hoang de len ke hoach tu cam sung minh 3

Hoàng đế Trung Hoa duy nhất tự lên kế hoạch để “cắm sừng” mình

Ngay đối với những người dân bình thường, việc bị “cắm sừng” đã thật khó có thể chấp nhận được. Thế nhưng lịch sử Trung Hoa đã ghi nhận một trường hợp duy nhất, vị Hoàng đế có 1 không 2 tự lên kế hoạch để “cắm sừng” mình. Vị Hoàng đế được nhắc đến ở đây chính là Tống Minh Đế Lưu Úc của triều Nam Tống.

Trong 296 hoàng đế Trung Hoa, Tống Minh Đế Lưu Úc (439-472), hoàng đế thứ 11 triều Nam Tống (420-479) là người duy nhất “mượn” giống sinh con trai. Lưu Úc chính là chú của Lưu Tử Nghiệp – vị hoàng đế nổi danh tàn bạo và hoang dâm trong lịch sử Trung Hoa khi loạn luân với cả chị gái và cô ruột.

Khi Lưu Tử Nghiệp còn đang ở ngôi vua, Lưu Úc đã bị giam trong hoàng cung cùng các anh em họ hàng do lo sợ bị cướp ngôi của Lưu Tử Nghiệp.

Lưu Úc vốn nổi tiếng là một người tài hoa nho nhã, thông minh lại có vẻ ngoài xuất chúng. Song sau một thời gian bị giam cầm, ngoại hình của ông bỗng thay đổi ngày càng mập mạp. Thậm chí, Lưu Tử Nghiệp khi ấy còn mắng ông là lợn và đòi nhốt vào chuồng.

Mặc dù bị giam cầm trong hoàng cung nhưng Lưu Úc vẫn được lòng rất nhiều quan bá văn võ. Lưu Tử Nghiệp hoang dâm vô độ đã bị sát hại chỉ sau 1 năm lên ngôi. Lưu Úc nhờ được nhiều người tin cậy và giúp đỡ nên đã lên ngôi Hoàng đế ngay sau đó.

hoang de len ke hoach tu cam sung minh 1

Không ai ngờ rằng, chẳng bao lâu sau khi lên ngôi, Lưu Úc cũng đã thể hiện bản chất hoang dâm tàn bạo không kém người cháu đã qua đời của mình. Ông chọn mấy trăm thiếu nữ làm thiếp, hàng đêm sênh ca, thậm chí thiết yến xem mỹ nữ khỏa thân múa hát.

Có thể do ông ta thê thiếp thành đàn, ăn chơi túng dục quá độ, nên sau khi có hai con gái với vợ cả Tống Vương thị thì không có thêm con nữa. Lưu Úc thường nói với ái phi Trần Diệu Đăng rằng: “Sinh con trai cho trẫm, trẫm sẽ phong nó làm Thái tử”. Tuy nhiên, ước nguyện có con trai mãi không thành. 

Vì mãi không thể có con trai nên ông đã nghĩ ra kế hoạch để tìm người nối dõi cho mình. Lúc bấy giờ, Lưu Úc đã quan sát rất kỹ các văn võ bá quan trong triều để tìm được một người sáng giá nhất. Cuối cùng, người được ông chọn là Lý Đạo Nhi, một vị quan có học thức sâu rộng, tuổi trẻ lại tài cao. Về khoản phòng the, Lưu Úc cũng đặt niềm tin ở Lý Đạo Nhi khi mới chỉ 10 năm lấy vợ nạp thiếp nhưng Lý Đạo Nhi đã có tới 10 người con trai.

Hơn nữa, Lý Đạo Nhi còn có mối quan hệ khá thân thiết với Lý Úc, cũng là người góp công lớn trong việc sát hại Lưu Tử Nghiệp. Đây chính là lựa chọn hoàn hảo có thể di truyền tố chất tốt đẹp cho đời sau mà lại không lo bí mật mượn giống bị lộ ra ngoài.

Vậy là Lưu Úc bèn bày mưu tính kế, đưa Trần Diệu Đăng cho Lý Đạo Nhi. Sau khi ái phi mang thai, Lưu Úc đưa về cung, để nàng sinh ra Lưu Dục (463-477). Lý Đạo Nhi cũng bị bí mật thanh trừng.

hoang de len ke hoach tu cam sung minh 2

Sử sách Trung Quốc ghi chép về việc mượn giống sinh con trai của Lưu Úc không giống nhau. Theo “Tống thư”, ban đầu Lưu Úc rất thích Trần Diệu Đăng nhưng một thời gian sau thì chán. Trần Diệu Đăng không gặp được vua, bèn chủ động muốn lấy Lý Đạo Nhi và được Lưu Úc phê chuẩn. Chỉ 1 tháng sau, Trần Diệu Đăng có thai liền được Lưu Úc triệu hồi vào cung. Lý Đạo Nhi bỗng thấy mất vợ liền tìm Lưu Úc để đòi lại thiếp để rồi nhận kết đắng. Lưu Úc bấy giờ chỉ quan tâm tới cái thai nên đã vu tội cho Lý Đạo Nhi rồi sai người giết chết.

Nhiều người không tin vào “Tống thư”, cho rằng đó là chuyện hoang đường. Theo sử sách đời sau của nhà Tống, trong “Tư trị thông giám” của nhà sử học kiêm thừa tướng Tư Mã Quang (1019-1086), Lưu Úc đã tính toán từ trước, cố ý tặng Trần Diệu Đăng cho Lý Đạo Nhi, sau đó chờ bà có thai mới đón về cung.

Có một hoàng tử vẫn cảm thấy chưa đủ, Lưu Úc lại nghĩ ra một cách vô cùng tàn nhẫn. Ông bí mật cử người điều tra xem thê thiếp của các vương gia người nào đang mang thai, sau đó đưa vào cung chờ ngày sinh nở. Nếu người đó sinh được con trai, vua lập tức hạ lệnh giết mẹ, để lại con, đưa cho phi tần của mình nuôi nấng.

Cứ như vậy, Tống Minh Đế Lưu Úc có tất cả 12 người con trai nhưng tất cả đều không phải con ruột. Lưu Úc lập Lưu Dục làm Thái tử năm 466. Năm 472, Lưu Úc qua đời, Lưu Dục lên ngôi nhưng tính tình tàn bạo, làm mất hết lòng dân, cuối cùng cũng bị kẻ khác giết chết.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng chúng tôi nhé!

an y phia sau cach xung ho tram be ha 5

Ẩn ý phía sau cách xưng hô “Trẫm”, “Bệ hạ” trong các triều đại phong kiến Trung Hoa

Xưng vị của các Hoàng đế Trung Hoa thời cổ đại là rất nhiều, ví như Hoàng đế tự xưng mình là “Trẫm”; các phi tần, đại thần thì xưng Hoàng đế là “Bệ hạ”,… Từ ý nghĩa bề mặt của chữ có thể thấy, những xưng vị này đều có hàm nghĩa thể hiện sự tôn sùng kính sợ, cầu phúc chúc tụng.

Những ai đam mê xem phim truyện cổ trang Trung Quốc hẳn sẽ rất quen thuộc với từ xưng hô “Trẫm” của các vị Hoàng đế. Đây là cách xưng hô chuyện biệt được lưu truyền từ thời Tần Thủy Hoàng, một trong những Thiên cổ nhất đế của Trung Hoa.

Vào năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước chư hầu và thành lập triều đại thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc – nhà Tần.

an y phia sau cach xung ho tram be ha 2

Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là “Hoàng đế” và tự gọi mình là “Thủy Hoàng đế”.

Trong thời kỳ như một khởi đầu mới của nền văn minh Trung Hoa này, Tần Thủy Hoàng quyết định thực hiện cuộc cải cách lớn và thi hành chế độ thống trị mới, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia, cho phép nông dân sở hữu đất. Nhân dân phải học cùng một loại chữ viết, sử dụng phương pháp đo lường thống nhất và tuân thủ hệ thống luật pháp chặt chẽ.

Tần Thủy Hoàng, người tự cho rằng bản thân đã thành công vượt qua “Tam hoàng Ngũ đế” (những nhân vật cai trị cổ xưa được cho là đã khai sinh ra nền văn minh Hoa Hạ), cũng chọn cho mình một cách tự xưng đặc biệt là “Trẫm”.

an y phia sau cach xung ho tram be ha 1

“Trẫm” (朕) xuất hiện sớm nhất vào thời kỳ người Trung Quốc xưa sử dụng Giáp cốt văn (văn tự, chữ viết khắc trên xương cốt động vật). Tuy nhiên, ở giai đoạn này, “Trẫm” là cách gọi tự xưng phổ biến mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, so với các cách gọi khác, “Trẫm” thường được nhóm người có quyền lực và địa vị yêu thích hơn. Cuối thời kỳ Chiến Quốc, “Trẫm” dần không được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, thay vào đó là “Ngã” và “Ngộ” (đều mang ý nghĩa: tôi, bản thân). Vì vậy, Tần Thủy Hoàng đã chọn “Trẫm” – từ đã không còn phổ biến đối với người bình thường, vừa thể hiện sự đặc biệt của bản thân, vừa có thể khiến dân thường thích ứng nhanh hơn và tránh né cách tự xưng độc tôn của Hoàng đế.

Ngoài ra, việc Tần Thủy Hoàng sử dụng “Trẫm” để tự xưng còn có một ý nghĩa sâu xa hơn. Căn cứ theo chữ tượng hình (một trong 6 cách sáng tạo chữ Hán của Trung Quốc, bao gồm Tượng Hình, Chỉ sự, Hình thanh, Hội ý, Giả tá, Chuyển chú), hình thái ban đầu của chữ “Trẫm” trông giống một hình vẽ bao gồm chữ 舟 (“Chu”, có nghĩa “thuyền”) bên trái và bộ chữ 灷 bên phải, ghép lại tạo nên ý nghĩa là “ngòi lửa trong thuyền”.

Ở thời cổ đại, năng suất lao động của xã hội loài người còn thấp và đa phần phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Vào thời đó, con người thường tập trung sống dọc theo hai bên bờ sông, nước sông có thể dùng để uống và giặt giũ, cá dưới sông cũng là một trong những nguồn thức ăn chủ yếu. Trong hoàn cảnh như vậy, thuyền đã trở thành một công cụ quan trọng để mưu sinh và đánh bắt.

Lửa cũng chiếm một vị trí quan trọng trong các nền văn minh cổ đại, con người dùng lửa để nấu thức ăn và xua tan bóng tối. Dã thú có bản tính sợ lửa, nhờ đó con người tránh được trường hợp bị thú dữ làm hại. Hơn nữa, có lửa, con người mới có thể sáng tạo ra nhiều thứ mới.

Từ thời cổ đại, con người đã vô cùng tôn thờ ngọn lửa, từ đó sản sinh ra những đấng tối cao như “Thần lửa”. Cùng với đó, lửa được coi là biểu tượng của địa vị.

Có thể nói, thuyền và lửa, một cái là nguồn gốc của tài sản và sự giàu có, cái còn lại là đại diện cho quyền lực, sự kết hợp của cả hai tượng trưng cho quyền lực tối thượng nhất theo quan niệm khi xưa.

an y phia sau cach xung ho tram be ha 3

Từ quan điểm này, từ “Trẫm”, mang theo ý nghĩa thuyền và lửa, thực sự là lựa chọn tốt nhất cho sự tồn tại độc nhất của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Kể từ đó, những Hoàng đế ở các triều đại tiếp theo của Trung Quốc cũng dùng từ này đã tự xưng, trở thành cách xưng hô quen thuộc như chúng ta đã biết trong phim cổ trang.

Còn về chữ “Bệ hạ”, trong “Thuyết văn giải tự”, Hứa Thận có nói: “Bệ, thăng cao giai dã. Tùng phụ, bỉ thanh”, ý nói, “Bệ” là bậc cấp đi lên cao. Trong từ điển Hán ngữ hiện đại giải thích về chữ “Bệ” đơn giản là bậc thềm, bậc thang trong cung điện. “Bệ hạ” là phía dưới của bậc thềm.

Thời cổ đại, chữ “Bệ” ra đời sớm nhất quả thật là để chỉ bậc thang từ phía bên dưới đi lên đỉnh đài. “Bệ” có thể được làm bằng đất, có khi bằng gỗ với rất nhiều kiểu dáng từ đơn giản đến uốn lượn cầu kỳ. Vào thời cổ đại cũng chỉ có Vua hoặc Chư hầu mới có tư cách xây dựng đài làm nơi ở của mình. Dần dần, “Bệ” trở thành bậc thềm trong cung điện của quân chủ.

an y phia sau cach xung ho tram be ha 4

Theo sử liệu ghi chép, Hoàng cung thời cổ được thiết kế tương đối kỹ lưỡng. Bảo toạ của Hoàng đế được đặt ở trên cao, từ dưới nhìn lên bảo tọa có một hệ thống bậc thềm. Những bậc thềm này được gọi là “Bệ”. Để bảo vệ sự an toàn của Hoàng đế, các thị vệ được chia ra đứng ở hai bên bậc thềm. Lúc thiết triều, các đại thần đứng ở phía dưới. Khi các đại thần muốn dâng lời bẩm báo điều gì, không dám gọi trực tiếp thiên tử, cho nên gọi “Bệ hạ”, ý tứ là bản thân muốn nói với Hoàng thượng, nhờ thị vệ dưới bậc thềm chuyển lời. Qua đó cũng để biểu thị người có địa vị thấp hướng đến người có địa vị tôn quý (Hoàng thượng) để góp ý.

Điều này có thể tìm thấy trong các tư liệu lịch sử. Danh sĩ Thái Ung triều Đông Hán viết: “Gọi là bệ hạ, tức quần thần khi nói với thiên tử, không dám chỉ trích thiên tử, cho nên nói với người dưới bệ để chuyển lời, ý là người có địa vị thấp hướng đến người có địa vị tôn quý”. Vì thế, “Bệ hạ” trở thành danh từ chỉ Hoàng đế, chỉ việc đại thần đợi ý chỉ dưới bệ, Hoàng đế ngồi ở trên bệ cao chờ người chuyển lời lên.

Có tư liệu lịch sử chỉ ra rằng “Bệ hạ” còn có ý nghĩa là tôn xưng của người hành xử hoàng quyền. Theo ghi chép trong Hán thư, triều Hán đời Nguyên Đế, Hoàng hậu Vương Chính Quân từng được quyền thần nhà Hán – Vương Mãng tôn xưng là “Bệ hạ”.

Ngoài từ “Bệ hạ” thì các từ như “Các hạ”, “Điện hạ”, “Tại hạ”, “Tất hạ”,… cũng là có hàm ý chỉ sự tôn kính của người bề dưới đối với người bề trên như vậy.

Từ sau triều đại nhà Tần, từ “Bệ hạ” chuyên dùng để chỉ Hoàng đế đã được sử dụng một cách phổ biến. Như trong “Sử ký. Tần Thủy Hoàng bản kỷ”, Tư Mã Thiên viết: “Từ thời thượng cổ không có ai uy đức bằng Bệ hạ”. Từ “Bệ hạ” ở đây là chỉ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng chúng tôi nhé!

ngu dai xu nu 7

“Ngũ đại xú nữ” xấu nhất lịch sử Trung Hoa cổ đại

Nếu nhắc đến “Tứ đại mỹ nhân” trong lịch sử Trung Hoa cổ đại thì hầu như ai cũng biết đó là: Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân và Dương Quý Phi. Trái lại, cũng có “Ngũ đại xú nữ” với ngoại hình xấu xí. Tuy vậy, nhờ ăn ở hiền đức nên những người phụ nữ này vẫn có được hôn nhân viên mãn.

“Ngũ đại xú nữ” Trung Hoa là 5 người phụ nữ cực kỳ xấu xí nhưng có tài năng xuất chúng và phẩm hạnh cao thượng, giúp chồng làm nên sự nghiệp lớn lao trong lịch sử Trung Quốc được sử sách ghi lại. 5 người phụ nữ đó là: 

1. Mô Mẫu

Người đứng đầu danh sách “xú nữ Trung Hoa” là Mô Mẫu. Bà vô cùng xấu xí, được ví như “quỷ Dạ Xoa”, nhưng bà lại có trí tuệ, đối xử với mọi người rất hiền đức. Bà là vợ của Hiên Viên Hoàng Đế, một vị Thánh vương thời cổ đại, người được coi là thuỷ tổ của dân tộc Trung Hoa.

ngu dai xu nu 3

Trong quyển “Tứ tử giảng đức luận”, Hán Vương Tử Uyên có ghi lại rằng: “Mô mẫu người lùn, dù hiền lành nhưng vẫn không giấu nổi (bộ mặt) xấu. Tuy vậy đức hạnh của Mô Mẫu được phụ nữ đương thời ca ngợi”. Trong “Cửu chương, tích vãng nhật”, Khuất Nguyên đã đánh giá Mô Mẫu rất cao. Trí tuệ của Mô Mẫu cũng không tầm thường vì thế Hoàng Đế đã cưới bà làm vợ. Truyền thuyết nói, Hoàng đế đánh bại Viêm Đế, giết Xi Vưu, đều có công của Mô Mẫu giúp đỡ bên trong. Và cũng do đó mà Hoàng Đế rất tín nhiệm bà, giao cho bà cai quản hậu cung, còn nhiều lần ca tụng, ngợi khen bà vì đức độ.

2. Chung Vô Diệm

Chung Vô Diệm tên thật là Chung Ly Xuân, người đất Vô Diệm (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Sách “Liệt nữ truyện” ghi lại về nhan sắc xấu xí của nàng như sau: “Chung hậu sinh ra trán cao, mắt sâu, bụng dài, chân thô, mũi hếch, xương cổ lòi ra, cổ to, tóc thưa, bụng phệ, lưng gù, da đen đúa”.

ngu dai xu nu 1

Sách “Yến Tử Xuân Thu” có chép về điển tích tự tiến cử mình của Chung Vô Diệm. Tề Tuyên Vương khi đó không chú tâm vào chính sự, chỉ vui chơi hưởng lạc. Một hôm, Tề Tuyên Vương mở tiệc chiêu đãi quần thần, Chung Vô Diệm xin vào yết kiến. Chung Vô Diệm nói với vua Tề rằng nàng có thuật tiên đoán sự việc. Sau đó, nàng giương mắt, vỗ gối, xua tay, lắc đầu. Vua Tề không hiểu gì và bắt Chung Vô Diệm giải thích.

Chung Vô Diệm nói: “Thiếp giương mắt để thay bệ hạ nhìn thấy khắp thiên hạ lửa cháy, thiếp vỗ gối để thay bệ hạ phạt cái tật tin dùng bọn gian thần, thiếp xua tay lắc đầu để thay bệ hạ đuổi bọn xu nịnh”. Vua Tề tức giận, định lôi nàng ra chém.

Chung Vô Diệm không tỏ ra sợ hãi, nói: “Thiếp chết cũng không có gì đáng ngại, chỉ xin được nói rõ trước khi chết”. Tề Tuyên Vương bằng lòng. Chung Vô Diệm lấy lời lẽ phân tích rõ chính sự trong nước, các mối nguy cấp của nước Tề. Tề Tuyên Vương nghe ra, liền giải tán tiệc tùng và triệu nàng về cung lập làm Chánh hậu. Cũng từ đó, nhà vua rất chú tâm vào việc nước, tin dùng bậc hiền tài, xua đuổi bọn xu nịnh.

Được sự giúp đỡ của Chung Vô Diệm, nước Tề sau đó đã trở nên hùng mạnh, trong thời Tề Tuyên Vương tại vị, không có ngoại bang xâm lấn. Người đời sau viết rất nhiều truyện về Chung Vô Diệm để ca ngợi tài năng, đức độ và sự dũng cảm của nàng.

3. Mạnh Quang

Tương truyền, Mạnh Quang là một người phụ nữ xấu xí với dáng người to béo, da ngăm đen, thậm chí nàng còn khoẻ ngang đàn ông khi bê nổi cả một cối đá. Nàng lấy Lương Hồng, một người nổi danh về trí tuệ. Có rất nhiều con gái nhà danh giá muốn gả cho Lương Hồng, ông đều từ chối và chỉ lấy Mạnh Quang về làm vợ.

ngu dai xu nu 6

Sau khi lấy Lương Hồng, Mạnh Quang rất tôn trọng và hết mực thương yêu chồng. Sử xưa kể lại, mỗi lần Lương Hồng đi làm về, Mạnh Quang đều dâng mâm cơm lên cao tới ngang mày để thể hiện lòng kính trọng với chồng. Sau này, hai vợ chồng bà đã lên núi ở ẩn, chồng cày cấy, vợ dệt vải, ngày ngày ngâm thơ đàn hát, sống cuộc sống thanh bần mà hạnh phúc mãi về sau.

4. Nguyễn Thị

Nguyễn Thị là con gái của Vệ uý Nguyễn Cung, được gả cho Hứa Doãn thuộc dòng dõi đại tộc ở Cao Dương thời Tam Quốc. Nguyễn Thị có dung mạo xấu xí, sau khi làm lễ giao bái, Hứa Doãn không chịu vào phòng tân hôn, người nhà rất ưu phiền. Sau đó, có Hoàn Phạm đến thăm, nói với Hứa Doãn: “Nhà họ Nguyễn gả người con gái có tướng mạo xấu xí cho anh, nhất định họ có dụng ý sâu xa. Anh nên dụng tâm để ý, quan sát để hiểu rõ nguyên nhân”.

ngu dai xu nu 2

Hứa Doãn nghe lời Hoàn Phạm, cuối cùng đã chịu vào phòng. Nhưng vừa nhìn thấy dung mạo xấu xí của vợ, Hữa Doãn lại chạy ra ngoài, Nguyễn Thị giữ chồng lại. Hứa Doãn vừa giật tay áo vừa hỏi: “Trong tứ đức thì nàng có mấy đức?”. Nguyễn Thị trả lời: “Thiếp chỉ thiếu đức dung. Người quân tử có 100 đức, chàng có được bao nhiêu đức?”. Doãn Hứa trả lời: “Ta có đủ 100 đức”. Nguyễn Thị lại nói: “Trong một trăm đức, chữ đức đứng đầu. Chàng ham sắc mà khinh tài, vậy có thể coi là đủ một trăm đức không?”. Hứa Doãn xấu hổ không nói được gì. Từ đó về sau chàng yêu mến và quý trọng vợ hơn.

Hoàng Nguyệt Anh

Hoàng Nguyệt Anh là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn, và là vợ của Gia Cát Khổng Minh thời Tam quốc. Tương truyền, bà có dung mạo thô kệch, tóc vàng, da đen, thậm chí trên da còn nổi lên chút nhăn nheo như da gà.

Có sách tả bà dáng người cao, thon thả nhưng mặt đen đúa đầy mụn nhọt trông rất khó coi, sách khác lại tả bà hình dáng thô kệch, thấp bé đen gầy, khuôn mặt đầy rỗ. Tuy thế, bà lại là một người phụ nữ rất dịu dàng và chu đáo. Khổng Minh đại truyện có ghi rõ Thừa tướng Gia Cát sau khi xuất sơn, mọi việc ở nhà đều được Gia Cát phu nhân chu toàn tất cả, vợ chồng kính nhau như khách, chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì. Nếu không nhờ có bà làm hậu phương vững chắc phía sau, Khổng Minh tiên sinh chưa chắc đã có thể toàn tâm phò trợ cho Lưu Bị. Thế mới biết câu “tề gia trị quốc bình thiên hạ” là một thứ tự có cơ sở… Người đàn ông phải làm cho yên ổn chuyện gia thất mới có thể ra ngoài trị nước cứu đời.. Và Hoàng Nguyệt Anh đã làm thay cho Gia Cát Lượng nhiệm vụ “tề gia” để ông chuyên tâm giúp đỡ Lưu Bị… Ta có thể thấy, vị trí và vai trò không nhỏ của Hoàng Nguyệt Anh đối với bản thân cũng như sự nghiệp của Gia cát Lượng.

Ý kiến thứ hai thì lại cho rằng Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có nhan sắc mĩ miều, xinh đẹp tuyệt trần nhưng lại cố ý đeo mặt nạ xấu xí để tìm được “người anh hùng thật sự” của mình. Khổng Minh nghe tiếng Hoàng Nguyệt Anh tài giỏi phi thường, đã bất chấp mọi tin đồn không hay về nhan sắc của bà và đến cầu hôn. Hoàng Nguyệt Anh đã thử thách trí tuệ, tài năng (qua trận pháp vườn đào) lẫn đức độ của Gia Cát Lượng trước khi chấp nhận cuộc hôn nhân này… Để rồi sau đó, bà âm thầm lui về sau làm hậu phương ủng hộ và giúp đỡ cho chồng. Có người cho rằng sau đó bà vẫn mang mặt nạ (mạng che mặt) khi ra ngoài. Điều đó chứng tỏ rằng bà không phải là người trọng hư danh, không vì chút sĩ diện, danh dự mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, gây nên nhiều xáo trộn không cần thiết. Một người phụ nữ có địa vị,có nhan sắc và có tài năng như bà lại chấp nhận rút lui, làm cái bóng phía sau chồng, phẩm chất này chỉ có ở những người phụ nữ dịu dàng, nhân hậu… Hoàng Nguyệt Anh quả thật là người vợ vĩ đại mà Khổng Minh tiên sinh đã may mắn tìm thấy được.

ngu dai xu nu 5

Những truyền thuyết, dã sử chung quanh người phụ nữ tài năng này rất nhiều, và hiện tại cũng đang trong tình trạng “chín người mười ý”. Thế nhưng tóm tắt sơ lược lại thì có 2 luồng ý kiến cơ bản nhất. Mọi người đếu đồng ý rằng, Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có tài hoa xuất chúng, thông thiên văn, tường địa lý, bát quái ngũ hành, kì môn độn giáp, ngay cả binh pháp (thứ chỉ dành cho đấng mày râu) bà cũng rất am hiểu. Gia Cát tiên sinh tinh thông binh pháp, ít nhiều phải kể đến công lao của bà. Trong một vài tư liệu cũng có ghi, các phát minh “mộc ngưu lưu  mã”, “nỏ liên châu”, “Khổng Minh đăng” và bánh bao của Khổng Minh cũng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. Và cũng ít ai biết rằng, Long Trung sách của Gia Cát Lượng cũng dựa trên sự gợi ý ít nhiều của bà. Nói chung, Hoàng Nguyệt Anh là một hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của Gia Cát Lượng, góp phần không nhỏ vào các thành công của ông sau này.

Theo Hàn Lộ công ti, đồng sản xuất bộ phim điện ảnh “Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh” giới thiệu, Gia Cát Lượng phe phẩy quạt lông, phong lưu lỗi lạc, diệu kế liên tiếp xuất ra có thể nói là không ai không biết, nhưng nguồn gốc chiếc quạt lông đó từ đâu mà ra thì chưa chắc mọi người đều biết.

Gia Cát Lượng trong lần đầu tới cầu hôn, cô gái xấu xí tóc vàng da đen đã tặng chàng một cái quạt lông và hỏi: “Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao tôi lại tặng ngài quạt lông không?”. Gia Cát Lượng nói: “Là lễ nhẹ mà nghĩa tình thì nặng phải chăng?”. A sửu cô nương lại hỏi: “Còn ý nghĩa thứ hai?”. Gia Cát Lượng suy nghĩ mà không thể giải đáp. A sửu nói tiếp: “Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện ngài nói tới Tào Tháo Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt lúc đó”. Chính là A sửu cô nương thông minh hiểu chuyện, biết đại trượng phu khi làm việc tập trung khí lực, không thể để tình cảm xao động, càng không thể để người ta phát hiện, nếu không đại sự tất không thành. Đó cũng chính là lý do sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh về rồi quạt lông vẫn không rời tay.

Lịch sử Trung Hoa quả thật có rất nhiều điều hấp dẫn gây sự thích thú và tò mò khám phá của rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Du khách hãy đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình du lịch Trung Quốc để có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về vùng đất xinh đẹp này nhé!

giay mui venh 3

Nguyên nhân giày cổ đại Trung Hoa đều có mũi giày vểnh hướng lên trên

Chúng ta biết rằng, lối sống của người Trung Hoa cổ đại rất khác so với thời hiện đại, đặc biệt là về trang phục. Những đôi giày chúng ta đi hiện tại rất đa dạng, đầy đủ mẫu mã. Tuy nhiên, vào thời cổ đại, hầu hết các đôi giày đều có đặc điểm chung, đó là mũi giày mũi giày vểnh hướng lên trên hoặc có tấm chăn phía trước.

Về lịch sử của giày dép, nó đã tồn tại khá lâu dài, Trung Quốc thời cổ gọi là hài (鞋) hoặc tháp táp (鞜趿) hoặc lý (履). Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hoá thời đại đá mới), người ta không biết dùng vật liệu nào để bọc bàn chân của họ. Vì vậy, sau khi săn bắn, họ dùng da thú mềm để bọc bàn chân, nó đã trở thành đôi giày sớm nhất trong lịch sử nhân loại.

Hơn 3.000 năm trước, “Chu dịch” đã có ghi chép. “Kinh thi” viết “Kiểu kiểu cát kịch, khả dĩ kịch sương”, chính là nói về một loại giày tương đối đơn sơ dùng sợi cây gai, cây đay đan thành. Sau hàng ngàn năm, giày đã phát triển từ giày cỏ đơn giản nhất thành giày da, giày vải, giày thể thao hiện tại,…

giay mui venh 2

Trong thời kỳ Tần Hán cổ đại của Trung Quốc, mũi giày của những vị quan chức và quý tộc đều vểnh lên trên, được gọi là “hài kiều”, hay “giày mũi vểnh”, có rất nhiều kiểu dáng, về mũi giày có câu nói rằng: “Nam phương nữ viên” (nam mũi vuông, nữ mũi tròn). Loại giày này lần đầu tiên được tìm thấy trong một bản khắc trên đồ gốm được khai quật ở Thanh Hải, Mông Cổ, cách đây hơn 5.000 năm. Những đôi giày mũi vểnh cũng là kiểu giày chính trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Ngay cả sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhiều phụ nữ truyền thống ở vùng núi hoặc mặc trang phục truyền thống vẫn đi loại giày này.

Liên quan đến kiểu thiết kế “giày kiều đầu” này, có một số ý kiến lý giải như sau: 

Trước hết, trong thời kỳ Xuân Thu, con người đặc biệt quan tâm đến lễ nghi và việc trang trí mũi giày được nhiều người chú ý. Mũi giày vểnh lên rất có thể có liên quan đến tín ngưỡng và thờ cúng của người cổ đại, với kỳ vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

giay mui venh 1

Giày mũi vểnh giúp thể hiện rõ danh phận của người mang chúng. Thời cổ đại có hệ thống phân bậc nghiêm ngặt, từ lớn như quy chế môn đình, xuất hành nghi trượng, phần mộ tang lễ, đến nhỏ như sinh hoạt hàng ngày, phụ kiện quần áo, kiểu tóc và đồ trang sức,… chưa kể đến giày dép. Có thể nói càng địa vị cao quý, đầu mũi giày càng cao, phần mũi giày vểnh lên càng tinh mỹ, nhưng không được vượt qua cấp bậc của mình, không có đại thần nào dám vượt qua Hoàng đế!

Cũng có ý kiến cho rằng, những đôi giày “đặc biệt” này có công dụng thiết thực là tránh chấn thương bàn chân.  Người xưa trong quá trình đi bộ hoặc chạy, thường đá vào vật cứng làm tổn thương bàn chân, không những làm đau chân, mà còn làm chậm trễ sự tình. Nhưng loại giày mũi vểnh này vừa có thể đóng một vai trò cảnh báo, đồng thời cũng tạo một lớp đệm đằng trước có thể giảm lực tác động, giảm tổn thương cho bàn chân. Ngoài ra, con đường thời xưa không bằng phẳng. Thời cổ đại, ngoại trừ sảnh đường được lát gạch đá, thì những nơi khác đều là rải sứ lên đất. Bên ngoài thì càng không cần phải nói, rất nhiều chỗ lồi lõm “ổ gà”. Mũi giày cong lên để bảo vệ tối đa chấn thương va chạm của bàn chân. Hơn thế nữa, nếu không phải đi lại thì giày mũi vểnh sẽ giúp người mang đứng vững hơn.

giay mui venh 4a

Với lý giải khác, ở thời Trung Hoa cổ đại, bất kể là nam nhân hay nữ nhân đều phải khoác lên người nhiều lớp áo, váy và áo choàng dài. Điều này sẽ rất bất tiện khi di chuyển, khiến họ khó khăn khi bước đi và dễ té ngã. Do đó, mũi giày vểnh lên còn có công dụng giữ váy hoặc áo choàng, tránh tung bay quá cao và không để chúng vướng víu khi bước đi, đặc biệt là vào trời mưa. Trong các chân dung đế vương cổ đại lưu truyền lại, đầu mũi giày đều để ra ngoài áo bào, vểnh lên trên, uy phong bát diện.

Từ những ý kiến trên có thể thấy thiết kế giày của người xưa thật sự vô cùng sáng tạo, vừa ý nghĩa vừa nhiều sự tiện dụng, đôi khi vượt hơn cả tưởng tượng của hậu thế. 

Với sự phát triển theo thời gian, thói quen ăn mặc của con người cũng thay đổi, loại giày có đầu mũi cao vểnh này đã không còn phổ biến. Nhưng mũi giày hơi cong lên, không chỉ có lợi cho việc đi bộ, chạy thể thao, mà đường nét tổng thể cũng đẹp và hào phóng. Có lẽ điều này và thói quen mang giày của người xưa ít nhiều có mối quan hệ!

Du khách hãy đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình du lịch Trung Quốc để có thêm nhiều khám phá thú vị nhé!

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 12

Thú vui giải trí trong 12 tháng của nữ giới Trung Quốc xưa

Cuộc sống nhàn hạ của phụ nữ Trung Quốc xưa muôn màu muôn vẻ, đủ loại hoạt động giải trí theo mùa và tiết trời, cuộc sống tràn ngập cảm xúc và ý thơ. Song không phải người nào cũng đủ điều kiện và “rảnh rỗi” để theo đuổi những thú vui tao nhã này, mà đa phần đều là các tiểu thư đài các, hoặc ít nhất là nhàn hạ, không cần lo nghĩ cơm áo gạo tiền.

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 1a

Tháng Giêng âm lịch có hai tiết khí là Lập xuân (bắt đầu mùa xuân) và Thủy vũ (mưa ẩm). Lúc này, mùa đông lạnh giá vẫn chưa kết thúc, băng tuyết vẫn còn, không khí lễ hội của Tết Nguyên Đán vẫn đang tiếp diễn, người người nhà nhà còn đắm chìm trong niềm hân hoan sum vầy. Các thiếu nữ đạp trên tuyết trắng ngắm hoa mai nở rộ trong trời xuân.

Tháng thứ hai của mùa xuân bao gồm hai tiết khí là Kinh trập (sâu nở) và Xuân phân (giữa xuân). Tháng này thường có mưa nhẹ, phụ nữ Trung Quốc xưa đi tìm hoa mai rụng vào ban đêm, ngắm đèn lồng và đoán câu đố.

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 2

Trong sách cổ, Tôn đại nương và Tô nhị muội cùng giải câu đố. Tôn đại nương cười nói: “Để ta làm một câu đố cho ngươi đoán: Đường Vũ có, Nghiêu Thuấn không có; Thương Chu có, Thang Vũ thì không”.

Tô nhị muội nói: “Đến lượt ta, tỷ xem có đúng không: nhảy có, đi không; cao có, thấp không có; trí có, ngu không”. Tô nhị muội nói tiếp: “Bên phải có, bên trái không có; ngày mát có, ngày nóng không có”.

Tôn đại nương lại nói: “Có người khóc không có người cười, có người sống nhưng không có người chết”.

Nhị muội nói tiếp: “Có người câm, nhưng không có mặt rỗ; có hòa thượng, nhưng không có đạo sĩ”.

Cả hai cùng cười.

Các câu đố của các văn nhân so sánh trí thông minh, kiến thức và khả năng ứng biến của họ, và theo đuổi sự hưởng thụ tinh thần!

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 3

Tiết khí của tháng 3 là Thanh minh (trời trong sáng) và Cốc vũ (mưa rào), nhiệt độ dần tăng lên, mưa nhiều hơn. Nữ giới chơi đàn, đánh cờ vua, viết thư pháp và vẽ tranh; một ván cờ dưới tiết trời nắng xuân tháng Ba khiến người ta tĩnh tâm, tu thân dưỡng tính. Các thiếu nữ thích nhất ra ngoài du xuân, hoặc cưỡi ngựa hoặc đi bộ, thanh xuân tràn đầy, vạn vật hồi sinh, hoa nở rộ, tâm trạng hân hoan!

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 4

Tháng 4 âm lịch có hai tiết khí là Lập hạ (bắt đầu mùa hạ) và Tiểu mãn (lũ nhỏ). Mùa hè, vạn vật sinh sôi nảy nở, các cô gái xúng xính trong quần áo đẹp lần lượt ra ngoài, có người đánh đu trong vườn, có người đi thưởng hoa. Lúc này thiếu nữ đủ loại xiêm y, tranh nhau đua sắc khoe tài.

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 5

Tháng 5 âm lịch có hai tiết khí là Mang chủng (chòm sao Thất Nữ mọc) và Hạ chí (giữa hè), là hai giai đoạn nóng nhất. Mùa hè sắp kết thúc, nắng nóng vẫn còn tiếp diễn, ban đêm là lúc để tận hưởng gió trời mát rượi. Thiếu nữ đến hồ ngắm nhìn cá tung tăng bơi lội, vầng trăng in bóng trên mặt nước long lanh. Rừng trúc bên cạnh hồ nước đung đưa xào xạc theo làn gió, các cô gái tìm về chút thư thái sau một ngày nắng nóng đổ lửa.

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 6

Tháng 6 âm lịch có hai tiết khí là Tiểu thử (nóng nhẹ) và Đại thử (nóng oi). Thu sang, gió thu lồng lộng, sen nở đầy hồ, chèo thuyền hái sen, mang về cắm bình.

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 7

Tháng 7 âm lịch, có hai tiết khí: Lập thu (bắt đầu mùa thu) và Xử thử (mưa ngâu). Vào mùa thu hương hoa quế càng nồng, tỳ nữ sẽ mang nhành quế đến cho giai nhân! Tiết Khất xảo cũng được gọi là Thất tịch. Các cô gái trổ tài thêu thùa, cùng nhau đón mùa lễ hội trong năm.

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 8

Vào tháng 8 âm lịch, có hai tiết khí là Bạch lộ (nắng nhạt) và Thu phân (giữa thu). Bầu trời về đêm cuối thu là sáng nhất và thích hợp để ngắm trăng. Ngàn dặm chia sẻ vẻ đẹp mỹ miều, cùng bày tỏ nỗi niềm nhớ nhung.

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 9

Tháng 9 âm lịch có hai tiết khí là Hàn lộ (mát mẻ) và Sương giáng (sương mù xuất hiện). Vào đầu mùa đông, cuối mùa thu, sương lạnh bắt đầu giăng lối và hoa cúc nở đẹp nhất vào thời điểm này.

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 10

Tháng 10 âm lịch, có hai tiết khí là Lập đông (bắt đầu mùa đông) và Tiểu tuyết (tuyết xuất hiện). Tiết trời se lạnh, các cô gái ở nhà thêu thùa may vá, làm vật tỏ tình cho người mình thầm thương trộm nhớ.

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 1

Tháng 11 âm lịch là hai tiết khí là Đại tuyết (tuyết dày) và Đông chí (giữa đông). Cuối năm vạn vật đều thu mình dưới băng tuyết thấu xương, các thiếu nữ ngồi quanh bếp lửa hàn huyên chuyện xưa và nay, tâm sự nỗi lòng.

thu vui trong 12 thang cua phu nu trung quoc xua 11

Tháng 12 âm lịch, có hai tiết khí là Tiểu hàn (rét nhẹ) và Đại hàn (rét đậm). Các cô nương nhà phú hộ và gia đình khoa bảng cùng ngâm thơ và quây quần quanh bếp pha trà, tán gẫu, thỉnh thoảng nhấp vài hơi trà ấm, má đỏ duyên dáng thẹn thùng, đắm chìm trong vui sướng!

Du khách hãy đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình du lịch Trung Quốc để có thêm nhiều khám phá thú vị nhé!

5 vu dieu cua noi mong 8

Mãn nhãn với 6 vũ điệu truyền thống của người Nội Mông tại Trung Quốc

Khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc không chỉ nổi tiếng vì vẻ đẹp thiên nhiên xanh mướt bao la mà còn bởi các truyền thống về ca múa nhạc liên quan mật thiết đến âm nhạc Tuvan và âm nhạc Mông Cổ. Nếu du khách đến vùng đất này, du khách sẽ không khó hiểu tại sao nhiều bài hát hay được viết về nơi đây. Đồng cỏ yên bình và rộng mở khiến trái tim nhẹ nhàng thơ thới hơn, khiến du khách muốn ca hát và nhảy múa.

Người dân Nội Mông, họ yêu những đồng cỏ, và thích nhảy múa và ca hát do đó đã tạo ra nhiều loại điệu nhảy và nhiều loại âm nhạc. Là một di sản văn hóa quan trọng, những điệu nhảy này nổi tiếng với các chuyển động cơ thể mạnh mẽ đặc trưng cho người Mông Cổ song song với tín ngưỡng thiêng liêng.

Vũ điệu Andai

Vũ điệu Andai còn được gọi là “điệu nhảy chim ưng trắng”, có nguồn gốc từ điệu nhảy tập thể của Kulun Qi ở phía Nam của thảo nguyên Horqin như một điệu nhảy tôn giáo. Điệu nhảy được sử dụng để cầu nguyện với các vị thần và chữa bệnh. Mọi người sẽ thực hiện điệu nhảy này để cầu xin phước lành từ các vị thần, ngăn ngừa bệnh tật và tránh xa xui xẻo. Theo thời gian, điệu nhảy dần được sử dụng để giải trí và được nhảy bởi cả 2 giới. Trong khi người nam thể hiện với phần mãnh liệt dữ dội thì điệu nhảy có phần dẻo dai và dịu dàng hơn khi người nữ thể hiện.

5 vu dieu cua noi mong 6

Theo truyền thống, những người tham gia đứng thành một vòng tròn, hát và nhảy với những chiếc khăn lụa trên tay. Các vũ công chì hoặc đứng yên hoặc từ từ di chuyển sang một bên trong khi vung chiếc khăn lụa. Mặc dù dễ thực hiện, nhưng du khách sẽ mất kha khá thời gian để hiểu các động tác bởi điệu nhảy Andai chứa đựng ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Vũ điệu Shaman

Vũ điệu Shaman được thực hiện bởi Shaman (thầy cúng hoặc phù thủy) bằng cách cầu nguyện các vị thần, hiến tế, xua đuổi tà ma và chữa bệnh. Nó đã từng phổ biến trong các bộ lạc phía bắc Trung Quốc, là kết quả của các hoạt động săn bắn, câu cá và thờ cúng nguyên thủy. 

5 vu dieu cua noi mong 1

Người Mãn gọi điệu múa Shaman là “Tiaojiashen” (mời các vị thần trong nhà) hay Shaoqixiang (những người đàn ông mời các vị thần). Thầy cúng buộc một chiếc chuông dài vào thắt lưng để biểu diễn và cầm một chiếc trống. Các vị thần cai quản các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của người dân được mời theo tiếng trống và tiếng chuông. Sau khi mỗi vị thần đến, thầy cúng sẽ bắt chước các động tác của vị thần. Chẳng hạn, nếu đã mời được Thần diều hâu, nó sẽ bắt chước bay và mổ thức ăn trên bàn; nếu đã mời được Thần Hổ thì phải nhảy, cào, xoạc và giao tiếp với mọi người tại chỗ;…

Dân tộc Mông Cổ gọi là Shaman Dance Bo hay Bo Dance. Trong quá khứ, thầy cúng luôn đội mũ có trang trí hình chim ưng, mặc váy có dải ruy băng và đeo 9 chiếc gương đồng ở thắt lưng để thể hiện quyền lực của mình. Nhạc cụ là trống một mặt. Một thầy cúng biểu diễn chính, một hoặc hai thầy cúng đánh trống đệm. Các động tác múa bắt chước chim, thú hoặc tất cả các loại linh hồn. Người có tay nghề cao có thể xoay tròn liên tục với chiếc trống nhiều mặt trên tay.

Vũ điệu Kuaizi

5 vu dieu cua noi mong 5

Điệu nhảy Kuaizi ban đầu là một điệu nhảy của đàn ông trong các nghi lễ hôn nhân hoặc lễ hội, thường đi kèm với một nhạc cụ có dây và vừa hát vừa nhảy. Ngày nay, đa phần là nữ giới nhảy, buộc đũa cùng với một sợi dây nhỏ và trang trí chúng bằng lụa đỏ, tạo nên hình ảnh rực rỡ vui tươi. Người biểu diễn có thể cầm đũa trong một hoặc hai tay.

Vũ điệu Tsam

Trong lịch sử, một buổi lễ Tsam được tổ chức vào đầu năm để xua đuổi ma quỷ. Nó bao gồm một loạt các điệu múa mặt nạ và thường có nội dung tường thuật. Tsam có nghĩa là vũ điệu đeo mặt nạ. 

Trong khi việc sử dụng những chiếc mặt nạ kỳ dị trong các điệu múa Tsam tạo ấn tượng về thời cổ đại, lễ hội thực tế là một truyền thống tương đối gần đây. Trong các nghi lễ của Lễ hội Tsam, các truyền thống khiêu vũ của Mật tông và pháp sư lâu đời hơn nhiều đã kết hợp với nhau một cách hài hòa. Pháp sư Mông Cổ có thể có được sức sống và sự năng động tuyệt vời của nó vì thực tế là nó đã hấp thụ tất cả các loại yếu tố mật tông khi Phật giáo lần đầu tiên đến Mông Cổ. Do đó, ảnh hưởng của pháp sư, như nó thể hiện trong Lễ hội Tsam, là một hiện tượng đa tầng, các tầng khác nhau không phải lúc nào cũng có thể phân biệt rõ ràng với nhau.

5 vu dieu cua noi mong 7

Trong quá khứ, những vũ điệu bí ẩn có ý nghĩa quan trọng ở Mông Cổ. Họ luôn đi kèm với âm nhạc. Đối với những vũ điệu nghi lễ này, các nhà sư đeo mặt nạ khiêu vũ làm bằng giấy bồi. Tsam tượng trưng cho trận chiến của các vị thần chống lại kẻ thù. Trong thuyết vật linh, hình thức tín ngưỡng tôn giáo lâu đời nhất (ví dụ như đạo Bon), người ta tin rằng toàn bộ thiên nhiên đều có động. Con người và động vật được bao quanh bởi tinh thần thiện và ác.

Người Mông Cổ tôn thờ một vị thần sinh sản quan trọng, người được thể hiện bằng chiếc mặt nạ của một ông già đáng yêu, tóc trắng và râu trắng với những nét mặt lanh lợi và xảo quyệt. Ông được coi là bậc thầy của trái đất và nước. Các đặc điểm của ông ta, chẳng hạn như quần áo trắng và cây đũa phép có đầu rồng, gợi nhớ đến đạo Shaman…

Những chiếc mặt nạ Mông Cổ tượng trưng cho sự hiện diện thực sự của một vị thần không bao giờ bị chọc thủng mắt. Do đó, những người biểu diễn phải nhìn qua miệng của những chiếc mặt nạ, tăng thêm chiều cao cho người biểu diễn. Là nơi ở tạm thời của các vị thần và ác quỷ, mặt nạ giống như những bức tượng và được coi là vật linh thiêng. Khi không sử dụng, chúng được cất giữ trong các tu viện và được thờ cúng trong các nghi lễ hàng ngày.

Điệu nhảy chén rượu

5 vu dieu cua noi mong 3

Sau khi ăn và uống trong một bữa tiệc lễ hội, người Nội Mông sẽ lấy chén rượu từ bàn và bắt đầu nhảy để thể hiện niềm hạnh phúc. Các điệu nhảy chén rượu phát sinh từ phong tục này. Là một hỗn hợp của sự dẻo dai và dịu dàng, điệu nhảy xuất hiện duyên dáng, đơn giản và có sức hấp dẫn vô bờ. Người nữ nhảy có phần uyển chuyển hơn người nam.

Điệu nhảy Chagan Lindar

5 vu dieu cua noi mong 4

Trên đồng cỏ Tích Lâm Quách Lặc (Xinlin Gol) của Nội Mông có một điệu nhảy giải trí tên là “Chagan Lindar”, có nghĩa là “chơi với một cây gậy” trong tiếng Mông Cổ. Nó thường được thực hiện bởi những người đàn ông và phụ nữ trẻ vào mỗi trung thu khi có trăng tròn.

Ngoài 6 vũ điệu truyền thống trên đây, người dân vùng Nội Mông còn nổi tiếng với điệu nhảy Jinai (điệu nhảy vắt sữa), điệu nhảy Caihong (điệu nhảy cầu vồng),…

Nội Mông là điểm đến lý tưởng cho những người đang đi tìm một chốn bình yên, đắm mình với cuộc sống và cảnh vật hoang sơ tươi đẹp, bầu không khí thoáng đãng, những con người bình dị và nền văn hóa đặc sắc. Nếu du khách đang có kế hoạch đến vùng đất Nội Mông tươi đẹp, du khách hãy Book Tour Trung Quốc của chúng tôi nhé!

6 di san van hoa phi vat the cua noi mong 7

6 di sản văn hóa phi vật thể đậm đà bản sắc của vùng đất Nội Mông, Trung Quốc

Nội Mông Cổ (thường được gọi tắt là “Nội Mông”) là một trong 5 khu tự trị của Trung Quốc. Vùng đất này vô cùng độc đáo với núi rừng, sa mạc và thảo nguyên bao la. Bên cạnh đó, Nội Mông còn nổi tiếng bởi các di sản văn hóa phi vật thể lâu đời.

Dưới đây là 6 di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất Nội Mông không những đậm đà bản sắc mà còn được gìn giữ trọn vẹn đến ngày nay:

Nghi lễ tỏ lòng thành kính với Thành Cát Tư Hãn

Lăng Thành Cát Tư Hãn tại Ngạc Nhĩ Đa Tư là nơi linh thiêng để người dân Nội Mông tỏ lòng thành kính của mình với Thành Cát Tư Hãn. Sau khi ông qua đời năm 1227, Thành Cát Tư Hãn được chôn cất bí mật theo phong tục địa phương. Để tưởng nhớ nhà lãnh đạo vĩ đại, người dân Mông Cổ đã xây dựng “Tám Nhà trắng” bao gồm 8 chiếc lều (Yurt) trắng ở sa mạc phía bắc.

6 di san van hoa phi vat the cua noi mong 1

Một buổi lễ được tổ chức mỗi năm một lần để thờ cúng tổ tiên của người Mông Cổ và người anh hùng Thành Cát Tư Hãn. Hình thức tế lễ bao gồm động vật, một số đồ dùng hiến tế quý giá và đốt lửa. Buổi lễ phản ánh tình cảm dân tộc của người Mông Cổ.

Lễ hội Naadam

Lễ hội Naadam là một lễ hội truyền thống lớn của người Mông Cổ, được tổ chức ở hầu khắp các thảo nguyên nhưng lớn nhất vẫn là tại thủ đô Ulaanbaatar, bắt nguồn từ những ngày đầu của thế kỷ 12. “Naadam” có nghĩa là “giải trí” hoặc “thú vui tiêu khiển” trong tiếng Mông Cổ.

Năm 1206, Lễ hội Nadam được tổ chức lần đầu tiên khi Thành Cát Tư Hãn được bầu làm Khả hãn Mông Cổ (Khả hãn là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ).

6 di san van hoa phi vat the cua noi mong 2

Kể từ hội chợ đầu tiên, 3 môn thể thao đấu vật, đua ngựa và bắn cung luôn là sự kiện trọng tâm của các hoạt động tại Nadam. Trong quá khứ, người chiến thắng trong ba môn thể thao sẽ được trao tặng ngựa, lạc đà, cừu, trà nén và lụa làm giải thưởng. Ngày nay, nhiều hoạt động đã được thêm vào, chẳng hạn như: polo, cưỡi ngựa, và các cuộc thi bóng khác song song bên cạnh các màn biểu diễn múa, hát truyền thống.

Năm 2010, Naadam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Lễ hội được tổ chức vào mùa hè hoặc mùa thu (thường là tháng 7 hoặc tháng 8) khi đồng cỏ xanh mướt đẹp mắt và vật nuôi đi thành bầy. Hội chợ thường diễn ra trong 3 ngày và kéo dài đến một tuần.

Tới dự Lễ hội Naadam, du khách không chỉ được xem các màn biểu diễn thú vị mà còn được thưởng thức các món ăn truyền thống Mông Cổ, sữa chua dê, trà truyền thống,…

Lễ cưới Erdos

Lễ cưới Erdos bắt nguồn từ Mông Cổ cổ đại, hình thành vào thời Mông Nguyên. Vào thế kỷ thứ 15, cùng với bộ lạc Erdos, dân tộc Mông Cổ tiến vào khu vực Erdos. Dân tộc Mông Cổ bắt đầu lưu hành trong dân gian Erdos với trình tự lễ nghi đặc sắc. Khu vực Erdos đến nay vẫn lưu giữ trình tự lễ nghi của lễ cưới Erdos, đồng thời phát triển thành một hiện tượng văn hóa phong tục dân gian nghi thức hóa, nền nếp hóa, phong tục hóa và ca múa hóa.

6 di san van hoa phi vat the cua noi mong 3

Lễ cưới Erdos gồm trình tự nghi lễ và nội dung hoạt động đặc biệt như: đính hôn ha-ta, đeo cung đón dâu, chặn cửa đón rể, dâng cừu chúc rượu, cầu tên hỏi tuổi, chải tóc xuất giá, thân mẫu chúc phúc, cướp mũ, lễ rửa tội bằng lửa thiêng, vái lạy bố mẹ, vén khăn che mặt, cô dâu dâng trà, hồi môn lớn nhỏ,…

Những trình tự nghi lễ và nội dung hoạt động của lễ cưới Erdos khác với trình tự lễ cưới dân tộc khác, cũng khác với lễ cưới của dân tộc Mông Cổ khu vực khác, là hình thức đặc sắc nhất, đầy sức quyến rũ nhất, long trọng nhất trong đám cưới dân tộc Mông Cổ, đã tập trung tinh hoa của phong tục lễ nghi dân tộc Mông Cổ, trở thành bức tranh bản sắc dân tộc Mông Cổ được giữ gìn hoàn chỉnh nhất, nội dung phong phú nhất. Lễ cưới Erdos lấy việc người đàn ông cưới vợ làm nội dung chính, đã tích tụ nội dung tinh hoa trong quá trình cưới vợ của dân tộc Mông Cổ, bày tỏ tình cảm bằng ca múa, quang cảnh đông vui náo nhiệt, khôi hài mừng vui, nội dung lành mạnh, cốt cách tao nhã, thể hiện nổi bật tính cách dân tộc cường tráng vạm vỡ, nhiệt tình hào phóng, chú trọng lễ nghi của nhân dân dân tộc Mông Cổ. Lễ cưới Erdos tập trung văn hóa sùng bái, văn hóa tế lễ, văn hóa cung đình, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, phong tục lễ nghi, ca múa dân tộc truyền thống của dân tộc Mông Cổ, không khí hạnh phúc, tốt lành, vui vẻ, náo nhiệt xuyên suốt cả quá trình, thể hiện sức hấp dẫn của dân tộc, bày tỏ nguyện vọng tốt đẹp theo đuổi cuộc sống hạnh phúc của người dân, có nội hàm văn hóa phong phú và sâu sắc.

Đấu vật Mông Cổ

“Boke” là từ tiếng Mông Cổ để chỉ bộ môn đấu vật có lịch sử hơn 2.000 năm. Đây là một môn thể thao dựa nhiều vào sức mạnh thể chất hơn là một loạt các kỹ thuật. Nó được yêu thích bởi các vận động viên, học giả và chính khách Mông Cổ vì sự kết hợp độc đáo của thể thao và thẩm mỹ.

Cách đấu vật của người Mông Cổ có các quy tắc, phương pháp, đồng phục và kỹ thuật khác hoàn toàn so với đấu vật Trung Quốc và sumo ở Nhật Bản. Đấu vật Mông Cổ không có quy định về tuổi tác và cân nặng cũng như giới tính, bất cứ ai cũng đều có thể tham gia giải đấu cấp địa phương. Nam giới cũng phải để ngực trần khi thi đấu dù thời tiết có giá lạnh thế nào đi chăng nữa.

6 di san van hoa phi vat the cua noi mong 4

Ngay khi trọng tài ra lệnh, các đối thủ bắt tay nhau để thể hiện sự tôn trọng với nhau, và sau đó bắt đầu đấu vật. Không có giới hạn thời gian, và các đối thủ có thể sử dụng bất kỳ phương pháp hoặc động tác nào họ muốn, chẳng hạn như kéo, quật, vấp, đẩy, giữ hoặc nâng. Tuy nhiên, không được phép giữ chân đối phương, kéo đối phương từ phía sau, đá tùy tiện vào mắt mặt tai bụng, túm tóc hoặc kéo quần đối thủ xuống. Bất cứ ai chạm đất với bất kỳ phần nào của cơ thể của mình trên đầu gối đều được tính là thua cuộc.

Giải thưởng được trao cho cả hai thí sinh. Người thua cuộc nhận giải thưởng của mình trước, người chiến thắng thứ hai. Không ai về nhà tay không. Nam giới Mông Cổ không được coi là một người đàn ông thực sự trừ khi anh ta tham gia môn đấu vật.

Khúc côn cầu vùng Daur

Khúc côn cầu, được gọi là “Beikuo” trong ngôn ngữ Daur, là môn thể thao truyền thống có lịch sử lâu đời. Theo lịch sử ghi chép, môn thể thao dung gậy để dẫn bóng vào lưới tương tự như khúc côn cầu hiện tại, rất phổ biến trong thời nhà Đường (618-907). Trong khi nó dần biến mất ở các vùng khác của Trung Quốc, nó đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở vùng Daur.

6 di san van hoa phi vat the cua noi mong 5

Cây gậy mà người Daur thường chơi trò chơi dài khoảng 1m, chủ yếu làm bằng gỗ sồi và có móc ở phía dưới. Quả bóng được làm từ rễ cây mai hoặc nỉ và to như quả bóng tennis.

Vào mỗi dịp lễ hội hay tụ tập, người Daur sẽ tổ chức trò chơi “Beikuo”. Vào chiều tối, họ sẽ chơi trò chơi với một quả cầu lửa được tạo thành từ các nút cây bạch dương.

Đồ dùng làm từ vỏ cây bạch dương

Truyền thống làm đồ dùng từ vỏ cây bạch dương vẫn còn tồn tại ở Nội Mông và một số vùng của tỉnh Hắc Long Giang lân cận. Do sự thiếu hụt gốm hoặc gốm sứ trong quá khứ, một số dân tộc du mục sống ở Bắc Trung Quốc, chẳng hạn như: Mengol, Oroqen, Daur, và Ewenki, đã sử dụng vỏ cây bạch dương để làm đồ dùng hàng ngày.

6 di san van hoa phi vat the cua noi mong 6

Các nhóm dân tộc du mục thích sử dụng đồ dùng làm từ vỏ cây bạch dương phần lớn vì chúng có thể xách tay dễ dàng, bền, không thấm nước và chống ăn mòn.

Có 4 bước để làm đồ dùng vỏ cây bạch dương: bóc vỏ cây bạch dương, ngâm hoặc đun sôi trong nước cho đến khi nó mềm, cắt may thành sản phẩm và cuối cùng là trang trí với các họa tiết hoặc phụ kiện.

Khi phong cách sống của các nhóm du mục thay đổi, đồ dùng vỏ cây bạch dương trở nên ít phổ biến hơn, do đó nghề thủ công truyền thống đang trên bờ vực biến mất cần được bảo vệ.

Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên xanh mướt bao la, cùng ẩm thực đặc sắc,… Nội Mông còn có những di sản văn hóa phi vật thể đậm đà bản sắc. Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu văn hóa và con người xứ thảo nguyên xanh tươi bát ngát trong hành trình du lịch Trung Quốc nhé!

ma giao 7

“Ma giáo” – Giáo phái có thật trong lịch sử Trung Quốc

Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký của Kim Dung, Trương Vô Kỵ – một người trung nghĩa, võ công tuyệt đỉnh – được “quần ma” tôn lập giáo chủ Minh giáo. Chu Nguyên Chương, một giáo đồ Minh giáo, thuộc hạ của Trương Vô Kỵ, đã dựa vào lực lượng này tiêu diệt nhà Nguyên, lập nên nhà Minh. Những điều này không phải hoàn toàn do Kim Dung hư cấu.

Ma giáo (Minh giáo) trong kiếm hiệp Kim Dung

Trong kiếm hiệp Kim Dung, Ma giáo được miêu tả là môn phái lớn mạnh, đủ sức đối địch với toàn bộ võ lâm và hoạt động một cách rất bí ẩn.

Ma giáo xuất hiện nhiều và được miêu tả cụ thể nhất trong tác phẩm “Ỷ thiên đồ long ký” của Kim Dung. Trong “Ỷ thiên đồ long ký” viết: “Minh giáo xuất xứ từ nước Ba Tư, truyền vào Trung thổ thời Đường Võ Hậu (Võ Tắc Thiên). Thời đó có người Ba Tư tên Phí Đa Diên mang bộ Tam Tông kinh của Minh giáo đến Đường triều và bắt đầu truyền giáo. Tới năm Hội Xương thứ 3 (thời Đường Vũ Tông) thì triều đình ra lệnh giết giáo đồ. Minh giáo đi vào hoạt động bí mật”.

ma giao 5

Trương Vô Kỵ là giáo chủ nổi tiếng nhất của Ma giáo. Trong trận chiến trên đỉnh núi Quang Minh, Trương Vô Kỵ sử dụng bộ võ công Càn khôn đại na di, một mình đánh bại 6 đại môn phái. Sau khi giải cứu thành công các thủ lĩnh của Ma giáo, Trương Vô Kỵ được tôn làm giáo chủ đời thứ 34. Trương Vô Kỵ đã giúp Ma giáo từ một giáo phái bị vu là “ma quỷ” khôi phục danh tiếng, trở thành thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Đặc biệt, theo “Ỷ thiên đồ long ký”, Chu Nguyên Chương – Hoàng đế sáng lập nhà Minh – cũng có xuất thân từ Ma giáo.

Theo kiếm hiệp Kim Dung, Ma giáo tập hợp nhiều cao thủ võ lâm có tính tình cổ quái, không hành động theo lễ giáo thông thường mà có vẻ mờ ám, bí mật nên bị giới võ lâm chính phái kỳ thị. Thù oán giữa Ma giáo với võ lâm chính phái rất sâu đậm, kéo dài hàng trăm năm, mỗi lần gặp nhau đều xảy ra chém giết.

Tuy nhiên, trong các tiểu thuyết của Kim Dung, các nhân vật danh môn chính phái không hẳn toàn người tốt và người trong Ma giáo cũng không hẳn là xấu. Có những nhân vật chính phái nhưng càng về sau càng lộ tâm địa xấu xa, và có những nhân vật thuộc về Ma giáo nhưng trọng tình nghĩa.

Trong tác phẩm “Tiếu ngạo giang hồ”, Ma giáo được gọi với một cái tên khác là Nhật nguyệt thần giáo (chữ “nhật” và chữ “nguyệt” trong Hán tự khi ghép lại với nhau sẽ tạo thành chữ “minh”). Dưới sự lãnh đạo của Đông Phương Bất Bại, thế lực của Ma giáo trở nên hùng mạnh nhưng không đi theo con đường chính nghĩa mà thường chèn ép các môn phái khác trong võ lâm. Lúc này, chỉ còn có Thiếu Lâm tự là được Ma giáo kiêng nể vài phần.

ma giao 6

Nhiều đời giáo chủ Ma giáo xuất hiện trong truyện Kim Dung như: Dương Đỉnh Thiên, Trương Vô Kỵ, Nhậm Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại đều được miêu tả là sở hữu những tuyệt kỹ võ công cao cường, không hề “đụng hàng” với các môn phái khác. Các bộ võ công Ma giáo nổi tiếng nhất là Càn khôn đại na di, Quỳ hoa bảo điển và Hấp tinh đại pháp đều có xuất xứ từ bên ngoài Trung Hoa.

Người thường chỉ cần học được một môn tuyệt kỹ của Ma giáo là đã đủ xưng bá võ lâm. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc họ đã gia nhập “bàng môn tả đạo” và sẽ bị “danh môn chính phái” trong giang hồ coi thường, truy sát. Dù hiếm khi hành hiệp trượng nghĩa, Ma giáo vẫn gây ấn tượng và được nhiều độc giả yêu thích vì sự bí ẩn, cách “hành tẩu giang hồ” không theo chuẩn mực, không quan tâm miệng lưỡi thế gian.

Tôn giáo có thật trong lịch sử Trung Quốc

Mani giáo hay còn gọi “Minh giáo”, “Mạt Ni giáo”, “Mâu Ni giáo”, là một tôn giáo cổ của Iran, do Mani (216-277), người Ba Tư sáng lập vào khoảng thế kỷ 3, được truyền bá theo hai hướng Đông – Tây, cực thịnh một thời, ảnh hưởng sâu rộng. Về sau, giáo phái này tàn lụi dần và ít nghe tiếng tăm.

Giáo chủ Mani sinh ra trong một gia đình quý tộc ở đế quốc Ba Tư (Iran ngày nay). Năm 14 tuổi, Mani tuyên bố mình được Chúa trời giác ngộ và thành lập Mani vào năm 240. Mani khi sáng lập Mani giáo từng phát lời thề là truyền bá giáo phái này đến mọi quốc gia, trở thành tôn giáo thế giới.

ma giao 3

Mani giáo chia làm 5 cấp bậc bao gồm: tông đồ, tín đồ, giám mục, trưởng lão giáo chủ. Họ thường ăn chay, mặc đồ trắng và phải cầu nguyện 7 lần mỗi ngày.

Giáo nghĩa chính thống của Mani giáo nằm trong bộ Nhị Tông kinh bằng chữ Ba Tư, truyền bá tư tưởng “Nhị tông, tam tế”. “Nhị tông” là hai thái cực sáng và tối, thiện và ác; “tam tế” là sơ tế, trung tế và hậu tế, tương ứng với quá khứ, hiện tại và tương lai. Tương truyền rằng tại hậu kỳ sơ tế và trung tế, Minh Vương cùng các vị thần của Quang Minh vương quốc liên tục chiến đấu với quần ma của vương quốc Bóng Tối do Ma Vương đứng đầu; đến hậu kỳ trung tế thì giành toàn thắng, thế giới bị hủy diệt, Minh Vương (Đại Minh Tôn) đưa nhân loại trở về Quang Minh vương quốc.

Xét từ giáo nghĩa, Mani giáo mang tư tưởng mãnh liệt về hậu kiếp và cứu độ chúng sinh. Chính điều này đã khiến Mani giáo dễ dàng dung hợp với tín ngưỡng dân gian Trung Quốc theo những tín điều cơ bản của Phật giáo, Đạo giáo…

Cựu Đường thư (chính sử nhà Đường, Trung Quốc) chép, năm 694, một thương gia người Ba Tư đã tới Trung Hoa thông qua Con đường Tơ lụa và bắt đầu truyền bá các giáo lý của Mani giáo. Mani giáo được Võ Tắc Thiên công nhận vào năm 694 và phát triển mạnh vào năm 806. Từ đó, Mani giáo truyền đi khắp các châu thuộc miền Nam Trung Hoa như: Kinh Châu, Dương Châu, Hồng Châu… Minh giáo có ảnh hưởng từ dân chúng đến đại sĩ phu. Đời Đường, thuyết Phật Di Lặc giáng sinh rất thịnh hành. Năm 695, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên tự xưng là “Phật Di Lặc hóa thân”, lấy danh nghĩa này xây dựng và thống trị triều Võ Chu (690-705), ngụy tạo ra kinh điển có tên là “Đại Vân kinh”, ra chiếu lập những chùa Đại Vân ở khắp Trung Hoa. Nhiều nhân vật nổi tiếng đời Đường như cao tăng Huyền Trang, Khuy Căn, thi hào Bạch Cư Dị… đều là những người tin vào thuyết “Phật Di Lặc giáng sinh tịnh thổ” của Mani giáo.

ma giao 2

Năm 755, An Lộc Sơn dấy binh làm loạn, nhà Đường lâm nguy. Sau khi An Lộc Sơn chiếm thành Trường An, rồi cả Lạc Dương, Đường Huyền Tông phải nhờ tới sự giúp đỡ của nhiều bộ tộc thiểu số để chống đỡ, trong đó có Duy Ngô Nhĩ – những người rất sùng bái Mani giáo. Năm 763, biến loạn An Lộc Sơn bị dẹp tan, để trả ơn người Duy Ngô Nhĩ, nhà Đường cho phép Mani giáo được mở rộng hoạt động, thu nhận tín đồ. Năm 806, Đường Hiến Tông cho phép Mani giáo lập chùa ở kinh thành Trường An, gọi là “Đại Vân Quang Minh Tự”.

Để có thể thu nhận được nhiều tín đồ, thủ lĩnh của Mani giáo cố ý diễn giải các bộ kinh của Phật giáo, Đạo giáo – 2 tôn giáo lớn ở Trung Hoa theo hướng có lợi cho mình. Những tín đồ Mani giáo cho rằng Đức Phật, Lão tử và giáo chủ Mani của họ là 3 thể của một đấng sáng tạo duy nhất. Giáo chủ Mani được xưng tụng là “Quang Minh Mani Phật” và điều này khiến nhiều vị vua nhà Đường (vốn rất coi trọng Phật giáo, Đạo giáo) không hài lòng.

Đến năm 843, thế lực của người Duy Ngô Nhĩ đã suy giảm đáng kể, nhà Đường bắt đầu cấm truyền bá Mani giáo, gọi đây là “bàng môn tả đạo”. Nhiều đền chùa của Mani giáo bị phá hủy, kinh sách bị đốt và giáo đoàn bị bắt giữ, tàn sát. Để tránh tai vạ, những thủ lĩnh của Mani giáo quyết định đưa giáo phái vào hoạt động bí mật. Mani giáo sau đó cũng đổi tên thành “Minh giáo”, nhưng triều đình gọi là “Ma giáo”. Sự kiện này trong lịch sử gọi là “Hội Xương pháp nạn”.

Sau khi nhà Đường diệt vong (năm 907), Trung Quốc rơi vào thời kỳ Ngũ đại – Thập quốc cát cứ phân tranh đầy biến động. Minh giáo nhân cơ hội này mở rộng hoạt động, thành lập nhiều cơ sở thờ tự và đẩy mạnh thu nhận tín đồ. 

Giáo lý của Minh giáo chủ trương tuyên truyền việc “ánh sáng sẽ đánh bại bóng tối”, càng có nhiều tín đồ, thế lực ánh sáng sẽ càng mạnh, nên nhận được niềm tin của nhiều tầng lớp nhân dân – những người chịu hậu quả nặng nề nhất do chiến tranh, loạn lạc và luôn khao khát một thế giới mới tươi sáng hơn.

Đến thời nhà Tống, Minh giáo phát triển mạnh và có hàng vạn tín đồ. Tống sử chép, năm 1120, Phương Lạp người ở huyện Thanh Khê, Chiết Giang cùng thủ hạ nổi dậy chống triều đình. Phương Lạp tự xưng là “Thánh công” – thủ lĩnh của Minh giáo – và kêu gọi tín đồ khắp nơi vùng dậy khởi nghĩa. “Quân Phương Lạp không dùng cung tên, giáo mác, không mặc áo giáp, chỉ dùng chuyện quỷ thần để mê hoặc lòng dân. Lúc đông nhất có tới hàng vạn người đi theo”, Tống sử chép.

ma giao 1

Năm 1121, cuộc khởi nghĩa của Phương Lạp bị dẹp tan, Minh giáo bị nhà Tống đàn áp nhưng vẫn âm thầm hoạt động. Đến cuối thời Nguyên, Minh giáo trở thành một trong những lực lượng chính chống đối triều đình.

Tháng 1/1368, Chu Nguyên Chương đánh đuổi nhà Nguyên về Mông Cổ, lên ngôi Hoàng đế, lấy quốc hiệu là “Minh”. Lý do Chu Nguyên Chương gọi triều đại do mình sáng lập là “Minh” đến nay vẫn là điều bí ẩn trong lịch sử Trung Quốc, cũng có lý giải do Chu Nguyên Chương từng là tín đồ của Minh giáo (lấy từ “Minh” của Minh giáo đặt quốc hiệu cho triều đại).

Thực tế, “Minh” không phải vùng đất hay địa danh nào có liên quan đến Chu Nguyên Chương, không có nguồn gốc từ các triều đại trước, cũng không phải chức tước nào mà ông từng được phong.

Trong lịch sử Trung Quốc, chưa từng có ai lập căn cứ khởi nghĩa ở khu vực phía nam, đánh ngược ra bắc mà thành công như Chu Nguyên Chương. Thành công của Chu Nguyên Chương trong việc sáng lập nhà Minh là chưa từng có tiền lệ và tên gọi của triều đại này rất có thể liên quan tới một số đặc điểm riêng tư trong cuộc đời ông.

Nguyên sử chép, năm Chí Chính thứ 12 (1352), Chu Nguyên Chương gia nhập Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) do Quách Tử Hưng lãnh đạo. Quân khăn đỏ vốn xuất phát từ sự liên minh giữa các tôn giáo chống nhà Nguyên thời bấy giờ như: Minh giáo, Bạch Liên giáo và Di Lặc giáo.

Được sự tín nhiệm của Quách Tử Hưng, Chu Nguyên Chương trở thành phó soái của quân khăn đỏ. Sau khi Quách Tử Hưng chết, Chu Nguyên Chương lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Những tình tiết trong lịch sử này khiến giới nghiên cứu lịch sử ngờ rằng Chu Nguyên Chương là tín đồ của Minh giáo và quốc hiệu “Minh” do ông đặt ra có liên quan mật thiết đến giáo phái này.

Minh sử không chép việc Chu Nguyên Chương từng là tín đồ của Minh giáo nhưng ghi nhận rằng, sau khi lên ngôi Hoàng đế, một trong những việc đầu tiên ông làm là tiêu diệt Minh giáo. Năm Hồng Vũ nguyên niên (1368), Chu Nguyên Chương ra lệnh cấm “dị giáo dân gian”, chủ trương công kích Minh giáo, đề cao Phật giáo và Nho giáo.

Chu Nguyên Chương rất có thể đã nhận ra sự nguy hiểm của một giáo phái lớn mạnh, hoạt động ngầm như Minh giáo nên quyết tâm thanh trừng. Khác với nhà Đường và Tống, cuộc đàn áp Minh giáo dưới sự chỉ huy của Chu Nguyên Chương diễn ra vô cùng gắt gao. Hàng nghìn tín đồ Minh giáo không chịu cải đạo đã bị giết hại. Đến cuối thời Minh, không còn ghi chép nào về sự xuất hiện của Minh giáo ở Trung Quốc.

Trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký, Minh giáo cùng Thiếu Lâm, Cái Bang và Võ Đang là 4 môn phái mạnh nhất giang hồ. Tuy nhiên, khác với 3 môn phái còn lại, Minh giáo chủ trương khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương vì vậy chọn gia nhập Minh giáo, trở thành thuộc hạ đắc lực của Trương Vô Kỵ. Chu Nguyên Chương nhờ vào lực lượng của Minh giáo mà đánh đổ nhà Nguyên, sáng lập nhà Minh.

ma giao 4

Theo Wenshigu, năm 1903, giáo sư A.Granweldel – chuyên gia thuộc Bảo tàng Nhân chủng học Berlin (Đức) đã khai quật được một số lượng lớn bản kinh của Mani giáo ở Tân Cương, Trung Quốc. Năm 1913, bức tượng “Quang Minh Mani Phật” được phát hiện ở tỉnh Phúc Kiến. Đây là bức tượng từng được các tín đồ Mani giáo thờ phụng duy nhất còn sót lại trên thế giới. Năm 2009, hàng loạt di tích thờ tự, kinh sách của Mani giáo được phát hiện ở thành phố Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến. Đây là những bằng chứng rõ ràng nhất về sự xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ của Mani giáo tại Trung Quốc.

Di tục của Minh giáo đã ăn sâu từ ngàn năm trước

Hàng ngàn năm nay, tại miền duyên hải Viêm Đình – Quát Sơn, huyện Thương Nam, TP Ôn Châu, tỉnh Triết Giang – Trung Quốc, người dân vẫn duy trì một số phong tục kỳ lạ: Mặc áo choàng trắng tập trung tụng niệm siêu độ cho người qua đời; khi ăn thì nuốt 3 đũa cơm trắng trước rồi mới dùng thịt, cá; nhiều người già buổi sáng lạy mặt trời, buổi tối lạy mặt trăng…

Năm 1982, các nhà sử học đã tìm thấy bài ký Ghi chép ở Chùa Tuyển Chân của Khổng Khắc Biểu trong bộ Bình Dương huyện chí, trong đó có đoạn: “Chùa Tuyển Chân là nơi tụ chúng của giáo đồ nước Tô Lân”, địa điểm ở “núi Bằng Sơn, tại Quách Nam – Bình Dương”. Tô Lân là tên cổ của Ba Tư, tức Iran ngày nay, quốc giáo thuở xưa chính là Mani giáo, từ đời Tống về sau bị “Hoa hóa” trở thành Ma giáo rồi Minh giáo. Còn địa điểm của vùng Quách Nam – Bình Dương chính là vùng Viêm Đình – Quát Sơn ngày nay. Những phong tục kỳ lạ của người dân ở đây chính là di tục của Minh giáo đã ăn sâu từ ngàn năm trước.

Trên đây là thú vị về Ma giáo trong lịch sử Trung Quốc. Nếu du khách muốn khám phá nhiều điều thú vị hơn về xứ sở xinh đẹp này thì hãy Book Tour Trung Quốc của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và đầy ý nghĩa!

nap lan minh chau 6

Nạp Lan Minh Châu, cũng là gian thần nhưng không bị ban cho cái chết giống như Sách Ngạch Đồ

Vào triều đại Khang Ky, Nạp Lan Minh Châu có quyền thế khuynh đảo triều đình, thậm chí tuổi già nhận hối lộ đến 2.000 vạn lượng. Ông cả đời vì Khang Hy Đế mà lập được 3 kỳ công lớn, tuy nhiên khi về già bởi vì các loại tội trạng mà bị quần thần vạch tội, nhưng cuối cùng đã tránh được kết cục bi thảm.

Nạp Lan Minh Châu, nổi tiếng một thời ở Trung Quốc xưa, thâu tóm quyền lực, khuynh loát triều chính. Dân Trung Quốc thời đó thường tôn xưng ông ta là “tướng quốc”. Vị quan tham này thủ đoạn mưu mô được cho là còn hơn cả Hòa Thân. Ông ta là trọng thần triều Khang Hy.

Quan lộ thênh thang rộng mở

Nạp Lan Minh Châu (1635-1708), họ Nạp Lan hay còn gọi là “Diệp Hách Na Lạp thị” thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, tự “Đoan Phạm”.

Nạp Lan Minh Châu có nền tảng gia tộc hiển hách, có quan hệ thân thích với hoàng gia. Bà cô của ông là Hiếu Từ Cao Hoàng hậu, một Đại phúc tấn của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích và là thân mẫu của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.

Mặc dù tổ tiên là Diệp Hách Na Lạp thị thuộc Mãn Thanh Chính Hoàng Kỳ, nhưng đến thời ông thì đã sớm suy tàn. Vào thời Thuận Trị, ông muốn mượn quan hệ thông gia với Đa Nhĩ Cổn để một bước lên mây.

nap lan minh chau 4

Tuy nhiên, bởi vì nhạc phụ của ông – Anh thân vương A Tế Cách bị tố cáo mưu loạn, gia tộc cũng vì vậy mà gặp bất hạnh, Nạp Lan Minh Châu chỉ có thể từ thị vệ trong cung mà đi lên. Những năm Thuận Trị, ông nhậm Thị vệ, Loan Nghi vệ Trì nghi chính. 2 năm sau, dựa vào sự chăm chỉ và tài hoa mà ông được thăng tới chức Đại tổng quản phủ nội vụ, 1 năm sau lại đảm nhiệm chức học sĩ Hoằng Văn Quán, được tham dự quốc chính. Năm thứ 6 (1667), triều đình chính thức thiết lập Thực lục quán, ông đảm nhiệm vị trí Phó Tổng tài biên soạn Thế Tổ Chương Hoàng đế Thực lục. 1 năm sau, ông được thăng chức làm Hình bộ Thượng thư. Năm thứ 9 (1670), ông được chuyển sang làm Đô Sát viện Tả đô Ngự sử. Nhậm chức tại Đô Sát viện được gần 1 năm thì ông được điều kiêm nhiệm Kinh diên Giảng quan.

Năm thứ 11 (1672), ông được phong làm Binh bộ Thượng thư kiêm Văn Hoa điện Đại học sĩ. Cùng năm này, ông cùng với Mễ Tư Hàn, Mạc Lạc, Trần Đình Tính ủng hộ chủ trương triệt phiên nhưng bị Khang Hi Đế từ chối. Đến năm thứ 14 (1675), ông tiếp tục nhậm chức Lại bộ Thượng thư. 2 năm sau thì ông trở thành Võ Anh điện Đại học sĩ.

Năm thứ 21 (1682), ông đảm nhiệm Giám tu Tổng tài quan, chịu trách nhiệm toản tu Minh sử. Cùng năm, ông tiếp tục nhậm Tổng tài quan, chịu trách nhiệm trọng tu Thái Tổ Thái Tông thực lục và biên soạn “Thánh huấn” của ba triều (Thái Tổ, Thái Tông, Thế Tổ), nhậm Phương lược Tổng tài quan chịu trách nhiệm biên soạn “Bình định Tam nghịch”. Năm thứ 23 (1684), nhậm Tổng tài quan biên soạn Đại thanh Hội điển. Năm thứ 24 (1685), ông tiếp tục chịu trách nhiệm biên soạn “Chính trị Điển huấn”. Năm thứ 25 (1686), chịu trách nhiệm biên soạn “Nhất thống chí”, ông được ban hàm Thái tử Thái sư. Năm thứ 28 (1689), ông chủ trương thu phục Đài Loan và được Khang Hi giao trọng trách chiến lược bình Đài cùng với Diêu Khải Thánh, Thi Lang, Lý Quang Địa. Năm thứ 29 (1690), ông chịu trách nhiệm Tham tán Quân vụ.

Năm thứ 33 (1694), ông được phong hàm Thái tử Thái bảo, tập tước Nhất đẳng Công, uy vọng của ông lúc bấy giờ có thể nói là cao trong triều, ngang hàng với Sách Ngạch Đồ. 

Bị tống giam và cách hết chức tước

Trong khi Nạp Lan Minh Châu không ngừng thăng quan tiến chức thì thế lực của Ngao Bái trong triều đình đã bị diệt trừ gần như hết sạch. Khang Hy Đế bắt đầu an bài cho thân tín của mình tham gia triều chính. Nạp Lan Minh Châu nghe nói Khang Hy muốn đi tuần tra 8 kỳ binh Lượng Ưng Đài do ông phụ trách, để trình diễn tài năng của mình, ông đã ban bố giáo điều huấn luyện binh lính trước thời hạn. Lúc Khang Hy đến kiểm duyệt thì phát hiện, “Tác phong quân đội nghiêm chỉnh” nơi này chính là lực lượng quân sự mà ông đang cần, mắt rồng ánh lên niềm vui mừng.

Sau khi biết được người thống lĩnh nơi này là Nạp Lan Minh Châu, Khang Hy lập tức coi ông là một lực lượng trọng yếu trong trò chơi quyền lực của triều đình. Tuy lúc đó Khang Hy mới chỉ gần 20 tuổi, Nạp Lan Minh Châu thì đã hơn 40, nhưng tại vấn đề “tước phiên” thì rất hợp ý nhau (chính sách “tước phiên” đề cao tầng lớp văn nhân, đồng thời tước bỏ thế lực ngoại phiên để tập trung quyền lực về trung ương).

nap lan minh chau 5

Năm đầu Khang Hy, Ngô Tam Quế, Thượng Khả Hỉ và Cảnh Tinh Trung chia ra đóng ở Vân Nam, Quảng Châu và Phúc Kiến, vương của các phiên (Thuộc địa hoặc thuộc quốc phong cho chư hầu ngày xưa) này giữ lại một số lượng lớn tiền bạc tiến cống cho quốc khố, còn âm thầm câu kết thế lực khắp nơi, ngang nhiên phản kháng với thế lực triều đình. Lúc này Bình nam vương Thượng Khả Hỷ lại lấy lý do tuổi tác đã cao, giả vờ loại bỏ phiên mà đến dò xét thái độ của Khang Hy, Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung cũng hùa theo muốn loại bỏ phiên. Tuy nhiên, triều đình đã lấy một phái của Sách Ngạch Đồ dẫn đầu, cho rằng tam phiên vì Đại Thanh lập được công lớn, tùy tiện loại bỏ phiên sẽ làm biên giới phía Nam hỗn loạn, hi vọng có thể bàn bạc kỹ hơn.

Ý kiến của một phái Sách Ngạch Đồ khiến Khang Hy rất bất mãn, mà chủ trương loại bỏ phiên chỉ có 2 người. Nạp Lan Minh Châu sớm đã hiểu được tâm tư của Khang Hy, lập tức hùa theo 2 vị đại thần gắng sức loại bỏ phiên. Về sau, đám người Ngô Tam Quế thấy Khang Hy có ý muốn loại bỏ phiên, dứt khoát liên hợp xung quanh các khu vực Tứ Xuyên, Cam Túc… cùng nhau mưu phản.

nap lan minh chau 1

Mắt thấy các phần tử phản loạn chiếm cứ một nửa giang sơn Đại Thanh, đe dọa đến sự thống trị, các quan viên lấy Sách Ngạch Đồ làm đầu, lập tức hướng mũi nhọn vào đám người Nạp Lan Minh Châu, thỉnh cầu Hoàng đế xử tử những đại thần chủ trương loại bỏ phiên. Khang Hy Đế hùng tài đại lược, làm sao có thể sợ hãi mà né tránh khi gặp chuyện được, ông trực tiếp nói một câu: “Việc này là ý trẫm, người khác không có tội”. Từ đó về sau trong quá trình bình định phiên, Khang Hi còn để Nạp Lan Minh Châu tham gia vào nhiều công việc khác nữa. 5 năm sau, loạn tam phiên đã hoàn toàn được xử lý.

Khang Hy Đế ngay trước văn võ bá quan trong triều, mỉm cười nói rằng: “Lúc ấy có người kiến nghị giết, nếu trẫm làm theo thì hàm oan đã khắp đất trời rồi”. Khang Hy nói lời này chính là muốn chế giễu Sách Ngạch Đồ muốn ngăn cản những người loại bỏ phiên.

Nhờ công lao bình định tam phiên trong lần này, Nạp Lan Minh Châu đã trở thành trọng thần sánh ngang với Sách Ngạch Đồ, trở thành tâm phúc của Hoàng đế, cũng theo đó mà trừ đi mối họa của cuộc tranh giành cấu xé giữa “Sách đảng” và “Minh đảng”. Sau khi giải quyết xong vấn đề biên giới phía Nam, Nạp Lan Minh Châu tại vấn đề Đài Loan vẫn kiên trì thu phục vùng đất bị mất.

Khang Hy vốn muốn cho Tuần phủ và Tổng đốc Phúc Kiến cùng nhau xuất binh tấn công Đài Loan, nhưng Nạp Lan Minh Châu nói rằng 2 thống soái đó sẽ có những ý kiến bất đồng, nên mới đề cử Thi Lang thống lĩnh thủy quân đi trước, như vậy mới đảm bảo thắng lợi. Vì vậy, Khang Hy đã lệnh cho Thị Lang một mình xuất quân đi đánh chiếm Đài Loan.

sach ngach do toi do thien co cua trieu dai nha thanh 6

Sau khi thu phục được Đài Loan, Khang Hy đã thiết lập chính quyền ở Đài Loan trực thuộc tỉnh Phúc Kiến. Tam phiên ở Nam bộ và vấn đề Đài Loan đều đã giải quyết ổn thỏa, lần này Nạp Lan Minh Châu cũng có công lao không nhỏ. Đối diện với sự xâm phạm liên tục của Nga Hoàng (nước Nga) ở Bắc bộ, Nạp Lan Minh Châu lại tiến cử Bành Xuân và Tát Bố là tướng quân và phó đô thống. Sau khi liên tục đánh lui Nga Hoàng, chiếm cứ thành Albazino.

Đối mặt với thế tiến công mạnh mẽ của vương triều nhà Thanh, Nga Hoàng phái sứ giả đến cầu hòa, cuối cùng ký kết “Hiệp ước Nerchinsk”. Từ loạn tam phiên đến nay, đối tượng mà Sách Ngạch Đồ cực lực chèn ép đã trở thành đối tượng mà Nạp Lan Minh Châu lôi kéo. Hai thế lực liên tục đấu đá với nhau. Bởi vì gia tộc Sách Ngạch Đồ lúc ấy là mẫu tộc của Thái tử Dận Nhưng, “Sách đảng” phần lớn ủng hộ Thái tử. Ngược lại, Nạp Lan Minh Châu lại thu nạp tất cả những người không ủng hộ Thái tử.

Tuy nhiên, điều mà Khang Hy Đế ghét nhất đó là các đại thần làm ầm ĩ vấn đề ngôi vị Thái tử, cuối cùng đem Sách Ngạch Đồ bỏ tù ở Tông Nhân phủ, về sau được ban cho cái chết. Lúc bấy giờ, Nạp Lan Minh Châu mặc dù cũng bị các quan viên thượng thư vạch tội nhận hối lộ. Sau đó, ông bị bắt và tước hết mọi chức vụ tước vị.

Được miễn chết và phục chức

Như đã nói, Nạp Lan Minh Châu được Khang Hy Đế trọng dụng nhờ vào sự thông minh và năng lực thực sự. Ông cũng rất hiểu Hoàng đế. Trong các vấn đề loạn Tam phiên, thống nhất Đài Loan, thì ý kiến của Nạp Lan Minh Châu thường là câu trả lời mà Khang Hy muốn nghe nhất. Cho nên, quan lộ của Nạp Lan Minh Châu thênh thang rộng mở. Ngoài ra, còn một lý do khác là Hoàng đế Khang Hy muốn dùng Nạp Lan Minh Châu để cân bằng với một thế lực khác cũng rất lớn mạnh trong triều đình.

Vào thời điểm đó, Khang Hy Đế đặc biệt quan tâm và muốn kiềm chế quyền lực của Sách Ngạch Đồ. Đây cũng là nhân vật có xuất thân cao quý và có mối quan hệ thân thiết với hoàng tộc, tương tự như Nạp Lan Minh Châu.

nap lan minh chau 2

Sách Ngạch Đồ lập được nhiều công lao, từ sớm đã là thân tín bên cạnh Khang Hy. Tuy vây, ông ta đã gây bè kết cánh trong triều đình. Hoàng đế Khang Hi lo ngại điều này đe dọa đến quyền lực của mình. Đó là lý do tại sao Khang Hy cần thế lực đủ mạnh cân bằng với Sách Ngạch Đồ.

Biết được dụng ý của Khang Hy, Nạp Lan Minh Châu tìm mọi cách thu phục văn quan võ tướng bên cạnh mình. Nhưng điều này lại mang đến cho Khang Hy Đế một phiền phức mới.

Không lâu sau, Khang Hy nhận được mật tấu của Trực lệ tuần phủ ở Thành Long, trong đó có một câu: “Các quan đã bị Nạp Lan Minh Châu và Dư Quốc Trụ mua xong rồi”. Điều này có nghĩa là các quan triều Thanh khi đó về cơ bản đã bị hai người này mua chuộc lôi kéo về phe cánh của họ.

Lúc này Khang Hy mới nhận ra thế lực của Nạp Lan Minh Châu đã vượt quá tầm kiểm soát của ông, nếu không có biện pháp kịp thời, e rằng sẽ làm lung lay chính sự thống trị của mình. Để phòng trừ bạo loạn của cả phe cánh Nạp Lan Minh Châu, Khang Hy Đế chỉ cho bắt Nạp Lan Minh Châu, xem như không liên quan những người khác. Kết quả là Nạp Lan Minh Châu bị bắt giam với tội danh tham nhũng và nhận hối lộ.

Ngày bị bắt, Nạp Lan Minh Châu sợ rằng khó thoát khỏi cái chết, nhưng nhiều năm bên cạnh hoàng đế, ông cơ bản cũng hiểu được suy nghĩ của hoàng đế. Thế là trong những ngày chờ hành quyết, ông ta đã tập trung phân tích tình hình chính trị lúc bấy giờ, quyết định mạo hiểm dùng một cách để cứu lấy mạng sống của mình.

Một hôm, Nạp Lan Minh Châu ở trong ngục la lớn là muốn gặp Hoàng đế, còn nói là mình đã kéo bè kết cánh, mưu đồ tạo phản. Khang Hy nghe xong, hiểu ra ngay dụng ý của Nạp Lan Minh Châu là “thú nhận” sự thật. Đây cũng là điều mà Khang Hy đã nghĩ đến và lo ngại ngay ngay từ khi cho bắt Nạp Lan Minh Châu. Mưu phản là trọng tội, không phải việc mà một – hai người có thể làm được. Tội này điều tra ra, tất sẽ liên đới rất nhiều người. Trong khi phe cánh Nạp Lan Minh Châu chắc chắn sẽ bảo vệ ông ta. Như vậy khác nào ép toàn bộ họ vào thế đối đầu với hoàng đế. Mặt khác, nếu diệt trừ Minh Châu cùng phe cánh của ông ta, thì phe cánh của Sách Ngạch Đồ lại trở thành “độc chiếm đại cục”. Mà Khang Hy không hề muốn điều này.

nap lan minh chau 3

Trong khi đó, nhóm Sách Ngạch Đồ thì cho rằng Nạp Lan Minh Châu đang bị giam chịu tội là cơ hội vàng nghìn năm có một, để một lần xóa sổ Nạp Lan Minh Châu cùng phe cánh. Thế là lần lượt từng người một trình tấu tố cáo Nạp Lan Minh Châu. Có lẽ hoàng đế Khang Hy đã nhận ra điều này và thấy chỉ còn cách tha tội chết, trả tự do và phục chức cho Nạp Lan Minh Châu.

Nước cờ này quả là quá mạo hiểm, chỉ có người thân tín bên Khang Hy hơn 20 năm và quá hiểu vị hoàng đế này như Nạp Lan Minh Châu mới dám liều thực hiện.

Dù sao sau đó Nạp Lan Minh Châu cũng đã đánh mất sự tín nhiệm của Hoàng đế. Tuy sau đó có được phục chức nhưng ông ta cũng không còn được Khang Hy trọng dụng nữa.

Đối với Khang Hy mà nói, Nạp Lan Minh Châu cùng lắm là gian thần tham ô, bôi xấu triều cương, còn Sách Ngạch Đồ lại tham dự vào tranh đoạt chính quyền, có thể là nghịch thần đe dọa đến quyền lực của nhà vua. Nạp Lan Minh Châu cũng tốt, Sách Ngạch Đồ cũng được, kết cục của họ chẳng qua cũng chỉ là mấy hạt bụi trong dòng sông dài của lịch sử mà thôi, cuối cùng đều là hoa sóng cuốn hết anh hùng, thị phi thành bại cũng chỉ còn là chuyện đàm tiếu mà thôi.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng chúng tôi nhé!

sach ngach do toi do thien co cua trieu dai nha thanh 7

Sách Ngạch Đồ – tội đồ thiên cổ của triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa

Sinh thời, Sách Ngạch Đồ từng là trọng thần của triều đình nhà Thanh nhưng sau cùng, trải qua nhiều biến cố, nhân vật này “vượt mặt” Ngao Bái để trở thành tội đồ thiên cổ của triều đại nhà Thanh.

Sách Ngạch Đồ (1636 – 1703), hiệu “Ngu Am”, là Đại học sĩ thời Khang Hy Đế triều Thanh, xuất thân từ bộ tộc Hešeri (Hách Xá Lý thị), thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ.

Sách Ngạch Đồ là con trai thứ ba của Sách Ni – một khai quốc công thần của triều Thanh, được thế tập tước “Nhất đẳng Công” (tước “công” đứng đầu trong ngũ đẳng là công, hầu, bá, tử, nam).

“Nhất đẳng công” của triều đình

sach ngach do toi do thien co cua trieu dai nha thanh 6

Không chỉ xuất thân trong gia tộc là đại công thần khai quốc, bản thân Sách Ngạch Đồ từng lập được 4 công trạng to lớn cho Thanh triều: diệt trừ Ngao Bái; bình định loạn Tam phiên; ký kết thành công điều ước Ni Bố Sở; dàn xếp vụ việc của Chuẩn Cát Nhĩ. Trong đó, công trạng được lưu truyền nhiều nhất của Sách Ngạch Đồ chính là tiêu diệt Ngao Bái.

Năm Thuận Trị thứ 15, Thuận Trị Đế băng hà, Tam a ca Ái Tân Giác La Huyền Diệp lên ngôi, lấy hiệu Khang Hy. 

Khi còn tại vị, Hoàng đế Thuận Trị giữ gìn đại cục quốc gia ổn định, còn đặc biệt tuyển ra 4 vị phụ chính đại thần, gồm có: Sách Ni, Át Tất Long, Tô Khắc Táp Cáp và Ngao Bái.

Vào thời điểm kế vị, tân đế (Khang Hy) mới vừa tròn 8 tuổi, chưa đủ khả năng để tự mình chấp chính. Quân chủ tuổi nhỏ, Ngao Bái dần dần chuyên quyền lộng hành, không đem Hoàng đế để vào mắt.

sach ngach do toi do thien co cua trieu dai nha thanh 2

Sách Ni là một trong “tứ trụ” đại thần, vốn có thể cùng Ngao Bái tranh đoạt quyền lực. Hiểu rõ điều này, Hiếu Trang đã ra tay trước để chiếm lợi thế, lập Hách Xá Lý thị (gọi Sách Ni là ông nội), cũng là cháu gái Sách Ngạch Đồ làm Hoàng hậu của Khang Hy Đế. Chiêu bài này đã biến Hoàng tộc Ái Tân Giác La trở thành thông gia với nhà họ Sách, loại bỏ nguy cơ Sách Ni tranh quyền, lại lôi kéo được một lực lượng vững chắc trong kế hoạch trừ khử Ngao Bái.

Tháng 6 năm Khang Hy thứ 6, Sách Ni qua đời vì bạo bệnh, Khang Hy bắt đầu tự mình chấp chính ở tuổi 14. Nhưng chưa đầy 10 ngày sau, Ngao Bái đã ra tay giết chết phụ chính Tô Khắc Táp Cáp, tự phong cho mình tước “nhất đẳng công”.

sach ngach do toi do thien co cua trieu dai nha thanh 1

Tháng 5 năm Khang Hy thứ 8, Khang Hy “lấy lý do thích đành cờ, triệu Sách Ngạch Đồ vào cung bàn kế”. Sau đó, vua truyền Ngao Bái yết kiến rồi bất ngờ ra lệnh cho đội thị vệ bất ngờ bắt giữ. Không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục.

Từ đây, Khang Hy chính thức nắm quyền điều hành triều chính, khi đó ông 16 tuổi. Cũng từ đó, Sách Ngạch Đồ trở thành đại thần công lao cái thế của Thanh triều.

“Đệ nhất tội nhân Đại Thanh”

Cuốn “Khang Hy khởi cư trú” đánh giá: “Sách Ngạch Đồ sinh ra trong quý thịnh, tính ngạo mạn, tùy tiện”; “là thúc của Hoàng hậu, làm việc chuyên quyền, hành công hối lộ, có nhiều người oán”.

Tuy chưa đi vào vết xe đổ của Ngao Bái, nhưng nhiều biểu hiện của Sách Ngạch Đồ đã không ít lần khiến Khang Hy Đế không hài lòng.

sach ngach do toi do thien co cua trieu dai nha thanh 5

Năm thứ 18 (1679), tháng 7, Tả đô Ngự sử Ngụy Tượng Xu thượng tấu Sách Ngạch Đồ tội cậy quyền tham lam, Khang Hy Đế nghiêm trọng cảnh cáo Sách Ngạch Đồ, bắt ông phải sửa chữa sai lầm lúc trước.

Kỳ thực, Khang Hy Đế từng nhiều lần trách phạt Sách Ngạch Đồ, song sau lại trọng dụng, căn bản có ý dùng ông để chế ngự Nạp Lan Minh Châu – một quyền thần khác trong triều. Lúc bấy giờ, Sách Ngạch Đồ và Nạp Lan Minh Châu có vị thế ngang bằng nhau, chèn ép lẫn nhau, bách tính Bắc Kinh vì thế chế ra ca dao: “Trời muốn bình, giết Lão Minh; trời muốn an, giết Sách Tam”. Khang Hy Đế từng nhiều lần trách phạt Sách Ngạch Đồ song sau lại trọng dụng, rõ ràng có ý dùng ông để chế ngự Minh Châu, cũng như có suy xét đến vấn đề phế lập Thái tử. Vậy nhưng sau cùng, Sách Ngạch Đồ lại trở thành kẻ bị Hoàng đế trừ khử trước tiên.

sach ngach do toi do thien co cua trieu dai nha thanh 3

Sau này, cuộc tranh quyền đoạt vị giữa những người con của Khang Hy Đế ngày càng trở nên căng thẳng. Lúc đầu, các vị a ca chia làm hai phe là “Thái tử đảng” và “Hoàng tử đảng”. Phe của Thái tử do Sách Ngạch Đồ cầm đầu.

Năm Khang Hy thứ 41 (1702), Khang Hy nam tuần đến Đức Châu, Thái tử bất ngờ nhiễm bệnh, Sách Ngạch Đồ được triệu tới Đức Châu với lý do “thăm bệnh”. Kỳ thực, lần triệu tập này không phải có mục đích thăm hỏi Thái tử, mà thực chất Khang Hy muốn thăm dò Sách Ngạch Đồ. Khi ấy, Khang Hy cũng có nhiều bất mãn nảy sinh với Thái tử Dận Nhưng. Kể từ đó, Sách Ngạch Đồ cũng chịu liên lụy, trở thành kẻ “không vừa mắt” Hoàng đế.

sach ngach do toi do thien co cua trieu dai nha thanh 4

Do Sách Ngạch Đồ trợ giúp Thái tử tranh vị, cho nên Khang Hy Đế đối với những việc mà Sách Ngạch Đồ tham dự vào các đại sự quân – chính trọng yếu, ngoài cuộc đàm phán với Nga ở Ni Bố Sở ra, toàn bộ đều không tán thành. Sau này, vị Hoàng đế ấy còn khẳng định: “Sách Ngạch Đồ quả thật là đệ nhất tội nhân của bản triều”.

Năm 1703, Khang Hy kết tội Sách Ngạch Đồ “nghị luận quốc sự, ngông cuồng kết phe phái”, lệnh cho Tông nhân phủ bắt lại thẩm vấn, không lâu sau vong mạng trong ngục.

Đồng đảng của Sách Ngạch Đồ nhiều người bị giết, bị giam, bị lưu đày. Con cháu Sách gia toàn bộ đều bị cách chức. Hai người con là Cách Nhĩ Phân và A Nhĩ Cát Thiện đều bị xử tử.

Như vậy, từ một người đại thần thuộc hàng “nhất đẳng công”, Sách Ngạch Đồ trở thành kẻ tội nhân thiên cổ.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng chúng tôi nhé!