Tại Trung Quốc, Quý Châu là một trong những địa danh du lịch hàng đầu được rất nhiều khách du lịch yêu thích. Quý Châu giàu tài nguyên thiên nhiên, văn hóa. Đặc biệt, Quý Châu được thiên nhiên ưu ái với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đến với nơi đây, du khách sẽ có một hành trình khám phá cực kỳ lý thú.
Trong hành trình du lịch Quý Châu, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp với khung cảnh núi non trập trùng, hùng điệp, cây cỏ xanh mát, xen lẫn với những thuở ruộng bậc thang đẹp ná thở. Đáng nói hơn cả là nơi đây vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, hoang dã hiếm có, đem đến cho du khách những giây phút tham quan, nghỉ ngơi thoải mái, thư thái thực sự. Những địa điểm du lịch nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ ghi ghé thăm mảnh đất Quý Châu là: ngọn núi Fanjing linh thiêng, Hang động Shuanghe, động Cửu Long, thác Hoàng Quả Thụ, đôi gò bồng đảo, Thiên hộ Miêu trại, Thị trấn Thanh Âm, ruộng bậc thang, Nông trại Pingba,…
Phạm Tịnh Sơn (Fanjing)
Phạm Tịnh Sơn thuộc các huyện Ấn Giang, Tùng Đào và Giang Khẩu, địa cấp thị Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu. Phạm Tịnh Sơn nổi tiếng với đỉnh núi “đá nấm” của nó, được biết đến như là cảnh quan nổi bật hiếm hoi. Ngọn núi nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phạm Tịnh Sơn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 1986, một Di sản thế giới vào năm 2018. Đây là một ngọn núi thiêng trong Phật giáo Trung Quốc, được coi là đạo tràng của Đức Phật Di-lặc.
Núi Fanjing nổi tiếng không kém những ngọn núi Phật giáo khác như: núi Emei, núi Wutai. Với chiều cao hơn 2.336m so với mực nước biển, khoảng cách thẳng đứng 94m, Phạm Tịnh Sơn trở thành ngọn núi kỳ lạ nhất thế giới. Người ta nói rằng nhìn từ xa, trông nó như một dấu chấm than khổng lồ dưới bầu trời rộng lớn.
Khi đứng từ trên đỉnh núi, du khách sẽ thấy khung cảnh lúc nào cũng mơ màng qua những tầng mây lơ lửng xung quanh. Núi Fanjing đẹp nhất là sau cơn mưa, vào sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn, lúc đó người ta sẽ thấy một quầng sáng đầy màu sắc trên những đám mây trước mặt. Điều đặc biệt là mọi người có thẻ nhìn thấy ảo ảnh bóng người di chuyển trên những đám mây. Chính sự bí ẩn này góp phần đưa núi Fanjing trở thành kỳ quan thiên nhiên của Trung Quốc.
Tại đây còn có 2 ngôi đền song song với nhau, kiến trúc bên trong là sự kết tinh của nền văn hóa cổ xưa của người Trung Quốc và là di sản quý giá mà người dân muốn gìn giữ suốt đời, 2 ngôi đền được ví như ngôi nhà nguy hiểm nhất Trung Quốc.
Đôi gò bồng đảo
Đây là tên gọi của 2 ngọn núi với hình dáng vô cùng đặc biệt. Từ xa nhìn lại, trông chúng tựa như đôi gò bồng đảo vậy. Vào những ngày lễ hội, người dân Quý Châu thường đến dưới chân núi để tạ ơn hai ngọn núi linh thiêng này. Tương truyền, hai ngọn núi này đã ban phước cho trẻ em sức khỏe, cuộc sống hạnh phúc và bình an.
Hang động Shuanghe
Thuộc quận Tuy Dương, Hang động Shuanghe đã được xác lập kỷ lục với “danh hiệu” hang động dài nhất Châu Á. Trong hang Shuanghe, các nhà khoa học còn phát hiện ra một số hóa thạch quý hiếm, địa hình ngầm và một số loài động vật hoang dã.
Hang động này còn được gọi là “căn phòng của người Miêu” với không gian lớn nhất thế giới. Tổng diện tích không gian của hang động này lên tới hơn 10.000.000m2. Nó có thể chưa tới gần 750 máy bay phản lực. Đường vào hang động cũng là độc đạo. Du khách chỉ có thể đến hang động bằng cách băng qua một con suối ngầm dưới lòng đất. Hành trình khám phá hang động này sẽ cho du khách những trải nghiệm vô giá.
Động Cửu Long
Động Cửu Long nằm cách thị trấn Đồng Nhân khoảng 17km về phía Đông Nam. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có 6 con rồng ngự tại núi Lục Long phía sau lưng Cửu Long Động. Một ngày nọ, 6 con rồng vời thêm 3 con rồng khác đến tụ hội trong động. Quá thích thú trước vẻ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, các con rồng quyết biến nơi đây thành của riêng mình. Chúng đánh nhau dữ dội bên trong hang, bất phân thắng bại. Cuối cùng, tất cả chín con rồng để quyết định sẽ cùng nhau chiếm giữ những khu vực riêng biệt trong hang. Và đó cũng là nguồn gốc của cái tên động Cửu Long.
Động Cửu Long có bề ngang khoảng 70m, có nơi lên đến 100m, với trần hang có nơi cao 30m, cũng có nơi cao tới 70m. Toàn bộ động Cửu Long có diện tích khoảng 7.000m2, bao gồm 7 động nhỏ bên trong, nhưng hiện chỉ mở cửa 3 động cho khách vào tham quan.
Thác Hoàng Quả Thụ
Thác Hoàng Quả Thụ được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Trung Quốc. Thậm chí, thác nước này còn lọt top cảnh quan nổi bật trên thế giới.
Với độ cao lên tới 67m và rộng 83m, xung quanh là cảnh núi non hùng vĩ khiến lòng thác đã đẹp nay càng trở nên huyền ảo. Nếu như du khách chưa biết, thì thác Hoàng Quả Thụ chính là nơi được chọn để thực hiện những cảnh quay đẹp nhất xuyên suốt bộ phim Tây Du Ký đình đám.
Đến với thác Hoàng Quả Thụ, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh tượng đồi núi trùng điệp, những cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi trước khi chứng kiến cảnh ầm ầm thác đổ. Hoàng Quả Thụ được mệnh danh là một trong những thác nước hoàng tráng nhất Trung Quốc và cả thế giới.
Ruộng bậc thang Jiabang
Ruộng bậc thang Jiabang là phương thức canh tác phổ biến ở Quý Châu. Ruộng đẹp nhất vào mùa hè khi những cơn mưa biến những thửa ruộng thành vô số tấm gương dưới làn sương mờ ảo.
Nông trại Pingba
Nằm ở phía Tây Nam của thành phố Quý Dương thuộc tỉnh Quý Châu, Nông trại Pingba rộng hơn 1.600 hecta, phần lớn chủ yếu để trồng hoa, trong đó nổi bật và nhiều hơn cả là hoa anh đào. Loài cây này dường như phủ kín khắp Pingba, nhìn từ trên cao càng nổi bật hơn bao giờ hết.
Tháng 4 ở Pingba là thời điểm hoa anh đào nở rộ trên diện tích 600 hecta. Tất cả các cây hoa cùng bung nở khoe sắc, biến nơi này thành “chốn bồng lai tiên cảnh” giữa đời thực. Đây cũng là dịp du lịch cao điểm trong năm Quý Châu đón lượng lớn du khách về thưởng hoa.
Thảm hoa anh đào tại trang trại Pingba chính là niềm tự hào của vùng đất Quý Châu vốn là tỉnh có địa hình đồi núi nhiều và kinh tế không phát triển. Nhờ hợp khí hậu thổ nhưỡng, hoa anh đào ở Pingba rất phát triển, cũng nhờ đó thúc đẩy ngành du lịch địa phương.
Thiên hộ Miêu trại
Chiếm đa số cư dân ở khu vực này là người Miêu và người Dao – những tộc người thiểu số ở phía Tây Trung Quốc. Vì vậy, ghé đến Quý Châu, du khách không thể bỏ qua Thiên hộ Miêu trại – làng của tộc người Miêu lớn ở Trung Quốc.
Hình ảnh đặc trưng của Thiên hộ Miêu trại là những căn nhà sàn gỗ trên sông đặc trưng của Tây Giang. Mặc dù tốc độ đô thị hóa đã chạm tới Quý Châu, nhưng người Miêu ở đây vẫn giữ gìn truyền thống lợp mái bằng ngói đen, kiểu ngói âm dương làm thủ công từ ống tre già cách đây nhiều thế kỷ.
Cùng với Thiên hộ Miêu trại, Miêu Vương Thành cũng là một làng cổ của tộc người Miêu (còn gọi là người Mèo, người H’Mông) ở khu vực phía Tây Nam Trung Quốc. Khi xưa, nơi đây từng là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và quân sự của người Miêu, và vì thế, một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua ở Miêu Vương Thành chính là những kiến trúc quân sự của người Miêu tại đây.
Thị trấn Thanh Âm (Qingyan)
Thanh Âm là một thị trấn cổ, thuộc huyện Hoa Khê, thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu. Thị trấn này xưa kia dù rất gần thành phố Quý Châu, nhưng lại có mảng thực vật vô cùng phong phú bởi cây cối tự nhiên quanh vùng và những thung lũng tự nhiên đem lại.
Cũng giống như khí hậu toàn vùng và “ăn theo” đới nhiệt của thành phố Quế Dương (Guiyang), thị trấn Thanh Âm có khí hậu quanh năm mát mẻ. Nếu Quý Dương được ví là “máy điều hòa tự nhiên” tại khu vực miền Nam Trung Quốc (cùng với Kôn Minh), thì Thanh Âm cũng có khí hậu tương tự và là nơi tuyệt vời nhất để du khách trốn nóng mỗi khi hè về.
Về kiến trúc, nơi đây cũng là nơi cư trú của rất nhiều phú gia, hào trưởng trốn tránh triều đình nhà Minh và nhà Thanh trôi dạt về. Do đó, thị trấn là nơi quần tụ của nhiều anh kiệt, phú gia nên nơi đây hình thành các nhóm sắc tộc biệt lập mạnh nhất (có cả quân đội riêng) tại Trung Quốc hồi thế kỷ 19.
Thị trấn Lệ Ba
Thuộc Cao Nguyên Vân Quý, thị trấn Lệ Ba với đặc trưng với khí hậu đẹp như mùa thu, quanh năm làn nước trong xanh, thiên nhiên trong lành, mát mẻ. Nơi đây, cây rừng che phủ, tạo nên một màu xanh của sức sống. Và là nơi định cư của nhiều dân tộc thiểu số mà chủ yếu là người Miêu, người Dao, người Thủy và tộc Bố Y.
Tại Lệ Ba, địa hình thuận lợi tạo nên khung cảnh tuyệt mỹ của những hồ nước xanh như ngọc, thác nước nên thơ, những dòng suối chảy yên bình.
Ở trong địa phận thị trấn Lệ Ba có 2 khu phong cảnh được đặt bằng tên cầu, đó là Đại Thất Khổng Kiều và Tiểu Thất Khổng Kiều. Đây là hai cây cầu được xây vào triều nhà Thanh đã có 170 năm tuổi, mỗi cây cầu được xây 7 cửa vòm nên tên của chúng gắn liền với chữ Thất.
Cầu treo trên sông Thanh Thủy
Cây cầu treo bắc ngang sông Thanh Thủy không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch của Quý Châu mà còn là địa điểm check-in mà du khách không thể bỏ lỡ. Được thi công trên địa hình khá hiểm trở cùng độ dài tới 2.171 m, công trình đã được ghi nhận là một trong những cây cầu cao nhất trên thế giới.
Quý Châu quả thật một vùng đất đẹp đáng để du khách ghé thăm trong hành trình du lịch Trung Quốc. Hãy đến đây để có những trải nghiệm thú vị nhé!