14 sự thật thú vị về ẩm thực Trung Quốc mà không phải ai cũng biết

14 su that ve am thuc trung hoa 19

Trung Quốc là một quốc gia có nền ẩm thực phổ biến bậc nhất thế giới. Có lẽ, điều khiến nền ẩm thực nước này được nhiều người yêu thích là bởi nét đặc sắc đến từ chính món ăn lẫn cách thưởng thức khác hẳn với ẩm thực phương Tây.

Và dưới đây là 14 sự thật về ẩm thực xứ Trung Hoa mà du khách có thể chưa biết:

1. Các trường phái trong Văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Ở Trung Quốc, có 8 phong cách ẩm thực truyền thống góp phần làm nên sự phong phú và đặc sắc cho nền Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đó là: Ẩm thực Sơn Đông, Ẩm thực Quảng Đông, Ẩm thực Hồ Nam, Ẩm thực Phúc Kiến, Ẩm thực Chiết Giang, Ẩm thực Giang Tô, Ẩm thực An Huy, và Ẩm thực Tứ Xuyên.

14 su that ve am thuc trung hoa 1

Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống… Có người đã ví một cách nhân cách hóa về 8 trường phái món ăn này như sau: “Món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba”.

2. Sự khác biệt giữa ẩm thực Bắc – Nam

14 su that ve am thuc trung hoa 2

Miền Bắc Trung Quốc lạnh hơn, khô hơn, thích hợp để sản xuất lúa mì, vì vậy người miền Bắc thường xuyên ăn bánh bao, mì làm từ lúa mì và bánh hấp trong bữa ăn. Còn ở miền Nam, người ta chuộng gạo hơn do đó hầu như các bữa ăn họ đều ăn cơm.

3. Chú trọng đến bày trí và sắp xếp

Sự du nhập từ văn hóa phương Tây đã tạo nên nét cầu kỳ trong bài trí món ăn Trung Quốc. Không chỉ quan tâm đến hương và vị, các đầu bếp để mắt hơn đến “thị giác” món ăn, họ mong muốn gây ấn tượng với thực khách ngay từ vẻ ngoài bắt mắt của món ăn. Nhưng thực chất, người Trung Quốc ban đầu không quá đặt nặng việc bài trí cũng như hình thức món ăn và thậm chí có xu hướng đơn giản hóa. Họ thường đựng thức ăn vào một tô hoặc đĩa lớn rồi rắc thêm vài đoạn hành nhấn nhá bên trên. Món ăn càng đắt tiền là món ăn phải đạt đủ độ ngon về mùi vị, bỏ qua hình thức bề ngoài. Đặc biệt, họ cũng thích dùng các dụng cụ ăn uống đơn giản và gần như chỉ sử dụng đũa gắp trong hầu hết bữa ăn.

14 su that ve am thuc trung hoa 3

Để có một bàn ăn đạt tiêu chuẩn, người đầu bếp phải như một nghệ sĩ đích thực, từ cách nấu nướng đến trình bày phải thuyết phục được 5 giác quan của người thưởng thức, đó chính là: thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác và cảm giác. Những món ăn với sự tận tâm và tỉ mỉ đưa thực khách đến một không gian mang đậm bản sắc dân tộc Trung Hoa, thể hiện sự khéo léo, cầu kỳ đến từng chi tiết.

4. Hương vị đa dạng nhất thế giới

Ẩm thực Trung Quốc mang 5 hương vị đặc trưng của những vùng miền riêng, đó là: mặn, cay, chua, ngọt và đắng. Mỗi món ăn là sự kết hợp hài hoà của tất cả những hương vị này không chỉ hấp dẫn mà còn tăng cường sức khoẻ, thậm chí còn điều trị bệnh, giúp phục hồi sau chấn thương.

14 su that ve am thuc trung hoa 4

* Vị cay

Vị cay là một trong năm hương vị có tính năng kích thích sự thèm ăn đồng thời giải gió và làm nóng cơ thể tốt và giảm bớt sự toát mồ hôi trộm, thúc đầy lưu thông khí và tuần hoàn máu.

Vị cay phổ biến ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc bao gồm: Tứ Xuyên, Hồ Nam, Vân Nam và tỉnh Quảng Tây. Điều này được cho là do khí hậu ở những khu vực này có độ ẩm cao, khó làm khô mồ hôi toát ra. Vì vậy, ớt cay và tiêu thường có mặt trong các món ăn ở đây được cho là để làm khô và nóng cơ thể, tăng sức khoẻ và sự thoải mái.

14 su that ve am thuc trung hoa 6

* Vị mặn

Vị mặn có vai trò quan trọng trong ẩm thực, có tác dụng phòng ngừa bệnh, có lợi cho sức khoẻ. Vị mặn giúp giải toả trì trệ của cơ thể. 

Hầu hết muối sử dụng cho món ăn ở Trung Quốc là muối biển ở các khu vực ven biển, vì vậy người dân ở các khu vực này có xu hướng cho nhiều muối hơn mỗi khi nấu ăn vì nó có giá rẻ hơn.

Người dân ở miền Bắc Trung Quốc thưởng thích món ăn mặn, đặc biệt là rau muối. Do miền Bắc có khí hậu khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh, không có rau tươi sẵn vào mùa đông. Vì vậy, ở miền Bắc cách để bảo quản rau lâu nhất là món rau muối để có rau ăn trong mùa đông. Ngày nay, mặc dù vào mùa đông vẫn có nhiều loại rau tươi vận chuyển đến bán ở miền Bắc nhưng rau muối vẫn được người dân ở đây ưa chuộng, ăn vào bữa sáng với cháo.

14 su that ve am thuc trung hoa 5

* Vị ngọt

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vị ngọt có tác dụng làm săn chắc cơ thể, làm giảm bớt bệnh tật và cải thiện tâm trạng con người. Vị ngọt trong ẩm thực Trung Quốc có nguyên liệu từ đường, mật ong và nhiều nguyên liệu khác giúp tăng cường hương vị không chỉ ngọt mà làm món ăn có vị dịu nhẹ.

Ẩm thực miền Đông Trung Quốc có vị ngọt chiếm ưu thế gồm Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và tỉnh Quảng Đông. Người dân ở đây tin rằng, ăn những món ăn có hương vị ngọt dịu nhẹ nhiều sẽ giúp cho cơ thể gọn gàng hơn.

14 su that ve am thuc trung hoa 7 1

* Vị chua

Vị chua trong món ăn có tính năng giúp cho tâm trí con người được thư thái hơn, tốt cho tiêu hoá và giúp hoà tan canxi trong thực phẩm đồng thời kích thích sự thèm ăn. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vị chua giúp co ruột, ngăn chặn tiêu chảy, thúc đẩy sự tiết nước bọt và làm dịu cơn khát.

Vị chua là hương vị phổ biến trong ẩm thực miền Nam Trung Quốc, đặc biệt ở các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam. Vùng dân tộc ít người ở đây nghèo nàn, vì vậy họ muốn giữ thức ăn lâu hơn bằng cách cho nhiều vị chua. Món ăn nổi bật là canh cá chua ở Quý Châu.

Những người ở tỉnh Sơn Tây rất ưa chuộng giấm trong mỗi bữa ăn. Hầu như ăn món gì họ cũng cho thêm giấm vì vậy mà thiếu giấm đối với họ là bữa ăn chưa trọn vẹn, chưa đủ độ ngon hấp dẫn.

14 su that ve am thuc trung hoa 8

* Vị đắng

Vị đắng sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc, nhưng được dùng hoà trộn với các hương vị khác. Vị đắng nhẹ làm cho món ăn tươi ngon hơn. Nói chung, món ăn có vị đắng thường dùng để chữa bệnh.

Cũng giống như các quốc gia khác, ẩm thực ở Trung Quốc cũng có cách nấu, hương vị khác nhau giữa các vùng. Thông thường, mỗi vùng có 1 hoặc hai trong số 5 hương vị nổi trội hơn. Sở thích hương vị của người dân mỗi vùng miền quyết định do vị trí địa lý, khí hậu, nghề nghiệp, văn hoá và lịch sử.

5. Người Trung Quốc dành tình yêu lớn hơn cho bột mì

14 su that ve am thuc trung hoa 9
dac-san-mi-kho-nong-vu-han-mon-an-gay-nghien-bac-nhat-trung-quoc

Dù gạo được xem là lương thực chính yếu trong các món ăn của Trung Quốc và giữ vị trí lớn trong các bữa ăn nhưng thực chất người Hoa lại dành tình yêu lớn hơn cho bột mì – thứ nguyên liệu làm ra các món mì sợi, bánh bao và sủi cảo trứ danh.

6. Người Trung Quốc thích ăn những món chiên xào

14 su that ve am thuc trung hoa 10

Bánh quẩy, bánh kếp, cơm chiên Dương Châu, Chow Mein (mì xào), vịt quay,… là những món ăn nổi tiếng của Trung Quốc và khiến chúng ta nghĩ rằng đây là quốc gia của nền ẩm thực nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, Trung Quốc là cái nôi của đa trường phái ẩm thực, trừ vùng Quảng Đông thiên về các món chiên, rán phức tạp và cầu kỳ thì đa số các vùng còn lại đều có xu hướng thưởng những món thanh đạm và áp dụng các phương thức ninh, hầm, hấp là chính.

7. Người Trung Quốc ăn tất cả những “thứ” có thể di chuyển

Khách nước ngoài khi đến đây thường bị sốc trước những gì người Trung Quốc ăn. Nhiều món ăn khiến người ta cảm thấy kỳ lạ hoặc sợ hãi, như: côn trùng, bọ cạp, rắn, rết, chuột, gián, nội tạng động vật,…

14 su that ve am thuc trung hoa 11

Tuy nhìn vào rất đáng sợ, nhưng những loại côn trùng này khi được chế biến đúng cách sẽ mang lại nhiều dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của người thưởng thức nó.

8. Các loại trái cây và rau củ còn được sử dụng nhiều hơn cả thịt

14 su that ve am thuc trung hoa 12

Người Trung Quốc rất thích ăn trái cây và rau xanh, chính vì vậy chỉ cần dạo quanh một khu chợ bất kỳ ở đất nước tỷ dân này, du khách sẽ thấy phần lớn là các sạp bán đủ các loại rau, củ, quả khác nhau. Ở đây còn có những loại rau mà có thể du khách chưa từng biết đến, thậm chí còn không thể dịch chúng ra thành một cái tên cụ thể.

9. Nói không với các loại thực phẩm đông lạnh

14 su that ve am thuc trung hoa 13

Tất nhiên du khách vẫn sẽ tìm thấy các loại thực phẩm đông lạnh ở đất nước này nhưng người Trung Hoa luôn ưu tiên các thực phẩm tươi được cung cấp mỗi ngày.

10. Tên các món ăn đôi khi chỉ là cú lừa

14 su that ve am thuc trung hoa 14

Chuyện tên các món ăn chẳng liên quan đến nguyên liệu tạo nên chúng là điều hết sức bình thường ở đây. Chẳng hạn như món “kiến leo cây” thực chất là bún xào với thịt heo bằm, hay “gà đồng” khi được mang lên hóa ra lại là một món từ ếch.

11. Sử dụng đến 45 triệu đôi đũa mỗi năm

14 su that ve am thuc trung hoa 15

Điều này hoàn toàn dễ hiểu ở đất nước tỷ dân này. Cũng giống như Việt Nam, người Trung Quốc không dùng dao dĩa mà dùng đũa được làm từ gỗ hoặc tre.

12. Bàn xoay

14 su that ve am thuc trung hoa 17

Nếu đã quen với bàn tiệc hình chữ nhật thì đến Trung Quốc, hầu hết khách du lịch đều tỏ ra khá thích thú với bàn xoay. Thức ăn sẽ được đặt hết trên mặt bàn được thiết kế có trục xoay, muốn ăn món nào thực khách chỉ cần xoay nhẹ để món đó “chạy” về phía mình, thế là xong.

13. Nhân vật quan trọng thường ngồi ở đầu bàn

14 su that ve am thuc trung hoa 16

Đối với bàn ăn dài thì khách quý hoặc người có địa vị cao thường ngồi ở đầu bàn. Các món ăn chế biến từ cá, gà, vịt sẽ được đặt theo hướng quay đầu về người này.

14. Uống nhiều trà

14 su that ve am thuc trung hoa 18

Được xếp hạng trong những quốc gia uống nhiều rượu nhất thế giới nhưng ít ai biết người Trung Quốc lại có sở thích dùng trà nhiều hơn trong đời sống hàng ngày. Trà trở thành thứ không thể thiếu trên bàn ăn, nó đóng vai trò quan trọng trong văn hóa và đời sống ẩm thực của người dân Trung Hoa. Trà được dùng trong suốt bữa ăn nhằm cân bằng lại khẩu vị mỗi khi chuyển sang một món mới. Đặc biệt, thay vì mời rượu trong những buổi gặp mặt, người Trung Quốc thường dùng tiệc trà để tiếp đãi khách quý.

Ẩm thực Trung Hoa được coi là ẩm thực mang đậm nét Phương Đông. Đến với thế giới ẩm thực Trung Hoa là đến với những món ăn truyền thống từ mọi miền đất nước của họ. Cũng chính bởi vậy, không chỉ người Trung Quốc mà ngay cả những thực khách nước ngoài khi có cơ hội du lịch Trung Quốc luôn dành thời gian để được trải nghiệm những đặc sản vùng miền.