Ẩm thực Trung Hoa là một trong những nền ẩm thực lâu đời và phong phú nhất thế giới. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng thưởng thức món ngon tại các quán ăn kiểu Hoa, nhưng hiếm ai có cơ hội nếm thử những loại thực phẩm quý hiếm và có giá đắt đỏ bậc nhất của đất nước này.
1. Cá Bahaba taipingensis
Tại Trung Quốc, loài cá này được gọi là Hoàng Thần Ngư (Cá miệng vàng) hoặc Bạch Hoa Ngư. Loài cá quý hiếm này sống trong môi trường sống tự nhiên là biển mở, vùng biển nông, lòng biển nước bán thủy triều, bờ đá, và cửa sông.
Với giá bán lên đến 3.000.000 NDT/con, cá Bahaba taipingensis xứng đáng là một trong những thực phẩm đắt nhất thế giới của Trung Quốc. Sở dĩ loài cá này có cái giá cắt cổ như vậy là do trong thịt cá có chứa tổng lượng axit amin umami rất lớn, do vậy nó vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Thịt cá cũng có hương vị thơm ngon tuyệt vời.
Hiện tại, loài cá này được liệt vào danh sách động vật được bảo vệ cấp quốc gia (cấp độ 2) tại Trung Quốc. Nếu đánh bắt trái phép, mua bán cá miệng vàng bừa bãi sẽ bị liệt vào hành động phi pháp. Vì vậy, người giàu cũng khó mà nếm được thứ thực phẩm quý giá này.
2. Vi cá mập
Nhắc đến vi cá mập hẳn du khách sẽ nghĩ nó là một món quý tộc chỉ dành cho vua chúa trong các bộ phim lịch sử xa xưa. Thế nhưng, ngoài đời thật, du khách cũng có thể thưởng thức món ăn đó nếu du khách có điều kiện về tài chính. Bởi mức giá của nó lên tới 16.000 USD/kg với loại vi cá mập quý hiếm.
Chế biến vi cá mập khá cầu kì, biến những mảnh vi cá mập thành những sợi cước cá trắng tinh. Vi cá mập có thể nấu vi cá thành súp cùng với các loại khác để bồi bổ cơ thể. Món ăn này cũng được dùng để trị bệnh viêm khớp và cực tốt với những người bệnh, người già cả,…
3. Hasma
Trong nền y học cổ truyền Trung Quốc, có một vật liệu quý được sử dụng từ thời xa xưa, từng là cống phẩm quý hiếm vào thời nhà Minh, nhà Thanh có tên gọi là Hasma hay mỡ lấy từ xung quanh ống dẫn trứng của ếch cỏ Asiatic (loài ếch sống ở các khu rừng ở tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang).
Vào mùa hè ấm áp, ếch cỏ Asiatic sẽ cố gắng dành thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho việc ngủ đông. Đặc biệt là những con ếch cái khi đến tuổi sinh sản (khoảng 3 năm tuổi) sẽ phải tích trữ nhiều chất béo hơn để dành cho mùa giao phối vào mùa xuân năm sau. Đây cũng chính là giai đoạn mà người ta sẽ đi bắt những con ếch cái về để thu hoạch Hasma. Quá trình lấy được Hasma cũng không hề đơn giản. Những con ếch cái đủ tuổi khi được bắt về sẽ bị xỏ dây phơi khô tự nhiên khoảng 20-30 ngày cho đến chết và khô lại. Lúc này người ta mới cẩn thận mở bụng ếch ra để bóc tách mô mỡ nằm xung quanh phần ống dẫn trứng của chúng.
Thành phần chính của Hasma chủ yếu là protein, có rất ít chất béo và không chứa cholesterol. Ngoài ra, chúng còn chứa một lượng dồi dào collagen, estrogen, vitamin và những nguyên tố vi lượng khác.
Trong y học cổ truyền, người ta thường dùng Hasma để bồi bổ cho cơ thể, chống lão hóa, đặc biệt là dưỡng nhan sắc cho phụ nữ. Hasma được cho là có thể giúp phụ nữ mang thai tránh rạn da, tăng cường sinh lực, giảm mệt mỏi trong suốt thai kỳ. Chính vì điều này, Hasma được mọi người ví von là “vàng mềm” trong nhân gian, là “nhân sâm động vật” và từ hàng trăm năm nay, chúng trở thành thứ nguyên liệu quý giá trong y học lẫn cuộc sống.
Người Trung Quốc có rất nhiều món ăn độc lạ, đặc biệt là món tráng miệng bổ dưỡng được chế biến từ Hasma. Hasma sau khi ngâm trong nước có thể tăng kích thước đến 100-200 lần. Lúc này người ta sẽ loại bỏ các tạp chất còn sót lại trong đó như máu, ống dẫn trứng… rồi mới đem đi chế biến thành món ăn. Những món tráng miệng nổi tiếng từ Hasma có thể kể đến đu đủ tiềm Hasma, Hasma đường phèn kỷ tử, Hasma táo đỏ hạt sen, Hasma nấu sữa tươi…
Hiện nay, tại Trung Quốc, Hasma được bán với giá rất cao, lên tới 36.000 NDT/kg (tương tương khoảng 124.000.000 VNĐ/kg).
4. Yến sào
Yến sào từ lâu đã là món ăn vô cùng quý hiếm mà chỉ những bậc vua chúa của Trung Quốc mới được thưởng thức. Nó được ví như trứng cá muối của phương Đông. Nó được lấy từ tổ của chim yến cheo leo trên các vách đá, những chiếc tổ này được làm bằng nước dãi của chim yến rất bổ dưỡng. Do việc tìm kiếm nguyên liệu của món yến sào gặp nhiều khó khăn nên mối cân tổ yến có thể có giá lên tới 21.000-28.000NDT (khoảng 69.000.000 – 92.000.000 VNĐ).
5. Trà Đại Hồng Bào
Trà Đại Hồng Bào có giá “đắt hơn vàng” vì được chiết xuất từ cây cổ thụ nằm cheo leo ở lưng chừng núi đá, vô cùng khó lấy trên núi Vũ Di thuộc tỉnh Phúc Kiến. Vũ Di Sơn với phong cảnh hùng vĩ từ nhiều thế kỷ nay đã nổi tiếng với những loại trà quý. Những cơn mưa chảy xuống vách núi đá vôi làm ngập các dòng suối hẹp và thác nước ở đây đã mang theo nguồn dinh dưỡng, khoáng chất phong phú cho những cây trà.
Cây cổ thụ Đại Hồng Bào nằm trong khu Cửu Long Khoa, nằm cheo leo trên vách núi Vũ Di dựng đứng. Cây chè có tuổi đời 350 năm này chỉ có vỏn vẹn 3 thân và 6 gốc. Chúng thậm chí còn được liệt vào danh sách di sản tự nhiên và văn hóa thế giới.
Quốc trà Đại Hồng Bào được chế tạo một cách cực kỳ công phu, lá trà không bao giờ được phép chạm đất, chúng được hái bằng tay từ các bụi trà, làm khô, sàng lọc, phân loại và sấy bằng các phương pháp đặc biệt. Vì vậy, loại trà này không dùng phương pháp làm sạch thông thường như những loại trà phổ thông là rửa qua nước.
Năm 1998, trong lễ hội trà Đại Hồng Bào đầu tiên ở Trung Quốc, có người đã đấu giá 156.800 NDT chỉ để mua 20g loại trà này. Năm 2005, mức giá cho 20g trà đã lên tới 208.000 NDT, tương đương 10.400.000 NDT/kg (khoảng 37.400.000.000 VNĐ).
6. Saffron
Saffron là nhụy của hoa nghệ tây, là một trong những loại gia vị cao cấp và đắt nhất thế giới. Saffron thuộc họ diên vĩ, là loại cây bụi, chỉ cao chừng 20-30cm, có màu tím, nhụy màu đỏ cam. Saffron chỉ cho ra 3-4 hoa/cây, mỗi hoa chỉ có 3 nhuỵ.
Hoa nghệ tây chỉ nở trong một khoản thời gian ngắn trong năm (cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 dương lịch). Ngoài ra, quá trình thu hoạch nhụy hoa nghệ tây cũng tốn rất nhiều thời gian và công sức: để thu hoạch được 500g nhụy hoa tươi cần đến khoảng 3.6000 hoa nghệ tây, tương tự để thu nhặt được 200.000 sợi nhụy hoa khô (500g) cần đến 70.000 hoa nghệ tây.
Nhụy hoa nghệ tây có rất nhiều chất đem lại sự công dụng đa dạng cho người dùng như: retinol, axit retinoic, retinal và các carotenoid tiền vitamin A, vitamin (B1, B2, B3, B6, B9, C), khoáng chất (Mangan, Sắt, Kali, Magie). Bên cạnh các chất chính, trong nhụy hoa nghệ tây còn chứa tới hơn 150 hợp chất dễ bay hơi, ví dụ: Picrocrocin (được coi là hợp chất chính có tác dụng tạo ra hương vị đặc trưng của loại thảo dược này), Safranal (giúp mang lại một mùi thơm đặc biệt cho Saffron), Crocin (có vai trò hỗ trợ tạo nên màu cam đậm cho nhụy hoa nghệ tây, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, đồng thời giúp bảo vệ, ngăn ngừa các tổn thương tự to đối với cơ thể)…
Với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người và tính “khan hiếm” nên Saffron được mệnh danh là “vàng đỏ” phương Đông. Saffron đắt nhất có giá 40.000 NDT/kg (khoảng 138.000.000 VNĐ).
7. Sâm núi Trường Bạch
Khu vực núi Trường Bạch có bốn mùa rõ rệt, vào mùa không có tuyết bao phủ, lượng mưa vừa đủ, tỷ lệ che phủ rừng trên 90%, tầng đất mùn trong rừng râm mát, ẩm ướt, ánh nắng mặt trời,… tạo điều kiện đầy đủ cho sự phát triển của nhân sâm. Ngoài ra, kỹ thuật trồng trọt và phương pháp quản lý cũng vô cùng phức tạp, vốn đầu tư cũng lớn hơn nhiều so với quy trình trồng nhân sâm thông thường. Do đó, Sâm núi Trường Bạch có chất lượng vượt trội, hàm lượng Saponin cao hơn, hương vị mạnh mẽ và đặc biệt đại bổ cho sức khỏe. Và cũng chính vì vậy mà loại Sâm này chính là cực phẩm trong giới nhân sâm, có giá đắt đỏ hơn gấp trăm lần các loại sâm khác. Trước đây từng có người bán 80g Sâm núi Trường Bạch với giá khoảng 10.000.000 NDT (tương đương khoảng 34,5 tỷ VNĐ).
Tại Trung Quốc, Sâm núi Trường Bạch được cung cấp 4 lựa chọn là sâm que, sâm cắt lát, sâm núi và sâm tươi cho người dùng có thể lựa chọn tùy nhu cầu thưởng thức và sử dụng của mình. Người dùng có thể linh hoạt sử dụng sâm để ngâm rượu, dùng trong thực phẩm cho các món hầm, pha trà sâm và làm bột sâm. hầm, pha trà sâm và làm bột sâm.
8. Vải Qua Lục
Vải vốn là một loại hoa quả phổ biến được nhiều người yêu thích không chỉ ở Trung Quốc mà ngay tại Việt Nam. Tuy nhiên, vải Qua Lục tại Trung Quốc lại được xem là một trong những loại quả có giá cao nhất thế giới. Đây là một giống vải có xuất xứ từ khu Tăng Thành, Quảng Châu. Quả tròn lẳn, khi chính có màu đỏ tím và một dải màu xanh lục chạy xuyên suốt vỏ, vì vậy được đặt tên là Qua Lục. Khi ăn có vị ngọt thanh đặc biệt.
Hiện nay, giống vải này còn rất ít và hiếm vì vậy giá của nó rất cao. Trong một phiên đấu giá tại Trung Quốc vào năm 2011, có 1kg vải Qua Lục đã được bán với giá lên đến 555.000 NDT (tương đương khoảng gần 2 tỷ VNĐ).
Vậy mới nói, chính những thực phẩm “đắt hơn vàng” này góp phần giúp cho danh tiếng nền ẩm thực Trung Hoa vang xa trên thế giới. Du khách hãy book Tour Trung Quốc của chúng tôi để có cơ hội khám phá nền ẩm thực đặc sắc của vùng đất này nhé!