Tại Trung Quốc, Thiên Tân luôn là một địa danh du lịch hấp dẫn. Ngoài những điểm tham quan nổi tiếng, vùng đất này còn sở hữu một nền ẩm thực “mới lạ”, đó là khi ẩm thực địa phương không phải quá đa dạng nhưng lại biết cách dung nạp nhiều món ăn khác về đây, đã mang đến một sự mới lạ cho văn hóa ăn uống của thành phố này.
Văn hóa ẩm thực Thiên Tân nổi tiếng khắp Trung Quốc, không chỉ các món ăn nhẹ truyền thống mà còn có thể tìm thấy các món ăn từ các vùng khác của Trung Quốc. Sau đây là Top 14 món đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thiên Tân quyến rũ:
1. Bánh bao “Cẩu Bất Lý” (Gou Bu Li)
Bánh bao có tên “Cẩu Bất Lý”, nghĩa là “chó cũng không thèm” là một đặc sản nổi tiếng được xếp vào “Thiên Tân tam tuyệt” (3 món ngon bậc nhất ở thành phố Thiên Tân). Loại bánh bao này ngon đến mức từng khiến Từ Hy Thái hậu phải thốt lên rằng: “Cao lương mỹ vị chim trời cá biển đều không ngon bằng loại bánh bao này, đây mới đúng là món ăn trường thọ”.
Món bánh này được chế biến vô cùng tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, trộn bột, nhào bột, cán bột đều cần có những kỹ xảo nhất định. Có lẽ du khách sẽ phả thốt lên khi biết công đoạn là ra chiếc bánh bao này nó cầu kỳ đến mức nào. Vỏ bánh được cán mỏng với đường kính 8,5cm. Nhân bánh được làm tỉ mỉ từ thịt heo, các gia vị đi kèm trộn cùng với nước hầm xương. Sau đó những người thợ kéo tay sẽ gói bánh lại và nặn. Họ dùng sức gấp nếp một cách tinh tế. Mỗi chiếc bánh bao giống như những bông hoa cúc với 18 nếp gấp đều nhau. Chiếc bánh thành phẩm thơm mà không ngấy. Đây là món ăn được đông đảo du khách lựa chọn khi tới Thiên Tân.
2. Bánh bao chay Thạch Đầu Môn Khảm
Trong số các món ăn vặt ở Thiên Tân, bánh bao chay Thạch Đầu Môn Khảm nhận được sự yêu mến nồng nhiệt của người dân, nó bắt nguồn từ thời nhà Thanh, cho đến ngày nay nó đã có hơn 100 năm lịch sử.
Nhân bánh Thạch Đầu Môn Khảm có tổng cộng 19 phụ liệu, đều là đặc sản các vùng, vỏ bánh mỏng mềm bọc ngoài, hương vị món chay đậm đà mang nét riêng biệt, ăn xong sẽ lưu lại dư vị khó quên, đặc biệt là người cao tuổi rất thích món ăn này.
3. Bánh chiên hầm
Bánh chiên hầm là món ăn vặt nổi tiếng ở Thiên Tân, được làm từ các nguyên liệu chủ đạo như bột đậu xanh thêm chút gia vị đặc trưng trước khi đem chiên lên.
Theo lịch sử thì món ăn này dùng chủ yếu trong ngày 2 tháng 2 Âm lịch, ngày mà Nữ Oa đội đá vá trời nên mọi người lấy làm kỷ niệm. Do nét đặc sắc của món ăn, cho nên sau đó nó dần trở thành món ăn vặt được bán đầy trên phố.
4. Bánh cuộn chiên
Một trong những món ăn truyền thống của người dân Thiên Tân không thể thiếu Bánh cuộn chiên. Một chiếc bánh cuộn chiên được chế biến rất công phu, gồm phần nhân bánh có giá, đậu phụ khô, rau thơm, bánh phở; rồi dùng váng đậu cuộn lại, độ dài khoảng 15cm; sau đó quẹt nước ốxt được chế từ bột mì, dấm, muối; cho hai đầu cuộn bánh dính vào với nhau, rồi đem chiên dầu, chiên đến khi bánh có màu vàng.
Bánh cuộn chiên ngày xưa từng được một tiệm bán đậu tương, họ đã nấu tương trong một khoảng thời gian dài thành lớp vỏ ngoài, rồi đem đi phơi khô, sau đó quấn quanh hỗn hợp rau để làm thành sản phẩm. Trải qua nhiều năm sau đó, nó đã trở thành một phần đặc sản của Thiên Tân.
5. Bánh xoắn chiên (Shibajie Mahua)
Shibajie Mahua, tên gọi địa phương của món, xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ 19. Đây là một trong những đại diện đặc sắc nhất của ẩm thực Thiên Tân. Mang dấu ấn địa phương, chúng được làm thủ công tại những gian hàng lề đường và bất kỳ ai đến đây cũng được giới thiệu là nên một lần thử qua món bánh này.
Bánh xoắn chiên gây ấn tượng với du khách từ cái nhìn đầu tiên với hình dáng bên ngoài trông như sợi dây thừng to tròn. Một phần cũng vì chúng có thành phần là những sợi bột được xoắn đều chứa nhân bên trong, cùng với đó là độ dài đáng kể nên nhiều người đã có sự so sánh thú vị như thế.
Lớp vỏ bột được chế biến công phu từ trứng, đường, nước và dầu mè. Sau khi trộn thành khối thật dẻo mịn, người ta sẽ kéo thành nhiều sợi dài. Nhân bánh bên trong cũng chẳng kém cạnh về độ đa dạng, với vô vàn sự lựa chọn mùi vị, nào là hạt dưa, đào, vừng, quả óc chó, mận khô… Cuối cùng là sử dụng lực hợp lý, khéo léo xoắn phần bánh lại thật chắc.
Bánh xoắn sẽ được làm chín bằng cách chiên ngập trong dầu nóng. Cho đến khi lớp vỏ bên ngoài chuyển sang màu vàng nâu đều thì vớt ra cho ráo dầu. Chắn chắc du khách sẽ thích thú với những “sợi dây thừng” thơm lừng và to tròn kích thích này. Thêm vào đó, phần topping ăn cùng như mứt trái cây sấy, kẹo đá, đậu phộng cũng được phủ đều khắp bánh để tiếp thêm hương vị.
6. Bánh Erduoyan Zhagao
Bánh Erduoyan Zhagao đã có lịch sử hơn 80 năm. Nó đã được giới thiệu bởi một người tên là Liu Wanchun, người đã bán nó trên một chiếc xe lăn khắp các con đường. Khi công việc kinh doanh của anh ta thịnh vượng, anh ta thuê một căn phòng tại đường hẹp Ear-Hole ở Beidaguan của Thiên Tân và mở “Cửa hàng bánh Bánh tai của Liu”. Bởi vì bánh chiên mà anh làm được có chất lượng cao, giá cả hợp lý và có hương vị đặc biệt, nó nhanh chóng trở thành một món ăn vặt phổ biến.
Bánh được làm từ bột gạo nếp xay nhuyễn và nhào trộn cẩn thận. Nhân bánh là đậu làm bằng đậu đỏ nấu chín. Bánh ngọt khi chín có màu vàng nhạt, giòn, trong khi nhân bánh có vị ngọt ngào với hương vị đậm đà.
7. Bánh chiên Nhĩ Đóa Nhãn
Là một trong “Thiên Tân Tam Tuyệt”, đặc sản Thiên Tân này vô cùng thơm ngon với gạo nếp làm thành mặt bánh, đậu đỏ, đường trắng xào với nhau thành nhân bánh, cuối cùng dùng dầu thơm chiên lên. Một thành phẩm hình cầu, màu vàng nhạt với nhân đậu đỏ bên trong cực tinh tế.
Được biết, Bánh chiên Nhĩ Đóa Nhãn đã có lịch sử hơn 100 năm, vào thời vua Quang Tự triều Thanh. Người tạo ra loại bánh này là Lưu Vạn Xuân nằm ở lối ra của ngõ Nhĩ Đóa Nhãn nhỏ hẹp, nên thực khách gọi là “bánh chiên Nhĩ Đóa Nhãn”.
8. Bánh khô Chi Lan Trai
Bánh khô Chi Lan Trai được chế biến từ gạo nếp, gạo nếp xay ra rồi thêm các loại nguyên liệu làm nhân và chưng lên. Bánh có màu trắng tinh khiết, ăn không dính răng, bột không rơi vãi, vị mềm, có nét độc đáo riêng.
Món bánh này do Phí Hiệu Tăng làm ra và đem bán trong tiệm ăn cổ Chi Lan Trai trên đường Thẩm Trang Tử vào năm 1928. Giá thành của bánh Chi Lan Trai rất rẻ, người ăn kiêng trong tháng Giêng âm lịch thường chọn món ăn này.
Bánh khô Chi Lan Trai có sự khác biệt so với loại bánh khô ở thôn Dương – Thiên Tân, vì người đời sau không cho thêm nguyên liệu vào nhân, giữ nguyên sắc nguyên vị, còn người đời trước trong quá trình chế biến đã cho thêm bánh đậu, đường trắng, quả táo gai,… vào nhân bánh. Ngoài ra, còn rắc thêm hạt tùng, hạt dưa, hạt óc chó, sợi thanh hồng và một số nguyên liệu khác.
9. Guobacai
Một món ăn nhẹ có hương vị địa phương mạnh mẽ, Guobacai là một loại bánh làm bằng bột kê và bột đậu xanh. Bánh mì được cắt lát và nấu trong nước sốt làm từ dầu mè, xắt nhỏ gừng, nước tương, đậu hủ non và hành tây. Guobacai thường được phục vụ cùng với bột chiên và bánh mè.
10. Chatang
Chatang cũng là món ăn nhẹ truyền thống của Thiên Tân. Nó được làm bằng hạt kê nướng và bột kê nếp. Súp được làm bằng cách đổ nước sôi vào hỗn hợp bột và sau đó thêm đường hoặc đường nâu.
Cách Chatang được phục vụ tại các quầy hàng cũng hấp dẫn như chính món súp. Nước được đun sôi trong một chậu đồng lớn với vòi nước thường được làm thành đầu của một con rồng. Trong khi làm món súp, nhà chế tạo Chatang có tay nghề có thể cầm một ít bát trong tay và đổ nước sôi vào chúng từ một khoảng cách khá xa.
11. Chè bột mì Thượng Cang Tử
Món ăn vặt này được làm từ bột hạt kê, hạt thầu dầu, dùng dầu rang lên, sau đó thêm đường trắng và đun sôi. Sau khi chín, chè có màu vàng nhạt, vị mặn vừa phải, hương vị thơm ngon, lại bổ dưỡng, thích hợp làm món điểm tâm cho bữa sáng.
12. Tangdui
Tại Thiên Tân, Tangdui phổ biến nhất được làm bằng quả hòn tằm. Quả Hawthorn đã lấy hạt của họ và được xiên trên một thanh tre mỏng, sau đó nhúng vào Siro nóng. Khi họ trở nên lạnh, các quả dâu tây bọc trong đường tinh thể trông giống như hạt đậu đẹp đẽ ngọt ngào và vị chua.
Đôi khi, quả tằm rỗng có chứa đậu đỏ, hạt óc chó và dưa. Ngày nay, ngoài cây dâu tằm, một loạt các Tangdui đã được phát triển, bao gồm: nước dấm, tangerine, táo, lê,…
13. Hạt dẻ rang đường
Hạt dẻ rang đường là một món ăn nổi tiếng mang đậm hương vị của vùng Thiên Tân. Nguồn gốc của món Hạt dẻ rang đường xuất phát từ thời Nam Tống. Hạt dẻ vốn có màu nâu đậm, chỉ là cách ăn của người phương Bắc và người phương Nam không giống nhau, họ dùng một máy rang lớn và một hòn đá màu đen liên tục đảo đi đảo lại, sau đó bỏ thêm một ít tương đường, cho ra thành phẩm với một cái tên rất hay: “Hạt dẻ rang đường”. Hạt dẻ giàu chất dinh dưỡng, còn có tên là “Vua của các loại hạt”.
14. Kẹo mạch nha
Kẹo mạch nha thời xưa dùng để tế Táo thần vào ngày 23 tháng chạp, người dân dùng kẹo được làm từ đường mạch nha như: kẹo mạch nha, kẹo quan đông… cúng tế lên các Táo thần, để khi họ lên thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng, họ sẽ dùng lời hay ý ngọt để tâu giúp người dân.
Ở phương Bắc, kẹo dùng để tế Táo thường được gọi là “Kẹo mạch nha”, họ dùng đường mạch nha và thêm một ít vừng làm thành hồ lô hoặc hình quả dưa. Còn có một loại khác là “Kẹo quan đông”, dùng đường chế tạo từ bột gạo nếp để làm kẹo, vừa cứng vừa giòn.
Trên đây là các món ăn ngon nổi tiếng nhất ở Thiên Tân nhìn là thèm hi vọng du khách có thêm những sự lựa chọn để chiêu đãi cái bụng đói của mình. Du khách hãy tham gia tour Trung Quốc của Viet Viet Tourism để hành trình thêm phần thú vị và trọn vẹn nhé!