Bún ốc – đặc sản “nặng mùi” kén người ăn của vùng đất Liễu Châu, Trung Quốc

bun oc 2

Cũng giống như trái sầu riêng khét tiếng, món Luosifen (bún ốc) đã tạo được tiếng vang trên mạng xã hội của đất nước Trung Quốc nhờ mùi hương mạnh mẽ của nó. Một số người ví von bún ốc như một loại “vũ khí sinh học” vì không thể chịu đựng được mùi vị của món ăn.

Bún ốc có nguồn gốc từ Liễu Châu – một thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây, phía bắc Trung Quốc. Luosifen được ví von như “sầu riêng của các loại bún phở”, dù “nặng mùi” nhưng lại là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Thậm chí với nhiều tín đồ của món ăn này, vị chua nhẹ và sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liệu trong món bún ốc đã “lấn át” luôn “mùi khó ngửi” và vô cùng gây nghiện.

Mặc dù có tên gọi là bún ốc nhưng thực tế một tô bún không hề có sự góp mặt trực tiếp của ốc. Người ta chỉ sử dụng ốc sông để tạo ra hương vị cho phần nước dùng của món ăn này. Ngoài ra, ở nước dùng còn được hầm từ xương heo hoặc bò, măng ngâm chua. 

bun oc 3

Một tô bún ốc thường là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu địa phương như: măng, đậu que ngâm chua, lạc rang, váng đậu, rau… người ta cũng có thể thêm vào nhiều nguyên liệu tuỳ vào sở thích như nấm hương, tôm… Sau khi sắp xếp các nguyên liệu vào tô, phần nước dùng có mùi khá nồng, cay nóng và chua nhẹ sẽ được chan vào để tạo thành một tô bún ốc hoàn chỉnh. 

Trong khi ốc có thể được coi là thành phần lạ nhất trong món Luosifen (dù chỉ để tạo nên hương vị nước dùng), thì măng chua lên men (Suan Sun) là nguyên liệu thổi hồn cho món bún này. Suan Sun khiến món bún ốc có “mùi đặc biệt”, thế nhưng đó cũng là nét thu hút nhất của món ăn.

Suan Sun

Để măng giữ được độ tươi ngon nhất, những người nông dân ở vùng ngoại ô Liễu Châu phải thức dậy trước bình minh để thu hái. Họ chọn phần ngọn vừa trồi lên khỏi mặt đất, cẩn thận cắt bỏ các chồi phía trên thân rễ. Măng sau đó được gọt sạch vỏ, thái sợi và ngâm trong dung dịch ít nhất 2 tháng. Nước ngâm là sự pha trộn giữa nước suối Liễu Châu và nước ngâm măng lâu năm. Mỗi mẻ măng mới chứa từ 30 đến 40% lượng nước ngâm cũ. Quá trình lên men không chỉ đòi hỏi thời gian mà cũng cần được theo dõi một cách cẩn thận. Sau khi thành phẩm măng vẫn giữ được đồ giòn và vị chua “gây nghiện” vô cùng.

Bên cạnh măng chua, sợi bún để làm món bún ốc cũng khá đặc biệt, được làm từ gạo, to và có độ dai nên người ăn có thể ăn được khá nhiều mà không thấy ngán. Ngoài ra, phần nước dùng làm từ ốc có vị chua chua cay cay giúp món bún ốc khá trọn vị.

bun oc 1

Một tô bún ốc sẽ có vị chua cay của nước dùng, vị chua chua giòn giòn của măng ngâm, vị bùi của lạc rang… có thể khiến nhiều người ngại ngùng không dám thử, thế nhưng một khi đã thử qua, chắc chắn sẽ bị hấp dẫn và “mê mệt”.

Với thông tin về món bún ốc “đặc biệt” mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây chắc hẳn du khách đã rất nóng lòng muốn du lịch Trung Quốc và thưởng thức nó rồi phải không? Hãy xách balo lên và đi và tận hưởng thôi nào. Chúc các du khách có một hành trình trải nghiệm đầy tuyệt vời!