Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại xuất hiện nhiều đạo quân hùng mạnh và thiện chiến đến nỗi khi nhắc đến tên của họ, kẻ thù đã phải run sợ. Trong số đó phải nhắc đến: quân Tần, kỵ binh Hung Nô, quân thiết kỵ Mông Cổ, quân triều Hán, đội quân Bắc Phủ thời Đông Tấn, quân đội Tương, quân nhà Đường, Thủy sư nhà Minh, thiết kỵ Quan Ninh, Bát kỳ Mãn Châu.
Quân Tần
Đây là một trong những đội quân hùng mạnh nhất lịch sử cổ đại Trung Hoa. Đương thời, sức mạnh của quân Tần khiến các nước nghe danh đã khiếp sợ. Không chỉ có công dẹp 6 nước chư hầu, thống nhất Trung Hoa mà điều khiến đối thủ kinh sợ đó chính là sức mạnh quân đội được trang bị vũ trang hùng mạnh.
Có 2 lý do quan trọng để tạo nên sức mạnh “khủng khiếp” cho đội quân này:
Chế độ quân đội đặc biệt: Quân đội của nước Tần vô cùng cơ động. Khi thanh bình thì làm nông vụ, lúc có chiến tranh nông dân sẽ trở thành binh sĩ. Một điều đặc biệt là chế độ công tội trong quân đội nhà Tần vô cùng rõ ràng. Bất kể là tướng lĩnh hay binh sĩ nhà Tần chỉ cần lấy được thủ cấp của quân địch mang về sẽ được phong vị, được cấp nhà cửa ruộng vườn và nô bộc. Nếu càng kiếm được nhiều thủ cấp của kẻ địch thì tước vị càng cao. Chính vì thế tinh thần chiến đấu của quân Tần luôn lên cao như vũ bão.
Quân Tần được trang bị vũ trang đầy đủ và hiện đại. Điều này làm giảm tỷ lệ thương vọng, tăng hiệu quả chiến đấu và giúp quân Tần trở thành đội quân hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại.
Kỵ binh Hung Nô
Quân Hung Nô có khả năng linh hoạt trong di chuyển, tấn công nhanh như tia chớp khiến đối phương không kịp trở tay, có thể thay thế nhiều lần ngựa trong một ngày mà vẫn đảm bảo khả năng chiến đấu. Ngoài ra, đội quân này còn sở hữu vũ khí chính là cung, mạnh hơn rất nhiều so với các loại cung của quân đội phương Tây thời đó.
Quân thiết kỵ Mông Cổ
Đội quân thiết kỵ Mông Cổ có quân số tối đa 1.000.000 binh sĩ khi họ bắt đầu cuộc chinh phạt vào năm 1206. Họ đánh bại hầu hết các quốc gia ở Châu Á và Châu Âu ngay cả với những nước có quân đội lớn gấp nhiều lần. Trong thời gian dài, những kỵ binh Mông Cổ gần như không thể ngăn chặn.
Thành công của đội quân này nhờ vào chiến thuật và chiến lược tài tình của Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập Đế chế Mông Cổ. Đội quân này thoát khỏi sự trói buộc của tư tưởng quân sự truyền thống ở Châu Âu, hình thành nên một đế chế có quy mô lớn chưa từng có trên thế giới và cũng nổi tiếng với khả năng tàn sát kinh hoàng.
Khi xét riêng từng kỵ binh, có thể quân thiết kỵ Mông Cổ không bằng các kỵ binh Macedonia hay Ottoman nhưng khi hợp lực cùng nhau tác chiến thì đội quân này vô cùng mạnh, thậm chí có thể xem là mạnh nhất. Họ giống như những con thú dữ trên chiến trường được sinh ra trên lưng ngựa và chỉ với một mục đích là xông thẳng vào trận địa để giết chóc. Hầu như không có nơi nào chống đỡ được vó ngựa của quân Mông Cổ.
Khác với quân đội của dân tộc du mục truyền thống, đội quân thiết kỵ Mông Cổ vừa có sức chiến đấu cá nhân hơn người, lại vừa có kỷ luật quân sự nghiêm khắc và trang bị vũ khí tiên tiến với sở trường của người Hán; vừa có thể tác chiến kỵ binh đại quy mô, lại vừa có thể có hỏa pháo tiên tiến nhất đương thời, có khả năng đả kích từ cự ly xa hùng mạnh. Đó thực sự là một điển hình kết hợp một cách hoàn mỹ ưu thế khoa học kỹ thuật và lực chiến đấu, không trách người Châu Âu gọi đó là “họa da vàng”.
Đội quân triều Hán
Đương thời, quân đội nhà Hán và đội quân La Mã được xem là hai thế lực hùng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, chiến tích của nhà Hán vẫn “nhỉnh hơn” quân La Mã rất nhiều khi xét đến các cuộc chiến với những dân tộc du mục. Quân Hán có sức chiến đấu mạnh, sử dụng nhiều nỏ, phát huy được cực cao tinh thần “dã man” của dân du mục. Hơn thế nữa, đội quân này được huấn luyện nghiêm khắc và tướng lĩnh ưu tú. Tất cả điều này giúp cho đội quân nhà Hán chiếm ưu thế lớn hơn đội quân của các quốc gia khác trong các trận chiến. Đây cũng là mô hình quân đội điển hình toàn năng trong lịch sử nhân loại.
Vương triều nhà Hán tồn tại trên 400 năm, chỗ không giống với các triều đại khác là cho dù đã vào thời kỳ cuối của sự thống trị, nhưng quân đội vẫn duy trì được sức chiến đấu hùng mạnh. Về điểm này, các vương triều khác không thể so sánh được.
Đội quân Bắc Phủ, Đông Tấn
Trận chiến Phì Thủy là một chiến dịch điển hình nổi tiếng nhất trong lịch sử cổ đại Trung Hoa về việc “lấy ít địch nhiều”. Hơn 870.000 quân Đê tinh nhuệ đã bị đánh bại bởi 8.000 quân Bắc Phủ. Chính vì thế, danh tiếng của đội quân Bắc Phủ đã vang danh thiên hạ.
Điều đặc biệt là đội quân tinh nhuệ này được xây dựng lên từ những người nông dân phương Bắc chạy loạn xuống phía Nam chứ vốn không phải là những binh sĩ dày dạn chiến trường. Mỗi người nông dân trong đội quân này đều có sẵn mối thâm thù trong huyết quản với Ngũ Triều. Mỗi người đều mang trọng tránh và nhiệm vụ khôi phục lại giang sơn của cha ông. Thêm nữa, được sự lãnh đạo của chiến lược gia nổi tiếng nhất Đông Tấn Tạ An và tướng lĩnh chỉ huy nổi tiếng nhất Đông Tấn là Lưu Lao đã làm nên sức mạnh và khả năng thiện chiến cho đội quan danh tiếng lừng lẫy này.
Đội quân Tương
Đội quân Tương được xây dựng trong thời kỳ Thái Bình Thiên Quốc (1850-1864) bởi viên tướng Tăng Quốc Phiên. Lực lượng nòng cốt của đội quân này được chiêu mộ từ những nông dân và được huấn luyện, trang bị vũ trang đầy đủ. Đầu năm 1854, lực lượng của đội quân này đã lên đến 17.000 người và có công lớn trong việc đánh bại phong trào Thái Bình Thiên Quốc.
Đội quân nhà Đường
Nhà Đường là triều đại cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa, cũng là một niềm kiêu hãnh lớn nhất về mặt quân sự với nhiều tướng lĩnh xuất chúng và những đoàn binh tinh nhuệ. Trong đó, đặc biệt phải nhắc đến “Đội quân áo giáp sắt đen” đã làm bao kẻ thù thất kinh sợ hãi.
Đường quân là một đội quân hùng mạnh do nhiều dân tộc hợp thành. Vì thế, ở khu vực biên trấn có rất nhiều binh sĩ và cả giới tướng lĩnh người dân tộc thiểu số. Quân đội triều Đường phân thành quân Trung ương và quân Phiên trấn. Quân Phiên trấn có quy mô duy trì khoảng 500.000. Lính của quân Phiên trấn ngoài việc do triều đình tuyển lựa thì cũng có quyền tự chiêu mộ.
Quân đội chủ lực của triều Đường thường bao gồm: bộ và kỵ binh hỗn hợp, một quân đoàn tiêu chuẩn có khoảng 12.500 bộ binh, 5.000 đến 6.000 kỵ binh và 1.000 đến 2.000 lính quân nhu quân dụng. Dưới quân là doanh, dưới doanh là đoàn, mỗi đoàn quản lý 2 lữ, mỗi lữ là 100 người, tổng cộng khoảng 20.000 người.
Trong 12.500 bộ binh thì giáp binh là 7.500, binh mạch đao khoảng 2.500 (mạch đao: cây thương hình hạt lúa kiều mạch). Những bộ binh này mỗi người có một cây cung với 30 mũi tên, một cây thương, và con dao nặng cán ngắn. Tỷ lệ trang bị cung nỏ của quân đội triều Đường lên đến 120%, mỗi binh sĩ đều có 3 loại vũ khí trở lên. Nếu so với quân thời Tần và Hán thì hỏa lực mạnh hơn từ 3 – 5 lần, sức tấn công cũng mạnh hơn nhiều.
Kỵ binh thời nhà Đường không trang bị nặng nề như thời Nam – Bắc triều và có chiến giáp bảo vệ hoàn thiện. Giáp đen thời kỳ đầu dần dần bị loại bỏ và thay thế bằng giáp minh quang. Giáp minh quang có tấm kim loại hình tròn ở sau lưng và trước ngực bảo vệ, vì được mài sáng như gương và chiếu ra ánh sáng làm lóa mắt nên gọi là giáp minh quang. Kỵ binh Đường quân có phân chia thành mức độ nặng nhẹ khác nhau. Huyền Giáp Binh (đội quân giáp đen) là do Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) lập ra, người được trang bị áo giáp, ngựa cũng được trang bị đồ bảo vệ. Kỵ binh hạng nặng mặc dù không nhiều nhưng bởi vì được phòng hộ tốt, lực tấn công lớn, là đội quân chủ lực trong các cuộc tấn công dã chiến.
Theo “Tư trị thông giám”, cuốn sử nổi tiếng do nhà sử học Tư Mã Quang viết: “Tần vương Lý Thế Dân đã chọn ra hơn 1.000 binh lính kỵ binh, và tất cả đều mặc đồng phục áo giáp đen. Ông chia quân thành các cánh quân bên trái và cánh quân bên phải, để cho Tần Thúc Bảo, Trình Giảo Kim, và Uất Trì Kính Đức thống lĩnh đội quân. Trong mỗi trận chiến, Lý Thế Dân đều mặc áo giáp đen và thống lĩnh đội quân tiên phong để tấn công kẻ thù. Khi đội quân đã tấn công thì không một kẻ thù nào có thể ngăn cản được. Vì thế, kẻ thù rất sợ nó”.
Mỗi binh sĩ trong đội quân áo giáp sắt đen đều phải rất thiện chiến, mỗi người trong số họ đã được lựa chọn từ trong vô số các ứng cử viên. Đội quân này cũng chính là một tập thể có sức mạnh chiến đấu mạnh mẽ phi thường. Sức mạnh tổng hợp của 1.000 binh sĩ như một thể thống nhất tạo ra sự kết hợp hoàn hảo, có thể chống lại được quân địch mạnh hơn mình gấp 10 lần.
Đội quân này cũng được đặt dưới sự chỉ huy của các danh tướng tài ba mà người chỉ huy cao nhất chính là Lý Thế Dân, một chiến lược gia quân sự đại tài. Ngoài ra, các chiến binh cũng luôn có tinh thần chiến đấu cao, luôn khát khao chiến thắng. Bất kể đối phương mạnh đến mấy, những chiến binh này vẫn luôn giữ một niềm tin bất khả chiến bại. Điều đó giúp họ có được sức mạnh phi thường, bất khả chiến bại trên chiến trường.
Ngoài trang bị vũ khí thì bộ phận hậu cần cũng chuẩn bị rất đầy đủ. Mỗi binh sĩ có một túi lương khô bằng da dê quấn ở eo, có thể dùng trong ba ngày. Mỗi người còn có cái áo khoác lông thú, lính tinh nhuệ áo có bọc da, còn có thêm một túi nước, cũng bằng da. Những vật phẩm dùng ngựa thồ mang theo gồm: chén, dao nhỏ, rũa, kìm, khóa, thuốc, muối ăn, đá lấy lửa, búa, đá mài, khố, dây đai trán, mũ nỉ, thảm, chăn, 3 đôi giầy. Thường thì cứ 7 lính chiến đấu lại có 3 lính hậu cần phụ trách quản lý ngựa và đồ quân nhu cùng các công cụ giao thông khác. Quả là vô cùng chu đáo!
Sức mạnh chiến đấu đáng sợ của quân đội nhà Đường, nhất là đội quân áo giáp đen không phải là một huyền thoại, mà trong lịch sử còn lưu lại rất nhiều chiến thắng oanh liệt và hào hùng của họ. Quân đội tinh nhuệ là một trong những yếu tố giúp Đại Đường trở thành vương triều rực rỡ nhất lịch sử Trung Hoa.
Đội quân Thủy sư nhà Minh
Thủy sư nhà Minh nổi tiếng về độ tinh nhuệ và thiện chiến. Đạo quân này ra đời dưới thời Hồng Vũ đế, được trang bị hỏa khí gồm pháo và súng tay, đánh dấu cho sự hình thành hải quân sử dụng vũ khí nóng sớm nhất thế giới. Do đó, Thủy sư nhà Minh được đánh giá là lực lượng hải quân hàng đầu thế giới vào thời điểm đó.
Hồng Vũ đế đã ra lệnh thiết lập 56 thủy sư vệ, mỗi vệ gồm 50 chiến thuyền và 5.000 thủy quân. Tuy nhiên hầu hết lực lượng này chiến lực tương đối yếu. Quy mô hải quân nhà Minh sau đó đã được mở rộng dưới thời Vĩnh Lạc. Hải quân nhà Minh lúc này được chia thành hạm đội hoàng gia đóng tại Nam Kinh, hai hạm đội duyên hải bao gồm hạm đội Tây Dương của Trịnh Hòa và hạm đội vận chuyển lương thực.
Sau các cuộc viễn dương của Trịnh Hòa dưới thời Vĩnh Lạc, chính sách mở rộng lực lượng thủy sư bị lung lay do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bất chấp mâu thuẫn trong nội bộ triều đình nhà Minh với vấn đề hải quân, Hạm đội Bảo thuyền vẫn có thể thống trị những lực lượng hải quân châu Á khác, điều này cho phép nhà Minh cử các quan lại hoặc thiết lập tuyên úy sứ cai trị Lữ Tống (Luzon) và Cự Cảng (Palembang), cũng như can thiệp vào nội bộ các quốc gia như Sri Lanka và Bataks. Năm 1521, trong Hải chiến Đồn Môn, hạm đội thủy sư Đại Minh đã đánh bại hạm đội của người Bồ Đào Nha, mà ngay sau đó thủy sư nhà Minh đã thắng người Bồ Đào Nha trong trận hải chiến Tây Thảo Loan vào năm 1522. Năm 1633, thủy sư nhà Minh một lần nữa đánh bại hải đội của người Hà Lan và cướp biển tại Hải chiến Liêu La Loan. Một số lượng lớn những luận thuyết quân sự, bao gồm những thảo luận, đánh giá về tác chiến hải quân được xuất bản, bao gồm Võ Bị Chí và Kỷ Hiệu Tân Thư. Ngoài ra, các xác thuyền đắm đã được tìm thấy ở Biển Đông, bao gồm xác thương thuyền và chiến thuyền Trung Hoa chìm vào khoảng năm 1377 và 1645.
Gần 300 năm lịch sử nhà Minh, đạo quân Thủy sư chưa từng một lần thất bại, đáng tiếc triều đình sụp đổ, sự huy hoàng của đội quân danh tiếng này cũng chìm đắm theo.
Thiết kỵ Quan Ninh của Viên Sùng Hoán, nhà Minh
Thời Minh, đạo quân Nữ Chân nổi tiếng là hùng mạnh, nhưng rốt cuộc đạo quân này đã bị thư sinh Viên Sùng Hoán đánh bại. Triều Minh thực hiện chế độ quan văn cầm quân nhưng may làm sao lại có Viên Sùng Hoán có thiên tài quân sự.
Trong đại chiến Ninh Viễn, 10.000 tàn binh đã đánh bại 130.000 quân thiết kỵ Bát kỳ, nhưng là trong tấn công và phòng ngự nên nhiều người chưa phục, tuy vậy trong hội chiến Ninh Cẩm, thiết kỵ Quan Ninh rõ ràng là đã đánh bại Bát kỳ trong dã chiến. Trong một trận đánh tại ngoại thành Bắc Kinh 9.000 kỵ binh Quan Ninh đã ngăn chặn được 100.000 quân Bát kỳ.
Thiết kỵ Quan Ninh không thua đội ngũ kỵ binh tố chất cao của quân Bát kỳ Mãn Thanh mà trang bị hỏa khí lại hơn, kỵ binh phần lớn được trang bị súng hỏa long và súng bắn lửa, có thể nói là tấn công giỏi phòng thủ hay, rất tiếc là Viên Sùng Hoán không đủ thời gian để mở rộng đạo quân này.
Bát kỳ Mãn Châu
Vào thế kỷ 17 ở Đông Á, Bát kỳ Mãn Châu đúng là một đạo quân vô địch, đấu triều Minh, bình Triều Tiên, đánh Sa hoàng Nga buộc ông ta phải ký điều ước Ni Bố Sở năm 1689 dâng hơn 1.000.000km2 lãnh thổ cho Trung Quốc, nhất thống Trung Hoa. Đội quân này có thể nói là niềm huy hoàng cuối cùng trong quân sự cổ đại Trung Quốc.
Trang bị của đạo quân này tương đối kém nhưng vũ khí tinh thần và sĩ khí của nó là xuất sắc nhất. Biên chế quân sự nghiêm nhặt, điều kiện sinh hoạt ác liệt, năng lực sinh tồn mạnh mẽ đã khiến đạo quân này cuối cùng đánh bại triều Minh thống nhất Trung Hoa, xây dựng nên một đế chế rộng lớn nhất thế giới mà không một quốc gia Châu Âu nào khi đó làm được.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, du khách đã có thêm sự hiểu biết về các đội quân hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Nếu du khách là người yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn khám phá nhiều hơn thì hãy Book Tour Trung Quốc của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!