Tây Tạng không chỉ là điểm đến hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những điểm đến linh thiêng tọa lạc nơi thánh địa của Phật giáo, mà vùng đất này còn sở hữu nền ẩm thực. Đến Tây Tạng, món ăn nào cũng xứng đáng để du khách thưởng thức một cách trọn vẹn.
Do đặc điểm địa hình có nhiều núi đồi, người Tây Tạng không lấy gạo làm nguồn lương thực chính. Thay vào đó, họ trồng lúa mì và lúa đại mạch, và chính đặc điểm này cũng góp phần tạo nên nét đặc biệt trong ẩm thực của mình. Bên cạnh đó, lối sống du canh du cư cùng sự khắc nghiệt của thời tiết cũng ảnh hưởng đến nét ẩm thực của Tây Tạng nên hầu hết các món ăn tại đây đều chứa rất nhiều năng lượng. Với đặc điểm địa hình và cư trú khá đặc biệt, văn hóa ẩm thực của Tây Tạng cũng rất khác biệt và thú vị.
Bánh Tsampa
Tsampa hay lúa mạch là một trong những cây lương thực chính ở Tây Tạng, chính vì thế các món ăn được chế biến từ nó cũng trở nên quen thuộc trong mọi gia đình người dân nơi đây, trong đó có thể nhắc tới bánh Tsampa.
Người Tây Tạng tạo ra bánh Tsampa khá cầu kỳ qua nhiều công đoạn. Ở khâu nguyên vật liệu, lúa mạch hoạch đậu bột của đậu hà lan là 2 lựa chọn tốt nhất để làm ra chiếc bánh Tsampa thơm ngon. Người ta mang lúa mạch đi rang chín để khi làm bánh sẽ có mùi thơm và ngon hơn. Sau khi đã chín đều, nguyên liệu này sẽ được đi đánh nhuyễn với Trà Bơ. Hỗn hợp đã hòa quyện vào nhau, các đầu bếp sẽ bắt đầu nặn hình bánh Tsampa.
Nặn bánh Tsampa phải đều tay và khéo léo, để bánh có hình dáng đẹp mắt và vừa miệng hơn. Ngoài cách chế biến này, người ta cũng đã tìm ra nhiều cách làm khác mang đến các hương vị mới mẻ và thú vị cho loại bánh truyền thống này.
Bánh Momos
Bánh Momos giống như bánh bao truyền thống của Trung Quốc. Gồm một lớp vỏ bánh mịn, trong gói lấy nhân bên trong từ thịt bò Yak và rau. Nếu là loại bánh chay thì nhân bánh sẽ là bắp cải, hành tây và nấm…
Bánh Momos thường được nặn với hình nửa mặt trăng, rồi đem đi hấp hoặc chiên và ăn kèm với tương ớt cùng dưa chuột. Thậm chí món bánh này dùng để nấu súp cũng cho hương vị rất đặc biệt.
Bánh Amdo Balep
Món ăn sáng truyền thống của người Tây Tạng chính là Amdo Balep – một loại bánh được làm từ lúa mì. Người ta trộn hỗn hợp bột mì, bột nở và nước sau đó tạo hình thành khuôn dáng tròn dẹp rồi chiên giòn trên chảo hoặc nướng chúng trong lò nướng. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể thêm chút muối hoặc bơ vào để bánh thêm đậm đà. Phần bánh này thường được ăn kèm với thịt hầm và cà ri.
Bánh Sha Balep
Sha Balep, bánh mang vẻ ngoài như bánh xếp thông thường nhưng lại có hương vị thơm và giòn hơn. Bánh có phần nhân được làm bằng thịt và ăn kèm với tương ớt cay nồng. Loại bánh này cũng trở thành một sự lựa chọn lý tưởng trong các thực đơn ăn sáng của người dân Tây Tạng.
Bánh Tingmo
Vì Tây Tạng mang những nét giao thoa văn hóa của Trung Quốc nên ẩm thực nơi đây có nhiều món ăn gần giống với đất nước láng giềng. Tingmo được miêu tả như bánh màn thầu của người Trung Quốc, nhưng chúng đặc biệt ở chỗ, Tingmo không hề có nhân.
Bánh Khapsey
Bánh quy Tây Tạng được chiên giòn thường dùng trong các dịp lễ như Tết Tây Tạng hoặc đám cưới. Khapseys được làm thành nhiều hình dáng đa dạng. Vài loại còn được phủ đường, trong khi các loại khác như loại khapseys hình tai lừa thì được dùng để trang trí.
Mì Tây Tạng (Thukpa)
Mì Thukpa là món ăn đặc trưng của vùng phía Đông Tây Tạng. Thành phần chính của món ăn này là mì sợi nhỏ Bhatsa dai dai, nó được so sánh như sợi mì Gnochi của người Ý. Thukpa thường được ăn kèm với thịt cừu hoặc thịt bò. Thukpa tuy có nhiều cách chế biến nhưng có một điểm chung là nước dùng cay đậm đà nóng sốt.
Ở Tây Tạng, Mì Thukpa được coi là món ăn truyền thống và được ăn trong dịp sang năm mới. Những nhà hàng ở Tây Tạng hầu hết đều có món ngon này trong thực đơn.
Lapping
Lapping hay còn gọi là món mì nguội mang nhiều điểm tương đồng với món mì trộn Trung Hoa. Một tô Lapping gồm những sợi mì trong suốt, dai dai, ăn kèm với hành lá xắt nhỏ và ớt sấy. Món mì nguội cũng thường được ăn cùng với với khoai tây thái viên.
Thịt bò Yak
Bò Yak là vật nuôi thường thấy nhất ở Tây Tạng. Thịt bò này rất dai và bổ dưỡng với hương vị tinh tế, trở thành thương hiệu của Tây Tạng. Thịt Yak giàu calo thường được băm nhỏ và người Tây Tạng sẽ ướp muối cùng các gia vị tự nhiên khác lên nó. Sau đó, họ sẽ treo thịt Yak vào sợi dây để làm khô tự nhiên.
Xúc xích Tây Tạng
Người Tây Tạng thường tạo ra các sản phẩm ngon nhất từ bò Yak và cừu. Họ thích các loại xúc xích khác nhau, bao gồm xúc xích thịt, xúc xích máu, xúc xích bột, xúc xích gan, xúc xích phổi,… Trong số tất cả các loại xúc xích, xúc xích máu và xúc xích trắng là những loại phổ biến và phổ biến nhất.
Xúc xích máu được làm từ ruột non Yak hoặc cừu được buộc vào với thịt cừu băm nhỏ trộn với máu cừu, muối, hạt tiêu Tứ Xuyên và bột Tsampa. Thành phần của xúc xích trắng là gạo, máu cừu, mỡ cừu và một số gia vị khác.
Dresil
Đây là một món ngọt của Tây Tạng được nấu với gạo, sau đó trộn thêm bơ nhạt, hạt điều và một số loại quả khô. Dresil được người Tây Tạng dùng trong những ngày quan trọng của năm như cưới hỏi, ngày Phật lịch hay ngày đầu năm mới với lòng tin sẽ đem lại may mắn, bình an cho họ trong suốt cả năm.
Cơm nhân sâm
Nhân sâm tuy là một loài thực vật khá quý hiếm và mắc tiền trên thế giới, nhưng Tây Tạng, cây nhân sâm sẽ có nhiều hơn so với những quốc gia khác. Vì vậy, ngoài việc làm quà biếu cho bạn bè và người thân khi du lịch Tây Tạng thì việc thưởng thức món cơm nhân sâm tại đất nước này cũng là một trải nghiệm đắt giá mà các du khách nên một lần nếm thử.
Về cách nấu của món này đó là cơm nấu cùng trái của nhân sâm để dậy mùi, thêm một chút đường. Đây được xem như một món ăn cao lương vì vậy cơm nhân sâm thường được đãi trong dịp lễ hội hoặc năm mới của Tây Tạng. Món cơm Tây Tạng này không chỉ là biểu trưng cho sự may mắn và tốt lành mà còn giàu dinh dưỡng cho đường tiêu hóa cũng như có lợi cho sức khỏe bởi các dưỡng chất có trong trái nhân sâm.
Nấm Tây Tạng
Nấm Tây Tạng rất đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, được sản sinh trên những dãy núi tuyết vĩnh cửu và phát triển nhờ sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa mùa hè và mùa đông. Nữ hoàng của các loại nấm chính là nấm kê tùng, nấm có công dụng chống lão hóa và làm đẹp da.
Nếu du khách đặt chân đến thủ đô Tây Tạng – Lhasa, hãy thưởng thức món lẩu nấm chế biến từ hơn 20 loại nấm khác nhau như nấm tre tiên, nấm vuốt hổ đen, nấm đùi gà, nấm mỡ gà, nấm kim châm, nấm gan bò, nấm tuyết,… Mỗi loại nấm đều rất bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh riêng. Bí quyết của nghệ thuật ẩm thực Tây Tạng chính là quy trình chế biến các loại nấm rất nghiêm ngặt để phát huy hết công dụng của nấm.
Sữa đông và sữa chua
Người Tây Tạng sống ở khu vực cao nguyên chủ yếu nuôi bò Yak và cừu dẫn đến ăn nhiều thực phẩm có liên quan. Bên cạnh đó, khách du lịch sẽ phát hiện ra người Tây Tạng ăn tất cả các loại sản phẩm từ sữa, bao gồm “Ghee” (bơ), thịt, sữa chua và sữa đông (Pho mát Tây Tạng).
Sữa đông là phần cô đọng của sữa đun sôi, có vị chua. Người Tây Tạng mang nó khi đi du lịch để tránh sự bất ổn về môi trường. Sữa đông có thể được ăn như đồ ăn nhẹ hoặc được sử dụng để làm bánh Tây Tạng. Bên cạnh đó, sữa đông chiên có vị rất ngon nữa nhé!
Bên cạnh đặc sản Sữa đông, món Sữa chua cũng nổi tiếng không kém. Sữa chua “xứ du mục” Tây Tạng với màu trắng kem thường được rắc thêm các hoa quả mọng nước như nho hoặc dâu tây. Quy trình lên men của sữa chua Tây Tạng khác biệt khi lên men với sữa Yak và đặc biệt không sử dụng bất kỳ chất phục gia nào. Vậy nên, món tráng miệng tại đây mang đến nhiều lợi khuẩn cho sức khỏe hàng ngày và còn trở thành thực phẩm không thể thiếu trong các buổi lễ tôn giáo đặc biệt.
Trà Bơ
Trà Bơ hay còn được biết đến là trà Po Cha. Đây là loại trà được uống nhiều nhất, nói theo cách khác, loại thức uống này là “quốc hồn quốc tuý” của vùng đất Tây Tạng.
Với khách du lịch Tây Tạng đến từ khắp nơi trên thế giới thì loại trà này có hương vị béo béo, thơm thơm mà lại mằn mặn kỳ lạ. Đây là một món quà quý giá mà người Tây Tạng thiết đãi với du khách, thể hiện sự hiếu khách của họ.
Để chế biến Trà Bơ, người Tây Tạng sẽ đun trà đen Pu-erh (loại trà được chế biến từ lá các cây trà lâu năm, hoang dại hay từ các dãy núi) với nước sôi trong thời gian khá lâu so với những loại trà thông thường khác. Sau khoảng một tiếng đun trà, họ cho bơ bò, sữa bò và chút muối hồng Himalaya vào, rồi dùng bình trà Chandong để hòa tan trà, sữa cùng với bơ. Loại bơ để dùng với trà, được người dân bọc vải hoặc dùng dạ dày bò Yak để bảo quản chuẩn vị đúng hương.
Thử một lần nhấm nháp Trà Bơ, du khách sẽ cảm nhận được ba tầng hương vị đặc biệt của nó. Ban đầu vị mặn của muối, đậm đà béo ngậy của bơ sẽ lấn át trong ngụm trà đầu tiên, hương vị của trà lúc này chưa được bộc lộ rõ. Nhưng sau đó, hương vị của trà đen mới bắt đầu tấn công vào vị giác, đầu lưỡi chúng ta cảm nhận được chút chát chát, thanh thanh. Cuối cùng khi ngụm trà qua đi thì sẽ lưu lại chút ấm áp, ngòn ngọt nơi gốc lưỡi người uống – mùi vị của loại sữa bò được vắt từ sáng sớm tinh mơ trên cao nguyên Tây Tạng.
Trà ngọt
Trà ngọt cũng là một loại trà phổ biến ở vùng đất Tây Tạng. Có một câu nói rằng: “Trà ngọt Tây Tạng là máu của Lhasa”, qua câu nói này du khách có thể nhận ra được Trà ngọt có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống của người dân Tây Tạng. Khác với danh tiếng của Trà Bơ, Trà ngọt nhận được nhiều tình cảm của khách du lịch vì nó có mùi dễ chịu hơn và hương vị không quá mạnh.
Trà ngọt có cách pha chế khá đơn giản. Đun sôi sữa với trà gạch và thêm đường. Điều đó nghe có vẻ đơn giản nhưng món đồ uống này chỉ ngon khi người Tây Tạng làm nó.
Rượu lúa mạch
Rượu lúa mạch (Chang) là loại rượu truyền thống và tự chế biến ở Tây Tạng. Loại rượu này được ủ từ lúa mạch lên men trồng trên vùng cao. Rượu nhẹ, hơi ngọt và chua và chứa ít cồn. Hương vị của Chang khác nhau từ phương pháp làm này đến phương pháp làm khác.
Kế thừa hơn 400 năm, Rượu Chang có hương vị độc đáo và gần như tất cả các gia đình Tây Tạng có thể tự làm được. Họ thường uống nó trong các lễ hội, năm mới, đám cưới, sinh em bé và thăm người thân và bạn bè.
Bia Lhasa
Được coi là bia từ “mái nhà của thế giới”, không có cái tên nào phổ biến hơn bia Lhasa cho du khách quốc tế khi ghé thăm Tây Tạng.
Bia Lhasa được làm từ nước suối Himalaya, lúa mạch vùng cao, hoa bia saaz và men bia. Bia Lhasa được bán trong lon và chai với hương vị thơm ngon và chất lượng tuyệt hảo!
Tây Tạng không chỉ là một vùng đất “hẹn đẹp như mơ” mà tín đồ ưa xê dịch luôn mong muốn được đặt chân đến một lần. Tây Tạng còn là vùng đất của nhiều món ăn, thức uống độc đáo mà chỉ nơi này mới có. Là duy nhất và độc tôn.
Nếu có dịp ghé thăm vùng đất Tây Tạng trong hành trình du lịch Trung Quốc, nhất định du khách phải thử qua một lần những đặc sản mà chúng tôi đã vừa giới thiệu trên đây nhé! Chắc chắn đây sẽ là một trải nghệm đầy thú vị dành cho du khách đấy!