Ung Chính Đế xử tử con trai ruột của mình do trở thành con cờ trong màn tranh đấu quyền lực

ung chinh xu tu con ruot cua minh 5

Người xưa có câu “Hổ dữ không ăn thịt con”. Thế nhưng, trong lịch sử Thanh triều, Ung Chính Đế đã ra lệnh xử tử con trai ruột của mình. Rốt cuộc con trai đã làm chuyện gì khiến Ung Chính phải ra lệnh giết chết?

Trong gần 300 năm tồn tại, nhà Thanh đã từng phát triển cực thịnh dưới sự trị vì của Khang Hi, Ung Chính và Càn Long. Trong đó, dưới sự trị vì Khang Hi đã xảy ra cuộc tranh đấu hoàng vị khốc liệt của 9 hoàng tử. Và người giành được thắng lợi trong “cuộc chiến” ấy chính là Tứ gia Dận Chân (Hoàng đế Ung Chính). Mặc dù đại cục đã định, Ung Chính đã yên vị trên ngai vàng, nhưng dã tâm của Bát gia Dận Tự vẫn vô cùng lớn. Để đối phó với đương kim thánh thượng, Dận Tự đã âm thầm xúi giục con trai của Ung Chính là Tam A Ca Hoằng Thời thực hiện những hành vi tranh quyền đoạt vị, khuấy loạn sự bình yên của cung đình.

Cùng với đó, Dận Tự cũng triệu tập những Vương gia có chức quyền lớn ở quan ngoại (vùng đất phía đông Sơn Hải Quan, Trung Quốc) về Bắc Kinh. Mục đích của ông ta là tập hợp lực lượng mưu đồ lấy lại ánh hào quang của bản thân năm xưa và ra một đòn phản công chí mạng lật đổ Hoàng đế Ung Chính. Nhưng may mắn thay, người anh em thân thiết của vua Ung Chính là Thập tam gia Dận Tường đã kịp thời trở về kinh thành để lật ngược tình thế, ngăn cản kế hoạch của Bát gia.

Tuy nhiên, một người có dã tâm như Dận Tự sẽ không dễ dàng từ bỏ những điều mình mong muốn. Dù vậy, ông ta cũng chỉ có thể đối phó với Ung Chính trong bóng tối. Do đó, Bát gia luôn tìm cách xúi giục người cháu trai Hoằng Thời làm ra những hành vi mà Ung Chính ghét nhất – tranh quyền đoạt vị.

Hoàng tử Hoằng Thời sinh ngày 13/2 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 43 (1704), là con trai thứ ba của Ung Chính Đế với Tề phi Lý thị, con gái của Tri phủ Lý Văn Huy. Ông là con trai duy nhất của Tề phi sống sót tới tuổi trưởng thành và chứng kiến được sự lên ngôi của cha mình. Trong thời gian đầu cai trị của cha mình, ông không có đóng góp gì quan trọng cho triều đình.

Hoằng Thời trở thành con cờ trong màn tranh đấu của chính chú ruột và cha đẻ mình

Theo những ghi chép trong lịch sử, Hoằng Thời vốn là một người không có đầu óc chính trị nhưng tham vọng lại lớn. Do đó, Hoằng Thời đã bị lợi dụng và trở thành con cờ trong màn tranh đấu của chính chú ruột và cha đẻ mình.

Nghe theo lời khích bác của Bát gia, Hoằng Thời luôn mang trong đầu suy nghĩ em trai Hoằng Lịch là hòn đá ngăn trở con đường tiến đến ngai vàng của mình. Do đó, “quân cờ của Bát gia” đã dùng trăm phương ngàn kế để trừ khử chướng ngại vật cho tham vọng xưng đế. Nhưng Hoằng Thời không biết rằng mọi hành động tranh đấu của bản thân chỉ làm cho người chú đầy dã tâm của mình “ngư ông đắc lợi”. Chẳng bao lâu, mọi suy nghĩ và hành động của Tam a ca Hoằng Thời đã bị vua cha phát hiện. Từng bước ra từ cuộc tranh giành ngôi vị khốc liệt, nay chứng kiến cảnh các con âm thầm tranh đấu đã khiến cho vị Hoàng đế này không khỏi đau lòng.

ung chinh xu tu con ruot cua minh 1

Ban đầu, vì muốn tranh đoạt với Hoằng Lịch, thế nên mới có chuyện Hoằng Thời trộm đề thi khoa cử, tạo ra một màn “án gian lận ở trường thi”. Sự việc này bị bại lộ và Trương Đình Lộ bị chém đầu, Hoằng Thời cũng đã buông bỏ ý định dòm ngó ngai vàng, bắt đầu không màng thế sự, an phận thủ thường làm một vương gia nhàn hạ. Mãi cho tới khi Bát gia Dận Tự tới phủ của Hoằng Thời. Dưới sự cổ vũ và khuyên bảo của Dận Tự, Hoằng Thời đã lấy lại ý chí phấn đấu, nhất là sau khi Dận Tự đem lời khai của Trương Đình Lộ đưa cho Hoằng Thời, Hoằng Thời vẫn không hề có bất kỳ lo lắng gì, quyết định liều một phen, thề rằng sẽ phân cao thấp với Hoằng Lịch.

Thế nên sau đó, Hoằng Thời đã tỏ ra rất tích cực, thậm chí còn chủ động xin Ung Chính giao việc cho mình, mục đích chính là để thể hiện bản thân trước mặt vua cha, đồng thời muốn lấy được thiện cảm của vua cha dành cho mình. Thế nhưng, tất cả mọi việc mà Hoằng Thời làm đều là tốn công vô ích. Một mặt, lúc bấy giờ, vị trí của Hoằng Lịch trong lòng Ung Chính cực kỳ vững chắc, cho dù Hoằng Thời có làm gì, có cố gắng thế nào đi chăng nữa, có lấy lòng Ung Chính như thế nào thì vẫn chẳng thể làm Ung Chính cảm động một chút nào. Mặt khác, xét về mọi mặt thì Hoằng Lịch vẫn xuất sắc hơn hẳn Hoằng Thời, làm việc gì cũng khiến Ung Chính hài lòng. So sánh ra thì Hoằng Thời quả thực kém hơn nhiều.

Hoằng Thời lựa chọn tranh đấu “trong tối” và sự tức giận của Ung Chính lên tới đỉnh điểm

Nhờ có Dận Tự lên kế hoạch sách lược cho mình, Hoằng Thời không ngần ngại bán đứng Ung Chính, tham gia vào cả “sự kiện đảng phái Bát Gia bức cung”, đồng thời còn thành công lừa được Hoằng Trú “truyền sai thánh chỉ”, dẫn đến Ung Chính mất đi quyền kiểm soát đại doanh Phong Đài. Lần này cũng đã khiến Ung Chính Đế rơi vào nguy hiểm trên triều đường. Cuối cùng vẫn phải nhờ vào Thập Tam A Ca Dận Tường đoạt lại binh quyền của đại doanh Phong Đài mới dẹp êm mọi chuyện, giúp Ung Chính xoay đổi được tình thế cục diện.

Tuy Hoằng Thời không bị bại lộ trong “sự kiện đảng phái Bát Gia bức cung”, nhưng Hoằng Thời cũng ngầm cảm nhận được nguy cơ đang tới. Nhất là khi tịch thu tài sản trong phủ của Bát gia Dận Tự, trải qua cuộc tẩy não của Dận Tự, sự âm hiểm và độc ác của Hoằng Thời đã hoàn toàn kích phát ra.

ung chinh xu tu con ruot cua minh 3

Thế nên, Hoàng Thời đã tổ chức một nhóm sát thủ, chuẩn bị ám sát Hoằng Lịch, nhưng do Lưu Mặc Lâm hi sinh mạng sống vì nghĩa nên âm mưu của Hoằng Thời mới không thành công. Với Ung Chính, Hoằng Lịch chính là toàn bộ hi vọng của ông, hành vi của Hoằng Thời đã chạm tới giới hạn cuối cùng của ông.

Cho đến một ngày, khi người anh em thân thiết Dận Tường đổ bệnh nặng, Ung Chính Đế đã đích thân đến phủ em trai thăm hỏi. Lúc này, Thập tam gia đã nói một câu khiến cho Ung Chính nổi giận lôi đình: “Tam A Ca Hoằng Thời chưa từng có ý định buông bỏ dã tâm tranh quyền đoạt vị và đã bị lún sâu vào vòng xoáy tham vọng này, thậm chí còn có ý đồ lật đổ triều đại vua cha đang trị vì!”. Đến đây, Ung Chính Đế đã không còn giữ được bình tĩnh, cảm thấy quá tức giận vì không thể ngờ con trai của mình lại có gan lớn đến vậy. Sau khi về cung, ông đã lập tức ra lệnh đem Hoằng Thời tới Sướng Xuân Viên, sau khi nói những lời cuối cùng với Hoằng Thời thì đã ban cho tự vẫn. 

Khi ban chết ở Sướng Xuân Viên, mục đích của Ung Chính chính là oán trách vua cha Khang Hy

Sướng Xuân Viên được xây dựng vào năm Khang Hy thứ 23 (năm 1684). Sau khi xây xong, hàng năm, Khang Hy Đế đều dành khoảng một nửa thời gian ở tại Sướng Xuân Viên. Ung Chính cũng ở đây, tiếp nhận sự sắp xếp của Khang Hy lúc lâm chung, từ đó đăng cơ lên làm Hoàng đế. Sở dĩ Ung Chính cho gọi Hoằng Thời tới đây để ban chết cũng là có mục đích của ông.

Đầu tiên, Hoằng Thời là một Hoàng tử, Ung Chính vẫn cần phải để cho người con này có chút “thể diện”. Tuy Hoằng Thời tội nghiệt nặng nề nhưng Ung Chính không hề tiêu tông đoạt tước của con mình mà vẫn giữ thân phận con cháu của tộc Ái Tân Giác La và Hoàng tử của Ung Chính. Nếu đã như vậy, nếu đã chọn để Hoằng Thời tự vẫn trong phủ của mình, hoặc trực tiếp cử người đi giết Hoằng Thời, vậy thì đã quá tàn nhẫn và khắc nghiệt. Dẫu sao, hai người cũng là cha con, Ung Chính cũng có chút không nỡ.

ung chinh xu tu con ruot cua minh 4

Sướng Xuân Viên là khu viên lâm hoàng gia được Khang Hy xây dựng nên để chuyên làm nơi “tránh ồn ào để nghe chính sự”, cũng là đại diện quan trọng cho thống trị hoàng quyền thời ấy. Ung Chính lựa chọn ban chết cho Hoằng Thời tại đây cũng coi như là cho Hoằng Thời sự tôn nghiêm cuối cùng, đối với Ung Chính mà nói thì đây cũng đã là làm tròn được hai chữ nhân nghĩa.

Thứ hai, khi ban chết cho Hoằng Thời, Ung Chính đang hành sự trên phương diện “việc nhà”. Phải giữ tôn trọng đối với Hoàng tử là Hoằng Thời mới có thể ở trong Tử Cấm Thành, cũng tức là trong hoàng cung ban chết cho Hoằng Thời. Nhưng Ung Chính lại không thể làm như vậy vì Tử Cấm Thành là trung tâm quyền lực của cả quốc gia, Ung Chính phê duyệt tấu chương, phát hành hiệu lệnh, quản lý 6 bộ của triều đình, thống ngực sự vụ của toàn quốc, hay nói cách khác, ở đây là nơi để Ung Chính xử lý “việc nước”, làm việc gì cũng phải quang minh chính đại.

Còn nếu như Ung Chính coi việc tư như việc nước để xử lý, vậy thì cho dù là phải qua Tông Nhân Phủ, hay là phải thông qua nội các và lục bộ, cả quá trình đối với Hoằng Thời mà nói đều là một kiểu hành hạ, đối với Ung Chính mà nói cũng lại là một sự gian nan, khó khăn. Thế nên, Ung Chính phải coi việc này như “việc nhà” để xử lý, coi như là một người cha đau lòng thất vọng xử lý một thằng con trai bất trung bất hiếu bất nhân bất nghĩa. Tất cả mọi lời nói chỉ có hai cha con biết, tất cả mọi trách nhiệm cuối cùng cũng đều do Ung Chính gánh vác, những người khác, đặc biệt là Hoằng Lịch, đều sẽ vì thế mà được đẩy ra ngoài vòng tội lỗi.

Thứ ba, Ung Chính ban chết cho Hoằng Thời ở Sướng Xuân Viên, mục đích là để nói lên nỗi oán trách trong lòng mình. Trước khi Khang Hy qua đời, đã nói với Ung Chính rằng: “Hãy thiện đại các thần dân của con, thiện đãi huynh đệ của con, không đến bước bất đắc dĩ thì không được làm hại họ”. Câu nói này tựa như một xiềng xích khóa chặt lấy Ung Chính, khiến cho dù Bát A Ca Dận Tự có làm điều gì quá đáng đến mấy thì Ung Chính cũng đều phải nhân nhượng, mãi cho tới khi xảy ra sự kiện đại nghịch bất đạo “bức cung” lần này, Ung Chính mới có được lý do chính đáng để diệt trừ ông.

Có thể nói, những vị Hoàng tử thuộc đảng phái Bát Gia đã âm thầm liên kết và phá hoại, gây ra nhiều phiền phức cho Ung Chính. Giờ đây lại dưới sự ảnh hưởng của Dận Tự, Hoằng Thời lại chuẩn bị ra tay với huynh đệ của mình, thiếu chút nữa đã gây ra đại họa. Ngay giây phút này, Ung Chính đã tràn ngập lòng oán thán đối với Khang Hi, vì chính bởi tấm lòng “nhân từ” trước kia của Khang Hy mới tạo ra thảm kịch Ung Chính phải giết con để hậu thế thái bình này.

ung chinh xu tu con ruot cua minh 2

Thế nên, Ung Chính lựa chọn Sướng Xuân Viên, hơn nữa còn ở chính căn phòng mà Khang Hy đã trút hơi thở cuối cùng ấy ban chết cho Hoằng Thời. Một mặt, Ung Chính muốn Khang Hi biết rằng, mọi hành động mà ông làm bây giờ, bao gồm cả hành vi trừng trị nghiêm khác các vị hoàng tử trong đảng phái Bát Gia đều là vì bất đắc dĩ, ông đã làm tròn hai chữ nhân nghĩa, nhưng để bảo vệ căn cơ thống trị hoàng quyền, ông buộc phải làm như vậy.

Mặt khác, Ung Chính cũng muốn Khang Hy thông cảm cho hành vi của mình, đồng thời cũng muốn Khang Hy biết quyết định năm xưa của ông đã để lại hậu quả gì cho Ung Chính, thậm chí là cả quốc gia. Đây cũng là điều mà cả Ung Chính và Khang Hy đều cần kiểm điểm lại. Cứ như vậy, Hoằng Thời bị Ung Chính ban tự vẫn ở Sướng Xuân Viên và Ung Chính cũng vì chuyện này mà đau lòng vô cùng. Sau đó, Ung Chính cũng đã lựa chọn sắp xếp cho Hoằng Lịch cai trị đất nước. Đồng thời cũng đem hoàng quyền trong tay mình chuyển giao cho Hoằng Lịch.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!