Phò mã Thanh triều phải “qua đêm” đầu tiên với cung nữ mới có thể lấy được công chúa làm vợ

pho ma thanh trieu phai song thu voi cung nu 3a

Dưới thời nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, những người muốn trở thành Phò mã phải đạt nhiều tiêu chuẩn và thậm chí còn phải trải qua một thử thách khá quái gở, đó là phải “qua đêm” đầu tiên với một người khác không phải là công chúa. Công cuộc thử nghiệm này đạt yêu cầu, người đó mới có thể lấy được công chúa làm vợ.

Hoàng đế muốn kén rể cho con gái của mình, lẽ hiển nhiên không thể làm qua quýt. Thông thường, người được tuyển chọn đều do Hoàng hậu, Hoàng đế đích thân lựa chọn trong các quần thần. Các tiêu chí đầu tiên được quan tâm, đó chính là: xuất thân, ngoại hình, diện mạo, tài cán và cuối cùng là tuổi tác của các “ứng viên Phò mã”. 

Đặc biệt, ở triều đại nhà Thanh, vốn được biết đến với những quy tắc cung cấm vô cùng kỳ quái, hà khắc thì việc tuyển chọn Phò mã lại càng không phải chuyện đơn giản.

Hoàng đế nhà Thanh rất coi trọng huyết thống tôn quý và chính tông của mình vì thế luôn luôn để ý đến sức khỏe của các đời con, cháu. Chính vì thế, khi các công chúa chọn phò mã, ngoài các tiêu chí kể trên còn phải thỏa mãn yêu cầu về sức khỏe thể chất, sức khỏe tình dục.

pho ma thanh trieu phai song thu voi cung nu 2

Sức khỏe thể chất rất dễ kiểm tra nhưng sức khỏe tình dục thì lại khó phát hiện vấn đề. Lúc này, cung nữ “thử hôn” được sử dụng như một phép thử. Cụ thể, theo ghi chép, sau khi công chúa chọn và xác định hôn nhân với Phò mã thì Hoàng hậu hoặc Thái hậu sẽ chọn ra một cung nữ vào vai “công chúa sống thử”. Cung nữ này phải “chung đụng” với ứng viên Phò mã khoảng hơn 10 ngày, tối đa là 1 tháng.

Đây chính là thời điểm thử thách Phò mã. “Công chúa sống thử” sẽ liệt kê lại tất cả các biểu hiện của Phò mã, sau đó sẽ về bẩm báo với Hoàng hậu hoặc Thái hậu. Bằng cách này, những nhân vật điều hành hậu cung sẽ nắm được yếu tố sinh lý, tính cách… của người mà họ đã chọn cho con, cháu gái mình.

pho ma thanh trieu phai song thu voi cung nu 1

Nếu kết quả tốt, hôn sự sẽ được tiến thêm một bước. Nếu cung nữ bẩm báo trải nghiệm không mấy tốt đẹp, hôn sự sẽ bị hoãn lại. Sau 2 – 3 tháng, nếu “cung nữ thử hôn” mang thai chứng tỏ Phò mã không có vấn đề gì, hôn sự sẽ tiếp tục được tiến hành. Ngược lại, hôn sự sẽ bị hủy bỏ.

Mặc dù được Thái hậu hoặc Hoàng hậu đích thân tuyển chọn, những việc tuyển chọn cung nữ làm công việc này không hề đơn giản. Để kiểm tra được Phò mã, cung nữ đó ắt phải là người có kinh nghiệm dạn dày, thông minh, tinh tế và nhanh nhẹn. Tuy nhiên, chọn người để phục vụ Phò mã, tuyệt đối không được chọn những cô gái đã từng được Hoàng đế “ban ân”. Trong khi đó, nếu chọn một cô gái bình thường để “sống thử”, hẳn họ sẽ chẳng có đủ kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ, trừ khi được bề trên “chỉ điểm” hoặc mua sách về xem trước. Vì thế, thông qua việc chọn cung nữ “sống thử” với Phò mã, khó có thể có được kết quả đáng tin cậy. Những biểu hiện của Phò mã có tốt hay không, rất khó có thể đánh giá một cách chính xác.

pho ma thanh trieu phai song thu voi cung nu 4 e1660658519613

Thanh triều thực hiện chế độ “công chúa sống thử” thực ra là do lo sợ công chúa “lấy nhầm chồng”. Đây là việc đại sự nên không thể làm sơ sài cho phải đạo. Hình thức “sống thử” này có thể lý giải nhưng trên thực tế, hầu như nó vô tác dụng.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!