và giảm cảm giác đói. Trà xanh còn chứa các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do có thể gây ung thư và bệnh tim.

Văn hóa ẩm thực Trung Hoa nói chung còn có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón du khách đến khám phá. Vậy còn chần chờ gì nữa mà du khách không Book Tour Trung Quốc của chúng tôi ngay hôm nay để có được thật nhiều trải nghiệm đáng nhớ?

14 su that ve am thuc trung hoa 19

14 sự thật thú vị về ẩm thực Trung Quốc mà không phải ai cũng biết

Trung Quốc là một quốc gia có nền ẩm thực phổ biến bậc nhất thế giới. Có lẽ, điều khiến nền ẩm thực nước này được nhiều người yêu thích là bởi nét đặc sắc đến từ chính món ăn lẫn cách thưởng thức khác hẳn với ẩm thực phương Tây.

Và dưới đây là 14 sự thật về ẩm thực xứ Trung Hoa mà du khách có thể chưa biết:

1. Các trường phái trong Văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Ở Trung Quốc, có 8 phong cách ẩm thực truyền thống góp phần làm nên sự phong phú và đặc sắc cho nền Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đó là: Ẩm thực Sơn Đông, Ẩm thực Quảng Đông, Ẩm thực Hồ Nam, Ẩm thực Phúc Kiến, Ẩm thực Chiết Giang, Ẩm thực Giang Tô, Ẩm thực An Huy, và Ẩm thực Tứ Xuyên.

14 su that ve am thuc trung hoa 1

Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống… Có người đã ví một cách nhân cách hóa về 8 trường phái món ăn này như sau: “Món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba”.

2. Sự khác biệt giữa ẩm thực Bắc – Nam

14 su that ve am thuc trung hoa 2

Miền Bắc Trung Quốc lạnh hơn, khô hơn, thích hợp để sản xuất lúa mì, vì vậy người miền Bắc thường xuyên ăn bánh bao, mì làm từ lúa mì và bánh hấp trong bữa ăn. Còn ở miền Nam, người ta chuộng gạo hơn do đó hầu như các bữa ăn họ đều ăn cơm.

3. Chú trọng đến bày trí và sắp xếp

Sự du nhập từ văn hóa phương Tây đã tạo nên nét cầu kỳ trong bài trí món ăn Trung Quốc. Không chỉ quan tâm đến hương và vị, các đầu bếp để mắt hơn đến “thị giác” món ăn, họ mong muốn gây ấn tượng với thực khách ngay từ vẻ ngoài bắt mắt của món ăn. Nhưng thực chất, người Trung Quốc ban đầu không quá đặt nặng việc bài trí cũng như hình thức món ăn và thậm chí có xu hướng đơn giản hóa. Họ thường đựng thức ăn vào một tô hoặc đĩa lớn rồi rắc thêm vài đoạn hành nhấn nhá bên trên. Món ăn càng đắt tiền là món ăn phải đạt đủ độ ngon về mùi vị, bỏ qua hình thức bề ngoài. Đặc biệt, họ cũng thích dùng các dụng cụ ăn uống đơn giản và gần như chỉ sử dụng đũa gắp trong hầu hết bữa ăn.

14 su that ve am thuc trung hoa 3

Để có một bàn ăn đạt tiêu chuẩn, người đầu bếp phải như một nghệ sĩ đích thực, từ cách nấu nướng đến trình bày phải thuyết phục được 5 giác quan của người thưởng thức, đó chính là: thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác và cảm giác. Những món ăn với sự tận tâm và tỉ mỉ đưa thực khách đến một không gian mang đậm bản sắc dân tộc Trung Hoa, thể hiện sự khéo léo, cầu kỳ đến từng chi tiết.

4. Hương vị đa dạng nhất thế giới

Ẩm thực Trung Quốc mang 5 hương vị đặc trưng của những vùng miền riêng, đó là: mặn, cay, chua, ngọt và đắng. Mỗi món ăn là sự kết hợp hài hoà của tất cả những hương vị này không chỉ hấp dẫn mà còn tăng cường sức khoẻ, thậm chí còn điều trị bệnh, giúp phục hồi sau chấn thương.

14 su that ve am thuc trung hoa 4

* Vị cay

Vị cay là một trong năm hương vị có tính năng kích thích sự thèm ăn đồng thời giải gió và làm nóng cơ thể tốt và giảm bớt sự toát mồ hôi trộm, thúc đầy lưu thông khí và tuần hoàn máu.

Vị cay phổ biến ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc bao gồm: Tứ Xuyên, Hồ Nam, Vân Nam và tỉnh Quảng Tây. Điều này được cho là do khí hậu ở những khu vực này có độ ẩm cao, khó làm khô mồ hôi toát ra. Vì vậy, ớt cay và tiêu thường có mặt trong các món ăn ở đây được cho là để làm khô và nóng cơ thể, tăng sức khoẻ và sự thoải mái.

14 su that ve am thuc trung hoa 6

* Vị mặn

Vị mặn có vai trò quan trọng trong ẩm thực, có tác dụng phòng ngừa bệnh, có lợi cho sức khoẻ. Vị mặn giúp giải toả trì trệ của cơ thể. 

Hầu hết muối sử dụng cho món ăn ở Trung Quốc là muối biển ở các khu vực ven biển, vì vậy người dân ở các khu vực này có xu hướng cho nhiều muối hơn mỗi khi nấu ăn vì nó có giá rẻ hơn.

Người dân ở miền Bắc Trung Quốc thưởng thích món ăn mặn, đặc biệt là rau muối. Do miền Bắc có khí hậu khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh, không có rau tươi sẵn vào mùa đông. Vì vậy, ở miền Bắc cách để bảo quản rau lâu nhất là món rau muối để có rau ăn trong mùa đông. Ngày nay, mặc dù vào mùa đông vẫn có nhiều loại rau tươi vận chuyển đến bán ở miền Bắc nhưng rau muối vẫn được người dân ở đây ưa chuộng, ăn vào bữa sáng với cháo.

14 su that ve am thuc trung hoa 5

* Vị ngọt

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vị ngọt có tác dụng làm săn chắc cơ thể, làm giảm bớt bệnh tật và cải thiện tâm trạng con người. Vị ngọt trong ẩm thực Trung Quốc có nguyên liệu từ đường, mật ong và nhiều nguyên liệu khác giúp tăng cường hương vị không chỉ ngọt mà làm món ăn có vị dịu nhẹ.

Ẩm thực miền Đông Trung Quốc có vị ngọt chiếm ưu thế gồm Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và tỉnh Quảng Đông. Người dân ở đây tin rằng, ăn những món ăn có hương vị ngọt dịu nhẹ nhiều sẽ giúp cho cơ thể gọn gàng hơn.

14 su that ve am thuc trung hoa 7 1

* Vị chua

Vị chua trong món ăn có tính năng giúp cho tâm trí con người được thư thái hơn, tốt cho tiêu hoá và giúp hoà tan canxi trong thực phẩm đồng thời kích thích sự thèm ăn. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vị chua giúp co ruột, ngăn chặn tiêu chảy, thúc đẩy sự tiết nước bọt và làm dịu cơn khát.

Vị chua là hương vị phổ biến trong ẩm thực miền Nam Trung Quốc, đặc biệt ở các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam. Vùng dân tộc ít người ở đây nghèo nàn, vì vậy họ muốn giữ thức ăn lâu hơn bằng cách cho nhiều vị chua. Món ăn nổi bật là canh cá chua ở Quý Châu.

Những người ở tỉnh Sơn Tây rất ưa chuộng giấm trong mỗi bữa ăn. Hầu như ăn món gì họ cũng cho thêm giấm vì vậy mà thiếu giấm đối với họ là bữa ăn chưa trọn vẹn, chưa đủ độ ngon hấp dẫn.

14 su that ve am thuc trung hoa 8

* Vị đắng

Vị đắng sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc, nhưng được dùng hoà trộn với các hương vị khác. Vị đắng nhẹ làm cho món ăn tươi ngon hơn. Nói chung, món ăn có vị đắng thường dùng để chữa bệnh.

Cũng giống như các quốc gia khác, ẩm thực ở Trung Quốc cũng có cách nấu, hương vị khác nhau giữa các vùng. Thông thường, mỗi vùng có 1 hoặc hai trong số 5 hương vị nổi trội hơn. Sở thích hương vị của người dân mỗi vùng miền quyết định do vị trí địa lý, khí hậu, nghề nghiệp, văn hoá và lịch sử.

5. Người Trung Quốc dành tình yêu lớn hơn cho bột mì

14 su that ve am thuc trung hoa 9
dac-san-mi-kho-nong-vu-han-mon-an-gay-nghien-bac-nhat-trung-quoc

Dù gạo được xem là lương thực chính yếu trong các món ăn của Trung Quốc và giữ vị trí lớn trong các bữa ăn nhưng thực chất người Hoa lại dành tình yêu lớn hơn cho bột mì – thứ nguyên liệu làm ra các món mì sợi, bánh bao và sủi cảo trứ danh.

6. Người Trung Quốc thích ăn những món chiên xào

14 su that ve am thuc trung hoa 10

Bánh quẩy, bánh kếp, cơm chiên Dương Châu, Chow Mein (mì xào), vịt quay,… là những món ăn nổi tiếng của Trung Quốc và khiến chúng ta nghĩ rằng đây là quốc gia của nền ẩm thực nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, Trung Quốc là cái nôi của đa trường phái ẩm thực, trừ vùng Quảng Đông thiên về các món chiên, rán phức tạp và cầu kỳ thì đa số các vùng còn lại đều có xu hướng thưởng những món thanh đạm và áp dụng các phương thức ninh, hầm, hấp là chính.

7. Người Trung Quốc ăn tất cả những “thứ” có thể di chuyển

Khách nước ngoài khi đến đây thường bị sốc trước những gì người Trung Quốc ăn. Nhiều món ăn khiến người ta cảm thấy kỳ lạ hoặc sợ hãi, như: côn trùng, bọ cạp, rắn, rết, chuột, gián, nội tạng động vật,…

14 su that ve am thuc trung hoa 11

Tuy nhìn vào rất đáng sợ, nhưng những loại côn trùng này khi được chế biến đúng cách sẽ mang lại nhiều dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của người thưởng thức nó.

8. Các loại trái cây và rau củ còn được sử dụng nhiều hơn cả thịt

14 su that ve am thuc trung hoa 12

Người Trung Quốc rất thích ăn trái cây và rau xanh, chính vì vậy chỉ cần dạo quanh một khu chợ bất kỳ ở đất nước tỷ dân này, du khách sẽ thấy phần lớn là các sạp bán đủ các loại rau, củ, quả khác nhau. Ở đây còn có những loại rau mà có thể du khách chưa từng biết đến, thậm chí còn không thể dịch chúng ra thành một cái tên cụ thể.

9. Nói không với các loại thực phẩm đông lạnh

14 su that ve am thuc trung hoa 13

Tất nhiên du khách vẫn sẽ tìm thấy các loại thực phẩm đông lạnh ở đất nước này nhưng người Trung Hoa luôn ưu tiên các thực phẩm tươi được cung cấp mỗi ngày.

10. Tên các món ăn đôi khi chỉ là cú lừa

14 su that ve am thuc trung hoa 14

Chuyện tên các món ăn chẳng liên quan đến nguyên liệu tạo nên chúng là điều hết sức bình thường ở đây. Chẳng hạn như món “kiến leo cây” thực chất là bún xào với thịt heo bằm, hay “gà đồng” khi được mang lên hóa ra lại là một món từ ếch.

11. Sử dụng đến 45 triệu đôi đũa mỗi năm

14 su that ve am thuc trung hoa 15

Điều này hoàn toàn dễ hiểu ở đất nước tỷ dân này. Cũng giống như Việt Nam, người Trung Quốc không dùng dao dĩa mà dùng đũa được làm từ gỗ hoặc tre.

12. Bàn xoay

14 su that ve am thuc trung hoa 17

Nếu đã quen với bàn tiệc hình chữ nhật thì đến Trung Quốc, hầu hết khách du lịch đều tỏ ra khá thích thú với bàn xoay. Thức ăn sẽ được đặt hết trên mặt bàn được thiết kế có trục xoay, muốn ăn món nào thực khách chỉ cần xoay nhẹ để món đó “chạy” về phía mình, thế là xong.

13. Nhân vật quan trọng thường ngồi ở đầu bàn

14 su that ve am thuc trung hoa 16

Đối với bàn ăn dài thì khách quý hoặc người có địa vị cao thường ngồi ở đầu bàn. Các món ăn chế biến từ cá, gà, vịt sẽ được đặt theo hướng quay đầu về người này.

14. Uống nhiều trà

14 su that ve am thuc trung hoa 18

Được xếp hạng trong những quốc gia uống nhiều rượu nhất thế giới nhưng ít ai biết người Trung Quốc lại có sở thích dùng trà nhiều hơn trong đời sống hàng ngày. Trà trở thành thứ không thể thiếu trên bàn ăn, nó đóng vai trò quan trọng trong văn hóa và đời sống ẩm thực của người dân Trung Hoa. Trà được dùng trong suốt bữa ăn nhằm cân bằng lại khẩu vị mỗi khi chuyển sang một món mới. Đặc biệt, thay vì mời rượu trong những buổi gặp mặt, người Trung Quốc thường dùng tiệc trà để tiếp đãi khách quý.

Ẩm thực Trung Hoa được coi là ẩm thực mang đậm nét Phương Đông. Đến với thế giới ẩm thực Trung Hoa là đến với những món ăn truyền thống từ mọi miền đất nước của họ. Cũng chính bởi vậy, không chỉ người Trung Quốc mà ngay cả những thực khách nước ngoài khi có cơ hội du lịch Trung Quốc luôn dành thời gian để được trải nghiệm những đặc sản vùng miền.

den long 7

Đèn lồng đỏ – biểu tượng văn hóa của Trung Hoa

Đèn lồng là một trong những hình ảnh đặc trưng tại các dịp lễ hội ở Trung Quốc và nhiều quốc gia Châu Á. Chúng không chỉ thể hiện tài năng thẩm mỹ, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho không khí lễ hội và sự đoàn tụ.

Nguồn gốc

Đèn lồng Trung Hoa hay còn được biết đến với tên gọi khác là “đèn lồng đỏ”, bởi màu đỏ là màu sắc chính của những chiếc đèn lồng này. 

den long 6

Từ khoảng 2.000 năm trước thời Tây Hán những chiếc lồng đèn đã xuất hiện và trở thành đồ trang trí sang trọng trong các lễ hội tạo nên bầu không khí tràn đầy sắc màu và sự tươi vui nhộn nhịp. Đặc biệt, hàng năm, Lễ hội Đèn lồng vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch, người Trung Hoa đã treo những chiếc đèn lồng màu đỏ để tạo bầu không khí lễ hội, vì đó là một biểu tượng của sự đoàn tụ. Kể từ đó, chúng ngày càng được sử dụng phổ biến trong hầu hết các ngày lễ và đặc biệt trong Tết Âm lịch ở Trung Quốc.

Đèn lồng Trung Hoa đẹp lung linh với kiểu thiết kế độc đáo

Đèn lồng Trung Hoa rất đa dạng về chủng loại, chẳng hạn như: đèn lồng cung đình, đèn lồng vải, đèn lồng giấy và nhiều loại khác. Có nhiều loại hình ảnh trang trí trên đèn và được chia thành: họa tiết hình tượng, tranh phong cảnh, hoa và chim, hoa văn rồng phượng, cá và côn trùng. Ngoài ra, một loại lồng đèn khác là lồng đèn kéo quân với khả năng xoay tạo hình ảnh chuyển động độc đáo.

den long 1

Không chỉ mang sắc đỏ tượng trưng cho tài lộc sung túc, những chiếc đèn lồng truyền thống được thiết kế là hình trái bí mang đến sự viên mãn, trọn vẹn cho gia chủ. Phần khung của đèn được làm chủ yếu từ tre, gỗ, mây và sợi thép. Còn vải bọc bao quanh phần khung có thể là chất liệu giấy hoặc lụa. Tùy theo chất liệu này mà đèn lồng sẽ được viết thư pháp, thêu ren, sơn hay có thể đính thêm họa tiết cắt giấy sinh động.

Hiện nay, thiết kế đèn lồng được thay đổi phong phú từ màu sắc đến kiểu dáng, đó có thể là hình vuông hoặc đôi khi sẽ đính thêm tua vàng.

Ý nghĩa của những chiếc Đèn lồng Trung Hoa

Những chiếc đèn lồng không chỉ được biết đến là vật trang trí, chúng còn mang ý nghĩa đặc biệt được tồn tại và duy trì tự bao đời này. Họ coi đó là nét văn hóa đẹp đẽ, thiêng liêng và là một phần không thể thiếu.

den long 3

Họ quan niệm rằng, nếu treo đèn lồng đỏ trước cửa nhà sẽ giúp xua đuổi ma quỷ quấy nhiễu mang lại sự bình yên cho gia đinh, sắc đỏ rực rỡ đem đến tài lộc phú quý may mắn cho gia chủ. Bởi vậy, trong các ngày Tết, đèn lồng đỏ luôn là một trong những vật dụng trang trí không thể thiếu.

Đèn lồng được sử dụng tại đám cưới (đèn lồng cung đình) là biểu tượng sự vui vẻ; trong khi những chiếc đèn lồng nẹp tre màu trắng là một thông báo tang lễ.

den long 2

Lồng đèn ô (đèn lồng nêu tên gia đình) biểu thị cho gia đình đông con trai vì từ “đèn lồng” trong tiếng Trung phát âm giống với cụm từ “các thành viên nam trong gia đình”. Trong quá khứ, mỗi gia đình sẽ treo đèn lồng ô dưới mái hiên và trong phòng khách.

Thời cổ đại, khi học kỳ mới bắt đầu vào tháng Giêng hàng năm, cha mẹ sẽ chuẩn bị một chiếc đèn lồng cho con đem đến lớp, và thầy dạy sẽ là người thắp sáng những chiếc đèn này, tục lệ này tượng trưng cho một tương lai tươi sáng trong năm tới. Nghi thức thắp đèn sau đó đã phát triển thành tập quán trong Lễ hội Đèn lồng.

den long 4

Đèn lồng còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy. Người ta tin rằng nếu đặt một chiếc đèn lồng trong nhà ở đúng vị trí, chiếc đèn sẽ mang lại năng lượng tích cực cho gia chủ, giúp hôn nhân hạnh phúc. Đèn lồng cũng được sử dụng đề cầu hạnh phúc, bình an trong một số dịp lễ, cúng bái. Trước tiên là thắp đèn lồng ở vị trí tổ tiên linh thiêng để cầu bình an hạnh phúc cho gia đình, tiếp đó đem đi cúng thần đất để cầu thần núi ban phước, rồi đem đến kho dự trữ để cầu thóc lúa gạo luôn đầy nhà, cuối cùng đem đến treo ở những con đường lớn để cầu thượng lộ bình an.

Đèn lồng Trung Hoa ngày nay

Mặc dù những chiếc đèn lồng Trung Quốc được sử dụng chủ yếu do yếu tố thẩm mỹ, chúng vẫn được kế thừa cho đến ngày nay. Như trong thời cổ đại, những chiếc đèn lồng là phương tiện thể hiện tính nghệ thuật, cả về chức năng, thiết kế và trang trí.

Trên những con đường tại khắp các thành phố lớn nhỏ ở Trung Quốc, những chiếc đèn lồng màu đỏ tạo nên bầu không khí lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu và Lễ hội Đèn lồng.

den long 5

Những nơi tốt nhất để xem trưng bày đèn lồng truyền thống là Bắc Kinh, Hồng Kông và Nam Kinh. Tại Bắc Kinh, Lễ hội Đền được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thành phố, nơi những chiếc đèn lồng Trung Hoa có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi.

Ở Trung Quốc, những làng nghề truyền thống sản xuất đèn lồng cũng trở nên phổ biến dù ngày nay nó đã bị mai một phần nào. Cứ mỗi mùa Tết đến xuân về, các làng nghề trở nên rực rỡ bởi đó là nơi đây tiên được đón sắc đỏ của năm mới và mang màu đỏ may mắn đến với mọi nhà của đất nước họ.

Du lịch Trung Quốc, nhìn ngắm những chiếc đèn lồng xinh xắn sặc sỡ sắc màu chắc chắn sẽ khiến du khách phải trầm trồ mê mẩn. Du khách cũng đừng quên mua chúng về làm quà sau chuyến đi này nhé!

10 le hoi o macau 11

10 lễ hội và sự kiện văn hóa hấp dẫn ở Macau đáng để trải nghiệm

Thuộc đất nước Trung Quốc, Macau có vị trí địa lý nằm giáp với tỉnh Quảng Đông. Ngoài mệnh danh là “Lasvegas của Châu Á”, thì Macau còn là một vùng đất văn hóa đặc sắc với nhiều lễ hội và sự kiện văn hóa độc đáo.

Macau luôn nổi tiếng là một điểm đến hoa lệ với nét đẹp văn hóa Á và Âu pha trộn. Thành phố xinh đẹp này đang chờ đón khách du lịch gần xa với 10 lễ hội và sự kiện văn hóa vô cùng đặc sắc dưới đây:

1. Lễ hội “Rồng say”

Trong Lễ hội “Rồng say” (Drunken Dragon Festival) vào ngày 25/5 hàng năm, có hàng trăm người dân cầm lon bia tham gia. Nhóm đàn ông thì uống rượu, bia rồi phun ra ngoài, tạo thành những đám bọt nhỏ. Họ vừa phun bọt vừa nhảy múa cùng đầu và đuôi rồng gỗ tạo nên vũ điệu “rồng say” được diễn ra trên nền nhạc rộn ràng và tiếng reo hò cuồng nhiệt của đám đông. Nhóm phụ nữ thì trình diễn màn múa với “cá chép giấy”.

10 le hoi o macau 1

Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ công ơn cứu độ chúng sinh của một nhà sư. Theo truyền thuyết của người dân Macau, một thiền sư và một con rồng đã cứu chúng sinh thoát khỏi nạn đói thời nhà Thanh (1644-1911). Vì thế, người dân tổ chức lễ hội vào ngày sinh của thiền sư hàng năm để tỏ lòng biết ơn ông.

2. Triển lãm Nghệ thuật Macau

Khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, sự kiện “Triển lãm Nghệ thuật Macau: Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế”, sẽ khai mạc tại khu triển lãm chính của Bảo tàng Nghệ thuật Macau. Các buổi triển lãm cũng sẽ được tổ chức tại các địa điểm quan trọng khác như: Trung tâm Nghệ thuật đương đại Macau, Phòng trưng bày Tap Seac, Phòng triển lãm tại Taipa Houses, Chuồng gia súc cũ của thành phố (Kho Ox) và các khách sạn và khu nghỉ dưỡng phức hợp.

10 le hoi o macau 2

Với chủ đề về sự đa dạng của Hồi giáo, triển lãm thể hiện thực tế văn hóa xã hội và sáng tạo nghệ thuật thông qua nhiều sự kết hợp, thể hiện sự phong phú trong phong cách, kết nối các nền văn hóa khác nhau, mở rộng tầm nhìn nghệ thuật của công chúng, xây dựng bầu không khí sáng tạo và ý nghĩa văn hóa Macau.

3. Suncity Group Macau Grand Prix

10 le hoi o macau 3

Bắt đầu tổ chức vào năm 1976, cuộc thi đua xe này được tổ chức hàng năm ở Macau (từ ngày 13 đến 16/9) và được xem là sự kiện đua xe đường phố duy nhất mà cả ô tô và xe gắn máy đều được tham dự, mang đến cho người xem những pha rượt đuổi thót tim và những màn trình diễn mãn nhãn.

4. Lễ hội pháo hoa quốc tế

10 le hoi o macau 4

Vào những ngày của tháng 9 và 10 hàng năm, sẽ có hơn 100 đội xuất sắc từ khắp nơi trên thế giới đến Macau tham dự và trổ tài trong cuộc thi bắn pháo hoa. Một số quốc gia đã và sẽ tham gia cuộc thi bao gồm: Úc, Áo, Anh, Pháp, Nhật Bản, Philippines, Đức, Ý, Bồ Đào Nha và cả Trung Quốc. Đến với lễ hội này, du khách sẽ được “thưởng thức bữa tiệc pháo hoa” công phu và huyền ảo nhất mọi thời đại. 

5. Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Macau

Kể từ mùa đầu tiên được tổ chức năm 1987, Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Macau vẫn luôn một điểm hẹn yêu thích của người dân địa phương và khách du lịch. 

10 le hoi o macau 5

Vào tháng 10, “bữa tiệc âm nhạc” này có sự góp mặt của các nghệ sĩ từ Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Á. Tiếp nối truyền thống của các mùa liên hoan âm nhạc trong các năm gần đây, nhiều thể loại âm nhạc sẽ được trình diễn, bao gồm nhạc hòa tấu, nhạc thính phòng, giai điệu dân gian và sân khấu. Lễ hội này cũng là nơi kết nối hàng triệu trái tim yêu âm nhạc dù bất đồng màu da, ngôn ngữ. 

6. Lễ hội bia Oktoberfest Macau

Sự kiện được mong đợi nhất năm – Lễ hội bia Oktoberfest Macau – sẽ diễn ra tại khu nghỉ dưỡng sòng bạc nổi tiếng MGM COTAI vào tháng 10, hứa hẹn sẽ khuấy động thành phố với bữa tiệc sôi động.

10 le hoi o macau 6

Trong 10 năm qua, MGM COTAI đã chào đón gần 150.000 người yêu thích bia, phục vụ gần 150.000 lít bia, hơn 40.000kg thịt heo nướng và thịt gà. Bản chất của lễ hội được khắc họa thông qua các món ăn, đồ uống và đồ trang trí truyền thống của Đức, mang đến bầu không khí tiệc tùng Bavaria chân thực nhất cho người dân Macau và khách du lịch nước ngoài.

7. Lễ hội Halloween

10 le hoi o macau 7

Halloween là dịp lễ hội rất được mong chờ tại Macau. Người dân Macau có rất nhiều lựa chọn để tận hưởng dịp lễ hội này khi có nhiều khách sạn, club, quán bar, hoặc các khu resort tổ chức các bữa tiệc Halloween, dành cho nhiều đối tượng khách hàng: cặp đôi, vợ chồng, gia đình, và trẻ em. Một số địa điểm vui chơi nổi tiếng nhân dịp này bao gồm: Sofitel Macau dành cho các cặp đôi, quán bar Vida Rica Bar dành cho bạn bè, Grand Coloane Resort dành cho gia đình và trẻ em. Tại đây có các hoạt động vui chơi hấp dẫn, những màn hóa trang đặc sắc, các món ăn, đồ uống đa dạng với nhiều loại Cocktail và rượu hấp dẫn.

8. Lễ hội Ẩm thực Macau

Nếu du khách là người có “tâm hồn ăn uống” và rất yêu thích các món ngon trên khắp thế giới thì hãy tham gia Lễ hội Ẩm thực Macau được diễn ra từ ngày 10 đến 26/11 hàng năm.

10 le hoi o macau 8

Đến với lễ hội này, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn hấp dẫn của hầu hết các châu lục trên thế giới như: Á, Âu, Mỹ… và các đặc sản địa phương. Các món ăn phải kể đến gồm: Bánh Tart trứng, Bánh mì kẹp thịt (Pork Chop Bun), Cơm hải sản Bồ Đào Nha, Cơm Vịt nướng Bồ Đào Nha, Bacalhau, Rong biển cuốn thịt ruốc, Mì trứng tôm, Cơm Minchi, Cháo Cua, Súp Caldo Verde, Thịt heo ngọt sấy khô, Thịt nướng, Bánh trứng cuộn, Tartar tôm, Serradura, Bánh hạnh nhân, Bánh pudding sữa hấp, Bánh quy quả hạnh, Chocolate tỏi đen,…

Ngoài các món ăn ngon, du khách đến tham dự lễ hội này còn có thể ghé qua các gian hàng trò chơi, xem biểu diễn trực tiếp và tham gia cuộc thi uống bia suốt mùa lễ hội.

9. Cuộc thi Marathon Quốc tế Macau

10 le hoi o macau 9

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1981, cuộc thi Marathon Quốc tế Macau thu hút rất nhiều vận động viên chạy marathon trong nước và quốc tế. 

10. Lễ hội Ánh Sáng Macau

10 le hoi o macau 10

Lễ hội Ánh Sáng Macau lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2015. Mảnh đất từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha này trở nên rực sáng từ ngày 3 đến 31 tháng 12 khi lễ hội được tổ chức. Khi ấy, trên các toà nhà chọc trời ở Macau, ban tổ chức lắp đặt hệ thống chiếu sáng, sử dụng các ứng dụng và tổ chức các trò chơi tương tác cũng như các tiết mục ca nhạc đặc sắc khiến không khí lễ hội trở nên lung linh, huyền ảo và sôi động hơn.

Nếu có dịp ghé thăm vùng đất Macau xinh đẹp trong hành trình du lịch Trung Quốc, du khách đừng bỏ qua 10 lễ hội đặc sắc trên đây nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ và nhiều trải nghiệm thú vị!

am thuc macau 25

24 món ngon tạo nên một nền ẩm thực Macau nức tiếng

Đặc khu hành chính Macau của Trung Quốc nổi tiếng là nơi hội tụ rất nhiều đầu bếp đến từ khắp nơi trên thế giới nên các món ăn ở đây là sự hòa trộn giữa nét độc đáo và sáng tạo. Đặc biệt, ở Macau cũng có một số món ăn đặc trưng mà nếu có dịp tới đây thì du khách nhất định không nên bỏ qua.

Ẩm thực Macau là sự tổng hợp, pha trộn giữa nhiều quốc gia khác nhau. Từ ẩm thực Quảng Đông thấm đẫm gia vị tỏi ớt, những món ăn châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, tới những cửa hàng đồ ăn nhanh ở Châu Âu, Châu Mỹ,… du khách đều có thể tìm thấy ở Macau.

Theo dòng lịch sử, từ cách đây 4 thế kỷ, người Bồ Đào Nha đã đem theo những loại gia vị từ khắp nơi trên thế giới như Cà ri Ấn Độ, ớt Malaysia, dưa chuột bao tử, các loại mắm từ Châu Phi tới Macao. Những gia vị này được hòa trộn với ẩm thực địa phương, món ăn Bồ Đào Nha kết hợp với ẩm thực tinh tế của Phúc Kiến, Quảng Đông, tạo nên hương vị rất riêng, hiếm gặp tại bất cứ thành phố nào trên thế giới.

Dưới đây là 24 món ăn ngon nức tiếng của Macau mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân đến:

1. Bánh mì kẹp thịt (Pork Chop Bun)

am thuc macau 2

Pork Chop Bun là món ăn vặt quen thuộc trên đường phố Macau. Món bánh này được mệnh danh là “Bánh Hamburger của Macau” vì nó na ná giống như những chiếc Hamburger thông thường. Phần nhân thịt heo béo bùi được nằm gọn trong lớp vỏ bánh thơm mềm nên giúp hương vị chiếc bánh này ngon miệng, lạ vị hơn.

2. Bánh trứng cuộn

am thuc macau 1

Những ai đang có ý định du lịch Trung Quốc và ghé thăm Macau thì đừng quên thưởng thức món bánh trứng cuộn độc đáo này. Bánh gồm có thịt thái lát, tôm và rau băm vụn được bọc trong một lớp bột làm bằng trứng rồi đem chiên giòn lên. Khi ăn bánh trứng cuộn, mọi người thường chấm với một ít tương ớt để tăng thêm hương vị cho món ăn. Ở một số nơi tại Macau, người ta còn bán riêng phần lớp vỏ bên ngoài như một món quà lưu niệm cho các du khách đến với nơi này.

3. Bacalhau

am thuc macau 3

Từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong hàng trăm năm nên không ngạc nhiên khi thấy các món ăn đất nước Địa Trung Hải ghi dấu ấn trong nền ẩm thực Macau. Có một số món được biến đổi, pha trộn nhưng cũng có những món giữ nguyên bản sắc, như Pastéis de Bacalhau – món ăn có nguyên liệu chính là cá tuyết, người ta băm nhuyễn cá tuyết rồi đem chiên giòn. Đĩa cá nóng hổi, thơm phức, cắn một miếng giòn rụm bên ngoài và mềm mại bên trong. Thực khách có thể thưởng thức cùng với cơm và salad.

4. Cơm hải sản Bồ Đào Nha

am thuc macau 4

Được xem như người anh em của món Cơm rang Tây Ban Nha Paella, Cơm hải sản Bồ Đào Nha tất nhiên phải có rất nhiều hải sản tươi ngon. Điểm khác biệt ở đây là nước sốt cà chua đậm đà có thể khiến thực khách vét sạch cả đĩa cơm mà vẫn còn thòm thèm.

5. Cơm Vịt nướng Bồ Đào Nha

Cơm Vịt nướng có xuất xứ từ vùng Bắc Bồ Đào Nha và thường được người dân Macau mời khách vào các dịp lễ tết như: Giáng sinh và năm mới.

am thuc macau 9a

Món ăn này được chế biến một cách đơn giản nhưng lại có hương vị vô cùng hấp dẫn. Đầu tiên, Vịt được nấu trong nước dùng, sau đó rút xương và xé vụn thịt. Tiếp theo, nước dùng sẽ được nấu với gạo tạo nên hương vị ngon độc đáo.

6. Minchi

Minchi được xem là một trong những món ăn “quốc dân” không thể bỏ qua khi du khách ghé thăm Macau trong hành trình du lịch Trung Quốc.

am thuc macau 7

Minchi bắt nguồn từ tiếng Anh “Minced” có nghĩa là “thịt băm”. Đây là một món ăn được kết hợp giữa thịt bò băm hoặc thịt heo với khoai tây thái hạt lựu xào hành tây và sốt Worcestershire (một loại sốt đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa). Tại một số nơi, người ta còn đặt thêm một quả trứng ốp lết lên trên. Với vẻ bên ngoài bắt mắt cùng với hương vị đậm đà, món Minchi chắc chắn sẽ thu hút thực khách.

7. Tacho

am thuc macau 5

Món ăn này ở Macau với món hầm nấu chậm truyền thống của Bồ Đào Nha là một bữa tiệc thực sự của cả hai yếu tố Âu – Á trong một. Kết hợp bắp cải với các miếng thịt nguội, thịt heo, bao gồm cả xúc xích và thịt vịt, đó là một món hầm mùa đông ấm áp và là món ăn linh hồn thực sự của người dân Macau. 

8. Súp Caldo Verde

am thuc macau 8

Đây là một món súp đơn giản được làm từ hành tây, khoai tây, cải xoăn và tỏi, nấu cùng với dầu ô liu. Một món ăn mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu được nấu trong các bữa ăn trong suốt mùa đông, món súp này được phục vụ trong niêu đất truyền thống. Súp được làm sền sệt bằng cách nghiền thêm một số khoai tây vào. Đôi khi khoai tây nghiền được làm mịn bằng cách trộn với dầu ô liu và được thêm vào món súp. Phương thức chế biến truyền thống đơn giản nhưng thịnh soạn của món này chính là ăn kèm với một lát xúc xích hun khói và bánh mì ngô.

9. Cháo cua yến mạch

am thuc macau 9

Có thể nói yến mạch là thực phẩm khá quen thuộc của người dân Châu Á, nhưng khi thưởng thức món ăn với sự kết hơp giữa yến mạch và cua ở Macau, du khách sẽ cảm thấy hương vị của nó thật đặc biệt. Món cháo cua yến mạch có hương vị ngọt ngào, thơm ngon, bổ dưỡng, vì thế mà rất được lòng của người dân Macau và kể cả du khách nước ngoài.

10. Cà ri gà Châu Phi (Gallina Africana)

am thuc macau 10

Đây là sự kết hợp giữa món gà truyền thống của người Châu Phi với với sử dụng cà ri Ấn Độ. Thịt gà sẽ được ướp với một loại nước sốt đặc biệt có tên gọi là Piquant, từ tỏi, ớt, cola (một loại gia vị Bồ Đào Nha), rồi đem bỏ lò nướng. Gà sau khi nướng chín sẽ được rưới một lớp sốt lên bề mặt. Nguyên liệu của loại nước sốt này gồm có đậu phộng, hành tây, tỏi, gừng, cà chua. 

11. Kem tôm

am thuc macau 11

Món kem đặc biệt này ở Macau chắc hẳn sẽ khiến du khách nhớ mãi không thôi với một hương vị cực độc đáo cũng như nguyên liệu không giống bất cứ loại kem nào. Những con tôm nước ngọt mọng nước được ướp lạnh trong nước chanh có thêm vài giọt dầu olive làm chúng trở nên giòn, ngọt và tưởng chừng tan đi trong miệng.

12. Sò Bồ Đào Nha sốt tỏi (Ameijoas Com Alho)

am thuc macau 13

Nếu là người chuộng ăn hải sản, du khách sẽ bị món ăn này hớp hồn ngay lập tức. Vị bơ béo ngậy và vị tỏi hơi hăng hòa quyện vào nhau, tạo ra mùi vị ngon đến không ngờ cho sò khi chỉ vừa đưa đến chóp lưỡi.

13. Thịt xiên nướng

am thuc macau 14

Món ăn đường phố này đã có mặt ở Macau gần nửa thế kỷ. Du khách sẽ không thể cưỡng lại hương vị thơm ngon của xiên thịt gà tròn lủng lẳng, béo ngậy, được đằm trong lớp sốt cay nhẹ, ngọt dịu nhẹ. Ngoài ra còn có rất nhiều loại xiên khác như: xúc xích rán, xiên thịt heo nướng,…

14. Thịt heo sấy khô (Bakkwa)

Loại thịt heo sấy khô này thường khá phổ biến ở một số vùng tại Trung Quốc như: Thâm Quyến, Quảng Châu,… Và ở Macau thì du khách cũng có thể bắt gặp rất nhiều tại khắp các đường phố hay trong những khu chợ nhỏ, cửa hàng đồ ăn nhanh. Đặc biệt, du khách còn có thể thử hương vị trước khi mua.

am thuc macau 12

Thịt heo sẽ được cán mỏng, ép dẹp rồi tẩm ướp gia vị mặn ngọt. Sau đó, sấy khô thành từng miếng vuông vắn. Nhìn bề mặt của món thịt heo sấy khô khá thô ráp, kém hấp dẫn nhưng ẩn chứa bên trong lại là hương vị đậm đà, thơm ngon, khiến du khách không thể chối từ.

15. Chà bông cuộn rong biển

am thuc macau 15

Rong biển, chà bông (làm từ thịt heo) và trứng chiên không phải là những nguyên liệu thường được kết hợp với nhau, nhưng 3 nguyên liệu này qua bàn tay người Macau lại tạo nên một đặc sản khá ngon lành. Những miếng rong biển cuộn chà bông này ăn vào vừa miệng, như một loại Snack.

16. Mì trứng tôm

am thuc macau 18

Mì trứng tôm mang hương vị đậm đà có khả năng khiến thực khách phải gọi đến phần thứ hai, thậm chí là thứ ba. Những cuộn mì vàng ươm được rắc thêm rất nhiều trứng tôm sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho một bữa tối ngon miệng của bất kỳ ai.

17. Dimsum

Hành trình khám phá ẩm thực Macau sẽ không thể trọn vẹn nếu du khách không thưởng thức Dimsum – các món ăn điểm tâm mang đặc trưng của miền nam Trung Quốc. Phổ biến nhất là các món há cảo, xá xíu, bánh bao xá xíu, bánh bao kim sa, xôi hấp,… 

Những giỏ Dimsum nóng hổi, bốc khói nghi ngút, tỏa hương thơm nức được bày ra trên bàn ăn. Các đầu bếp đã sáng tạo để nâng dòng ẩm thực này lên hàng nghệ thuật khi tinh chế các loại bánh làm từ nhiều loại nhân khác nhau như tôm, cá, thịt, bào ngư, hải sâm, rau củ… để đáp ứng yêu cầu đa dạng của các vị khách.

am thuc macau 19

Tuyệt vời hơn nữa là bên cạnh hương vị thơm ngon, Dimsum còn được chú trọng vẻ ngoài. Vỏ bánh phải thật mỏng, có thể thấy được màu cam hồng của tôm hay màu xanh mướt của nhân rau củ bên trong mà không được rách. Hình dáng của Dimsum phụ thuộc vào người đầu bếp giỏi. Những diềm xếp nếp đều như ren, như cùng khuôn đúc nặn ra, hoặc tạo hình con cá, chú nhím độc đáo, đẹp mắt.

Trong thưởng thức, Dimsum được coi là ngon khi thực khách cắn một miếng, vị bánh không bở nhưng cũng không được quá dai, nhưng làm sao thật vị mềm mượt, bột ít, nhân nhiều.

18. Khoai tây nghiền nướng

Nhắc đến món ngon Macau mà nhiều khách du lịch nước ngoài cũng như dân bản địa ưa thích thưởng thức thì khoai tây nghiền nướng không hề kém cạnh chút nào với những món ăn ở trên.

Tuy chỉ sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, lại còn rất quen thuộc với mọi người cùng vẻ ngoài đơn giản nhưng hương vị đảm bảo chinh phục bất kỳ vị khách khó tính nào đấy nhé. Nguyên liệu càng đơn giản lại đòi hỏi công phu người chế biến càng cao và tinh tế gấp bội mới có thể đạt được độ siêu mềm, nhuyễn mịn và thơm ngon.

am thuc macau 20

Theo tỷ lệ 2:1 giữa khoai tây và bơ lạnh của Pháp được đầu bếp chế biến qua rây lưới một cách thuần thục, nhuần nhuyễn rồi đem đi nướng, khống chế độ lửa phù hợp trong thời gian nghiêm ngặt mới có thể đạt thành hương vị ngon nhất. Mùi thơm lựng của khoai tây kết hợp cùng bơ khiến du khách khó lòng mà từ chối được muốn nếm thử ngay lập tức!

Có thể dùng món khoai tây nghiền kèm theo tách cafe nóng thơm ngon thì độ thưởng thức tinh túy ẩm thực Macau của du khách đã được nâng lên tầm cao rồi đấy!

19. Bánh Tart trứng

Món bánh Tart trứng vô cùng được ưa chuộng trong ẩm thực Macao. Vẻ ngoài của bánh có màu vàng ươm óng ánh hấp dẫn kết hợp cùng vị sữa nồng nàn, đậm đà vị trứng, thơm nồng mùi bơ, mềm mịn của bột mì hòa quyện đã tạo nên hương vị hết sức đặc thù và lôi cuốn của ẩm thực phương Đông. Hơn nữa, bánh cũng là ghi lại dấu ấn thời kỳ thuộc địa của Macau nhưng cũng thể hiện nét tinh tế trong sự giao hoà hai nền văn hoá ẩm thực Âu – Á.

am thuc macau 16

Bánh Tart trứng với phần vỏ bánh được làm bằng bột mì, được nhồi kỹ càng, nhân bánh có kem tươi, sữa và trứng gà được đặt khéo léo vào lòng bánh mì, ở trên cùng bánh được phủ một lớp Caramen với màu đặc trưng. Cắn một miếng bánh, du khách sẽ cảm nhận độ béo ngây, thơm mịn và ngọt ngào đặc trưng, vô cùng ngon miệng, vì vậy mà với hương vị tuyệt hảo này, bánh Tart trứng rất xứng đáng là tinh hoa của ẩm thực Macau.

Những chiếc bánh Tart trứng được nướng tới độ chín hoàn hảo là một trong những món ăn ưa thích của cả du khách nước ngoài và người dân địa phương. Lớp vỏ bánh thơm phức vị bơ, giòn rụm ở bên ngoài, ngọt ngào vào béo bên trong cộng thêm một lớp Caramel bắt mắt ở phía trên. Du khách sẽ không kìm được mà chỉ muốn ăn mãi thôi!

20. Bánh dứa Macau

am thuc macau 21

Nguyên liệu chính tạo nên chiếc bánh xinh xắn này là bột mì, bột bánh, đường mè, dứa. Nó còn có tên gọi khác như: “Sweet Wife Cake”. Chiếc bánh có hình dạng nhỏ xinh, rất thích hợp mùa làm quà, vị mật dứa ngọt thơm, khiến thức khách xong rồi vẫn còn lưu luyến, tựa như sự tỉ mỉ, ngọt ngào của những người vợ, người mẹ trong gia đình. Salty Husband Pie có hình dạng lớn hơn, khi nướng bánh người ta sẽ cho thêm chút muối ở trên.

21. Bánh quy hạnh nhân (Almond Biscuits)

Macau chính là thủ phủ của những món bánh quy thưởng thức cùng trà. Có rất nhiều chủng loại cho khách lựa chọn, bày bán dọc các khu chợ ẩm thực và trung tâm thương mại ở đặc khu hành chính này. Trong đó, đặc biệt nhất là loại Bánh quy hạnh nhân.

am thuc macau 17

Bánh quy hạnh nhân không chỉ thơm mùi hạnh nhân mà còn có vị ngọt bùi, thơm thơm rất dễ ăn. Bánh thường được nắn thành hình tròn có răng cưa và được in với những hoa văn độc đáo nhìn na ná giống bánh Trung thu.

22. Pudding sữa hấp (Steamed Milk Pudding)

Pudding sữa hấp là món ăn vặt hấp dẫn, đã xuất hiện từ rất lâu trong văn hóa ẩm thực đường phố Macau. Đây là món ăn vặt giàu dinh dưỡng nhất trong tất cả những món ăn vặt của Macau.

am thuc macau 22

Nhìn thoáng qua thì du khách sẽ rất dễ nhầm lẫn món này với một loại Pudding nào đó. Nhưng chính xác hơn thì đây lại là món Pudding sữa hấp cô đặc vô cùng đặc biệt ở Macau. Người ta có thể ăn món này lúc nóng hoặc lạnh đều được, đi kèm là một số loại topping như: đậu đỏ, gừng, đá bào…

Du khách có thể tìm thấy món Pudding sữa hấp trong các quán cafe hay nhà hàng ở nhiều nơi tại Macau. Tuy nhiên, nơi lý tưởng nhất để ăn món này chính là chuỗi hệ thống Yee Shun.

23. Serradura

Đây là một món ăn đường phố thơm ngon có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha, nhìn trông giống như một dạng bánh Pudding mát lạnh.

am thuc macau 23

Tên gọi “Serradura” trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “mùn cưa”, nghe qua có lẽ không có gì bắt tai. Tuy nhiên, món tráng miệng thú vị này sẽ đưa những người thích ăn ngọt lên tận mây xanh.

Serradurra có lớp đế bánh được làm từ bánh quy ngọt, giòn tan, lớp phía trên gồm: kem, sữa đặc và vani thơm lừng. Món ăn này cũng được bán rộng rãi khắp nơi, từ nhà hàng tới khắp các con phố ở Macau.

24. Chocolate tỏi đen

am thuc macau 24

Loại tỏi đen lên men này có tác dụng cực lớn trong việc chống oxy hóa cao hạn chế quá trình lão hóa. Bên cạnh việc nhiều tác dụng vậy thì loại tỏi này cũng có một hương vị rất ngon và độc đáo. Ở Macau, du khách có thể tìm thấy loại tỏi đen này ở khắp các nhà hàng, tạp hóa… Một trong những chế phẩm từ tỏi đen được chú ý nhất chính là socola tỏi đen món ăn này chắc chắn du khách không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Nhớ thưởng thức và mua về làm quà cho người thân cùng bạn bè nhé!

Trên đây là các món ăn nổi tiếng ở Macau không thể bỏ qua, hi vọng du khách sẽ có những phút giây tuyệt vời khi trải nghiệm ẩm thực tại mảnh đất này. Hãy Book Tour Trung Quốc của chúng tôi để có được nhiều khám phá thú vị hơn nhé!