cau ky tu 6

Câu kỷ tử – “Kim cương đỏ” giúp người Trung Hoa tươi trẻ, sống lâu

Nếu có dịp đến Trung Quốc, du khách hãy ghé thăm Ninh Hạ để tự mình trải nghiệm và khám phá vùng đất được mệnh danh là “quê hương của Câu kỷ tử”. Câu kỷ tử, hay kỷ tử, là một phần của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ thứ 3, hiện đang được xem là một trong những thực phẩm hot nhất hiện nay.

Nằm cao trên miền Tây Bắc Trung Quốc là vùng đất cực kỳ màu mỡ. Nơi đây, bên bờ sông Hoàng Hà, dưới bầu trời phủ sương mù che kín rặng núi Lục Bàn Sơn, cư dân vùng Ninh Hạ từ lâu đã trồng một trong những loại quả được nhiều người săn lùng nhất ở Châu Á trong nhiều thế kỷ qua, đó là “Câu kỷ tử” – loại quả mọng nhỏ, hình bầu dục. 

Câu kỷ tử được mệnh danh là “kim cương đỏ”, thậm chí, các thương gia Anh còn gọi kỷ tử là “viagra hoa quả”, vì nó được cho là có khả năng chống lão hóa, được xem là siêu thực phẩm của thế giới. Người Trung Quốc đã sử dụng chúng từ thế kỷ thứ 3 cho tới tận ngày nay. Họ gọi loại quả này với nhiều tên gọi khác nhau như: câu kỷ tử, củ khởi, củ khỉ, cẩu kỷ và tên thường gọi nhất vẫn là kỷ tử. 

Quả câu kỷ tử được được trồng trên khắp Trung Quốc, nhưng địa chất độc đáo của Ninh Hạ mới tạo ra phiên bản được tôn sùng nhất: sự kết hợp giữa gió núi mát lạnh, thổ địa giàu khoáng và những thứ dây leo được tưới bằng nước sông Hoàng Hà nổi tiếng làm cho quả câu kỷ tử ở đây được đánh giá cao.

cau ky tu 3

Những người nông dân Ninh Hạ ngày nay vẫn thu hoạch câu kỷ tử giống như cách họ đã làm trong suốt lịch sử. Từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, những người nông dân cúi mình thu hoành những quả mọng màu cà chua trong những bụi cây cao tới eo. Họ khéo léo nhổ một nắm quả mọng từ dây leo rồi thả chúng vào giỏ tre đan.

Tình yêu của Trung Quốc với quả câu kỷ tử đã có từ hàng trăm năm trước. Người ta cho rằng nó là một loại dược liệu quý. Trong văn bản lâu đời nhất (từ thế kỷ 16) còn lưu lại đến ngày nay đã ghi lại tác dụng tuyệt vời của thứ quả “đặc biệt” này. Câu kỷ tử có vị đắng xen lẫn một chút vị chua nhưng kèm theo cảm giác ngọt ở hậu vị. Người ta có thể ăn quả tươi hoặc quả khô. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao kỷ tử sấy khô bởi hàm lượng dinh dưỡng cô đặc ở mức cao. Các nhà khoa học đã đánh giá và kết luận câu kỷ tử là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm: sắt, kẽm, canxi, photpho, chất xơ, vitamin C, vitamin A, chất chống oxy hóa.

cau ky tu 1

Ngoài ra, loại quả này còn đem đến 8 axit amin thiết yếu. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng 120gram câu kỷ tử cung cấp 10% lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày, một con số đáng ngạc nhiên đối với trái cây. Các carbohydrate trong loại quả này thuộc dạng carbon phức, đồng nghĩa cho khả năng điều chỉnh đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng mệt mỏi do tiêu thụ lượng lớn carbohydrate (sugar crash) trong tương lai.

Công dụng của kỷ tử tốt đối với tình trạng can thận hư tổn, tinh huyết thiếu hụt, lưng đau gối mỏi, chóng mặt, ù tai, di tinh. Ngoài ra, bản chất kỷ tử còn hỗ trợ khi thận hư tinh giảm, tiểu đường, khô miệng, mắt mờ, giảm thị lực, tăng cường khả năng miễn dịch, chống lão hóa, bảo vệ tế bào gan, ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư dạ dày,…

cau ky tu 2

Với những công dụng tuyệt vời của câu kỷ tử, người Trung Hoa sử dụng chúng trong một số món ăn, chẳng hạn như món gà hầm, họ sẽ rắc quả câu kỷ tử khô, cùng táo tàu và gừng để làm nên các món ăn bổ dưỡng. Hoặc họ cho vào một bình trà hoa cúc để tăng cường vitamin. Khi các bác sĩ y học cổ truyền kê đơn cho bệnh nhân, họ thường kết hợp nó với các loại thảo mộc khác.

cau ky tu 4

Các đầu bếp trẻ khắp Châu Á cũng sử dụng kỷ tử trong món ăn để gợi chút hương vị địa phương. Theo đó, đầu bếp Anna Lim đã sử dụng quả kỷ tử khi cô được mời làm bữa sáng hiếm có cho chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh khổng lồ McDonald’s. Chủ thương hiệu The Soup Spoon tạo ra món cháo ngon lành với quả kỷ tử, và món này nổi tiếng ở Singapore đến độ họ đã đưa nó vào thực đơn cố định.

Câu kỷ tử từ lâu đã là một phần của văn hóa Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng hơn 2.000 năm trước, một thầy thuốc đến thăm một ngôi làng ở Trung Quốc, nơi mọi người đều hơn 100 tuổi. Ông ta phát hiện ra rằng tất cả họ đã uống từ một cái giếng được bao quanh bởi những bụi câu kỷ tử. Người ta cho rằng, khi quả chín, nó sẽ rơi xuống giếng và các chất của nó sẽ thấm vào nước. Chuyện xưa cũng kể rằng, một người buôn bán thảo dược, võ sĩ, và cố vấn binh lược tên là Lý Thanh Vân sống từ thế kỷ 17 đời nhà Thanh đã ăn quả kỷ tử mỗi ngày. Nghe đồn rằng ông sống thọ đến 252 tuổi.

cau ky tu 5 e1637322227290

Trong thời Chiến Quốc, truyền thuyết về cây kỷ tử có thể kéo dài tuổi thọ, dưỡng nhan được lan truyền. Truyền thuyết thời Bắc Tống, một vị đại nhân được lệnh rời Bắc Kinh đi công vụ đến Tứ Xuyên. Trên đường đi, ông ta thấy một cô gái dung nhan đoan trang, mái tóc mượt mà, chừng 17 tuổi. Đại nhân tò mò hỏi: “Năm nay nàng bao nhiêu tuổi?”. Cô gái trả lời: “Năm nay tôi 372 tuổi!”. Sau khi nghe, đại nhân ngạc nhiên hơn và hỏi: “Làm thế nào để nàng có được tuổi thọ?”. Cô gái nói: “Tôi không có phương pháp bí ẩn nào. Tôi chỉ ăn quả câu kỷ tử thường xuyên trong năm thôi”. Hay một câu chuyên khác nữa, đó là vào đời Đường, tể tướng Phương Huyền Linh do giúp Đường Thái Tông Lý Thế Dân cai quản triều chính nên phải suy nghĩ căng thẳng, khiến cả tinh thần lẫn thể chất suy kiệt. Sau đó, tể tướng được quan thái y cho dùng món canh kỷ tử nấu với ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) thường xuyên nên sức khỏe dần phục hồi, tinh thần tráng kiện.

Không chỉ quả, câu kỷ tử còn được gọi là “Minh mục tử” do có tác dụng làm sáng mắt. Chuyện xưa kể rằng: ở Ninh An, tỉnh Ninh Hạ, có người vợ khóc chồng nên mù cả hai mắt. Để chữa bệnh cho mẹ, con gái tên là Câu Hồng Quả đã ngày đêm leo đèo, lội suối để tìm thuốc. Cảm tấm lòng hiếu thảo của cô gái, tiên ông Bạch Hổ Tử đã chỉ cô hái thuốc câu kỷ tử cho mẹ cô uống. Sau thời gian uống thuốc, mắt của mẹ cô gái sáng trở lại một cách thần kỳ.

Là một loại dược liệu quý và sở hữu nhiều công dụng cho sức khỏe, câu kỷ tử chắc chắn là thứ mà du khách nên mua về khi có dịp du lịch Trung Quốc. Vùng đất Trung Hoa rộng lớn này còn có rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng cũng như các món ăn đặc sản sẽ khiến du khách thích thú.

banh trung Osmanthus 1

Bánh Trứng Osmanthus, món ăn bình dị nhưng khiến vua Càn Long “say mê”

Bánh trứng Osmanthus là món ăn có nguồn gốc từ thời nhà Thanh, tại thành phố Anyang thuộc tỉnh Hà Nam và đã từng được vua Càn Long vô cùng yêu thích, thậm chí ông ra lệnh cho đầu bếp làm món ăn này thường xuyên.

Sinh thời, Càn Long là người rất thích cưỡi ngựa và bắn cung, đi du lịch khắp nơi, thăm viếng phía nam sông Dương Tử 6 lần, và thăm những ngọn núi và dòng sông nổi tiếng. Đất nước Trung Hoa rộng lớn như vậy nhưng ông đã cố gắng đi đến hầu hết những địa điểm quan trọng, nổi tiếng.

mot bua an cua can long 1

Hoàng đế Càn Long cũng rất coi trọng liệu pháp ăn uống và luôn lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe tùy theo thể trạng của mình. Dưới thời nhà Thanh, chi phí dành cho 2 bữa chính là bữa sáng và trưa của Càn Long lên tới 4.000.000 lượng bạc/năm. Sở dĩ việc tốn kém số tiền lớn như vậy dành cho bữa ăn của Hoàng đế là vì ở triều Thanh quy định mỗi bữa ăn của hoàng đế phải đủ 120 món. Còn các phi tần của vua cũng không được kém cạnh khi Hoàng hậu sẽ là 96 món và Hoàng phi là 64 món.

Việc ăn uống của vua được kiểm soát cực kì nghiêm ngặt. Tuy nhiên, với sở thích riêng của vua Càn Long, ông đã đưa thêm một món ăn vào danh sách những món ăn hoàng gia và không bao giờ được thiếu trong mỗi bữa ăn, đó là món trứng Osmanthus.

Bánh Trứng Osmanthus trông thì có vẻ dễ làm bởi nguyên liệu đơn giản nhưng để làm ra được món ăn này chuẩn vị ngon thì phải cần nhiều kỹ năng cũng như trải nghiệm. Và đó cũng là lý do món ăn nổi tiếng này lại từng “được lòng” vua Càn Long đến vậy.

banh trung Osmanthus 2

Bánh Trứng Osmanthus còn được gọi là “Ba không dính” (Sanbuzhan 三不沾). Sở dĩ nó có tên lạ như vậy là vì khi ăn nó không dính vào đũa, không dính đĩa, không dính răng.

Người ta nói rằng, để làm ra món ăn này phải là bậc thầy đầu bếp, bởi mặc dù nguyên liệu rất đơn giản chỉ bao gồm trứng, bột, đường, nước, dầu mè, mỡ heo nhưng phải dùng nhiều kỹ thuật chế biến và trải nghiệm thì hương vị món ăn mới xuất sắc.

Tương truyền rằng khi vua Càn Long tới phía nam sông Dương Tử đã nếm thử món bánh Trứng Osmanthus và cảm thấy thích thú vô cùng. Từ đó, ông đã ra lệnh cho đầu bếp làm món ăn này thường xuyên và nó trở thành món ăn hoàng gia. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi món bánh màu vàng nom thật bắt mắt, mềm mịn, dẻo thơm, ngọt thanh quyến rũ này lại cực kỳ bổ dưỡng cho người già và trẻ nhỏ.

banh trung Osmanthus 3

Vào thời nhà Thanh không có nhiều máy móc hỗ trợ cho việc làm bánh, mọi thứ đều làm thủ công. Vậy nên, những loại bánh có nguyên liệu đơn giản nhưng lại có quá trình làm phức tạp thường có hương vị rất tuyệt vời. Quá trình làm nên món bánh Trứng Osmanthus này vẫn còn là một bí mật gia truyền ít người biết tới.

Ngày nay, ở Trung Quốc, không còn nhiều nơi bán loại bánh này nữa. Chỉ tại một số nhà hàng gia truyền ở Bắc Kinh như Tongheju thì mới vẫn còn bán.

Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách hãy thử qua món bánh này để hiểu được lý do tại sao nó lại được vua Càn Long “say mê” đến vậy. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm ẩm thực Trung Hoa thú vị mà du khách khó lòng quên được.

ngoc ty truyen quoc cua tan thuy hoang 7

Thăng trầm ngọc tỷ truyền quốc của Tần Thủy Hoàng

Ngọc tỷ là vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của Hoàng đế và còn được coi là Quốc bảo, nên được cất giữ tôn trọng truyền từ đời này sang đời khác. Muốn củng cố tư cách Hoàng đế của mình, các vua chúa phải nắm được trong tay “Ngọc tỷ truyền quốc”. Một trong những ngọc tỷ nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa chính là “Hòa thị bích” – ngọc tỷ truyền quốc của Tần Thủy Hoàng.

Với 8 chữ triện “受 命 於 天 既 壽 永 昌” (Phiên âm: Thụ mệnh ư thiên, ký thọ vĩnh xương) và chế tác từ khối ngọc quý giá bậc nhất Trung Quốc, Ngọc tỷ truyền quốc của Tần Thủy Hoàng là báu vật mà bất cứ vị hoàng đế nào cũng muốn sở hữu. Là biểu tượng của quyền lực thời phong kiến, ngọc tỷ truyền quốc trải qua nhiều chuyện vô cùng ly kỳ, gắn với sự hưng thịnh và suy vong của nhiều triều đại Trung Hoa.

Ngọc tỷ truyền quốc nguyên là “Ngọc bích họ Hòa” – Quốc bảo của nước Sở thời Chiến Quốc, sau lưu lạc các nước rồi mới được Thủy Hoàng Đế dùng để đẽo ngọc.

ngoc ty truyen quoc cua tan thuy hoang 1

Sử cũ kể lại rằng vào thời Xuân Thu, một người đàn ông nước Sở tên là Biện Hòa đã tình cờ nhặt được một viên đá ngọc ở trên núi. Biết đây là vật báu hiếm thấy trên đời nên Biện Hòa đã dâng tặng cho Sở Lệ Vương (trị vì 757-741 TCN).

Không biết là vật gì nên Sở Lệ Vương liền mời chuyên gia về ngọc tới để phân biệt. Tuy nhiên, đáng tiếc là người này không nhận ra đặc điểm của báu vật mà cho rằng đó chỉ là loại đá bình thường thường.

Kết cục bi đát là Biện Hòa mắc tội khi quân và bị nhà vua ra lệnh chặt đứt chân trái. Sau đó, Sở Võ Vương lên ngôi và Biện Hòa lúc này lại tiếp tục dâng tặng đá ngọc quý lên, nhưng nhà vua trẻ cũng cho rằng đó thực chất chỉ là một hòn đá và thế là thêm một lần nữa người đàn ông bị hàm oan và mất tiếp cái chân phải.

ngoc ty truyen quoc cua tan thuy hoang 3

Thời gian cứ thể trôi đi cho đến khi Sở Văn Vương lên ngôi, Biện Hòa bấy giờ đã tuổi già sức yếu lại còn bị tàn phế vì mất hai chân, ông ngồi ôm hòn đá quý ngồi dưới chân ngọn Sở Sơn mà gào khóc vô cùng thảm thiết, đến nỗi sau ba ngày ba đêm chảy cả máu mắt ra. Nghe tin lạ này, Văn Vương đã phái người tới để hỏi nguyên nhân, Biện Hòa thưa rằng: “Tôi khóc không phải là thương cho hai chân tôi bị chặt, chỉ thương là ngọc thật mà cho là đá thường và bị xem là kẻ nói đối. Đó là lý do tại sao tôi lại than thở”. Nhà vua nghe xong liền cho ngọc công kiểm tra lại thật kỹ thì quả nhiên đây là viên ngọc bích tinh khiết hoàn hảo, xác thực lời của Biện Hòa là thật. Kể từ đó, viên ngọc quý có tên gọi là “Hòa thị bích” (hay Ngọc bích họ Hòa) và được coi là quốc bảo của nước Sở.

Câu chuyện về nguồn gốc của “Hòa thị bích” có lẽ còn được pha trộn giữa sự thật và truyền thuyết. Quốc bảo này bắt đầu “lưu lạc” khi Sở Thành Vương quyết định ban thưởng cho quan Lệnh doãn Chiêu Dương, người lập công to với nước Sở. Tuy nhiên, không may sau đó Chiêu Dương đã làm mất “Hòa thị bích” và không tìm ra thủ phạm.

ngoc ty truyen quoc cua tan thuy hoang 4

Mãi đến năm 283 TCN, không rõ tại sao viên ngọc quý hiếm này lại tái xuất và trở thành quốc bảo của nước Triệu dưới giai đoạn trị vì của Triệu Huệ Văn Vương. Sau đó, câu chuyện về ngọc quý xuất hiện ở nước Triệu truyền đến tai của Tần Chiêu Tương Vương (cụ nội của Tần Thủy Hoàng).

ngoc ty truyen quoc cua tan thuy hoang 5

Tần Chiêu Tương Vương lúc đó là viết thư cho Triệu vương và đề nghị dùng tới 15 tòa thành để đổi lấy “Hòa thị bích”. Kết quả là Triệu Vương đồng ý và Lan Tương Như được cử đi sứ sang nước Tần để đổi ngọc lấy thành. Tuy nhiên, sau khi biết được Tần Vương có ý định cướp ngọc mà không muốn đổi thành, Lan Tương Như đã dùng kế dọa đập vỡ “Hòa thị bích”, nhờ vậy mới đưa được báu vật trở về nước Triệu.

Mãi tới năm 228 TCN, khi nước Tần đánh bại nước Triệu thì mới chiếm được “Hòa thị bích”. Sau khi đánh bại 6 nước chư hầu, hoàn thành đại nghiệp thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh cho Tôn Thọ đẽo viên ngọc quý này thành ngọc tỷ truyền quốc vào năm 221 TCN. Tôn Thọ chế ra Ngọc tỷ vuông vức bốn tấc, phía trên khắc hình con rồng cuộn khúc, tinh xảo khéo léo, phía dưới khắc tám chữ triện. Tám chữ này do Thừa tướng Lý Tư viết, chiếu theo ý của Tần Thủy Hoàng: “受 命 於 天 既 壽 永 昌” (Phiên âm: Thụ mệnh ư thiên, ký thọ vĩnh xương). Nghĩa là: Nhận mệnh trời ban, tồn tại mãi mãi / Đế vi Đế, thự thụ cự ký nhĩ chi chân. Kể từ đó, “Hòa thị bích” trở thành Ngọc tỷ truyền quốc của nhà Tần, mang ý nghĩa tượng trưng cho vương triều chính thống, ngôi vị và quyền lực tối thượng của hoàng đế.

ngoc ty truyen quoc cua tan thuy hoang 2

Dòng chữ trên ngọc tỷ “Hòa thị bích” thể hiện mong muốn bảo vật này có thể được truyền lại từ đời này sang đời khác, nhưng thật không ngờ, nhà Tần chỉ tồn tại ngắn ngủi. Nhà Tần truyền đến Tần Tử Anh thì diệt vong. Theo Sử ký, gian thần Triệu Cao sau khi giết Tần Nhị Thế từng định mang ngọc tỷ để làm vua nhưng không được quần thần tin phục nên phải lập Tử Anh lên ngôi. Tử Anh giết được Triệu Cao lúc cơ nghiệp nhà Tần đã không thể cứu vãn.

Tháng 10/206 TCN, khi Lưu Bang tiến quân vào Hàm Dương, Tần Tử Anh dùng dây đeo ấn của mình buộc vào cổ, niêm phong ngọc tỷ và phù tiết, đứng ở quỹ đạo chờ dâng cho Lưu Bang để xin hàng. Ngọc tỷ truyền quốc từ nhà Tần chuyển sang nhà Hán (206 TCN) và trở thành ngọc tỷ truyền quốc của triều đại nhà Hán.

Ngọc tỷ truyền quốc được nhà Hán coi là báu vật, giữ trong cung ở Trường An, tượng trưng hoàng quyền, còn khi sử dụng đóng công văn thì dùng 6 loại ngọc tỷ khác nhau: Hoàng đế Hành Tỉ (皇帝行璽), Hoàng đế Chi Tỉ (皇帝之璽), Hoàng đế Tín Tỉ (皇帝信璽), Thiên tử Hành Tỉ (天子行璽), Thiên tử Tín Tỉ (天子信璽), Thiên tử Chi Tỉ (天子之璽).

Năm 8, Hán Đế là Nhũ Tử Anh bị ngoại thích Vương Mãng cướp ngôi. Vương Mãng sai em là An Dương hầu Vương Thuấn vào trong hậu cung ép Thái hoàng Thái hậu Vương Chính Quân, mẹ của Hán Thành Đế và là cô ruột của Vương Mãng, trao Ngọc tỷ truyền quốc cho mình, nhưng Vương Chính Quân từ chối, mắng anh em họ Vương rồi cầm ngọc tỷ truyền quốc ném mạnh xuống đất, khiến cho viên ngọc tỷ này bị sứt một góc. Sau Vương Mãng sai người dùng vàng để khảm lại chỗ sứt đó.

Năm 23, Vương Mãng bị quân khởi nghĩa Lục Lâm đánh bại. Trước khi chết, ông đeo ngọc tỷ trên cổ. Một viên tướng của quân Lục Lâm giết Vương Mãng, đem dâng Ngọc tỷ cho chủ tướng. Đến Nnm 25, Hoàng tộc họ xa của nhà Hán là Lưu Tú đánh bại các lực lượng khởi nghĩa và cát cứ, lập ra nhà Đông Hán, Ngọc tỷ truyền quốc lại trở về tay nhà Hán.

ngoc ty truyen quoc cua tan thuy hoang 5

Cuối thời Đông Hán, xảy ra loạn “Thập thường thị” (hoạn quan) và Đổng Trác. Đổng Trác thao túng triều đình, làm nhiều điều ác, các chư hầu họp lại đánh. Năm 190, Đổng Trác bị quân các trấn đánh bại, bỏ kinh thành Lạc Dương, mang Hán Hiến Đế sang Trường An. Trước khi đi Đổng Trác đốt phá kinh thành cũ. Tướng chư hầu là Tôn Kiên tiến vào Lạc Dương bắt được Ngọc tỷ trong giếng Chân Cung.

Các chư hầu chia phe phái đánh lẫn nhau. Năm 191, Tôn Kiên nghe lời Viên Thuật đem quân tiến đánh Kinh Châu, chinh phạt Lưu Biểu, bị tử trận. Con Tôn Kiên là Tôn Sách phải nương nhờ Viên Thuật. Thuật bèn nhân cơ hội vợ Tôn Kiên là Ngô thị đem quan tài chồng về quê, bắt giữ lại và cướp đoạt Ngọc tỷ rồi xưng Đế ở Thọ Xuân (Hoài Nam).

Viên Thuật bị Tào Tháo và Lã Bố đánh bại. Năm 199, Viên Thuật ốm chết. Thủ hạ của Thuật là Từ Lục đem Ngọc tỷ truyền quốc dâng cho Tào Tháo – người đang nắm Hán Hiến Đế sau khi Đổng Trác bị giết. Tào Tháo tuy nắm được Ngọc tỷ nhưng sợ mang tiếng cướp ngôi nhà Hán nên chỉ xưng Vương. Năm 220, con Tào Tháo là Tào Phi lên thay cha, phế vua Hiến Đế lập ra nhà Tào Ngụy, Ngọc tỷ truyền quốc chính thức thuộc về họ Tào.

Năm 265, Tư Mã Viêm ép vua Nguỵ là Tào Hoán phải nhường ngôi, lập ra nhà Tấn, Ngọc tỷ lại rơi vào tay dòng họ Tư Mã.

Nhà Tây Tấn tồn tại 52 năm thì bị diệt vong (316), phải chạy xuống Giang Nam, gọi là Đông Tấn. Lưu Thông nước Hán Triệu của người Hung Nô diệt Tây Tấn, nắm được Ngọc tỷ. Sau đó Hậu Triệu của người Yết diệt Hán Triệu, Ngọc tỷ thuộc về Hậu Triệu của Thạch Lặc.

ngoc ty truyen quoc cua tan thuy hoang 8

Năm 352, nước Nhiễm Ngụy diệt Hậu Triệu, Ngọc tỷ lại vào tay vua nước này là Nhiễm Mẫn (người Hán). Nhưng ngay năm đó Mẫn đi đánh Tiền Yên bị tử trận, Thái thú Bộc Dương của Nhiễm Ngụy là Đái Thi đem truyền Quốc Ngọc tỷ hiến cho hoàng đế nhà Đông Tấn. Ngọc tỷ trở về tay người Hán.

Năm 420, Lưu Dụ cướp ngôi nhà Đông Tấn, chiếm được Ngọc tỷ, lập ra nhà Lưu Tống. Từ đó Ngọc tỷ truyền quốc truyền qua các triều đại Nam triều thời Nam Bắc triều là Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Trần. Bắc triều không có Ngọc tỷ.

Năm 589, nhà Trần bị nhà Tùy ở Trung nguyên tiêu diệt, Ngọc tỷ truyền quốc lọt vào tay nhà Tùy. Đến năm 617, Tùy Dạng Đế bị Vũ Văn Hóa Cập phát động chính biến giết và chiếm được Ngọc tỷ truyền quốc. Vũ Văn Hóa Cập xưng Đế, lập ra nước Hứa, nhưng chính quyền này chỉ tồn tại có 1 năm sau bị Hạ vương Đậu Kiến Đức đánh bại, bắt và giết ở Liêu Thành. Năm 621, Đậu Kiến Đức bị nhà Đường đánh bại, bị bắt giết ở Trường An, người vợ đem Ngọc tỷ truyền quốc dâng cho Đường Cao Tổ Lý Uyên. Từ đó Ngọc tỷ thuộc về nhà Đường.

Năm 907, Chu Ôn cướp ngôi nhà Đường lập ra nhà Hậu Lương, Ngọc tỷ lại rơi vào tay nhà Hậu Lương.

Qua thời Ngũ đại Thập quốc tới nhà Tống kế tục, Ngọc tỷ thuộc về nhà Tống. Năm 1127, hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông bị quân Kim (người Nữ Chân) bắt đưa về Bắc Kinh, Ngọc tỷ rơi vào tay nhà Kim. Nhà Nam Tống của Triệu Cấu không có Ngọc tỷ truyền quốc.

Năm 1234, nhà Kim bị người Mông Cổ diệt, Ngọc tỷ rơi vào tay nhà Nguyên. Năm 1368, Nguyên Thuận Đế bị Minh Thái Tổ đánh đuổi, cầm Ngọc tỷ chạy lên Mạc Bắc. Nhà Minh làm chủ Bắc Kinh nhưng không nắm được Ngọc tỷ truyền quốc.

Sau này, dòng dõi của Nguyên Thuận Đế là Lâm Đan Hãn chết, Ngọc tỷ được mang dâng cho vua Hậu Kim của người Nữ Chân là Hoàng Thái Cực – con Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Từ đó đến khi Hậu Kim đổi thành nhà Thanh và tiến vào Trung nguyên diệt nhà Minh, Ngọc tỷ trong tay nhà Thanh.

ngoc ty truyen quoc cua tan thuy hoang 6

Ngọc tỷ truyền quốc truyền đến vua cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi. Sau Cách mạng Tân Hợi (1911), Phổ Nghi bị phế, Phùng Ngọc Tường lấy Ngọc tỷ giao lại cho một ủy viên cơ quan tiền thân của Bảo Tàng Cố cung.

Có ý kiến cho rằng Ngọc tỷ truyền quốc đã bị thiêu hủy khi Hậu Đường Mân Đế bị Thạch Kính Đường cướp ngôi năm 936 đã cầm Ngọc tỷ nhảy vào lửa tự thiêu và Ngọc tỷ truyền cho nhà Tống sau này chỉ là Ngọc tỷ giả.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn, hãy book Tour Trung Quốc của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!

bua com doan dau dai 4

“Bữa cơm đoạn đầu đài” dành cho tử tù trước khi bị hành hình trong lịch sử Trung Hoa cổ đại

Theo phong tục có từ thời xưa, tử tù trước khi bị xử trảm sẽ được cho ăn một bữa thịnh soạn no nê, đôi lúc trong những món ăn còn có một miếng thịt sống. Ý nghĩa của tập tục này là gì? Mời du khách cùng chúng tôi tìm hiều qua bài viết này nhé!

Cổ nhân quan niệm rằng, con người ta khi đến thế gian này vốn là không dễ dàng, cho nên lúc rời đi thì càng đàng hoàng càng tốt. Điều này không chỉ đúng đối với những người thuận theo quy luật “sinh lão bệnh tử” mà nó còn đúng cho cả những người phạm tội nặng phải bị xử trảm. 

Thời phong kiến cổ đại đề cao việc “dùng nhân từ để trị”, hết sức coi trọng sinh mạng. Về cơ bản, các quan chức sẽ chọn xử trảm tù nhân sau tiết thu và trước khi bắt đầu mùa đông. Đối với người xưa, “Thu hậu vấn trảm” không chỉ thuận theo thiên thời mà còn là một con đường sống cho các tử tù.

bua com doan dau dai 3a

Các tù nhân bị kết án tử ở nhiều vùng khác nhau thường được quan lớn trong triều xem xét lại trước khi hành hình. Nhưng vì việc di chuyển trong thời cổ đại lạc hậu, phải mất vài tháng để chuyển tin tức đến Kinh thành, nên trong quá trình này, người thân của tử tù vẫn còn cơ hội để tìm bằng chứng mới và lật ngược bản án. Chính vì thế, “Thu hậu vấn trảm” cũng ngăn chặn sự bất công ở một mức độ nhất định. Điều này cũng là tuân theo Thiên ý, mùa thu, vào thời điểm này mọi thứ đang dần khô héo, và việc xử tử tội phạm xảy ra là lẽ đương nhiên.

Về ngày xử trảm cũng có nhiều quy định phức tạp, ví dụ như xử trảm phải vào lúc giờ ngọ ba khắc (tức 11 giờ 45), giờ khác ngoài thời điểm này là không phù hợp. Người xưa cho rằng, đây là khoảng thời gian dương khí nhất trong ngày, chọn hành hình vào thời điểm này có thể ngăn chặn quỷ hồn quay trở lại trần gian làm điều không tốt cho người khác.

Trước khi xử trảm những tên tội phạm này sẽ được cho ăn một bữa cơm cuối cùng. Bữa ăn cuối cùng này được gọi là “bữa cơm đoạn đầu đài” hay còn gọi là “bữa cơm từ dương”. Đây là bữa ăn cuối cùng trong cuộc đời tử tù, chính vì thế nha dịch của quan phủ đều cố gắng chuẩn bị thịnh soạn nhất có thể. Trong “bữa cơm đoạn đầu” này ít nhất phải có hai món, thông thường là có thịt, rau, cơm, bánh bao. Tuy nhiên, dù được cung cấp một bữa ăn ngon nhưng hầu hết các tử tù đều không thể nuốt trôi được. Bởi vào thời điểm này họ rất lo lắng, cảm xúc không thường ổn định. Cũng có lúc thì có một vò rượu cho những người thích uống rượu để họ lặng lẽ lên đường trong cơn say.

bua com doan dau dai 2

Người xưa quan niệm không nên làm ma đói nên dù có phạm lỗi gì đi chăng nữa thì khi chết thì coi như đã trả hết nợ, nên bữa cơm ăn no trước khi xử trảm cũng là một thiện chí đối với những người này.

Theo ghi chép lịch sử, “bữa cơm đoạn đầu đài” có sớm nhất vào thời Xuân Thu. Sau khi Sở Trang Vương, một trong 5 vị vua của thời Xuân Thu bình định, dẹp loạn, ông đã tống giam các quan lại và kết án tử hình. Vì muốn thể hiện là một người có tấm lòng rộng lượng, ông ra lệnh khoản đãi những phản thần kia, cho họ ăn thêm bữa trước khi chết, đợi bọn họ sau khi ăn uống no đủ sẽ hành hình, tránh phải làm ma đói dưới âm phủ. Kể từ đó, “bữa cơm đoạn đầu đài” vẫn tiếp diễn, và kéo dài cho đến các triều đại sau này.

Các triều đại khác nhau có quy định về “bữa cơm đoạn đầu đài” khác nhau, nhà Tống quy định rõ ràng, tiền cơm không được ít hơn tiêu chuẩn 5.000 xu. Vào thời điểm đó, số tiền này là một khoản khổng lồ. Dù những quan chức ở các cấp đều biển thủ một ít nhưng số tiền còn lại cho “bữa cơm đoạn đầu” không hề ít.

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, “cơm trảm” có một chút đặc biệt, ngoài đồ ăn chín còn có một miếng thịt sống được đặt trong bát.

bua com doan dau dai 1

Vào thời cổ đại, hầu hết người dân đều tin vào luân hồi và địa ngục, họ tin vào thuyết luân hồi chuyển thế. Tương truyền sau khi bị xử trảm, linh hồn sẽ lìa khỏi xác, bị hắc bạch vô thường áp giải linh hồn về âm phủ, rồi giao cho quỷ đầu bò, mặt ngựa áp giải đến nơi xét xử. Sau khi xét xử họ phải bước qua cầu Nại Hà đến uống canh Mạnh Bà rồi mới chuyển sinh. Bên cạnh cầu Nại Hà luôn có một con chó hung hãn. Một khi hồn ma bị con chó hung ác này nuốt chửng, hồn ma sẽ không thể tái sinh. Vì vậy, viên quản ngục bỏ một miếng thịt sống vào bát của người tù để cho người tù đem xuống âm phủ cho con chó dữ ăn để có thể tái sinh thuận lợi. Cho nên tử tù chẳng những không nổi giận mà còn rất cảm kích khi thấy miếng thịt sống đấy.

Đặt miếng thịt sống vào bát cơm của tử tù tưởng là hành động khinh người của người thời cổ đại nhưng nó có thể làm giảm bớt áp lực tâm lý cho tử tù. Hơn nữa, đây cũng được xem như “lòng nhân đạo” của người xưa.

Thời cổ đại, mọi người chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất sâu sắc, do đó các vị Hoàng đế khi cai trị đất nước cũng chú ý ít nhiều đến sự nhân đạo, phép tắc, ngay cả tử tù cũng sẽ để họ được hưởng phẩm giá cuối cùng. Và “bữa cơm đoạn đầu” thời cổ đại chính là biểu hiện của tư tưởng đó.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn, hãy book Tour Trung Quốc của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!

tiet tan nu nhan co cai chet bi tham trong thoi bac te 1

Tiết Tần – mỹ nhân có cái chết thê thảm nhất thời Bắc Tề trong lịch sử Trung Hoa

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai nữ nhân nhận cái chết thê thảm nhất. Một là Thích Phu Nhân, sủng phi của Hán Cao Tổ Lưu Bang, bà đã bị Lã Hậu giết chết bằng những đòn ghen tuông tàn độc. Người còn lại là Tiết Tần, phi tần của Văn Tuyên Đế Cao Dương. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Tiết Tần – nữ nhân mang mệnh khổ, chết không toàn thây lại còn bị rút xương làm đàn tì bà.

Gia tộc Cao thị thời Bắc Tề rất khác biệt với các gia tộc khác. Họ không chỉ không thể trị quốc mà còn hoang dâm vô đạo, giết người tàn bạo. Đó là lý do mà các nhà sử học gọi Bắc Tề là vương triều “cầm thú” đầy dâm loạn.

Văn Tuyên Đế Cao Dương (526-559) là Hoàng đế khai quốc của triều đại Bắc Tề trong lịch sử Trung Hoa. Trong giai đoạn đầu trị vì, Văn Tuyên Đế chú tâm đến các vấn đề quân sự, vì thế sức mạnh quân sự của Bắc Tề lúc này ở vào thời kỳ đỉnh cao. Ông ta cũng cố cân bằng gánh nặng thuế và giảm bớt hủ bại, tham nhũng trong triều bằng cách trả bổng lộc hậu hĩnh cho các quan lại.

Tuy nhiên, về sau Văn Tuyên Đế càng ngày càng trở nên tàn bạo và có các hành vi thất thường do chứng nghiện rượu, khiến triều chính rơi vào hỗn loạn, người người oán hận. Mỗi lần uống rượu say, Văn Tuyên Đế liền trở thành một kẻ sát nhân tàn bạo, chém giết người bừa bãi để mua vui. Do đó, một đại thần có tài tên là Dương Âm đã phải lập ra một nhóm các tù nhân đã bị kết án tử hình để khi Văn Tuyên Đế muốn giết ai đó, thì sẽ đưa một tù nhân trong nhóm đến để Văn Tuyên Đế hành quyết. Nếu tù nhân đó có thể sống sót thì sẽ được phóng thích.

tiet tan nu nhan co cai chet bi tham trong thoi bac te 2

Cao Dương cũng thường bắt dân nữ đưa vào hoàng cung và hưởng lạc cùng thân tín. Tính cách của vị Hoàng đế này có thể được miêu tả bằng chữ “thối nát”. Trong cuốn sử “Tư trị thông giám”, tác giả Tư Mã Quang từng mô tả Văn Tuyên Đế rằng: “Văn Tuyên Đế uống rất nhiều rượu và thích sống phóng đãng, thường thực hiện các hành vi cuồng bạo theo ý muốn nhất thời của mình. Đôi lúc, khi thời tiết ấm áp, ông ta có thể khỏa thân phơi nắng song ngay cả vào mùa đông giá rét, ông ta cũng lột quần áo và chạy khắp nơi. Có lần, ông hỏi một người đàn bà trên đường rằng: “Thiên tử là người như thế nào?”. Người đàn bà đáp rằng: “Điên điên khùng khùng, có Thiên tử nào như vậy đâu”. Tức giận, Văn Tuyên Đế liền ra lệnh chặt đầu người đàn bà”.

Lúc bấy giờ, có một nàng ca kỹ rất xinh đẹp – Tiết Tần – rất được Cao Dương cực kỳ sủng ái. Nhưng ở thời cổ đại, gần vua như gần hổ. Dù được Hoàng đế nhất mực sủng ái Tiết Tần cũng không tránh được cái chết thê thảm.

tiet tan nu nhan co cai chet bi tham trong thoi bac te 3

Tiết Tần có một người em gái cũng xinh đẹp không kém. Cao Dương thường xuyên đến quán rượu của người này và sau đó đã phát sinh tư tình. Em gái của Tiết Tần cũng rất thông minh, dựa vào mối quan hệ này, nghĩ rằng Hoàng đế rất yêu thương mình nên đã cầu xin Cao Dương phong cho cha ruột chức quan Tư Đồ.

Ai ngờ Cao Dương vừa cười vui vẻ đã lập tức cau có nổi giận, hắn chỉ vào em gái của Tiết Tần và nói: “Tư Đồ là chức quan quan trọng trong triều, ngươi muốn xin là xin được sao?”. Nói xong hắn đích thân dùng cưa cưa chết nữ nhân này.

Một thời gian sau, Cao Dương nghi ngờ Tiết Tần và Cao Nhạc (thúc thúc của Cao Dương) có mối quan hệ mờ ám. Không nói không rằng, hắn đã ban rượu độc cho Cao Nhạc, sau đó chặt đầu Tiết Tần chỉ với một nhát dao. Tiếp đó, Cao Dương giấu thủ cấp đầy máu của Tiết Tần trong tay áo rồi đến dự yến hội.

tiet tan nu nhan co cai chet bi tham trong thoi bac te 4

Trên yến hội đêm hôm đó, Cao Dương uống rất nhiều rượu, tinh thần vô cùng sảng khoái. Khi yến hội đến cao trào, hắn rút thủ cấp khỏi tay áo và ném thẳng lên bàn tiệc. Cao Dương còn ra lệnh cho người mang thi thể của Tiết Tần đến trước mặt mọi người. Ông ta thậm chí còn đùa giỡn với thi thể của Tiết Tần khiến tất cả những người dự tiệc đều kinh hãi, rùng mình. Sau đó đoạn chi và rút xương chân ngay tại chỗ, hắn muốn dùng xương chân của Tiết Tần để làm một cây đàn tì bà. Như vậy, Tiết Tần đã trở thành Phi tần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa cổ đại bị rút xương làm đàn tì bà. Về sau, khi ôm cây đàn tì bà đó, Cao Dương rơi nước mắt mà nói: “Giai nhân nan tái đắc” (Người đẹp khó gặp lại). 

Sau khi biến xương chân của Tiết Tần thành đàn tì bà, Cao Dương đã tổ chức tang lễ cho nàng. Lúc đấy, hắn đi theo đoàn đưa tang và khóc rất to như thể bản thân rất đau lòng.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn, hãy book Tour Trung Quốc của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!

am thuc ho nam 9

Vương vấn ẩm thực Hồ Nam ở Trung Quốc

Hồ Nam là một tỉnh nổi tiếng của Trung Quốc được nhiều người biết đến với vô vàn những điều thú vị chờ đợi khám phá, trong đó không thể không kể đến văn hóa ẩm thực nơi đây. Những món ăn của Hồ Nam nổi bật với màu sắc bắt mắt cùng hương vị ngon khó cưỡng, mang đến những trải nghiệm mới lạ cho vị giác của thực khách.

Tỉnh Hồ Nam nằm ở khu vực phía Nam của Trung Quốc, tại khu vực vùng trung du Trường Giang và mạn Nam của hồ Động Đình. Khu vực này ngày trước đã từng là trung tâm giao thông quan trọng của thời kỳ phong kiến. Với phong cảnh hữu tình cùng với món ăn ngon đã khiến cho nơi đây thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Các món ăn với hình thức trang trí đẹp mắt, độc đáo và nhiều màu sắc bắt mắt cùng với công thức chế biến công phu. Không những thế, hương vị độc đáo làm thực khách ăn một lần mà cứ vương vấn không quên.

Trải qua hàng nghìn năm cùng với thăng trầm lịch sử, Hồ Nam đã trở thành một trung tâm với sư đa dạng văn hóa ẩm thực. Hồ Nam có vị trí tại trung tâm chiều dài dòng chảy của sông Trường Giang. Hồ Nam được bao quanh ba mặt Đông, Nam và Tây Nam bởi núi. Khí hậu tại Hồ Nam là kiểu khí hậu cận nhiệt đới. Mùa đông rất ngắn và mát. Mùa hè thì nóng ẩm và mưa nhiều. Chính vì đặc điểm bốn mùa ngắn hạn này đã làm nên sự đa dạng và riêng biệt của nền ẩm thực Hồ Nam. Người ta thưởng nói ẩm thực Hồ Nam chính là một bức tranh toàn bích hay một bách khoa toàn thư về ẩm thực.

Trải qua hơn 2.000 năm tồn tại và phát triển, trường phái ẩm thực Hồ Nam đã hoàn thiện và khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo.

am thuc ho nam 8

Nghệ thuật nấu nướng ở Hồ Nam chú trọng sự tinh tế, hoàn mỹ. Điểm nổi bật của trường phái ẩm thực Hồ Nam là trong quá trình nấu ăn họ chú trọng đến nhiều chất béo (nhưng không ngấy chút nào), chua và đặc biệt là vị cay. Vị cay của Hồ Nam khác biệt hoàn toàn với vị cay của Tứ Xuyên. Người Tứ Xuyên dùng ớt, hạt tiêu Tứ Xuyên để tạo vị cay, nhưng người Hồ Nam thì không. Vị cay của món ăn Hồ Nam đến từ ớt, tỏi, hẹ tây. Vị cay của ẩm thực Hồ Nam mang nhiều “cung bậc” của nhiều hương vị kết hợp, ví dụ vị cay nóng kết hợp với chua, ớt băm nhỏ muối hay đậu nành lên men cay. Hầu hết các món ăn của Hồ Nam đều cay nóng, thậm chí hương vị còn mạnh mẽ hơn ẩm thực Tứ Xuyên. Trong ẩm thực Hồ Nam còn chú trọng đến sử dụng nước xốt giúp tăng thêm nhiều hương vị cho món ăn hơn nữa. Hương thơm của các món ăn cũng nhẹ nhàng. Chính những điều này làm cho các món ăn của Hồ Nam có tính “gây nghiện” rất cao. 

Thực phẩm phổ biến trong ẩm thực Hồ Nam là thủy hải sản và gia cầm. Người Hồ Nam rất coi trọng sự tươi nguyên của nguyên liệu. Họ cho rằng, nguyên liệu còn tươi sống mới, món ăn mới thơm ngon. Các loại thủy hải sản được dùng nhiều ở đây là cá, tôm, cua và rùa. 

Hồ Nam sở hữu một nền ẩm thực với những tiêu chuẩn khắt khe vô cùng. Có tổng cộng hơn 4.000 món ăn khác nhau ở Hồ Nam. Trong đó, hơn 300 món ăn rất phổ biến với du khách, nhưng có thể kể đến 7 món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực Hồ Nam đó là:

Thịt heo xông khói xào ớt

am thuc ho nam 1

Người dân Hồ Nam vốn có sở thích nấu các món theo phương pháp xông khói. Với phương pháp chế biến này họ có thể làm rất nhiều món khác nhau. Có thể kể đến như là thịt heo hun khói, thịt gà hun khói, cá hun khói,… Nổi bật nhất chính là món thịt heo xông khói xào ớt. Sự kết hợp hài hòa giữa thịt heo và ớt sừng đã tạo nên một món ăn rất giàu chất dinh dưỡng và có màu sắc bắt mắt nữa. Thịt hun khói săn chắc kết hợp cùng màu đỏ tươi của ớt thật khó mà cưỡng lại. 

Thịt heo xào tiêu

am thuc ho nam 7

Thịt heo xào tiêu là một món ăn cổ điển trong ẩm thực Hồ Nam. Các thành phần rất đơn giản và chỉ cần một số loại nước chấm thường được sử dụng, bao gồm nước xốt lên men, thịt lợn, nước tương, rượu nấu ăn, đường, bột đậu, hành lá,mì chính,… Món ăn được nấu theo phong cách dân dã và món ăn này sẽ cực hấp dẫn đối với ai yêu thích vị cay nồng nàn của ớt tiêu xứ Trung Hoa.

Đầu cá hấp cay

Cái tên đầu cá hấp cay cũng đã gợi lên một món ăn siêu cay bởi ớt là một phần nguyên liệu chính của món ăn này. Đây là món ăn cay bậc nhất nhất Trung Quốc nói chung và Hồ Nam nói riêng.

am thuc ho nam 2

Đầu cá được làm sạch, tránh mùi tanh rồi đem đi hấp phủ kín bởi ớt xanh, ớt đỏ. Khi ăn, vị nồng của ớt khiến miệng và ruột trở nên nóng ran nhưng lại vị ngon khiến thực khách vẫn không cưỡng lại được. Món này có thể ăn kèm mì trứng, canh cá, tuy nhiên vẫn không lấn át được vị cay tệ dại của nó.

Lẩu cá cay

Tại khu vực Hồ Nam, có một địa điểm vô cùng hút khách du lịch, đó chính là Phượng Hoàng Cổ Trấn. Ngoài là một địa danh đẹp, vùng đất này còn sở hữu nhiều món ăn hấp dẫn “níu chân” du khách gần xa, đặc biệt phải kể đến món lẩu cá cay.

am thuc ho nam 4

Nguyên liệu chính là cá được bắt từ con sông Đà Giang nằm ngay bên thị trấn, được chế biến khi còn tươi sống, cho nên giữ nguyên được vị ngọt, thịt rất dai và bùi, hòa quyện với vị cay nồng của ớt. Lẩu lá cay được ăn với những loại rau và nước chấm riêng biệt tạo nên sự kết hợp tuyệt vời giữa sắc, hương, vị. Ở đây, người ta sẽ ăn lẩu cùng cơm trắng, và sẽ ngon hơn nếu có thêm một phần rau xào.

Lẩu khô Hồ Nam

am thuc ho nam 5

Lẩu cũng có thể ăn khô, không cần nước dùng? Nghe dù lạ nhưng đây lại là một món ăn cực bổ dưỡng và ngon miệng, lại rất dễ thực hiện. Nguyên liệu làm lẩu khô có thể là vịt, cá, thỏ… Những món này sau khi sơ chế được ướp thêm các loại phụ liệu như gừng lát, rau mùi… rồi dùng rượu trắng xào sơ qua, sau đó bỏ vào chút dầu ớt, đun khoảng 15 phút là trở thành nồi lẩu khô có mùi vị đặc biệt. Đến Hồ Nam mà thưởng thức món lẩu độc đáo này hẳn du khách sẽ phải “ghiền” ngay lập tức.

Vịt hầm tiết và gạo nếp

Vịt hầm tiết và gạo nếp là một trong những món ăn đứng top trong danh sách “cao lương mĩ vị” không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến Hồ Nam. Công thức để chế biến món ăn này rất cầu kì, phức tạp, từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu chế biến vô cùng phức tạp. Những công đoạn nhỏ nhất như ngâm gạo nếp, trộn tiết sống rồi hấp cách thủy, sau đó là công đoạn cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn và cho vào để chiên lên. Cùng lúc đó, vịt sẽ được cho vào để hầm tới khi chín nhừ, mềm, tiếp sau đó sec nhồi tiết và gạo nếp đã chiên vào trong vịt rồi hầm thêm một lúc nữa cho đến khi vịt chuyển thành màu vàng đỏ hấp dẫn. Bước cuối chính là nêm nếp gia vị cho vừa miệng để ăn. Thịt vịt mềm, thơm và dai được ăn cùng với gạo nếp đã chiên giòn bên trong tạo nên hương vị vô cùng độc đáo và mới lạ.

am thuc ho nam 6

Nếu chưa được trải nghiệm chắc chắn du khách sẽ nghĩ món này khó ăn, tuy nhiên vì công đoạn chế biến món ăn này gồm rất nhiều bước cùng với việc nêm nếm gia vị rấ đậm đà mà mùi tanh của vị đã biến mất. Thịt vịt mềm, dai, thơm ăn kèm cùng với gạo đã chiên giòn thơm thơm khiến cho món ăn càng thêm phần hấp dẫn hơn.

Đậu phụ thối hỏa cung điện

Có thể du khách đã được biết đến đậu phụ thối chiên vàng và chấm với sốt cay được bán ở đầy rẫy vỉ hè tại Trung Quốc, nhưng có lẽ, món Đậu phụ thối hỏa cung điện vang danh cùng câu nói “đen như mực, non như pho mát và mềm như nhung” sẽ gây cho du khách một ấn tượng mới lạ và độc đáo hơn cả. Món ăn này chỉ có ở thành phố Trường Sa của Hồ Nam.

am thuc ho nam 3

Nguyên liệu chính của món ăn là đậu phụ được làm từ nước tương, sau khi ngâm tương với dung dịch nước muối đặc biệt nửa tháng sau thì mới lấy ra, sau đó sử dụng dầu cây trà để chiên lên trên lửa nhỏ và cho thêm dầu mè và xốt tương ớt.

Món đậu phụ thối hỏa cung điện cũng có đặc trưng như các món đậu phụ thối thông thường, vẫn đậm mùi “thum thủm” riêng biệt mà không có món nào có được. Chỉ cần nếm thử một miếng đậu phụ thối hỏa cung điện, khi miếng đậu chạm đến đầu lưỡi thì mùi “thum thủm” sẽ tan biến ngay mà thay vào đó chính là mùi nồng nồng, thơm thơm, béo ngậy, non mềm hòa quyện giòn với lớp vỏ giòn tan khiến cho mọi thực khách nếm thử một lần thì sẽ khó cưỡng và không thể nào quên.

Ẩm thực Hồ Nam với nhiều món đặc sản trứ danh quả thực khiến người ta phải “mê mẩn”. Hãy chọn một Tour Trung Quốc của chúng tôi để có cơ hội khám phá và trải nghiệm nền ẩm thực Chiết Giang nhé! 

moi quan he tai tieng cua minh hy tong 6

Mối quan hệ tai tiếng của Minh Hy Tông trong lịch sử Trung Hoa

Việc Hoàng đế nạp Phi tần hơn tuổi có lẽ không phải là trường hợp hiếm gặp trong lịch sử Trung Hoa, thế nhưng thông dâm với nhũ mẫu của chính mình thì có lẽ chỉ có trường hợp của Minh Hy Tông. 

Minh Hy Tông (23/12/1605 – 30/9/1627), tên thật là Chu Do Hiệu, là vị Hoàng đế thứ 16 của nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa, trị vì từ năm 1620 đến năm 1627. Trong thời gian tại vị, ông chỉ dùng một niên hiệu là Thiên Khải, nên còn được gọi là Thiên Khải Đế.

Ông là con trai trưởng của Minh Quang Tông – vị Hoàng đế tại vị ngắn nhất trong lịch sử nhà Minh, do ông băng hà chỉ sau 29 ngày tại vị. Còn mẹ của Minh Hy Tông là Hiếu Hòa Hoàng hậu Vương thị. Không may là vị Hoàng hậu này mất sớm, nên từ nhỏ, Chu Do Hiệu đã thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ. Vua cha đã phải tuyển lựa nhũ mẫu vào cung để chăm sóc Hoàng tử. Theo sử sách, Chu Do Hiệu có tật rất “kén” vú nuôi. Có đến hàng trăm vú nuôi được đưa vào cung nhưng đều không thể cho Hoàng tử bú được. Chỉ đến khi Khách Thị được đưa vào thì Chu Do Hiệu mới tỏ ra ngoan ngoãn nghe lời. Chỉ đến khi Khách thị (tên thật là Khách Ấn Nguyệt) được đưa vào cung, thì lúc đó Chu Do Hiệu mới chịu ngoan ngoãn nghe lời. Thời điểm đó, Khách thị khoảng 18 tuổi, đã có chồng là một nông dân ở Bảo Định, Hà Bắc và có một đứa con gái. Tuy nhiên, đứa con gái của bà không may qua đời chỉ sau khi sinh khoảng 1 tháng.

Chu Du Hiệu cứ thế lớn lên trong sự chăm sóc của Khách thị. Theo quy định, các nhũ mẫu sẽ phải rời khỏi cung điện trước khi Hoàng tử lên 7 tuổi nhưng điều này không được áp dụng với Khách thị. Càng trưởng thành, Chu Do Hiệu càng quấn quýt hơn với người nhũ mẫu này. Thậm chí, nếu không gặp nhũ mẫu ít nhất một lần một ngày, Chu Do Hiệu sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người, thành ra dễ cáu giận với nhiều người. 

Vào năm 1620, Minh Quang Tông băng hà, Chu Do Hiệu lên ngôi Hoàng đế khi mới 15 tuổi. Dù đã là vua một nước, nhưng Minh Hy Tông vẫn luôn quấn quýt bên Khách thị như hình với bóng.

moi quan he tai tieng cua minh hy tong 5

Nói Minh Hy Tông có tình cảm với nhũ mẫu Khách thị cũng chẳng có gì sai, khi ông là do một tay người phụ nữ này nuôi lớn. Tuy nhiên, tình cảm đấy không đơn thuần là tình thương như con dành cho mẹ mà là của những cặp tình nhân đối đãi với nhau. Thậm chí, các nhà sử gia còn khẳng định rằng chắc chắn giữa Minh Hy Tông và Khách thị có chuyện ân ái chăn gối. Bởi lẽ, khi Minh Hy Tông lên ngôi vua, Khách thị đã trên dưới 40 tuổi nhưng bà vẫn đẹp tựa mỹ nhân 28 tuổi, khiến Hy Tông đang độ tuổi xuân thì mê mẩn. Hơn nữa, dù là gái góa chồng nhưng vốn xinh đẹp lẳng lơ nên chưa bao giờ Khách thị tự coi mình là nhũ mẫu của Hy Tông. Theo sử liệu ghi chép, mỗi sáng sớm, Khách thị đều tới tẩm cung của Hy Tông để hầu hạ vua cho tới nửa đêm mới về.

moi quan he tai tieng cua minh hy tong 2

Chính vì có tình ý với nhũ mẫu nên khi Minh Hy Tông lên ngôi Hoàng đế chưa được bao lâu, ông đã phong cho Khách thị làm Phụng Thánh phu nhân, lại ấm phong cho con trai của họ Khách là Hầu Hưng Quốc chức Cẩm Y Vệ chỉ huy sứ, sai bộ Hộ chọn 20 mẫu đất tốt ban cho họ Khách làm ruộng hương hỏa. Việc gia phong quá hậu hĩnh cho một người vú nuôi như vậy đương nhiên gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía các đại thần. Để dẹp yên dư luận, Minh Hy Tông ra một chỉ dụ nói rất rõ công đức không ai có thể sánh bằng của Khách thị.

Với chỉ dụ này, Khách thị từ một người dân thường đã trở thành một phu nhân cao quý, có thể hưởng hết những vinh hoa phú quý của thế gian. Tuy nhiên, việc phong tước vị cho Khách thị không phải là ân sủng cuối cùng của Minh Hy Tông dành cho người vú nuôi của mình. Càng về sau, Minh Hy Tông càng sủng ái Khách thị hơn, thậm chí tới mức nhiều sử gia hiện nay cũng cảm thấy không thể lý giải nổi.

Mùa đông năm 1620, Khách thị chuyển vào sống ở phía tây của cung Càn Thanh, Hoàng đế Hy Tông tới nơi chúc mừng. Hoàng đế thưởng yến, Tư Chung Cổ dẫn đầu các thái giám đứng ra diễn trò, Hoàng đế rất lấy làm vui nên cho phép Khách thị từ nay có thể ra vào cung bằng kiệu nhỏ, tự mình lựa chọn thái giám trong cung làm người khiêng kiệu, mọi lễ nghi đều không khác gì Phi tần.

Năm Thiên Khải thứ 2, Khách thị phụng chỉ chuyển tới cung Hàm An, thế lực càng lớn hơn. Minh Hy Tông ban Khách thị các thái giám Thôi Lộc, Hứa Quốc Ninh… hơn 10 người, cộng thêm những kẻ khác tự nguyện tới phục vụ chăm sóc cho có tới cả trăm. Mỗi lần tới sinh nhật của Khách thị, Hoàng đế đều tự tới nơi để chúc mừng, ban thưởng vô số.

Tiền lương bổng dùng ở chỗ Khách thị có khi còn được hối thúc gấp hơn cả ở chỗ của Hoàng đế. Mặc dù đã là Phụng Thánh phu nhân, ăn bổng lộc của Hoàng đế, tuy nhiên, cơm nước của Hy Tông vẫn do Khách thị đứng ra lo liệu. Mỗi ngày ba bữa, Hoàng đế ăn không hết ngự yến đều ban xuống cho Khách thị. Một ngày ba bữa nội thị mang đồ ăn trong cung phải đi lại không ngớt giữa hai nơi.

moi quan he tai tieng cua minh hy tong 3

Dựa vào tình cảm của Minh Hy Tông, Khách thị lấy đó để gây sóng gió trong hậu cung và đã có những cơn ghen vô cớ đối với các Phi tần được Minh Hy Tông sủng ái. Nhiều Phi tần đã bị Khách Thị đánh ghen, thê thảm nhất chính là Trương Dục Phi. Ngày đó, Trương thị nhập cung làm cung nữ lúc mới 6 tuổi, tới khi 17 thì lọt vào mắt xanh của Hoàng đế, được nạp làm phi tần và may mắn mang thai rồi thăng cấp làm Dục Phi.

Khách thị thấy thế thì ghen ghét điên cuồng, bà bày kế hãm hại Dụ Phi tội khi quân rồi đày vào lãnh cung, không được tiếp thức ăn, nước uống. Cuối cùng, Trương Dục Phi tội nghiệp dù mang long thai vẫn chết thảm khi mới 18 tuổi. Không những thế, Dục Phi còn bị táng dưới phận cung nữ, tận đến đời sau mới được khôi phục danh dự.

moi quan he tai tieng cua minh hy tong 4

Không chỉ Trương Dục Phi, Khách thị còn ngấm ngầm ra tay sát hại nhiều Hoàng tử, Công chúa khác, thậm chí tới cả Hiếu Ai Triết Hoàng hậu Trương thị cũng bị nằm trong số đó. Vào năm 1623, Hoàng hậu có thai nhưng do luôn đối đầu với Khách thị và đại hoạn quan Ngụy Trung Hiền – kẻ “ngồi cùng thuyền” làm khuynh đảo triều Minh với Khách thị – nên Hoàng hậu bị hai kẻ này hãm hại. Đứa trẻ chết trong bụng mẹ và sau được truy phong làm Hoài Xung thái tử Chu Từ Nhiên.

Tuy nhiên, dù được Minh Hy Tông sủng ái đến đâu thì rốt cuộc, Khách Thị tới cuối đời vẫn chỉ mang phận vú nuôi hèn kém và chưa một lần được xướng vào hàng Quý phi danh giá cao sang, thậm chí đã bị xử tử.

moi quan he tai tieng cua minh hy tong 1

Ngày 30/9/1627, Minh Hy Tông qua đời khi chỉ vừa 21 tuổi. Em út của ông lên nối ngôi, đó là Hoàng đế Minh Tư Tông. Lúc này, Minh Tư Tông ra lệnh đày Ngụy Trung Hiền đến Phụng Dương. Đi được nửa đường, Hoàng đế Minh Tư Tông lại ra lệnh bắt lại Ngụy Trung Hiền với cáo buộc mưu phản. Ngụy Trung Hiền khi đó biết mình cùng đường, quyết định tự sát (thắt cổ) thay vì đối mặt với phiên tòa xét xử và bản án tử hình. Dù vậy, nhưng Ngụy Trung Hiền sau đó bị phanh thây và đem bêu xác trước làng quê của ông ta để thị chúng, kết thúc tham vọng vương quyền đáng sợ của hoạn quan họ Ngụy khiến nhiều người vô tội phải chết oan uổng.

Sau khi Ngụy Trung Hiền chết, Minh Tư Tông tiếp tục công cuộc thảo phạt bè đảng hoạn quan trong triều đình, bắt đầu một cuộc thanh toán trên quy mô lớn đối với những viên thái giám có manh nha chống đối triều đình. Cùng với đó là Khách thị, gia quyến họ Ngụy và họ Khách, những người cùng cánh với Ngụy, Khách lần lượt bị hạ lệnh bắt và xử tử.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn, hãy book Tour Trung Quốc của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!

phi tan khong duoc phep nuoi duong con ruot 6

Nguyên nhân các Phi tần Trung Hoa không được phép trực tiếp nuôi dưỡng con ruột

Quy định của triều đại nhà Thanh trong việc nuôi dạy các Hoàng tử, Công chúa vô cùng khắt khe. Theo đó, không ai được phép nuôi dạy con ruột của chính mình kể cả Hoàng hậu. Tại sao lại như vậy? Mời du khách cùng chúng tôi tìm hiểu lý do nhé!

phi tan khong duoc phep nuoi duong con ruot 5

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, những tiểu Hoàng tử, Công chúa ngay từ khi lọt lòng đã sống trong nhung lụa, tuy nhiên, họ lại không có được niềm hạnh phúc được được lớn lên trong vòng tay chăm sóc, yêu thương của mẹ đẻ. Bởi tất cả họ phải được nuôi dưỡng bởi các “Nãi ma”, còn gọi là Nãi nương, Nãi tử, Nhũ mẫu, Nhũ nương,… Công việc chính của những nữ nhân này là cho Hoàng tử và Công chúa bú sữa. Điều này khiến không ít người phải thắc mắc, tại sao các Hoàng đế lại không cho phép phi tần đích thân cho con ruột của mình uống sữa mà phải tìm nhũ mẫu? Nguyên nhân đơn giản nhưng lại phản ánh tâm tư thâm sâu của Hoàng đế.

phi tan khong duoc phep nuoi duong con ruot 2

Trước hết, trên thực tế, nữ nhân duy nhất trong hậu cung được Hoàng đế công nhận thật sự là Hoàng hậu. Những Phi tần khác dù có được nhiều sủng ái nhưng địa vị của họ hoàn toàn không sánh bằng Hoàng hậu. Thậm chí khi những Phi tần bình thường sinh con, Hoàng đế sẽ không cho phép Phi tần đích thân nuôi con mà đều được nuôi dưỡng dưới danh nghĩa Hoàng hậu hoặc một số vị Phi có địa vị cao trong hậu cung. Và để đảm bảo sinh hoạt thường ngày của các tiểu Hoàng tử, tiểu Công chúa, trong hoàng cung sẽ có những vị nhũ mẫu đặc biệt.

Tiếp theo đó, do điều kiện sống thời cổ đại không tốt, dù quyền cao chức trọng hay cực kỳ nhiều tiền, những gia đình giàu có, thậm chí là các Phi tần cũng không thể đảm bảo sau khi sinh song sức khỏe sẽ bình thường và người mẹ sẽ có đủ sữa để cho con bú. Để con có thể ăn no, tốt nhất nên thuê “vú nuôi”.

phi tan khong duoc phep nuoi duong con ruot 1

Thứ ba, thời cổ đại, phụ nữ nói chung coi chồng là tất cả, là bầu trời. Sau khi sinh xong mà mải chăm sóc con, không hầu hạ chồng thì sẽ có tội, mang lỗi. Ngoài ra, đàn ông luôn có nhiều thê thiếp, nên bị thất sủng là điều rất đáng sợ với phụ nữ thời xưa. Khi có vú nuôi chăm sóc con cái, phụ nữ sau sinh mới có thể bồi bổ sức khỏe, chăm sóc nhan sắc, chuyên tâm cung phụng, hầu hạ và lấy lòng chồng mình.

Hơn nữa, hầu hết các Phi tần hậu cung đều dựa vào nhan sắc mới có được ân sủng của Hoàng đế. Nhưng ai cũng biết rõ, sau khi sinh con, thân thể của các Phi tần đều sẽ có sự biến đổi. Lúc đó, nếu tiếp tục đích thân cho con bú thì rất có thể sẽ khiến sức khỏe lẫn hình thể xấu đi. Vì vậy, để đảm bảo vinh sủng về sau của mình, các Phi tần cũng sẵn sàng để nhũ mẫu giúp mình chăm con.

phi tan khong duoc phep nuoi duong con ruot 3

Cuối cùng là một nguyên nhân quan trọng hơn, đó là Hoàng đế muốn tránh tình trạng Hoàng tử dựa vào thế lực ngoại thích của mẹ ruột. Thực tế, gần như các vị Hoàng tử đều tham gia các cuộc đấu tranh giành ngôi báu. Tuy nhiên, ngôi Hoàng đế chỉ có một, chính vì vậy mà họ sẽ không ngần ngại dùng mọi nguồn lực xung quanh mình, trong đó có sự ủng hộ của mẹ ruột, và khi thừa kế ngai vàng Hoàng đế đó sẽ không dành quá nhiều ân sủng cho mẹ, tránh sự lộng quyền của hoàng thân quốc thích đối với việc triều chính. 

Từ những nguyên nhân trên có thể thấy rõ tâm tư của Hoàng đế, điều này không chỉ đảm bảo sự ổn định ở hậu cung mà còn có thể khiến các Phi tần xung quanh Hoàng đế có thể kéo dài dung mạo trẻ trung. Quan trọng nhất là việc để nhũ mẫu trực tiếp nuôi dưỡng Hoàng tử, Công chúa rất quan trọng với vấn đề thừa kế ngôi vàng.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn, hãy book Tour Trung Quốc của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!

7 loai banh u 9

7 loại Bánh Ú trứ danh trong ẩm thực Trung Hoa

Tết Đoan ngọ hoặc Tết Đoan Dương, trùng vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, là một trong những dịp lễ tết lớn nhất ở Trung Quốc. Vào ngày này, người dân có tục lệ ăn Bánh Ú để tưởng nhớ đại thi nhân Khuất Nguyên. Bánh Ú do đó mà trở thành một trong những món ăn truyền thống, được truyền lại qua nhiều thế hệ con cháu Trung Hoa.

Theo chuyện xưa, vào cuối thời Chiến Quốc, nước Sở có một vị đại thần tên là Khuất Nguyên. Ông còn là một nhà thơ, nhà văn hóa nổi tiếng ở Trung Quốc. Vào năm 340 trước Công Nguyên, đại thi nhân Khuất Nguyên phải đối mặt với nỗi đau đất nước suy vong, vua làm sai nhưng ông không ngăn được, cộng thêm gian thần hãm hại. Ngày 5/5, ông uất ức tự vẫn tại sông Mịch La. 

Để tưởng nhớ một trung thần, hằng năm cứ đến ngày này người dân Trung Quốc thường dùng ống tre đựng gạo, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài rồi ném bánh ra giữa sông để tế cúng Khuất Nguyên. Đây được xem là nguồn gốc của Bánh Ú sớm nhất ở Trung Quốc.

7 loai banh u 8

Tuy nhiên, tại nhiều vùng ở Tô Châu và Gia Hưng, người dân đã ăn Bánh Ú để bày tỏ tiếc thương với tướng quốc nước Ngô Ngũ Tử Tư. Sau khi ông bị giết chết vào cuối thời Xuân Thu, thi thể của ông đã bị ném xuống dòng Tư Giang. Dân gian tương truyền, người dân nước Ngô đã ném Bánh Ú xuống sông để tránh tôm cá ăn tấn công thi thể Ngũ Tư Tư. 

Ngày nay, tại Trung Quốc, Bánh Ú có đa dạng về kiểu dáng, cách gói, nhân bánh, rồi khác nhau cả về vị ngọt, mặn. Nhưng tựu chung, đến nay, trong ẩm thực Trung Hoa có 7 loại Bánh Ú đặc trưng nhất, được nhiều người biết đến nhất bởi hương vị thơm ngon của nó. 

Bánh Ú Sơn Tây

7 loai banh u 2

Bánh Ú Sơn Tây là loại bánh Ú có lịch sử lâu đời nhất Trung Quốc. Bánh Ú Sơn Tây trước đây còn có tên là “Giác Thử”, với từ “Giác” ý chỉ hình dáng góc cạnh của chiếc bánh, còn “Thử” là tên gọi của nguyên liệu làm nên bánh, “Thử” chính là hạt kê. Loại hạt này có đặc tính mềm dẻo giống nếp (nguyên liệu chính để làm Bánh Ú) khi được nấu chín. Nhân Bánh Ú Sơn Tây thường là táo đỏ, bánh thường ăn kèm với đường trắng hoặc mật ong, cho một vị ngọt đậm đà tự nhiên.

Bánh Ú nhân đậu Bắc Kinh

7 loai banh u 4

Bánh Ú nhân đậu Bắc Kinh có phần đỉnh bánh thường khá to, chứ không nhỏ và nhọn như những loại Bánh Ú khác ở Trung Quốc. Bánh thường có hình chữ nhật hoặc hình khối tam giác cân, với nhân bánh thường là táo đỏ hoặc đậu đỏ. Một số gia đình ở Bắc Kinh còn dùng các loại mứt hoa quả để làm nhân bánh. Chính vì vậy, đây là loại Bánh Ú có vị ngọt nhất.

Bánh Ú Gia Hưng

Bánh Ú Gia Hưng ở tỉnh Chiết Giang là một trong những loại Bánh Ú có tiếng nhất Trung Quốc xưa nay. Loại bánh này đặc biệt ở chỗ tuy khá dẻo nhưng lại vẫn có độ giòn nhất định, càng thú vị hơn nữa là bánh có rất nhiều dầu mỡ nhưng lại không mang lại cảm giác ngấy cho người ăn, vị của bánh cũng lạ không kém, không quá mặn mà cũng không quá ngọt.

7 loai banh u 3

Bánh Ú Gia Hưng thường có nhân thịt, thường được mọi người khen là “vua của làng Bánh Ú” vì quy trình làm bánh hết sức công phu. Phần nếp trước khi được gói làm bánh sẽ được đem đi tẩm ướp gia vị truyền thống của Giang Nam cùng với lòng đỏ trứng gà. Sau cùng là sẽ nấu nếp chung với đùi heo, mỡ trong đùi heo sẽ ngấm dần vào nếp, do đó mà khi ăn sẽ thấy bánh tiết ra rất nhiều dầu mỡ.

Bánh Ú thịt quay Phúc Kiến

Nếu như ở miền Bắc Trung Quốc có sự đại diện của Bánh Ú nhân đậu Bắc Kinh thì Bánh Ú thịt quay Phúc Kiến lại là đại diện cho làng Bánh Ú miền Nam Trung Quốc. Bánh nổi tiếng với nhân thịt quay Tuyền Châu nhưng vẫn giữ nguyên hương vị bánh đậm đà của vùng Mân Nam (phía nam tỉnh Phúc Kiến).

So với những loại Bánh Ú hết sức dân dã của miền Bắc Trung Quốc, Bánh Ú thịt quay Phúc Kiến thường được xem là loại Bánh Ú thượng hạng. Bánh ngoài nguyên liệu chính là nếp ra thì còn có thịt ba rọi đã được tẩm ướp gia vị, nấm hương, hến khô, tôm khô.

7 loai banh u 5

Trong quá trình chế biến, phần nếp sau khi ngâm nước sẽ được để cho ráo, kế tiếp sẽ được trộn đều với nước xốt, dầu hành, công đoạn tiếp theo là rang nếp sao cho vừa khô tới, tiếp tục ngâm nếp với thịt kho, rồi dùng lá trúc gói bánh. Sau cùng là luộc bánh.

Đúng là bánh thượng hạng có khác, công đoạn chế biến đã phức tạp, mà cách thưởng thức cũng cầu kì không kém. Bánh Ú sau khi luộc chín là phải phết ngay một lớp tương đậu, tương ớt rồi tỏi hấp nữa. Đầy đủ hương và vị hấp dẫn để du khách trải nghiệm đấy!

Bánh Ú Quảng Đông

Bánh Ú Quảng Đông hay còn gọi là Bánh Bá Trạng, là loại bánh theo cách gói truyền thống của người Quảng Đông. Hình dáng của Bánh Ú Quảng Đông như một khối kim tự tháp.

7 loai banh u 1

Ngoài những nguyên liệu thường gặp như nếp, đậu xanh và thịt, Bánh Ú Quảng Đông còn được thêm vào tôm khô, hạt dẻ hay đậu phộng, nấm đông cô, lòng đỏ trứng muối. Bánh thường được gói bằng lá tre và được cột bằng một loại cỏ nước, giúp cho bánh khi nấu lên có mùi thơm đặc trưng. Sự kết hợp của các loại nguyên liệu này làm nên chiếc Bánh Ú mang đậm bản sắc ẩm thực của người Hoa. Và, một khi du khách đã thưởng thức chiếc bánh này, hương vị của nó sẽ để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí của du khách.

Bánh Ú cay Tứ Xuyên

7 loai banh u 6

Ẩm thực Tứ Xuyên vốn nổi tiếng với các món ăn cay và Bánh Ú cũng không ngoại lệ. Loại Bánh Ú này thường sẽ nấu cùng tiêu bột, đặc sản muối Tứ Xuyên, mì chính (bột ngọt) và thịt heo phơi khô. Bánh sau khi luộc chín sẽ đem đi nướng thêm lần nữa với than củi. Do trải qua quá trình nướng mà Bánh Ú cay Tứ Xuyên thường xốp giòn, nhân khá mềm, vị cay xé lưỡi. Đây hẳn là món dành cho tín đồ thích ăn cay đấy!

Bánh Ú Quảng Tây

Bánh Ú Quảng Tây có hình dạng khác hẳn với 6 loại Bánh Ú kể trên, trông giống như là một chiếc gối nằm kê đầu vậy. Đặc biệt, mỗi chiếc Bánh Ú Quảng Tây có thể nặng gần 1,5kg. Phải dùng tới tận 10 lá dong mới gói đủ một chiếc Bánh Ú Quảng Tây, ăn bao no!

7 loai banh u 7

Phần nhân bánh Ú Quảng Tây cũng khá phong phú, thường thì sẽ có miếng thịt heo to, nửa nạc nửa mỡ, đi kèm với hạt dẻ, đậu đỏ, đậu xanh. Hình dáng và hương vị của loại Bánh Ú độc đáo này sẽ khiến du khách thích thú và phát “ghiền” khi thưởng thức!

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu với du khách 7 loại Bánh Ú ngon nức tiếng của ẩm thực Trung Hoa. Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách hãy thử qua chúng để có sự cảm nhận hương vị riêng của từng loại nhé! Chúc du khách có một hành trình khám phá ẩm thực Trung Hoa đầy thú vị! 

bao tu lam sup do vuong trieu chu 3 1

Nụ cười của một mỹ nhân làm diệt vong một triều đại trong lịch sử Trung Hoa

Trên đời này chỉ có một mỹ nhân với nụ cười hiếm hoi khiến cho vương triều diệt vong, đó chính là Bao Tự. Nàng mang vẻ đẹp “hồng nhan họa thủy”, là Vương hậu của Chu U Vương trong lịch sử Trung Hoa cổ đại.

Theo phong tục của người Hoa, ngày “Tam Nương” là khoảng thời gian đem lại sự xui xẻo cho gia chủ, một tháng sẽ có một tháng có 6 như vậy, tính theo lịch âm là các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27. Những ngày đó chính là ngày sinh và mất của 3 đại mỹ nhân đã khiến cả một vương triều sụp đổ, gồm có Muội Hỉ, Đắc Kỷ và Bao Tự.

Trong khi Muội Hỉ và Đắc Kỷ đều khiến vị Vua của mình yêu say đắm và bỏ bê việc nước, lũng đoạn triều đình, thì có lẽ Bao Tự là trường hợp đặc biệt nhất khi nàng gần như chẳng cần phải làm gì, chỉ cần cười cũng khiến cả vương triều nhà Chu phải diệt vong. 

Bao Tự, hay Tụ Tự hoặc Ly Bích, là Vương hậu thứ hai của Chu U Vương, vị Thiên tử cuối cùng của giai đoạn Tây Chu trong lịch sử Trung Hoa. Bao Tự là một mỹ nhân cực kỳ xinh đẹp và quyến rũ, khiến Chu U Vương mê đắm.

Bao Tự là người nước Bao (nay là khu vực Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây), họ Tự. Cũng như hầu hết phụ nữ thời Tiên Tần, phụ nữ nước này được gọi bằng tên nước nơi mình sinh ra kèm theo họ gia tộc đằng sau, do đó nàng được gọi luôn là Bao Tự. Một số phụ nữ nổi bật có thuỵ hiệu sẽ được gọi theo thứ tự: nước – hiệu – họ, ví dụ như Tề Văn Khương, trong đó “Tề” là nước bà sinh ra, “Văn” là hiệu, còn “Khương” là họ gia tộc của Tề vương.

bao tu lam sup do vuong trieu chu 4

Nguồn gốc của Bao Tự được Sử ký Tư Mã Thiên ghi lại mang màu sắc truyền thuyết. Đông Chu Liệt Quốc của Phùng Mộng Long cũng thêm bớt một vài tình tiết nhưng về đại thể vẫn giữ nét truyền thuyết đó. Chu bản kỉ trong Sử ký Tư Mã Thiên chép:

“Thời Hạ Hậu thị (nhà Hạ) suy vi, có hai con rồng thần vào sân đình của vua tự xưng là vua nước Bao. Triều đình bèn tế lễ, rồng thần nhả lại dãi và được lưu vào hộp gỗ. Từ đời nhà Hạ qua đời nhà Thương không ai dám mở hộp dãi rồng. Đến thời Chu Lệ Vương mở hộp ra xem, nước dãi biến thành con thằn lằn đen chạy vào hậu cung, làm một cung nữ mới 12 tuổi mang thai. Sau 38 năm, người cung nữ đó sinh ra một bé gái đẹp như thiên thần, sợ là vật tai dị nên vứt đứa trẻ xuống sông Thanh Thủy.

Thời Chu Tuyên vương, có câu đồng dao: “Gỗ dâu làm cung, gỗ cơ làm bao, bao đựng tên sẽ diệt nhà Chu”. Một đôi vợ chồng không biết có lệnh cấm bán gỗ dâu và gỗ cơ, mang ra chợ bán liền bị triều đình truy bắt. Họ chạy trốn giữa đường thì gặp đứa trẻ bị thả trôi sông, bèn ôm mang theo đến Bao quốc. Khi người nước Bao có tội, bèn lấy một cô gái dâng hiến cho Chu U Vương chuộc tội. Cô bé lớn lên chính là Bao Tự”. Cũng từ đây, cuộc đời nàng Bao Tự sang một trang mới, bắt đầu kéo theo những sóng gió cho nhà Chu.

bao tu lam sup do vuong trieu chu 2

Từ khi nhập cung, Bao Tự được Chu U Vương sủng ái bởi nàng là một mỹ nhân duyên dáng, xinh đẹp tuyệt trần. Nhưng khổ thay, Bao Tự không bao giờ cười và điều này làm Chu Ung Vương rất là đau lòng, tìm mọi cách để khiến nàng cười.

Một trong những cách vua dùng để “mua” nụ cười của nàng Bao Tự đó là xé lụa. Chuyện kể rằng, khi Chu U Vương dò hỏi mãi về chuyện nàng không chịu cười, Bao Tự đã nói: “Tiện thiếp chẳng thiết gì cười. Hôm trước có người xé lụa, nghe tiếng cũng lấy làm vui”. U Vương như bắt được vàng, ông bèn truyền lệnh cho viên quan giữ kho mỗi ngày phải dâng vào cung 100 tấm lụa rồi sai cung nữ đứng xé. Dù phải bỏ cả ngàn vàng để mua một nụ cười của mỹ nhân nhưng khi hàng ngàn tấm vải lụa bị xé nát tan, nàng Bao Tự mới chỉ tươi vui hơn một chút chứ vẫn chưa chịu nhoẻn miệng cười với nhà vua.

Không chịu thua cuộc, vị vua mê gái đã tuyên bố sẽ tìm cách để làm ái khanh cười. Ông bèn truyền cho quần thần xem ai có cách gì làm Bao Tự cười thì sẽ được thưởng. Trong đó có một viên quan đã hiến kế giả đốt lửa báo tin có giặc. Kế sách này đã chinh phục được nụ cười của Bao Tự nhưng chính nó lại khiến vua mất nước.

Sử sách chép lại, một hôm Chu U Vương dắt Bao Tự đến đài phong hỏa Ly Sơn chơi. Thời đó, đài phong hỏa là công trình để truyền tin tức chiến tranh, có binh sĩ đóng ở đó suốt ngày, nếu có địch xâm phạm biên giới, binh sĩ sẽ đốt khói lửa ngay, truyền tin báo động. Và khi kinh đô bị đe dọa thì đài phong hỏa Ly Sơn đốt khói lửa làm hiệu truyền tin cho các nước chư hầu biết để đem quân đến giúp đỡ.

bao tu lam sup do vuong trieu chu 1

Bao Tự không tin rằng chỉ cần một ngọn lửa như thế mà quân ở các nước chư hầu cách xa cả nghìn dặm sẽ đến kịp thời. Và để chứng minh cho Bao Tự thấy, cũng là để nàng nở nụ cười hiếm hoi, Chu U Vương đã lập tức sai quân đốt lửa ngay. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn mang quân ứng cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì, Chu U Vương thì đang uống rượu mua vui với Bao Tự nên các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau, biết là mình bị vua đùa giỡn. Bao Tự ở trên đài, tận mắt trông thấy các chư hầu ngày thường phong độ, giờ ai cũng ngơ ngác, lúng túng đã không nhịn được cười. Nhìn Bao Tự cười khanh khách, Chu U Vương vô cùng vui sướng. Sau này, để mang tiếng cười cho người đẹp, Chu U Vương thi thoảng lại thắp tháp dầu và các chư hầu lại bị lừa.

Chu U vương say mê Bao Tự, xa lánh vương hậu họ Thân. Con trai của Bao Tự được U vương rất yêu quý, định lập làm Thái tử và muốn phế truất thái tử Nghi Cữu. Cha Thân Hậu bèn liên hệ với quân Khuyển Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp Cảo Kinh.

bao tu lam sup do vuong trieu chu 6

Chu U Vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu cho rằng lần này cũng là trò đùa nên chẳng chút bận tâm. U Vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui.

Quân Khuyển Nhung cướp phá giết người kinh thành. Thân Hậu ân hận mang họa cho dân Cảo Kinh bèn viết thư triệu các nước chư hầu Tấn, Tần, Trịnh đến đánh quân Khuyển Nhung. Quân ba nước kéo đến đánh tan quân Nhung. Vua Nhung bỏ chạy. Bao Tự thấy quân các nước kéo vào cung bèn thắt cổ tự vẫn, kết thúc một đời mỹ nhân làm khuynh quốc khuynh thành.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn, hãy book Tour Trung Quốc của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!