Jianshui 6

Phổ cổ Jianshui với những tòa nhà cổ, những công trình kiến trúc văn hóa độc đáo

Phố cổ Jianshui là địa điểm du lịch văn hóa lịch sử nổi tiếng hàng đầu của thành phố Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nơi đây nổi bật với những tòa nhà cổ, những công trình kiến trúc văn hóa độc đáo. 

Có lịch sử khoảng 1.200 năm với nhiều di sản văn hóa đặc sắc phong phú, Phố cổ Jianshui nổi tiếng với danh hiệu “Bảo tàng các tòa nhà cổ” và thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm.

Jianshui được gọi là Lin’an hay Badian Town vào thời cổ đại. Nó cách hơn 220km về phía Nam Côn Minh. Lịch sử của thị trấn cổ này có thể bắt nguồn từ bang Nanzhao (738-937). Vào khoảng năm 810, bang Nanzhao đã xây dựng thành phố Huili tại đây. Tiếng Huili trong tiếng Yi (một dân tộc thiểu số của Trung Quốc) có nghĩa là “biển rộng lớn”, và theo tiếng Hán, nó được dịch là “Jianshui”. Vào thời nhà Nguyên (1271-1368), Chính phủ đã thành lập Jianshui Zhou. Sau đó, vào thời nhà Minh (1368-1644), nó được đổi thành Lin’an Fu. Dưới triều đại của Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh (1644-1911), nó được đổi thành Quận Jianshui.

Jianshui vẫn giữ phong cách truyền thống của thị trấn cổ từ thời nhà Minh (1368-1644) với những bức tường bị phá vỡ và một tháp cổng. Được xây dựng từ lâu đời nhưng cho đến nay vẫn tồn tại hơn 15 tòa nhà cổ.

Nếu du khách đến Jianshui, có thể tìm thấy nhiều điểm thu hút đặc biệt khác lạ so với những khu phố khác trên thế giới. Các tòa nhà cổ, những công trình kiến trúc văn hóa độc đáo nổi tiếng của Jianshui bao gồm: 

Tháp Chaoyang

Tháp Chaoyang (“Tòa tháp hướng mặt trời”) được xây dựng như cổng phía Đông của thị trấn cổ trong triều đại nhà Minh và vẫn còn cho đến nay, trong khi 3 tòa tháp khác đều sụp đổ vì hỏa hoạn hoặc xói mòn do gió và mưa.

Jianshui 1

Tháp Chaoyang được mệnh danh là “Tháp Thiên An Môn thu nhỏ” vì nó rất giống với Tháp Thiên An Môn ở Bắc Kinh, mặc dù Tháp Chaoyang được xây dựng trước đó 28 năm. Tháp Chaoyang cao 24,5m, dài 12,31m và rộng 26,8m, bao gồm 3 tầng và có diện tích 414m2. Bên cạnh đó, Tháp Chaoyang còn có phong cách xây dựng truyền thống với cột lớn, mái yên ba mái và cửa ra vào chạm khắc bằng gỗ. Dưới mái hiên treo những tấm ván có chữ nằm ngang, được ghi bởi những người nổi tiếng, như nhà thư pháp Tu Rizhuo trong triều đại nhà Thanh và Thánh thư pháp Zhang Xu trong triều đại nhà Đường. Một điểm thu hút khác là chiếc chuông treo trên tháp cao hơn 2m và nặng 1,4kg. Vào thời điểm hoàng hôn, tiếng chuông vang khắp cả thị trấn. Nó như là một biểu tượng, một nét đẹp không thể thiếu đối với người dân địa phương nơi đây.

Cầu Rồng đôi

Cầu Rồng đôi cách 5km về phía Tây Jianshui, tại lưu vực của sông Lushui và sông Tacun, con sông này mang hình ảnh giống với con rồng uốn lượn, bảo vệ cho vùng đất này khỏi thiên tai, bão lũ nên nó chính là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Jianshui 2

Cầu Rồng đôi là cây cầu lớn nhất và có giá trị nghệ thuật nhất trong những cây cầu cổ ở thành phố Côn Minh nói riêng và tỉnh Vân Nam nói chung. Cây cầu cổ này được xây dựng vào thời Hoàng đế Càn Long (1711-1799), và vào năm Hoàng đế Guangxu (1871-1908), nó đã được xây dựng, trùng tu lại thêm 14 lỗ (lỗ này là để nước chảy qua bởi chân cầu được xây dựng ngập dưới sông) và có tổng là 17 lỗ. Tổng thể, cây cầu này dài 153mvà rộng 3m, được lát bằng đá cẩm thạch đen. Trên cầu có một tòa tháp 3 tầng, tầng giữa là khu vực hoành tráng và lộng lẫy nhất, được gọi là “Grand View Pavilion của Nam Vân Nam”. Đứng trên cầu, du khách sẽ có được tầm nhìn rộng, bao quát được toàn cảnh thiên nhiên nơi đây.

Vườn Gia đình Zhu

Vườn Gia đình Zhu, hay còn gọi là “Khu vườn lớn” của tỉnh Nam Vân Nam, biểu tượng của các ngôi nhà dân cư Trung Quốc thời nhà Thanh (1644-1911). Khi đi bộ qua khu vườn, du khách có cảm giác như đang đi dạo trong Khu vườn Grand View được mô tả trong “Giấc mơ của các lâu đài đỏ” (một tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng Trung Quốc của Cao Xueqin (1724-1764) trong triều đại nhà Thanh.

Khu vườn này được xây dựng vào năm Hoàng đế Guangxu (1871-1903), bởi một thương gia tên Zhu Weiqing và anh trai của ông khi họ trở nên giàu có nhờ vào công việc kinh doanh. Vì vậy, nơi đây được xây dựng như một mê cung với nhiều điều thú vị để chiêm ngưỡng. 

Jianshui 3

Vườn Gia đình Zhu bao phủ một vùng đất rộng hơn 20.000m2, có 218 gian và tháp với những đường dốc đứng, xà ngang và trần được sơn phức tạp.

Các tòa nhà tại đây được xây dựng theo kiến trúc cổ với những mái hiên phủ rêu phong cũ kỹ cùng với những bức tranh được chạm khắc tinh xảo trên mái. Đặc biệt, mỗi tòa nhà trong sân đều có một cái tên thanh lịch và độc đáo, như: Tháp Hanyu, Lan (Orchid) và Xufang Pavilion. Khu vườn là một nơi tốt để du khách có cơ hội khám phá các tòa nhà dân cư mang kiến trúc thời nhà Thanh. Nó là địa điểm ấn tượng dành cho khách du lịch trong và ngoài nước đến để chiêm ngưỡng. Có 28 phòng được sử dụng làm phòng cho khách, như: Mei (Plume) House, Lan Yard, Zhu Garden và Ju Garden cho phép du khách trải nghiệm đầy đủ phong cách sống của triều đại nhà Thanh.

Đền Khổng Tử Jianshui

Đền Khổng Tử Jianshui được xây dựng vào thời nhà Nguyên (1271-1368) và là ngôi đền Khổng Tử lớn nhất vào thời điểm đó. Bây giờ nó chỉ đứng sau Đền Khổng Tử ở Qufu, tỉnh Sơn Đông về quy mô.

Jianshui 4

Ngôi đền có phong cách xây dựng truyền thống của Trung Quốc, hướng về phía Nam, bao gồm 31 tòa nhà. Có một cổng vòm tưởng niệm trước Đền, đằng sau cổng vòm là một hồ sen xanh, được gọi là “PanChi Pool” hoặc “Xuehai” (Sea of learning – “Biển học tập”, đây là học viện mà các học giả tập trung để nghiên cứu, học tập), có diện tích 6,9 mẫu Anh. Nó được bao quanh bởi những bức tường màu đỏ và tự hào có một gian hàng nhỏ tên là “Diao’ao” (có nghĩa là “câu cá cho một con rùa huyền thoại khổng lồ”). Tên gọi này có nghĩa là có được thành công, sự nghiệp lớn trong cuộc đời. Điểm đặc biệt khác ở Đền Khổng Tử Jianshui là cây bách lớn hàng trăm năm tuổi. 

Đi bộ qua một số cổng và sân, du khách sẽ thấy Hội trường tổ tiên, đây là tòa nhà chính của Đền Khổng Tử và nằm trên sân thượng cao nhất của trục dọc của toàn bộ tòa nhà. Nghi lễ tế thường xuyên được tổ chức tại đây để thể hiện sự tôn trọng với Khổng Tử. Có một lư hương bằng đồng ở phía trước hội trường, có 4 chân và được chạm khắc thành 4 đầu voi, đại diện cho các đặc trưng văn hóa của Vân Nam. Nhìn chung, Đền Khổng Tử này là nơi trưng bày tổng hợp văn hóa của người Hán và các dân tộc khác ở Vân Nam.

Giếng cổ Jianshui

Jianshui là địa điểm có rất nhiều giếng cổ trong lòng đất. Miệng của những chiếc giếng này có hình dạng giống như mặt trăng, vì vậy nó được đặt tên là giếng mặt trăng. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể bắt gặp những cái giếng có 3 thậm chí 4 lỗ ở miệng giếng.

Jianshui 5

Giếng nổi tiếng nhất ở Jianshui là Daban. Nó nằm bên ngoài Cổng Tây. Người dân địa phương phải đi một quãng đường dài để đến đây lấy nước. Họ thích hương vị của nước giếng Daban và sử dụng nó để pha trà mỗi ngày. Cách giếng Daba không xa, có một giếng khác tên Xiao jie, nơi có cá vàng sống trong giếng.

Những giếng cổ này có liên quan chặt chẽ với cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. Nó không chỉ cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày cho họ mà còn là biểu tượng là chứng nhân lịch sử, mang nét đẹp của văn hóa làng mạc, dân dã nơi đây.

Trên đây là 5 địa điểm nổi tiếng ở Phố cổ Jianshui mà chúng tôi muốn giới thiệu cho du khách. Đây là những địa điểm tuyệt vời nhất để du khách khám phá. Hãy Book Tour Trung Quốc của chúng tôi để có được những trải nghiệm thật tuyệt vời nhé!

24 diem den o con minh 25

24 địa điểm du lịch hàng đầu ở Côn Minh, Trung Quốc

Thành phố Côn Minh của Trung Quốc nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên, non nước hữu tình xen kẽ là những sắc hoa tươi thắm đem lại những ấn tượng khó phai cho bất cứ ai khi đến thăm. 

Côn Minh là thành phố thuộc tỉnh Vân Nam. Thành phố này còn có tên gọi khác là “Xuân Thành” (tức “thành phố mùa xuân”). Côn Minh ở độ cao trung bình khoảng 1.892m so với mực nước biển. Nó nằm lọt trong thung lũng á nhiệt đới và đỉnh Himalaya hùng vĩ.

Trong hơn 2.000 năm trở lại đây, Côn Minh là trung tâm của con đường tơ lụa phía Nam, nơi các thương gia thảo luận về thương mại, giao lưu văn hoá và chính trị.

Với cuộc sống hiện đại xen lẫn nhiều lễ hội độc đáo của các dân tộc thiểu số và đặc biệt nhiều điểm đến hấp dẫn Côn Minh quả thực là một thế giới riêng trong lòng đất nước Trung Hoa rộng lớn.

1. Phố cổ Jianshui

Phố cổ Jianshui được bình chọn là một trong số những địa điểm du lịch được yêu thích nhất thành phố Côn Minh. Nơi đây lưu giữ nét văn hóa độc đáo và phong tục tập quán thú vị của người Hani cùng với một số công trình kiến trúc cổ rất đáng để chiêm ngưỡng. Trong khu phố này có rất nhiều điểm tham quan tuyệt vời dành cho du khách như:

Cầu Rồng đôi cách 5km về phía Tây Jianshui, tại lưu vực của sông Lushui và sông Tacun, con sông này mang hình ảnh giống với con rồng uốn lượn, bảo vệ cho vùng đất này khỏi thiên tai, bão lũ nên nó chính là niềm tự hào của người dân nơi đây. Tổng thể, cây cầu này dài 153m và rộng 3m, được lát bằng đá cẩm thạch đen. Trên cầu có một tòa tháp 3 tầng, tầng giữa là khu vực hoành tráng và lộng lẫy nhất, được gọi là “Grand View Pavilion” của Vân Nam. Đứng trên cầu, du khách sẽ có được tầm nhìn rộng, bao quát được toàn cảnh thiên nhiên nơi đây.

24 diem den o con minh 1

Tháp Chaoyang được xây dựng như cổng phía Đông của thị trấn cổ trong triều đại nhà Minh. Tháp Chaoyang cao 24,5m, dài 12,31m và rộng 26,8m, bao gồm 3 tầng và có diện tích 414m2. Bên cạnh đó, Tháp Chaoyang còn có phong cách xây dựng truyền thống với cột lớn, mái yên ba mái và cửa ra vào chạm khắc bằng gỗ. Dưới mái hiên treo những tấm ván có chữ nằm ngang, được ghi bởi những người nổi tiếng, như nhà thư pháp Tu Rizhuo trong triều đại nhà Thanh và Thánh thư pháp Zhang Xu (658-747) trong triều đại nhà Đường. Một điểm thu hút khác là chiếc chuông treo trên tháp cao hơn 2m và nặng 1,4 kg. Vào thời điểm hoàng hôn, tiếng chuông vang khắp cả thị trấn. Nó như là một biểu tượng, một nét đẹp không thể thiếu đối với người dân địa phương nơi đây.

Vườn gia đình Zhu được xây dựng từ 100 năm trước bởi một thương gia tên Zhu và anh trai khi họ trở nên giàu có nhờ vào công việc kinh doanh. Vì vậy, nơi đây được xây dựng như một mê cung với nhiều điều thú vị để chiêm ngưỡng. Các tòa nhà tại đây được xây dựng theo kiến trúc cổ với những mái hiên phủ rêu phong cũ kỹ cùng với những bức tranh được chạm khắc tinh xảo trên mái.

Đền Khổng Tử Jianshui: là một trong những ngôi đền Khổng Tử lớn nhất ở Trung Quốc và là một trong những công trình kiến ​​trúc cổ đáng để ghé thăm. Đền Khổng Tử Jianshui được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng 700 năm về trước và được tu dưỡng sau đó. Điểm đặc biệt ở nơi đây là cây bách lớn trong đền hàng trăm năm tuổi. Hai lần một năm tại Lễ hội mùa xuân Trung Quốc là vào ngày 28/9, có một buổi lễ được tổ chức tại đây để tưởng nhớ đến danh nhân vĩ đại này. Bên cạnh đó, đây còn là địa điểm cầu nguyện học tập nổi tiếng mà mỗi dịp thi cử nơi đây lại đông đúc người đến viếng thăm.

2. Hồ Dianchi

Cách trung tâm Côn Minh khoảng 2km về phía Tây Nam, Dianchi là hồ nước ngọt tự nhiên được bao quanh bởi các núi đá vôi đồ sộ, có diện tích lên tới 300km2. Độ cao của nó hơn 1.800m so với mực nước biển và có tới hơn 20 con sông đổ vào hồ. Nơi đây hút khách bởi khung cảnh thiên nhiên sông núi trùng điệp và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

24 diem den o con minh 2

Hồ Dianchi còn được xem là vương quốc của loài chim thiên nga. Bởi cứ mỗi khi đông về, có hàng ngàn con chim bay về đây trú đông tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, hiếm gặp ở một thành phố đất chật người đông như Trung Quốc.

3. Làng Văn hóa Dân tộc Vân Nam

Làng Văn hóa Dân tộc Vân Nam nằm ở một bán đảo hẹp ở bờ phía Bắc của hồ Dianchi. Ngôi làng này có hơn 25 dân tộc thiểu số bao gồm: Yi, Dai, Miao, Jingpo, Wa, Hani, Naxi, Dulong và một số dân tộc khác đang sinh sống tại đây. Vì vậy, nơi đây chứa đựng đời sống văn hóa tinh thần vô cùng độc đáo và thú vị. Các ngôi làng của mỗi dân tộc được sắp xếp một cách hợp lý khiến cho du khách bị thu hút bởi vẻ đẹp quyến rũ của họ, nơi đây chính là mô hình thu nhỏ của một nền văn hóa đa dạng và đầy màu sắc của Vân Nam.

24 diem den o con minh 3

Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một loạt các nghệ thuật trong kiến trúc, quần áo và phong tục mà còn được xem các bài hát và người dân nơi đây khiêu vũ. Du khách cũng có thể tham gia trực tiếp vào một số lễ hội để am hiểu hơn đời sống của người dân tộc thiểu số nơi đây như: Lễ hội Sanyuejie của người Bai, Lễ hội té nước của người Dai, Lễ hội đuốc của người Yi và Lễ hội ba hoa của người Naxi. Bên cạnh đó, việc nếm thử một số món ăn và mua một vài món quà lưu niệm cũng là một trải nghiệm tuyệt vời dành cho du khách khi đến đây.

4. Công viên Đại Quan Lầu

24 diem den o con minh 4

Là một trong những công viên nằm trong thành phố Côn Minh, nhưng duy nhất chỉ có Công viên Đại Quan Lầu là có nhiều người ghé thăm. Bởi vì Công viên Đại Quan Lầu ngoài cảnh đẹp ra còn mang màu sắc của văn hóa Trung Hoa, trong công viên có câu đối dài nhất Trung Quốc gồm 180 chữ, mỗi bên là 90 chữ, phía trên là 90 chữ tả cảnh thiên nhiên đẹp ở xung quanh hồ Điện Trì và Đại Quan Lầu; phía dưới 90 chữ dẫn chứng 4 sự kiện của đời Hán, Đường, Minh, Nguyên, bao nhiêu sự kiện anh hùng lừng danh trong lúc đấy nhưng rồi rốt cuộc lịch sử đổi nhanh như cuốn chiếu gièm che nắng ở cửa sổ mà thôi, rồi chỉ để lại một tấm bia tàn ở ngoài bờ ruộng và ví đời người khi nằm xuống tóc còn xanh, nhổm dậy tóc đã trắng xóa rồi. Ý tưởng của tác giả là Tôn Nghiêm, ông này muốn khuyên con người đừng có tham lam và chinh chiến vì danh vọng nhiều để rồi gây nên bao sự chết chóc cho dân thường, và đời người cũng chỉ như tấc gang tay mà thôi, hãy sống thế nào để đúng với lương tâm con người.

Ngày nay, Đại Quan Lầu đã trở thành công viên có nhiều công trình nổi tiếng trong nước, nơi hội tụ của các nhà thư pháp, các bậc văn sĩ lui tới thưởng nguyệt và bình thơ.

5. Công viên Hồ Xanh “Cuihu”

Đây là công viên thành phố lớn nhất ở Côn Minh với rất nhiều cây cầu và lối đi cho phép khách đi dạo và ngắm cảnh quanh hồ.

24 diem den o con minh 5

Ban đầu, đây chỉ là hồ chứa nước cho thành phố, du khách có thể thấy vẫn còn một nhà máy bơm nước nhỏ ở cạnh hồ nhưng sau này nơi đây được phát triển thành điểm đến cho khách du lịch và người dân địa phương thưởng ngoạn. Nếu đến đây vào một buổi sáng cuối tuần, du khách sẽ gặp rất nhiều người dân địa phương đến đây tập thể dục.

6. Quảng trường Ngô Hoa

Quảng trường Ngô Hoa nằm cách không xa Công viên Hồ Xanh, là địa điểm tập trung của người dân địa phương đến đây sinh hoạt như đánh cờ, thả diều, nhảy khiêu vũ,…

24 diem den o con minh 8

Quảng trường Ngô Hoa nằm ở góc đường Renmin Middle và Wuyi. Nơi đây còn có những bức tượng người lính ngã xuống thể hiện quá khứ đấu tranh và hi sinh bảo vệ tổ quốc. Nếu là một người yêu sự yên bình, dân dã thì du khách có thể lựa chọn đây là địa điểm thư giãn khi ghé thăm Côn Minh. Theo dõi và tham gia vào những hoạt động thường ngày cùng với người dân nơi đây để hiểu hơn về văn hóa của họ cũng là một trải nghiệm tuyệt vời.

7. Cổng vòm Jinbi

24 diem den o con minh 7

Nằm giữa khu vực Côn Minh, khoảng 3 dãy nhà phía Nam phố mua sắm Nanping là Quảng trường Jinbi với 2 cổng vòm lớn của Trung Quốc – cổng vòm tưởng niệm Kim Mã và Ngọc Dậu.Các cổng vòm được xây dựng từ thời nhà Minh và có tuổi đời lên tới 400 trăm năm. Chúng có chiều cao khoảng 12m và rộng 18m với các cột và dầm được chạm khắc tinh xảo và sơn màu.

8. Công viên Sinh vật cảnh Côn Minh

24 diem den o con minh 9

Công viên Sinh vật cảnh Côn Minh (còn gọi là Trung tâm Expo’99) với diện tích trên 200 hecta, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20 phút ô tô. Tại đây, năm 1999, để khuếch trương thế mạnh về hoa và quảng bá điểm đến du lịch với quốc tế, một hội chợ hoa lớn nhất thế giới đã được tổ chức với sự tham gia của 62 quốc gia. Sau hội chợ, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch địa phương đã xin giữ lại những loại hoa của các nước tham dự và dành riêng mỗi quốc gia một khu vực nhằm nhân giống hoa gọi là “Ngôi nhà các nước”. Du khách sẽ còn choáng ngợp khi đến thăm chợ hoa Thượng Nghĩa và chợ hoa Gia Minh với hàng triệu chậu hoa, giò hoa quý nằm san sát khoe sắc hương…

9. Công viên Western Hills

24 diem den o con minh 10

Western Hills hay còn được biết đến với tên gọi là núi “Phật ngủ” nằm ở khu vực ngoại ô phía Tây Côn Minh. Ở Western Hills, có rất nhiều cảnh đẹp để cho du khách chiêm ngưỡng và thư giãn. Bên cạnh đó, Western Hills còn tự hòa là địa điểm tuyệt vời với những cánh đồng hoa nở rộ và những khu rừng rậm bát ngát. Western Hills không chỉ có cảnh đẹp mà còn có không khí tuyệt vời, dễ chịu khác hoàn toàn với Thượng Hải náo nhiệt hay Bắc Kinh sầm uất.

10. Cánh đồng đỏ Dongchuan

24 diem den o con minh 11

Huyện Dongchuan nằm cách trung tâm thành phố Côn Minh khoảng 40km, là một điểm đến thú vị mà du khách sẽ không thể tìm thấy trên bản đồ du lịch. Những vị khách đã từng đến với Dongchuan đều thốt lên rằng, dường như phố huyện này nằm bên ngoài thế giới. Không có cơ sở vật chất hiện đại, không có khách sạn hay nhà nghỉ, Dongchuan chỉ có những cánh đồng rực rỡ màu sắc khiến người ta không khỏi ngẩn ngơ ngắm nhìn. Các chuyên gia coi nó như là vùng đất đỏ kỳ diệu thứ hai trên thế giới sau Rio Brazil. Vị trí của thung lũng đỏ này được các nhiếp ảnh gia Trung Quốc giữ kín cho đến tận năm 1990, sau đó nhiều đoàn khám phá đã dựa trên những thông tin và kiếm tìm mảnh đất huyền thoại này. Ngày nay, đến Dongchuan đã dễ dàng hơn và nó đã trở thành một miền đất thách thức những dân du lịch phiêu lưu chính hiệu.

11. Ruộng bậc thang Yuanyang

24 diem den o con minh 12

Ruộng bậc thang Yuanyang là kiệt tác của người dân tộc thiểu số Hani tại Côn Minh. Với hình dạng và kích thước độc đáo trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nó như một bức tranh khảm quý giá với những cảnh quan đầy màu sắc và vẻ đẹp ngoạn mục của thiên nhiên ban tặng. Được biết đến như một “tác phẩm điêu khắc trên cạn”, những thửa ruộng bậc thang đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Có 3 khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng du khách nên ghé thăm khi đến đây là: Duoyishu, Bada và Laohuzui.

12. Công viên rừng Tây Sơn Long Môn

Công viên rừng Tây Sơn Long Môn nằm ở phía Tây Côn Minh. Lên thăm núi Tây Sơn Long Môn không những chỉ là ngắm cảnh đẹp mà còn tìm hiểu thêm về công nghệ đục đá và tôn giáo của Trung Quốc, vì trên núi Tây Sơn Long Môn có công trình Long Môn do nhà Tu hành – Đạo sỹ Ngô Lai Thanh đục từ năm Càn Long thứ 46 (năm 1781), với hai bàn tay và công cụ thô sơ, đúng 72 năm và hai đời người mới hoàn thành công trình Long Môn. Tuyệt tác này được đục xuyên vách núi thẳng đứng của dãy núi Tây Sơn, trên vách núi lại đục sâu vào lòng đá để tạo thành các pho tượng Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo (bao gồm: Linh Quang Điện, Thuần Dương Lầu, Huyền Đế Điện, Ngọc Hoàng Các, Lôi Thần Miếu, Tam Phật Điện, Thọ Phúc Điện,… lên đến Long Môn). Ở Trung Quốc thường là các phái tôn giáo chia rất rõ dành, như: núi Võ Đang là núi Đạo giáo, núi Nga My là núi Phật giáo, nhưng núi Tây Sơn Long Môn ở Côn Minh thì lại là tam giao hợp nhất. Có nghĩa là Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo đều thể hiện trên một ngọn núi Tây Sơn này.

24 diem den o con minh 13

Ở Côn Minh có câu nói rằng: “Nhất Dáng Long Môn” là giá trị thân phận mình sẽ gấp trăm nghìn lần, tựa như là cá chép hóa rồng. Bởi vì nhiều nhà khảo cổ có ví công trình Long Môn này như công trình của Đài Ngư trong lịch sử của Trung Quốc cách đây 4.300 năm, để chống lũ lụt khi trị nước sông Hoàng Hà, phân lũ ra biển đông đã đục xuyên núi Long Môn của tỉnh Sơn Tây, và từ đây trở đi cá chép ở sông Hoàng Hà nếu nhảy qua được cửa Long Môn ra được biển đông thì hóa thành Rồng, cũng như là một thí sinh nghèo thi đỗ Trạng nguyên thì vị trí xã hội sẽ gấp trăm ngàn lần. Đây là ý tưởng của Nho giáo, nên lên thăm cảnh Tây Sơn Long Môn sẽ có cổng đá Long Môn và Mắt Rồng (còn gọi là Ngọc Châu), có sao Khuê điểm đầu, có Phật bà Quan âm.

13. Khu du lịch Cửu Hương

Cách trung tâm Côn Minh 90km, Cửu Hương được gọi là “Thế giới hang động”. Tổng cộng có trên 100 hang động lớn nhỏ, là quần thể hang động lớn nhất Trung Quốc. Quần thể hang động Cửu Hương với diện tích 170km2 nằm ở độ cao 1.750 – 1.900m so với mặt nước biển, nhiệt độ bình quân trong năm là 14,6 độ C.

24 diem den o con minh 14

Theo kết luận của nhiều nhà hang động học thế giới, quần thể hang động Cửu Hương được hình thành từ 600.000.000 năm về trước, là một hang động điển hình mà Châu Âu và trên thế giới chưa nơi nào có. Quần thể hang động Cửu Hương hiện đang là một trong 3 thắng cảnh du lịch trọng điểm của Côn Minh, là thành viên của Hiệp hội Hang động quốc tế và Liên hợp quốc.

14. Núi tuyết Jiaozi

Nằm cách trung tâm Côn Minh 155km, núi tuyết Jiaozi là nơi lý tưởng cho du lịch mùa đông và các môn thể thao mùa đông. Đỉnh chính của nó, ở độ cao 4.247m, là điểm cao nhất ở khu vực trung tâm của tỉnh Vân Nam.

24 diem den o con minh 6

Nơi đây có một phong cảnh tuyệt vời chinh phục bất kỳ vị khách khó tính nào. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây càng hấp dẫn hơn khi có vô số hoa đỗ quyên nở rộ vào mùa xuân, hồ và đồng cỏ trên núi cao cũng làm cho nó quyến rũ hơn bao giờ hết.

Thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm địa điểm này là từ tháng 10 đến giữa tháng 4 năm sau, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh tuyết rơi, hồ băng, thác băng và các cảnh quan khác. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tận hưởng các hoạt động mùa đông như trượt tuyết.

15. A Lư Cổ Động

24 diem den o con minh 15

Là hang động cổ nằm ở huyện Lô Tây, cách trung tâm thành phố Côn Minh 185km. Với một quần thể hang động liên hoàn đã được khai thác phục vụ du lịch gồm 3 hang động cạn và một hang động sông nước ngầm tạo thành 3 tầng trên dưới khác nhau. Hành trình cho du khách là 3.000m, trong đó có 800m đi thuyền trên sông nước ngầm. Đường đi lên xuống phong phú, cảnh sắc kỳ ảo như vào cõi tiên. 

16. Thạch Lâm

Cách ttrung tâm thành phố Côn Minh 86km về phía Đông Nam là Thạch Lâm có cấu tạo địa hình nham thạch Castơ tạo nên những rừng đá trùng điệp nhấp nhô muôn hình muôn vẻ.

24 diem den o con minh 16

Sự hình thành của rứng đá Thạch Lâm theo các nhà khoa học cho biết cách đây 2.700 năm trở về trước, cả vùng Côn Minh và tỉnh Quý Châu đều thuộc về đáy biển mà Thạch Lâm trước kia là nơi sâu trũng nhất, do sự trầm tích của chất đá vôi hình thành khu vực rừng đá dưới đáy biển, sau trải qua sự tạo sơn vận động qua bao nhiêu lần động đất, dần dần cả khu vực Côn Minh và Quý Châu từ đây biến trở thành mặt đất, rồi trải qua năm tháng nước mưa sói mòn, tạo tạo thành nhiều hình thù của rừng đá.

Len lỏi theo con đường bậc đá dẫn đến “Vọng Phong Đình”, nơi có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu Thạch Lâm rộng 350km2. Trên vách đá có những vết tích của những người nổi tiếng để lại như: “Thiên tạo kỳ quan”, “Vân thạch tranh hùng”, “Bạt địa kính thiên”,… thật xứng với phong cảnh nơi đây. Đi qua khu Đại Thạch Lâm, Tiểu Thạch Lâm, du khách sẽ được ngắm nhìn những hòn đá có hình dáng sinh động mà không nơi nào có được. Thạch Lâm đã được UNESSCO xếp vào danh sách Di sản thiên nhiên của thế giới từ nhiều năm qua.

17. Khu thắng cảnh Jiuxiang

Khu thắng cảnh Jiuxiang nằm ở Jiuxiang Yi và thị trấn tự trị Hui của huyện Yiliang cách trung tâm Côn Minh khoảng 90km. Nơi đây nổi tiếng với các hang động, núi, thung lũng, phong cách và văn hóa của dân tộc thiểu số,…

24 diem den o con minh 17

Khu danh lam thắng cảnh Jiuxiang có diện tích khoảng 20km2, có 5 điểm tham quan nổi bật trong khu vực này mà du khách nhất định phải ghé thăm đó là cầu Diehong, đập Dasha, hang Sanjiao, Alu Long và hồ Mingyue. Đến đây du khách có thể di chuyển bằng thuyền để khám phá những hang động và hồ nước tuyệt đẹp ở nơi đây.

18. Đền Yuantong

Yuantong là một ngôi đền Phật giáo rộng lớn thu hút nhiều người đến đây lễ bái, hành hương mỗi năm. Với lịch sử hơn 1.200 năm, đền Yuantong là một khu phức hợp được xây dựng trong nhiều thế kỷ. Nơi đây có một cái hồ nhỏ được bao quanh bởi các tòa nhà và một ngôi đền nhỏ ở trung tâm được được kết nối bởi những cây cầu hình vòng cung đẹp mắt.

24 diem den o con minh 18

Mặc dù giao thông ồn ã bên ngoài, nhưng Đền Yuantong vẫn giữ được vẻ đẹp bình yên ở bên trong, có lẽ khung cảnh yên tĩnh nơi đây chỉ có thể bị gián đoạn bởi tiếng gõ mõ tụng kinh của các nhà sư trong đền. Ngoài ra còn có một tòa nhà phía sau khu vực chính, nếu may mắn, du khách sẽ có thể được thấy các nhà sư chăm sóc khu vườn của họ ở phía trước.

19. Chùa Hoa Đình

24 diem den o con minh 19

Trước kia là nơi nghỉ mát và là biệt thự của Lương Vương (con cháu của Hốt Tất Liệt). Trước khi xây biệt thự để làm khu nghỉ mát, Lương Vương có lần đi săn lên núi nhìn thấy cảnh khu vực này Hoa đang nở rộ, nắng ấm chiếu ôn hòa, mây khói bốc nhè nhẹ đẹp như cảnh tiên, cảnh bình an hòa nhã, lại là điểm lưng chừng giữa núi Tây Sơn đối mặt với hồ Điện Trì, nên mới quyết định xây biệt thự và đặt tên là Hoa Đình. Sau đến cuối đời Nguyên đầu đời Minh dòng họ Lương Vương đã thất thế, thì có một Hòa Thượng từ Tứ Xuyên đến Côn Minh dừng chân ở khu nhà cũ Hoa Đình và hàng ngày truyền bá Phật giáo, nhiều người dân hay đến nghe, sau quyên góp tiền để xây chùa, đến khi chùa xây xong vẫn lấy tên là Hoa Đình. Ngày nay, Hoa Đình là một trong những ngôi chùa lớn nhất Vân Nam nói chung và nổi tiếng với 500 bức tượng La Hán rất sinh động với những dáng vẻ khác nhau và có uy tín trong Hiệp hội Phật giáo của tỉnh Vân Nam.

20. Viên Thông Sơn

Là một gò nổi giữa trung tâm thành phố Côn Minh, diện tích 26 hecta. Là một công viên tổng hợp giữa thú và sinh vật cảnh, nơi đây hiện có mặt 110 loại thú với số lượng trên 700 con. Trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ như: Gấu mèo, hổ trắng, báo gấm,… Ngoài ra có nhiều giống thú nhập ngoại như: Chim lửa, sư tử Châu Mỹ, ngựa vằn Châu Phi, chuột túi Oxtrâylia,…

24 diem den o con minh 20

Trong Viên Thông Sơn cũng quy tụ nhiều giống thực vật quý hiếm, các loại cây hoa như: Thùy tơ Hải đường, hoa Anh đào, số lượng lên đến hàng ngày cây tạo thành những rừng hoa rực rỡ khiến cho du khách có cảm giác như được đặt chân vào xứ sở của đất nước Nhật Bản; những hành lang ken đầy đủ Thùy tơ Hải đường dài hơn 200m tạo nên khung cảnh kỳ diệu mà không nơi nào có được. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, Viên Thông Sơn là địa điểm lý tưởng thu hút một lượng lớn cư dân thành phố tới thưởng ngoạn và nghỉ ngơi.

21. Viên Thông Thiền Tự

24 diem den o con minh 21

Nằm ở chân núi phía Nam của Viên Thông Sơn, Viên Thông Thiền Tự là một trong những kiến trúc cổ đặc sắc ở trung tâm thành phố, nơi đặt trụ sở của Hội Phật giáo Vân Nam. Với hệ thống chùa chiền được xây dựng từ thời nhà Nguyên, được tu sửa nhiều lần. Vào thời đại Khang Hy đã phát triển thành “Viên Thông thắng địa”. Trong Viên Thông Tự có bố cục khác với những chùa chiền ở Côn Minh. Riêng hai cột trụ Thanh Long và Hoàng Long hiện được coi là bảo vật của nghệ thuật mà không nơi nào có được. Trụ cao 10m, đắp nổi hai con rồng và các vân mây là tác phẩm nổi tiếng thể hiện trình độ nghệ thuật từ triều nhà Minh.

22. Kim Điện

Tọa lạc trên núi Minh Phượng cách Côn Minh 7km về phía Đông Bắc là một quần thể cung điện trong đó nổi bật nhất là “Kim Điện” được đúc hoàn toàn bằng đồng, từ cột, kèo, mái ngói, khung cửa cho đến vách, hoành phi, bàn thờ, tượng thần, lư hương,… tổng trọng lượng ước tới hơn 200 tấn. Những đường nét tinh xảo mô tả rồng, mây, ngọn lửa, thần tiên, muông thú… cho thấy trình độ nghệ thuật đúc đồng của Trung Quốc 400 năm về trước (Triều nhà Minh năm 1602). Đến năm Khang Hy thứ 10, Kim Điện được trùng tu lại và trở thành một trong ba “Chùa đồng” lớn nhất và giữ gìn tốt nhất ở Trung Quốc.

24 diem den o con minh 22

Thăm Kim Điện, du khách còn được thăm “Minh Chuông Lầu” cao khoảng 30m gồm 3 tầng mái cong. Tầng trên treo quả chuông đồng cao 2,1m, chu vi 6,7m, nặng 14 tấn. Ngoài những đồ cổ có giá trị, Kim Điện còn có những cây cổ được trồng vào triều Minh như cây hoa Trà, cây Tường Vi. Mặc dù đã 400 năm nhưng mỗi độ xuân về lại nở hàng ngàn đóa hoa rực rỡ. Tại khu Kim Điện còn có Trà Hoa Viên lớn nhất Trung Quốc.

23. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Côn Minh

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Côn Minh nằm trong khuôn viên của Viện Động vật học Côn Minh. Bảo tàng là một dự án quan trọng của Chương trình Đổi mới Tri thức Khoa học của Học viện Trung Quốc, và là một dự án chung của học viện và Chính quyền tỉnh Vân Nam.

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Côn Minh trình bày sự đa dạng của hệ động vật, quá khứ và hiện tại, của Tây Nam Trung Quốc. Nó được bắt đầu xây dựng vào năm 2000 và mở cửa đón khách tham quan từ tháng 11/2006. Nhiều mẫu vật được thu thập bởi nhiều thế hệ các nhà khoa học tại Viện Động vật học Côn Minh là cơ sở cơ bản để thành lập bảo tàng.

24 diem den o con minh 23

Đến Bảo tàng, du khách sẽ vô cùng ấn tượng với các bộ xương khủng long thời tiền sử được ở trưng bày ở tầng một. Triển lãm thời tiền sử là ấn tượng nhất, có rất nhiều động vật được nhìn thấy trên tất cả 3 tầng của Bảo tàng. Một loạt các động vật có vú và chim được xếp hàng trong các hộp trưng bày của tầng 2. Ngoài ra, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm tại khu vực “Cuộc phiêu lưu trong rừng nhiệt đới”, đưa du khách đi dọc theo một con đường xuyên qua những cái cây tổng hợp, tiếng chim và một hang động tối tăm. Có những con cá và rắn cứng bị nhốt trong lọ formaldehyd.

Do sự liên kết của bảo tàng với Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nó có vị trí vừa là điểm thu hút khách du lịch vừa là nơi nhận học bổng động vật học trong tương lai. Hầu hết các du khách đến với một nền tảng khoa học.

24. Bảo tàng Kinh Kịch 

Nhạc Kinh Kịch (Opera Dian) đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa dân gian của tỉnh Vân Nam nói chung và Côn Minh nói riêng. Tiếp thu những lợi thế của các loại nhạc kịch khác vào giữa triều đại nhà Thanh (1644-1911), Opera Dian dựa trên ngôn ngữ Vân Nam đã hợp nhất các giai điệu địa phương và đặc biệt là dân tộc thiểu số kể từ thời nhà Minh (1368-1644) để trở thành opera hoàn toàn mới. Vào thời hoàng kim, bậc thầy kinh kịch Li Chengzhi và bậc thầy Kinh kịch Bắc Kinh Ma Lianliang đã được giải thưởng “Bei Ma Nan Li”. Trong nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc, Li Chengzhi là người nổi tiếng nhất ở miền Nam Trung Quốc, trong khi Ma Lianliang là người nổi tiếng nhất ở miền Bắc Trung Quốc.

Làng Niujiezhuang ở vùng ngoại ô phía ĐôngCôn Minh là nơi nổi tiếng nhất với Kinh kịch. Trong làng, Dian Opera đã có một lịch sử hơn 200 năm. Dân làng tổ chức một buổi biểu diễn Opera Dian trung bình mỗi tuần một lần và khi đến các lễ hội chính như Lễ hội đèn lồng, họ được mời biểu diễn ở nhiều nơi trong tỉnh.

24 diem den o con minh 24

Năm 2010, ông Zhang Yong (60 tuổi), thành viên của Ngưu Nhai Trang (Niujiezhuang) và là người đứng đầu đoàn kinh kịch nghiệp dư của làng, đã tổ chức thành lập Bảo tàng Kinh Kịch nhằm trưng bày các di vật quý giá của các thời đại khác nhau bao gồm: trang phục, đạo cụ, ký hiệu và ảnh.

Zhang Yong cho biết tổ tiên của ông là người hâm mộ của Opera Dian và ông là thế hệ thứ năm của gia đình đi theo Opera Dian. “Những di tích này khá có giá trị và chúng sẽ biến mất trong tương lai nếu không ai bảo vệ chúng”, ông Zhang Yong nói. Ngày nay, những người quan tâm đến Kinh Kịch và tìm kiếm các kỷ vật thường ghé thăm Bảo tàng Kinh Kịch.

Trên đây là 25 điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu Côn Minh mà chúng tôi muốn giới thiệu cho du khách. Đây là những địa điểm tuyệt vời nhất để du khách khám phá. Hãy Book Tour Trung Quốc của chúng tôi và những trải nghiệm thật tuyệt vời tại vùng đất Côn Minh nhé!

hoang de len ke hoach tu cam sung minh 3

Hoàng đế Trung Hoa duy nhất tự lên kế hoạch để “cắm sừng” mình

Ngay đối với những người dân bình thường, việc bị “cắm sừng” đã thật khó có thể chấp nhận được. Thế nhưng lịch sử Trung Hoa đã ghi nhận một trường hợp duy nhất, vị Hoàng đế có 1 không 2 tự lên kế hoạch để “cắm sừng” mình. Vị Hoàng đế được nhắc đến ở đây chính là Tống Minh Đế Lưu Úc của triều Nam Tống.

Trong 296 hoàng đế Trung Hoa, Tống Minh Đế Lưu Úc (439-472), hoàng đế thứ 11 triều Nam Tống (420-479) là người duy nhất “mượn” giống sinh con trai. Lưu Úc chính là chú của Lưu Tử Nghiệp – vị hoàng đế nổi danh tàn bạo và hoang dâm trong lịch sử Trung Hoa khi loạn luân với cả chị gái và cô ruột.

Khi Lưu Tử Nghiệp còn đang ở ngôi vua, Lưu Úc đã bị giam trong hoàng cung cùng các anh em họ hàng do lo sợ bị cướp ngôi của Lưu Tử Nghiệp.

Lưu Úc vốn nổi tiếng là một người tài hoa nho nhã, thông minh lại có vẻ ngoài xuất chúng. Song sau một thời gian bị giam cầm, ngoại hình của ông bỗng thay đổi ngày càng mập mạp. Thậm chí, Lưu Tử Nghiệp khi ấy còn mắng ông là lợn và đòi nhốt vào chuồng.

Mặc dù bị giam cầm trong hoàng cung nhưng Lưu Úc vẫn được lòng rất nhiều quan bá văn võ. Lưu Tử Nghiệp hoang dâm vô độ đã bị sát hại chỉ sau 1 năm lên ngôi. Lưu Úc nhờ được nhiều người tin cậy và giúp đỡ nên đã lên ngôi Hoàng đế ngay sau đó.

hoang de len ke hoach tu cam sung minh 1

Không ai ngờ rằng, chẳng bao lâu sau khi lên ngôi, Lưu Úc cũng đã thể hiện bản chất hoang dâm tàn bạo không kém người cháu đã qua đời của mình. Ông chọn mấy trăm thiếu nữ làm thiếp, hàng đêm sênh ca, thậm chí thiết yến xem mỹ nữ khỏa thân múa hát.

Có thể do ông ta thê thiếp thành đàn, ăn chơi túng dục quá độ, nên sau khi có hai con gái với vợ cả Tống Vương thị thì không có thêm con nữa. Lưu Úc thường nói với ái phi Trần Diệu Đăng rằng: “Sinh con trai cho trẫm, trẫm sẽ phong nó làm Thái tử”. Tuy nhiên, ước nguyện có con trai mãi không thành. 

Vì mãi không thể có con trai nên ông đã nghĩ ra kế hoạch để tìm người nối dõi cho mình. Lúc bấy giờ, Lưu Úc đã quan sát rất kỹ các văn võ bá quan trong triều để tìm được một người sáng giá nhất. Cuối cùng, người được ông chọn là Lý Đạo Nhi, một vị quan có học thức sâu rộng, tuổi trẻ lại tài cao. Về khoản phòng the, Lưu Úc cũng đặt niềm tin ở Lý Đạo Nhi khi mới chỉ 10 năm lấy vợ nạp thiếp nhưng Lý Đạo Nhi đã có tới 10 người con trai.

Hơn nữa, Lý Đạo Nhi còn có mối quan hệ khá thân thiết với Lý Úc, cũng là người góp công lớn trong việc sát hại Lưu Tử Nghiệp. Đây chính là lựa chọn hoàn hảo có thể di truyền tố chất tốt đẹp cho đời sau mà lại không lo bí mật mượn giống bị lộ ra ngoài.

Vậy là Lưu Úc bèn bày mưu tính kế, đưa Trần Diệu Đăng cho Lý Đạo Nhi. Sau khi ái phi mang thai, Lưu Úc đưa về cung, để nàng sinh ra Lưu Dục (463-477). Lý Đạo Nhi cũng bị bí mật thanh trừng.

hoang de len ke hoach tu cam sung minh 2

Sử sách Trung Quốc ghi chép về việc mượn giống sinh con trai của Lưu Úc không giống nhau. Theo “Tống thư”, ban đầu Lưu Úc rất thích Trần Diệu Đăng nhưng một thời gian sau thì chán. Trần Diệu Đăng không gặp được vua, bèn chủ động muốn lấy Lý Đạo Nhi và được Lưu Úc phê chuẩn. Chỉ 1 tháng sau, Trần Diệu Đăng có thai liền được Lưu Úc triệu hồi vào cung. Lý Đạo Nhi bỗng thấy mất vợ liền tìm Lưu Úc để đòi lại thiếp để rồi nhận kết đắng. Lưu Úc bấy giờ chỉ quan tâm tới cái thai nên đã vu tội cho Lý Đạo Nhi rồi sai người giết chết.

Nhiều người không tin vào “Tống thư”, cho rằng đó là chuyện hoang đường. Theo sử sách đời sau của nhà Tống, trong “Tư trị thông giám” của nhà sử học kiêm thừa tướng Tư Mã Quang (1019-1086), Lưu Úc đã tính toán từ trước, cố ý tặng Trần Diệu Đăng cho Lý Đạo Nhi, sau đó chờ bà có thai mới đón về cung.

Có một hoàng tử vẫn cảm thấy chưa đủ, Lưu Úc lại nghĩ ra một cách vô cùng tàn nhẫn. Ông bí mật cử người điều tra xem thê thiếp của các vương gia người nào đang mang thai, sau đó đưa vào cung chờ ngày sinh nở. Nếu người đó sinh được con trai, vua lập tức hạ lệnh giết mẹ, để lại con, đưa cho phi tần của mình nuôi nấng.

Cứ như vậy, Tống Minh Đế Lưu Úc có tất cả 12 người con trai nhưng tất cả đều không phải con ruột. Lưu Úc lập Lưu Dục làm Thái tử năm 466. Năm 472, Lưu Úc qua đời, Lưu Dục lên ngôi nhưng tính tình tàn bạo, làm mất hết lòng dân, cuối cùng cũng bị kẻ khác giết chết.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng chúng tôi nhé!

tuyen duong tan chi 5

Tuyến đường Tần Chí dài 800km từ thời Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế kinh ngạc

Ít ai biết rằng, ngoài Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng còn cho xây dựng một tuyến đường bộ cao tốc sớm nhất thế giới với quy mô lớn, đó là đường Tần Chí (Tần Trực Đạo). “Con đường con tốc” này từng khiến các nước Châu Âu với khoa học kỹ thuật hiện đại cũng phải nghiêng mình thán phục.

Sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa thống nhất và bắt đầu đưa ra những chính sách cải cách trên toàn bộ mọi mặt của đất nước, trong đó có xây dựng đường sá với mục đích thiết lập một mạng lưới đường bộ kết nối toàn quốc gia. Đường Tần Chí là một trong những công trình lịch sử nổi bật thời đó được Tần Thủy Hoàng xây dựng và xem trọng.

Tuyến đường Tần Chí trải dài từ tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc đến khu tự trị Nội Mông ở Trung Quốc. Đây chính là tuyến giao thông huyết mạch, đồng thời là con đường cao tốc đầu tiên trong lịch sử của quốc gia này.

tuyen duong tan chi 1

Việc xây dựng tuyến đường Tần Chí mang nhiều ý nghĩa to lớn. Trước hết, nó ngăn chặn sự xâm nhập của quân Hung Nô, phục vụ cho việc di chuyển của Tần Thủy Hoàng và thuận tiện cho việc hành quân. Với tuyến đường này, chỉ trong vòng 1 tuần, quân Tần có thể điều động quân đội tới bất kỳ nơi đâu suốt dải trường thành phòng thủ mạn bắc chống giặc. Nếu xét từ góc độ thời đại, nó có lợi cho việc tăng cường kết nối giữa các tỉnh thành trong nước Tần, đồng thời cũng có lợi cho việc cai trị đất nước và kiểm soát khu vực của vua. Không chỉ mang lại lợi ích ở thời đại của Tần Thủy Hoàng, ở các triều đại sau (cho tới thời nhà Thanh), việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân cũng thuận tiện hơn. 

Cụ thể, con đường có vị trí chiến lược cho phép Trương Khiên, một nhà ngoại giao, đồng thời là nhà thám hiếm kiệt xuất vào thời Tây Hán, có thể thuận lợi truyền tải thông tin về Trung Á. Ông được cho là người có đóng góp đặc biệt to lớn trong việc mở ra con đường Tơ Lụa và kết nối giao thông nhà Hán với những nước Tây Vực.

Con đường cao tốc hơn 2000 năm này được cho là một hành lang quan trọng đối với những nhà ngoại giao, các thương nhân ở Trung Quốc với phương Tây trong thời gian con đường Tơ Lụa vẫn bị ngăn cách. Các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra nhiều tiền cổ, gạch lát và hang động dọc theo con đường cao tốc. Ngoài ra, con đường huyết mạch này cũng là nơi chứng kiến và là một phần lộ trình của 11 công chúa nhà Hán khi được gả cho những nước khác với mục đích chính trị. Đặc biệt, một trong số đó còn có Vương Chiêu Quân, người được mệnh danh là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa, cũng được gả cho người Hung Nô vào thời Hán Nguyên Đế năm 33 TCN. Con đường cao tốc được xây dựng từ thời nhà Tần cũng chính là nơi nàng Vương Chiêu Quân đi qua để tiến về phương Bắc.

tuyen duong tan chi 2

Được biết, tuyến đường Tần Chí rộng khoảng 20m, phần rộng nhất lên tới 60m. Tại thời điểm đó, để có thể xây dựng một tuyến đường lớn như vậy là điều không hề dễ dàng bởi nhiều nơi phải băng qua rừng núi. Có thể nói công trình này có độ khó vô cùng phức tạp, cần sự đầu tư về công sức lẫn trí tuệ của những người thợ làm đường ngày xưa.

Hiện nay, tuyến đường Tần Chí vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt ở con đường này khiến người đời sau phải “đau đầu” đi tìm lời giải đó là, dù đã được xây dựng hơn 2.000 năm nhưng nó không hề có cỏ mọc. Điều kỳ lạ này thôi thúc các nhà khảo cổ học vào cuộc để giải mã bí mật ở đằng sau. Họ đã lấy mẫu đất và các dữ liệu liên quan để tiến hành nghiên cứu và phân tích. Cuối cùng, lời giải đáp cũng đã vén màn bí mật ngàn năm.

tuyen duong tan chi 3

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, tuyến đường Tần Chí đi qua chủ yếu là những nơi cằn cỗi hoặc là các khu vực sa mạc có tương đối ít nước, vì vậy, nhìn chung thực vật sẽ khó phát triển. Bên cạnh đó, ngoài các yếu tố con người và các phương tiện đi lại thì các chuyên gia còn cho rằng nguyên nhân cho việc thực vật không thể sinh sôi phát triển ở tuyến đường này nằm ở loại đất được sử dụng để làm đường.

Theo truyền thuyết, Tần Thủy Hoàng có yêu cầu rất cao đối với con đường này. Ngoài rộng và bằng phẳng, nó cũng phải đạt tiêu chuẩn không được mềm, nhão hay trở nên lầy lội vào những ngày mưa. Điều này có lẽ liên quan đến hi vọng nhà Tần sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và sẽ tồn tại mãi mãi của Tần Thủy Hoàng.

tuyen duong tan chi 4

Thời điểm đó chưa có bê tông, đây chắc chắn là một thử thách lớn đối với tay nghề của người thợ. Các chuyên gia cho rằng vào thời cổ đại, những người thợ đã sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để thi công phần nền đường. Họ dùng đất được nung qua lửa trước khi đem trộn cùng muối và kiềm, để tạo nên hỗn hợp đặc biệt, cứng và bền như bê tông hiện nay. Việc nung đất này đã khiến các chất dinh dưỡng hữu cơ bị đốt cháy và mất đi, không còn là môi trường thích hợp cho các thực vật tồn tại và sinh trưởng. Ngoài ra, lớp nền đất của con đường này có độ dày đạt từ 20 đến 30cm và được nén rất chặt, có thể cách ly độ ẩm và oxy ở mức độ lớn. Do đó, nếu có hạt mầm rơi xuống đường thì cũng khó có thể bén rễ và nảy mầm được. Kết cấu này tương tự như việc làm đường hiện nay, sau khi xây xong đường sẽ có xe lu lăn qua giúp làm phẳng và nén chặt đất, vật liệu. Các cuộc khai quật khảo cổ học hiện đại cũng đã xác nhận điều này.

Thời nhà Tần cách nay hơn 2.000 năm, vào thời điểm đó, mọi thứ vẫn còn rất lạc hậu. Trong hoàn cảnh chỉ dựa vào sức người và công cụ thô sơ, những người thợ ở thời đại này đã tạo nên những công trình vĩ đại khiến cả thế giới ngưỡng mộ như tuyến đường Tần Chí, Vạn Lý Trường Thành… cho đến nay vẫn bền vững sau hàng nghìn năm. Những công trình này cũng chính là những nhân chứng cho sự tiến bộ không ngừng của nền văn minh Trung Hoa.

Đất nước Trung Hoa rộng lớn quả thật có nhiều điều công trình độc đáo khiến hậu thế phải ngã mũ khâm phục trí tuệ của người xưa. Hãy đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình du lịch Trung Quốc để có cơ hội khám phá chúng nhé!

an y phia sau cach xung ho tram be ha 5

Ẩn ý phía sau cách xưng hô “Trẫm”, “Bệ hạ” trong các triều đại phong kiến Trung Hoa

Xưng vị của các Hoàng đế Trung Hoa thời cổ đại là rất nhiều, ví như Hoàng đế tự xưng mình là “Trẫm”; các phi tần, đại thần thì xưng Hoàng đế là “Bệ hạ”,… Từ ý nghĩa bề mặt của chữ có thể thấy, những xưng vị này đều có hàm nghĩa thể hiện sự tôn sùng kính sợ, cầu phúc chúc tụng.

Những ai đam mê xem phim truyện cổ trang Trung Quốc hẳn sẽ rất quen thuộc với từ xưng hô “Trẫm” của các vị Hoàng đế. Đây là cách xưng hô chuyện biệt được lưu truyền từ thời Tần Thủy Hoàng, một trong những Thiên cổ nhất đế của Trung Hoa.

Vào năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước chư hầu và thành lập triều đại thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc – nhà Tần.

an y phia sau cach xung ho tram be ha 2

Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là “Hoàng đế” và tự gọi mình là “Thủy Hoàng đế”.

Trong thời kỳ như một khởi đầu mới của nền văn minh Trung Hoa này, Tần Thủy Hoàng quyết định thực hiện cuộc cải cách lớn và thi hành chế độ thống trị mới, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia, cho phép nông dân sở hữu đất. Nhân dân phải học cùng một loại chữ viết, sử dụng phương pháp đo lường thống nhất và tuân thủ hệ thống luật pháp chặt chẽ.

Tần Thủy Hoàng, người tự cho rằng bản thân đã thành công vượt qua “Tam hoàng Ngũ đế” (những nhân vật cai trị cổ xưa được cho là đã khai sinh ra nền văn minh Hoa Hạ), cũng chọn cho mình một cách tự xưng đặc biệt là “Trẫm”.

an y phia sau cach xung ho tram be ha 1

“Trẫm” (朕) xuất hiện sớm nhất vào thời kỳ người Trung Quốc xưa sử dụng Giáp cốt văn (văn tự, chữ viết khắc trên xương cốt động vật). Tuy nhiên, ở giai đoạn này, “Trẫm” là cách gọi tự xưng phổ biến mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, so với các cách gọi khác, “Trẫm” thường được nhóm người có quyền lực và địa vị yêu thích hơn. Cuối thời kỳ Chiến Quốc, “Trẫm” dần không được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, thay vào đó là “Ngã” và “Ngộ” (đều mang ý nghĩa: tôi, bản thân). Vì vậy, Tần Thủy Hoàng đã chọn “Trẫm” – từ đã không còn phổ biến đối với người bình thường, vừa thể hiện sự đặc biệt của bản thân, vừa có thể khiến dân thường thích ứng nhanh hơn và tránh né cách tự xưng độc tôn của Hoàng đế.

Ngoài ra, việc Tần Thủy Hoàng sử dụng “Trẫm” để tự xưng còn có một ý nghĩa sâu xa hơn. Căn cứ theo chữ tượng hình (một trong 6 cách sáng tạo chữ Hán của Trung Quốc, bao gồm Tượng Hình, Chỉ sự, Hình thanh, Hội ý, Giả tá, Chuyển chú), hình thái ban đầu của chữ “Trẫm” trông giống một hình vẽ bao gồm chữ 舟 (“Chu”, có nghĩa “thuyền”) bên trái và bộ chữ 灷 bên phải, ghép lại tạo nên ý nghĩa là “ngòi lửa trong thuyền”.

Ở thời cổ đại, năng suất lao động của xã hội loài người còn thấp và đa phần phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Vào thời đó, con người thường tập trung sống dọc theo hai bên bờ sông, nước sông có thể dùng để uống và giặt giũ, cá dưới sông cũng là một trong những nguồn thức ăn chủ yếu. Trong hoàn cảnh như vậy, thuyền đã trở thành một công cụ quan trọng để mưu sinh và đánh bắt.

Lửa cũng chiếm một vị trí quan trọng trong các nền văn minh cổ đại, con người dùng lửa để nấu thức ăn và xua tan bóng tối. Dã thú có bản tính sợ lửa, nhờ đó con người tránh được trường hợp bị thú dữ làm hại. Hơn nữa, có lửa, con người mới có thể sáng tạo ra nhiều thứ mới.

Từ thời cổ đại, con người đã vô cùng tôn thờ ngọn lửa, từ đó sản sinh ra những đấng tối cao như “Thần lửa”. Cùng với đó, lửa được coi là biểu tượng của địa vị.

Có thể nói, thuyền và lửa, một cái là nguồn gốc của tài sản và sự giàu có, cái còn lại là đại diện cho quyền lực, sự kết hợp của cả hai tượng trưng cho quyền lực tối thượng nhất theo quan niệm khi xưa.

an y phia sau cach xung ho tram be ha 3

Từ quan điểm này, từ “Trẫm”, mang theo ý nghĩa thuyền và lửa, thực sự là lựa chọn tốt nhất cho sự tồn tại độc nhất của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Kể từ đó, những Hoàng đế ở các triều đại tiếp theo của Trung Quốc cũng dùng từ này đã tự xưng, trở thành cách xưng hô quen thuộc như chúng ta đã biết trong phim cổ trang.

Còn về chữ “Bệ hạ”, trong “Thuyết văn giải tự”, Hứa Thận có nói: “Bệ, thăng cao giai dã. Tùng phụ, bỉ thanh”, ý nói, “Bệ” là bậc cấp đi lên cao. Trong từ điển Hán ngữ hiện đại giải thích về chữ “Bệ” đơn giản là bậc thềm, bậc thang trong cung điện. “Bệ hạ” là phía dưới của bậc thềm.

Thời cổ đại, chữ “Bệ” ra đời sớm nhất quả thật là để chỉ bậc thang từ phía bên dưới đi lên đỉnh đài. “Bệ” có thể được làm bằng đất, có khi bằng gỗ với rất nhiều kiểu dáng từ đơn giản đến uốn lượn cầu kỳ. Vào thời cổ đại cũng chỉ có Vua hoặc Chư hầu mới có tư cách xây dựng đài làm nơi ở của mình. Dần dần, “Bệ” trở thành bậc thềm trong cung điện của quân chủ.

an y phia sau cach xung ho tram be ha 4

Theo sử liệu ghi chép, Hoàng cung thời cổ được thiết kế tương đối kỹ lưỡng. Bảo toạ của Hoàng đế được đặt ở trên cao, từ dưới nhìn lên bảo tọa có một hệ thống bậc thềm. Những bậc thềm này được gọi là “Bệ”. Để bảo vệ sự an toàn của Hoàng đế, các thị vệ được chia ra đứng ở hai bên bậc thềm. Lúc thiết triều, các đại thần đứng ở phía dưới. Khi các đại thần muốn dâng lời bẩm báo điều gì, không dám gọi trực tiếp thiên tử, cho nên gọi “Bệ hạ”, ý tứ là bản thân muốn nói với Hoàng thượng, nhờ thị vệ dưới bậc thềm chuyển lời. Qua đó cũng để biểu thị người có địa vị thấp hướng đến người có địa vị tôn quý (Hoàng thượng) để góp ý.

Điều này có thể tìm thấy trong các tư liệu lịch sử. Danh sĩ Thái Ung triều Đông Hán viết: “Gọi là bệ hạ, tức quần thần khi nói với thiên tử, không dám chỉ trích thiên tử, cho nên nói với người dưới bệ để chuyển lời, ý là người có địa vị thấp hướng đến người có địa vị tôn quý”. Vì thế, “Bệ hạ” trở thành danh từ chỉ Hoàng đế, chỉ việc đại thần đợi ý chỉ dưới bệ, Hoàng đế ngồi ở trên bệ cao chờ người chuyển lời lên.

Có tư liệu lịch sử chỉ ra rằng “Bệ hạ” còn có ý nghĩa là tôn xưng của người hành xử hoàng quyền. Theo ghi chép trong Hán thư, triều Hán đời Nguyên Đế, Hoàng hậu Vương Chính Quân từng được quyền thần nhà Hán – Vương Mãng tôn xưng là “Bệ hạ”.

Ngoài từ “Bệ hạ” thì các từ như “Các hạ”, “Điện hạ”, “Tại hạ”, “Tất hạ”,… cũng là có hàm ý chỉ sự tôn kính của người bề dưới đối với người bề trên như vậy.

Từ sau triều đại nhà Tần, từ “Bệ hạ” chuyên dùng để chỉ Hoàng đế đã được sử dụng một cách phổ biến. Như trong “Sử ký. Tần Thủy Hoàng bản kỷ”, Tư Mã Thiên viết: “Từ thời thượng cổ không có ai uy đức bằng Bệ hạ”. Từ “Bệ hạ” ở đây là chỉ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng chúng tôi nhé!

sup ran 3

Món Súp rắn bổ dưỡng được ưa chuộng ở Trung Quốc

Súp rắn một món ăn truyền thống bổ dưỡng cho sức khỏe, và là món ăn phổ biến được bán rộng rãi trên đường phố ở Trung Quốc với giá cả rất phải chăng. Đây được coi là món giải cảm và trị nhiều bệnh khác của người Trung Quốc. 

Súp rắn được chuộng ở vùng Đông Nam của Trung Quốc. Người dân ở đây sống gần biển. Gió biển khiến họ thường bị đau nửa đầu, viêm khớp. Súp rắn hay những món ăn từ rắn khác giúp bồi bổ cơ thể, ngừa cảm cúm và kéo dài tuổi thọ. Súp rắn luôn được xem là một trong những món đặc biệt nhất. Nó đã xuất hiện và được lưu truyền hàng thế kỷ.

Người Quảng Đông có một câu nói: “Khi gió thu nổi lên, 3 con rắn béo múp”. Câu này ý chỉ 3 loài rắn: rắn hổ mang, rắn cạp nia, rắn ráo ăn rất nhiều trước khi ngủ đông. Do đó, chúng giàu dinh dưỡng nhất vào giai đoạn này. Cũng vì thế, món súp rắn rất phổ biến vào mùa thu, đông. 

sup ran 1

Trong tiếng Quảng Đông, Súp rắn có tên là “se gang”. Một bát súp rắn có chứa tới 5 loại thịt rắn khác nhau, gồm: rắn hổ mang, rắn cạp nia, rắn ráo, rắn sọc dưa và rắn lục mũi hếch. 

Món Súp rắn ngon nhất khi được làm tại chỗ. Tức là, khi thực khách yêu cầu, đầu bếp mới làm thịt rắn để bát súp luôn tươi, ngon. Thông thường, các nhà hàng sẽ giữ chúng trong hộp gỗ vì đây là môi trường khô ráo, lý tưởng nhất. 

Trước khi rắn được đem ra chế biến, họ thường cho con rắn ngủ trước khi chặt đầu. Đây là một hành động nhân đạo. Sau đó, đầu bếp sẽ gỡ xương của nó ra. Rắn có từ 200 đến 400 đốt sống với nhiều xương sườn. Sau khi bỏ xương, người ta xé thịt thành từng miếng mỏng. Bên cạnh thịt rắn, món súp phải có thêm nấm đông cô, thịt gà và măng (đôi khi có thêm bong bóng cá). Không chỉ thịt, mọi phần của con rắn đều được sử dụng để tránh lãng phí. Theo những đầu bếp Trung Quốc, mọi bộ phận của rắn đều bổ dưỡng. Phần tốt nhất là túi mật – thứ được dùng để làm rượu. Vào trước những năm 1980, thịt rắn là thứ xa xỉ không phải ai cũng có thể ăn. Thời điểm này, các thầy kinh kịch Quảng Đông thường ăn mật rắn trước buổi diễn để tăng cường năng lượng, cải thiện giọng nói.

sup ran 2

Món súp rắn truyền thống được làm từ hỗn hợp 2 loại súp. Đầu tiên là loại nước dùng cơ bản làm từ giăm bông, thịt gà, ninh trong 6 giờ. Loại súp còn lại gồm xương rắn, vỏ quýt phơi khô, cùi nhãn, chà là, mía, gừng – nấu trong 4 giờ. Cuối cùng, họ thêm đậu phụ lên men và lá chanh khô để tăng độ giòn, loại bỏ mùi tanh của rắn. 

Hiện nay, công thức này được xem là quá cầu kỳ. Một số nhà hàng cao cấp vẫn làm theo công thức này. Nhiều nhà hàng khác lại đơn giản hóa công thức bằng cách nấu chung thịt lợn và xương rắn trong một giờ. Doanh số bán hàng súp rắn trong mùa đông rất cao. 

Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng món Súp rắn nhé! Hương vị đặc biệt của món ăn bổ dưỡng này sẽ khiến du khách nhớ mãi không thôi.

cac mon rau cu va trai cay y nghia ngay dau nam moi 8

Các món rau củ và trái cây ý nghĩa ngày đầu năm của người Trung Quốc

Trung Quốc là một trong quốc gia có nền văn hóa ẩm thực đa dạng. Một số món ăn trong nền ẩm thực Trung Hoa trong ngày đầu năm như: sủi cảo hay bánh trôi nước. Ngoài ra, khi nhắc đến rau củ và các loại trái cây, người dân nước này cũng chọn những loại thức ăn tượng trưng cho mùa xuân, năng lượng và sự giàu có.

Không chỉ mang lại nhiều chất dinh dưỡng, các món rau củ và trái cây dưới đây tượng trưng cho sự giàu sang, trường thọ, may mắn và sum họp trong bàn tiệc đầu năm của người Trung Hoa:

Xà lách – biểu tượng của sự giàu có

Ở Trung Quốc, Xà lách được chọn làm thực phẩm để mở màn cho ngày đầu năm mới vì từ màu xanh của lá trong cả tiếng Quan Thoại và Quảng Đông đều đồng âm với từ “phát tài”. 

cac mon rau cu va trai cay y nghia ngay dau nam moi 1

Xà lách khi xào có thể làm thành món khai vị với trứng chiên, tỏi băm và cơm. Một món đơn giản khác mà người Trung Quốc có thể thưởng thức là nêm xà lách với nước tương, dầu hào, dầu mè, gừng và tỏi.

Xà lách nấu chín có hương vị thơm ngon khi xào. Theo trang web chuyên về ẩm thực The Woks of Life, hương vị Xà lách rất sảng khoái. Ngoài ra, khi xào, xà lách vẫn giữ hàm lượng nước cao và có độ giòn.

Cải thìa tượng trưng cho giàu có và sống lâu

Ngoài công dụng tốt cho sức khỏe, Cải thìa còn tượng trưng cho sự giàu có và may mắn. Điều này khiến loại thực phẩm này trở thành một phần quan trọng trong bàn ăn dịp Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống ẩm thực Trung Quốc, Cải thìa tượng trưng cho sự trường thọ với ý nghĩa nhấn mạnh tuổi thọ của cha mẹ và người lớn tuổi.

cac mon rau cu va trai cay y nghia ngay dau nam moi 2

Cải thìa để nguyên có ý nghĩa đặc biệt nhằm cầu chúc cha mẹ trường thọ. Người Trung Quốc thường ăn toàn bộ Cải thìa, từ rau xanh đến cọng, vì hầu hết bộ phận đều có thể ăn được. Cho dù chế biến Cải thìa vào món xào hay làm thành một món ăn phụ thì loại rau này đều rất ngon. Một công thức Cải thìa xào đơn giản bao gồm tép tỏi, gừng tươi, dầu mè và dầu hào với hạt mè.

Bông cải xanh Trung Quốc tượng trưng cho sự hòa hợp

Bông cải xanh Trung Quốc là một phần quan trọng trong bữa ăn Tết Nguyên Đán với ý nghĩa muốn cải thiện các mối quan hệ. Lý do là Bông cải xanh tượng trưng cho sự cân bằng trong các mối quan hệ.

cac mon rau cu va trai cay y nghia ngay dau nam moi 3

Bông cải xanh Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với họ Cải Brussels, bắp cải và cải xoăn. Nó có lá giống cải xoăn, trong khi thân dày giống bông cải xanh hơn. Khi ăn Bông cải xanh Trung Quốc, du khách sẽ nhận thấy phần cuống hơi ngọt còn phần lá có vị hơi đắng. Loại rau này thường được tìm thấy trong các món xào, bánh bao và salad tươi.

Một trong những cách tốt nhất để chế biến Bông cải xanh là xào với tỏi, ớt và dầu hào. Bông cải xanh xào dầu hào thường được tìm thấy ở cả nhà hàng cao cấp và bếp gia đình. Điều này khiến nó trở thành món ăn khá phổ biến trong nhiều dịp lễ hơn là Tết Nguyên Đán. Bông cải xanh Trung Quốc xào đơn giản cũng có thể dùng làm món ăn kèm bằng nước dùng gà hoặc rau củ, rượu Sherry, dầu hào và đường nâu.

Cam, quýt vàng tươi mang lại sự may mắn, và giàu có

cac mon rau cu va trai cay y nghia ngay dau nam moi 4

Những ngày Tết, năm mới trong gian nhà của người Trung Hoa, đều được bày biện những loại hoa quả, trong đó có cam và quýt với ý nghĩa mang lại sự may mắn, và giàu có cho gia chủ. Truyền thống này bắt nguồn từ sự tương đồng về âm thanh giữa chữ “cam” và “vàng” trong tiếng Trung; trong khi từ “quýt” đọc lên gần giống với từ “may mắn. Nếu những quả cam, quýt được đính kèm thêm lá thì gia đình đó càng có lộc, tượng trưng cho tuổi thọ lớn. 

Đào mang đến mong ước trường thọ, sung túc đủ đầy

cac mon rau cu va trai cay y nghia ngay dau nam moi 5

Từ nhiều năm nay đào là loại quả không thể thiếu trong bữa ăn của người Trung Quốc trong ngày tết Nguyên Đán. Đào mang đến mong ước trường thọ, sung túc đủ đầy đồng thời mang đến an lành cho các thế hệ trong gia đình.

Bưởi mang lại đến sự giàu có và may mắn

cac mon rau cu va trai cay y nghia ngay dau nam moi 6

Bưởi cũng được ăn rất nhiều vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc. Lý do được cho là loại trái cây này được cho là mang lại đến sự giàu có và may mắn. Vì thế, tặng Bưởi ngày Tết đã trở thành một thói quen mà người Trung Quốc thường hay làm.

Hồng khô

cac mon rau cu va trai cay y nghia ngay dau nam moi 7

Người Trung Quốc tận dụng thời tiết khô, lạnh của mùa đông để phơi khô những quả hồng tươi. Đến dịp Tết Nguyên Đán, những trái hồng đã khô và dẻo, tạo thành một món quà vặt ngon miệng. Người Trung Quốc quan niệm, ăn hồng vào đầu năm sẽ khiến mọi việc được như ý muốn.

Trên đây là một số rau củ và trái cây được tin rằng chứa đựng nhiều may mắn, vạn sự như ý và thường được sử dụng phổ biến vào ngày Tết Nguyên Đán hàng năm ở Trung Quốc. Nếu du khách đang có kế hoạch du lịch Trung Quốc trong dịp tết Nguyên Đán, hãy lưu lại danh sách các món ăn này nhé!

Jingshan 5

Jingshan – ngọn núi nhỏ nhất Trung Quốc thu hút nghìn người tìm đến chinh phục

Trung Quốc nổi tiếng với rất nhiều ngọn núi hùng vỹ như: Thái Sơn, Hằng Sơn, Nga My, Hoa Sơn,… Nhưng bên cạnh đó, đất nước này cũng sở hữu một ngọn núi nhỏ nhất thế giới, chỉ cao 60cm, đó là Jingshan. Nhìn bề ngoài, Jingshan trông chẳng khác gì một hòn đá, nhưng lại vô cùng nổi tiếng thu hút nghìn người tìm đến chinh phục.

Jingshan 2

Jingshan tọa lạc ở huyện Shouguang, thuộc tỉnh Sơn Đông. Jingshan có độ cao 60cm tính từ mặt đất cho tới điểm cao nhất của nó và hoàn toàn có thể chinh phục nó chỉ với một bước chân nhẹ. Mặc dù có kích thước nhỏ nhắn nhưng đây được cho là phần đỉnh của một ngọn núi lớn nằm dưới lòng đất. Thực tế, Jingshan có độ cao khoảng 48m, nhưng phần lớn nằm sâu dưới lòng đất, trong khi phần nhô lên chỉ cao 60cm, có chiều dài 1,24m và rộng 0,7m.

Jingshan 3

Được biết, ngọn núi này có lịch sử hơn 100 năm, thông tin về nó cũng được viết trong hồ sơ chính thức của huyện. Ngày nay, Jingshan thuộc diện bảo vệ đặc biệt, nên không ai dám đào nó lên để xem phần còn lại nằm sâu bao nhiêu dưới lòng đất.

Jingshan 1

Tuy vậy, trước đây, đã từng có một nhóm người được phép đào Jingshan để xác định xem đây có phải một ngọn núi hay chỉ là một tảng đá. Sau khi đào được vài mét mà không thấy phần chân của núi, nhóm người này đã bỏ cuộc. Đến năm 1958, một nhóm người khác cũng thử đào dưới chân Jingshan, nhưng rồi họ cũng không thể đào tới phần chân của nó và cũng kể từ đó mà tảng đá nhỏ bé này được công nhận là một ngọn núi. Cư dân địa phương gọi ngọn núi là “Jing”, nghĩa là không thể dịch chuyển.

Jingshan 4

Jingshan nằm lọt thỏm giữa một bãi đất bằng phẳng. Vào mùa hoa màu, thậm chí còn không nhìn thấy nó ở đâu. Để thu hút khách du lịch, chính quyền huyện Shouguang đã ra quyết định cấm đào bới xung quanh ngọn núi, cũng như không công trình xây dựng nào được thực hiện tại khu vực quanh núi và cấm người dân lấy đá từ núi, nhằm bảo tồn nguyên cảnh quan vốn có.

Hình ảnh của Jingshan gần đây đã gây sốt trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc, thu hút nhiều bình luận hài hước. Thậm chí, nhiều người còn thách thức, rủ rê bạn bè mình tham gia vào “cuộc thi leo núi” Jingshan hay hẹn nhau tới đây vào thời điểm sau khi thu hoạch, nếu không sẽ chẳng nhìn thấy kỳ quan độc đáo này do bị hoa màu che khuất.

Một lần ghé thăm Jingshan chắn chắn là một trải nghiệm mới lạ mà du khách có được trong hành trình du lịch Trung Quốc đấy! 

ngu dai xu nu 7

“Ngũ đại xú nữ” xấu nhất lịch sử Trung Hoa cổ đại

Nếu nhắc đến “Tứ đại mỹ nhân” trong lịch sử Trung Hoa cổ đại thì hầu như ai cũng biết đó là: Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân và Dương Quý Phi. Trái lại, cũng có “Ngũ đại xú nữ” với ngoại hình xấu xí. Tuy vậy, nhờ ăn ở hiền đức nên những người phụ nữ này vẫn có được hôn nhân viên mãn.

“Ngũ đại xú nữ” Trung Hoa là 5 người phụ nữ cực kỳ xấu xí nhưng có tài năng xuất chúng và phẩm hạnh cao thượng, giúp chồng làm nên sự nghiệp lớn lao trong lịch sử Trung Quốc được sử sách ghi lại. 5 người phụ nữ đó là: 

1. Mô Mẫu

Người đứng đầu danh sách “xú nữ Trung Hoa” là Mô Mẫu. Bà vô cùng xấu xí, được ví như “quỷ Dạ Xoa”, nhưng bà lại có trí tuệ, đối xử với mọi người rất hiền đức. Bà là vợ của Hiên Viên Hoàng Đế, một vị Thánh vương thời cổ đại, người được coi là thuỷ tổ của dân tộc Trung Hoa.

ngu dai xu nu 3

Trong quyển “Tứ tử giảng đức luận”, Hán Vương Tử Uyên có ghi lại rằng: “Mô mẫu người lùn, dù hiền lành nhưng vẫn không giấu nổi (bộ mặt) xấu. Tuy vậy đức hạnh của Mô Mẫu được phụ nữ đương thời ca ngợi”. Trong “Cửu chương, tích vãng nhật”, Khuất Nguyên đã đánh giá Mô Mẫu rất cao. Trí tuệ của Mô Mẫu cũng không tầm thường vì thế Hoàng Đế đã cưới bà làm vợ. Truyền thuyết nói, Hoàng đế đánh bại Viêm Đế, giết Xi Vưu, đều có công của Mô Mẫu giúp đỡ bên trong. Và cũng do đó mà Hoàng Đế rất tín nhiệm bà, giao cho bà cai quản hậu cung, còn nhiều lần ca tụng, ngợi khen bà vì đức độ.

2. Chung Vô Diệm

Chung Vô Diệm tên thật là Chung Ly Xuân, người đất Vô Diệm (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Sách “Liệt nữ truyện” ghi lại về nhan sắc xấu xí của nàng như sau: “Chung hậu sinh ra trán cao, mắt sâu, bụng dài, chân thô, mũi hếch, xương cổ lòi ra, cổ to, tóc thưa, bụng phệ, lưng gù, da đen đúa”.

ngu dai xu nu 1

Sách “Yến Tử Xuân Thu” có chép về điển tích tự tiến cử mình của Chung Vô Diệm. Tề Tuyên Vương khi đó không chú tâm vào chính sự, chỉ vui chơi hưởng lạc. Một hôm, Tề Tuyên Vương mở tiệc chiêu đãi quần thần, Chung Vô Diệm xin vào yết kiến. Chung Vô Diệm nói với vua Tề rằng nàng có thuật tiên đoán sự việc. Sau đó, nàng giương mắt, vỗ gối, xua tay, lắc đầu. Vua Tề không hiểu gì và bắt Chung Vô Diệm giải thích.

Chung Vô Diệm nói: “Thiếp giương mắt để thay bệ hạ nhìn thấy khắp thiên hạ lửa cháy, thiếp vỗ gối để thay bệ hạ phạt cái tật tin dùng bọn gian thần, thiếp xua tay lắc đầu để thay bệ hạ đuổi bọn xu nịnh”. Vua Tề tức giận, định lôi nàng ra chém.

Chung Vô Diệm không tỏ ra sợ hãi, nói: “Thiếp chết cũng không có gì đáng ngại, chỉ xin được nói rõ trước khi chết”. Tề Tuyên Vương bằng lòng. Chung Vô Diệm lấy lời lẽ phân tích rõ chính sự trong nước, các mối nguy cấp của nước Tề. Tề Tuyên Vương nghe ra, liền giải tán tiệc tùng và triệu nàng về cung lập làm Chánh hậu. Cũng từ đó, nhà vua rất chú tâm vào việc nước, tin dùng bậc hiền tài, xua đuổi bọn xu nịnh.

Được sự giúp đỡ của Chung Vô Diệm, nước Tề sau đó đã trở nên hùng mạnh, trong thời Tề Tuyên Vương tại vị, không có ngoại bang xâm lấn. Người đời sau viết rất nhiều truyện về Chung Vô Diệm để ca ngợi tài năng, đức độ và sự dũng cảm của nàng.

3. Mạnh Quang

Tương truyền, Mạnh Quang là một người phụ nữ xấu xí với dáng người to béo, da ngăm đen, thậm chí nàng còn khoẻ ngang đàn ông khi bê nổi cả một cối đá. Nàng lấy Lương Hồng, một người nổi danh về trí tuệ. Có rất nhiều con gái nhà danh giá muốn gả cho Lương Hồng, ông đều từ chối và chỉ lấy Mạnh Quang về làm vợ.

ngu dai xu nu 6

Sau khi lấy Lương Hồng, Mạnh Quang rất tôn trọng và hết mực thương yêu chồng. Sử xưa kể lại, mỗi lần Lương Hồng đi làm về, Mạnh Quang đều dâng mâm cơm lên cao tới ngang mày để thể hiện lòng kính trọng với chồng. Sau này, hai vợ chồng bà đã lên núi ở ẩn, chồng cày cấy, vợ dệt vải, ngày ngày ngâm thơ đàn hát, sống cuộc sống thanh bần mà hạnh phúc mãi về sau.

4. Nguyễn Thị

Nguyễn Thị là con gái của Vệ uý Nguyễn Cung, được gả cho Hứa Doãn thuộc dòng dõi đại tộc ở Cao Dương thời Tam Quốc. Nguyễn Thị có dung mạo xấu xí, sau khi làm lễ giao bái, Hứa Doãn không chịu vào phòng tân hôn, người nhà rất ưu phiền. Sau đó, có Hoàn Phạm đến thăm, nói với Hứa Doãn: “Nhà họ Nguyễn gả người con gái có tướng mạo xấu xí cho anh, nhất định họ có dụng ý sâu xa. Anh nên dụng tâm để ý, quan sát để hiểu rõ nguyên nhân”.

ngu dai xu nu 2

Hứa Doãn nghe lời Hoàn Phạm, cuối cùng đã chịu vào phòng. Nhưng vừa nhìn thấy dung mạo xấu xí của vợ, Hữa Doãn lại chạy ra ngoài, Nguyễn Thị giữ chồng lại. Hứa Doãn vừa giật tay áo vừa hỏi: “Trong tứ đức thì nàng có mấy đức?”. Nguyễn Thị trả lời: “Thiếp chỉ thiếu đức dung. Người quân tử có 100 đức, chàng có được bao nhiêu đức?”. Doãn Hứa trả lời: “Ta có đủ 100 đức”. Nguyễn Thị lại nói: “Trong một trăm đức, chữ đức đứng đầu. Chàng ham sắc mà khinh tài, vậy có thể coi là đủ một trăm đức không?”. Hứa Doãn xấu hổ không nói được gì. Từ đó về sau chàng yêu mến và quý trọng vợ hơn.

Hoàng Nguyệt Anh

Hoàng Nguyệt Anh là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn, và là vợ của Gia Cát Khổng Minh thời Tam quốc. Tương truyền, bà có dung mạo thô kệch, tóc vàng, da đen, thậm chí trên da còn nổi lên chút nhăn nheo như da gà.

Có sách tả bà dáng người cao, thon thả nhưng mặt đen đúa đầy mụn nhọt trông rất khó coi, sách khác lại tả bà hình dáng thô kệch, thấp bé đen gầy, khuôn mặt đầy rỗ. Tuy thế, bà lại là một người phụ nữ rất dịu dàng và chu đáo. Khổng Minh đại truyện có ghi rõ Thừa tướng Gia Cát sau khi xuất sơn, mọi việc ở nhà đều được Gia Cát phu nhân chu toàn tất cả, vợ chồng kính nhau như khách, chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì. Nếu không nhờ có bà làm hậu phương vững chắc phía sau, Khổng Minh tiên sinh chưa chắc đã có thể toàn tâm phò trợ cho Lưu Bị. Thế mới biết câu “tề gia trị quốc bình thiên hạ” là một thứ tự có cơ sở… Người đàn ông phải làm cho yên ổn chuyện gia thất mới có thể ra ngoài trị nước cứu đời.. Và Hoàng Nguyệt Anh đã làm thay cho Gia Cát Lượng nhiệm vụ “tề gia” để ông chuyên tâm giúp đỡ Lưu Bị… Ta có thể thấy, vị trí và vai trò không nhỏ của Hoàng Nguyệt Anh đối với bản thân cũng như sự nghiệp của Gia cát Lượng.

Ý kiến thứ hai thì lại cho rằng Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có nhan sắc mĩ miều, xinh đẹp tuyệt trần nhưng lại cố ý đeo mặt nạ xấu xí để tìm được “người anh hùng thật sự” của mình. Khổng Minh nghe tiếng Hoàng Nguyệt Anh tài giỏi phi thường, đã bất chấp mọi tin đồn không hay về nhan sắc của bà và đến cầu hôn. Hoàng Nguyệt Anh đã thử thách trí tuệ, tài năng (qua trận pháp vườn đào) lẫn đức độ của Gia Cát Lượng trước khi chấp nhận cuộc hôn nhân này… Để rồi sau đó, bà âm thầm lui về sau làm hậu phương ủng hộ và giúp đỡ cho chồng. Có người cho rằng sau đó bà vẫn mang mặt nạ (mạng che mặt) khi ra ngoài. Điều đó chứng tỏ rằng bà không phải là người trọng hư danh, không vì chút sĩ diện, danh dự mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, gây nên nhiều xáo trộn không cần thiết. Một người phụ nữ có địa vị,có nhan sắc và có tài năng như bà lại chấp nhận rút lui, làm cái bóng phía sau chồng, phẩm chất này chỉ có ở những người phụ nữ dịu dàng, nhân hậu… Hoàng Nguyệt Anh quả thật là người vợ vĩ đại mà Khổng Minh tiên sinh đã may mắn tìm thấy được.

ngu dai xu nu 5

Những truyền thuyết, dã sử chung quanh người phụ nữ tài năng này rất nhiều, và hiện tại cũng đang trong tình trạng “chín người mười ý”. Thế nhưng tóm tắt sơ lược lại thì có 2 luồng ý kiến cơ bản nhất. Mọi người đếu đồng ý rằng, Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có tài hoa xuất chúng, thông thiên văn, tường địa lý, bát quái ngũ hành, kì môn độn giáp, ngay cả binh pháp (thứ chỉ dành cho đấng mày râu) bà cũng rất am hiểu. Gia Cát tiên sinh tinh thông binh pháp, ít nhiều phải kể đến công lao của bà. Trong một vài tư liệu cũng có ghi, các phát minh “mộc ngưu lưu  mã”, “nỏ liên châu”, “Khổng Minh đăng” và bánh bao của Khổng Minh cũng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. Và cũng ít ai biết rằng, Long Trung sách của Gia Cát Lượng cũng dựa trên sự gợi ý ít nhiều của bà. Nói chung, Hoàng Nguyệt Anh là một hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của Gia Cát Lượng, góp phần không nhỏ vào các thành công của ông sau này.

Theo Hàn Lộ công ti, đồng sản xuất bộ phim điện ảnh “Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh” giới thiệu, Gia Cát Lượng phe phẩy quạt lông, phong lưu lỗi lạc, diệu kế liên tiếp xuất ra có thể nói là không ai không biết, nhưng nguồn gốc chiếc quạt lông đó từ đâu mà ra thì chưa chắc mọi người đều biết.

Gia Cát Lượng trong lần đầu tới cầu hôn, cô gái xấu xí tóc vàng da đen đã tặng chàng một cái quạt lông và hỏi: “Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao tôi lại tặng ngài quạt lông không?”. Gia Cát Lượng nói: “Là lễ nhẹ mà nghĩa tình thì nặng phải chăng?”. A sửu cô nương lại hỏi: “Còn ý nghĩa thứ hai?”. Gia Cát Lượng suy nghĩ mà không thể giải đáp. A sửu nói tiếp: “Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện ngài nói tới Tào Tháo Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt lúc đó”. Chính là A sửu cô nương thông minh hiểu chuyện, biết đại trượng phu khi làm việc tập trung khí lực, không thể để tình cảm xao động, càng không thể để người ta phát hiện, nếu không đại sự tất không thành. Đó cũng chính là lý do sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh về rồi quạt lông vẫn không rời tay.

Lịch sử Trung Hoa quả thật có rất nhiều điều hấp dẫn gây sự thích thú và tò mò khám phá của rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Du khách hãy đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình du lịch Trung Quốc để có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về vùng đất xinh đẹp này nhé!

giay mui venh 3

Nguyên nhân giày cổ đại Trung Hoa đều có mũi giày vểnh hướng lên trên

Chúng ta biết rằng, lối sống của người Trung Hoa cổ đại rất khác so với thời hiện đại, đặc biệt là về trang phục. Những đôi giày chúng ta đi hiện tại rất đa dạng, đầy đủ mẫu mã. Tuy nhiên, vào thời cổ đại, hầu hết các đôi giày đều có đặc điểm chung, đó là mũi giày mũi giày vểnh hướng lên trên hoặc có tấm chăn phía trước.

Về lịch sử của giày dép, nó đã tồn tại khá lâu dài, Trung Quốc thời cổ gọi là hài (鞋) hoặc tháp táp (鞜趿) hoặc lý (履). Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hoá thời đại đá mới), người ta không biết dùng vật liệu nào để bọc bàn chân của họ. Vì vậy, sau khi săn bắn, họ dùng da thú mềm để bọc bàn chân, nó đã trở thành đôi giày sớm nhất trong lịch sử nhân loại.

Hơn 3.000 năm trước, “Chu dịch” đã có ghi chép. “Kinh thi” viết “Kiểu kiểu cát kịch, khả dĩ kịch sương”, chính là nói về một loại giày tương đối đơn sơ dùng sợi cây gai, cây đay đan thành. Sau hàng ngàn năm, giày đã phát triển từ giày cỏ đơn giản nhất thành giày da, giày vải, giày thể thao hiện tại,…

giay mui venh 2

Trong thời kỳ Tần Hán cổ đại của Trung Quốc, mũi giày của những vị quan chức và quý tộc đều vểnh lên trên, được gọi là “hài kiều”, hay “giày mũi vểnh”, có rất nhiều kiểu dáng, về mũi giày có câu nói rằng: “Nam phương nữ viên” (nam mũi vuông, nữ mũi tròn). Loại giày này lần đầu tiên được tìm thấy trong một bản khắc trên đồ gốm được khai quật ở Thanh Hải, Mông Cổ, cách đây hơn 5.000 năm. Những đôi giày mũi vểnh cũng là kiểu giày chính trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Ngay cả sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhiều phụ nữ truyền thống ở vùng núi hoặc mặc trang phục truyền thống vẫn đi loại giày này.

Liên quan đến kiểu thiết kế “giày kiều đầu” này, có một số ý kiến lý giải như sau: 

Trước hết, trong thời kỳ Xuân Thu, con người đặc biệt quan tâm đến lễ nghi và việc trang trí mũi giày được nhiều người chú ý. Mũi giày vểnh lên rất có thể có liên quan đến tín ngưỡng và thờ cúng của người cổ đại, với kỳ vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

giay mui venh 1

Giày mũi vểnh giúp thể hiện rõ danh phận của người mang chúng. Thời cổ đại có hệ thống phân bậc nghiêm ngặt, từ lớn như quy chế môn đình, xuất hành nghi trượng, phần mộ tang lễ, đến nhỏ như sinh hoạt hàng ngày, phụ kiện quần áo, kiểu tóc và đồ trang sức,… chưa kể đến giày dép. Có thể nói càng địa vị cao quý, đầu mũi giày càng cao, phần mũi giày vểnh lên càng tinh mỹ, nhưng không được vượt qua cấp bậc của mình, không có đại thần nào dám vượt qua Hoàng đế!

Cũng có ý kiến cho rằng, những đôi giày “đặc biệt” này có công dụng thiết thực là tránh chấn thương bàn chân.  Người xưa trong quá trình đi bộ hoặc chạy, thường đá vào vật cứng làm tổn thương bàn chân, không những làm đau chân, mà còn làm chậm trễ sự tình. Nhưng loại giày mũi vểnh này vừa có thể đóng một vai trò cảnh báo, đồng thời cũng tạo một lớp đệm đằng trước có thể giảm lực tác động, giảm tổn thương cho bàn chân. Ngoài ra, con đường thời xưa không bằng phẳng. Thời cổ đại, ngoại trừ sảnh đường được lát gạch đá, thì những nơi khác đều là rải sứ lên đất. Bên ngoài thì càng không cần phải nói, rất nhiều chỗ lồi lõm “ổ gà”. Mũi giày cong lên để bảo vệ tối đa chấn thương va chạm của bàn chân. Hơn thế nữa, nếu không phải đi lại thì giày mũi vểnh sẽ giúp người mang đứng vững hơn.

giay mui venh 4a

Với lý giải khác, ở thời Trung Hoa cổ đại, bất kể là nam nhân hay nữ nhân đều phải khoác lên người nhiều lớp áo, váy và áo choàng dài. Điều này sẽ rất bất tiện khi di chuyển, khiến họ khó khăn khi bước đi và dễ té ngã. Do đó, mũi giày vểnh lên còn có công dụng giữ váy hoặc áo choàng, tránh tung bay quá cao và không để chúng vướng víu khi bước đi, đặc biệt là vào trời mưa. Trong các chân dung đế vương cổ đại lưu truyền lại, đầu mũi giày đều để ra ngoài áo bào, vểnh lên trên, uy phong bát diện.

Từ những ý kiến trên có thể thấy thiết kế giày của người xưa thật sự vô cùng sáng tạo, vừa ý nghĩa vừa nhiều sự tiện dụng, đôi khi vượt hơn cả tưởng tượng của hậu thế. 

Với sự phát triển theo thời gian, thói quen ăn mặc của con người cũng thay đổi, loại giày có đầu mũi cao vểnh này đã không còn phổ biến. Nhưng mũi giày hơi cong lên, không chỉ có lợi cho việc đi bộ, chạy thể thao, mà đường nét tổng thể cũng đẹp và hào phóng. Có lẽ điều này và thói quen mang giày của người xưa ít nhiều có mối quan hệ!

Du khách hãy đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình du lịch Trung Quốc để có thêm nhiều khám phá thú vị nhé!