3 vật bất ly thân của thái giám Trung Hoa xưa

3 vat bat ly htan cua thai giam 7

Trong phim ảnh Hoa ngữ, thái giám cũng là một đề tài được khai thác khá nhiều. Họ thường có tạo hình là những người ái nam ái nữ, mặc trang phục chỉnh tề và tay luôn phải cầm một cây phất trần. Ngoài ra, các thái giám còn luôn mang theo hai thứ khác bên cạnh mà không phải ai cũng biết.

Thái giám (còn gọi là hoạn quan, công công, nội quan, nội thần, nội giám) là những người đàn ông đã trải qua quá trình “tịnh thân” (cắt bỏ bộ phận sinh dục) để phục vụ trong cung đình Trung Hoa. Nhiệm vụ của thái giám là hầu hạ hoàng đế và hoàng tộc trong cung nhưng quan trọng nhất là canh giữ không để bất kỳ người đàn ông nào khác “chạm” vào cung tần mỹ nữ của vua.

Theo ghi chép, những nam nhân phục dịch hoàng đế đã có từ thời Tây Chu (440 TCN) nhưng lúc này họ chưa bắt buộc phải tịnh thân. Cho đến đầu đời Đông Hán mới yêu cầu toàn bộ nam giới hầu hạ trong cung đều phải trở thành thái giám để tránh rắc rối trong các mối quan hệ với số lượng lớn phụ nữ trong cung. Có nhiều nguyên nhân khiến đàn ông Trung Quốc thời xưa trở thành thái giám. Có thể là do bị cha mẹ bán vào cung từ lúc nhỏ, do gia đình quá nghèo không còn sự lựa chọn, là tội nhân bị phạt hoặc tự nguyện xin làm hoạn quan để mưu cầu phú quý.

3 vat bat ly htan cua thai giam 2 e1627989480353

Tuy không được tham gia vào chính sự nhưng các thái giám lại có uy quyền mạnh mẽ. Họ là người kề cận vua nên nắm được nhiều thông tin bí mật thậm chí còn có thể can thiệp vào chuyện lập hoàng đế. Do vậy, hình ảnh thái giám cũng được khai thác khá nhiều trong phim ảnh Trung Quốc.

Ngoài trang phục chỉnh tề, mũ đội đầu thì trên tay các thái giám thân cận bên Hoàng đế Trung Hoa xưa luôn có cây phất trần. Chúng dài khoảng 50cm, một đầu làm bằng gỗ được trang trí đẹp và một đầu là những chiếc lông vũ nhỏ màu trắng hoặc các sợi gai được bó với nhau. Khi đi lại, các thái giám luôn đặt cây phất trần trên cánh tay. Trước khi thông báo điều gì, họ sẽ phất chúng một lần.

3 vat bat ly htan cua thai giam 1

Phất trần nguyên là cây chổi quét bụi, đuổi muỗi mòng, một trong những vật tùy thân của các Tỷ kheo ở Ấn Độ, thường được làm từ lông dê, gai vải bông xé nhỏ, vải hoặc vật cũ rách, nhánh cây, ngọn cây và có chức năng như một vật tùy thân cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho đời sống du hành. Sau khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, phất trần là pháp khí biểu tượng cho sự tu tập đoạn trừ phiền não, chướng nạn đồng thời là vật trang nghiêm của các bậc cao tăng trong khi thực thi pháp sự. Từ thời xa xưa, phất trần đã được xem là một thánh vật gắn liền với hình tượng của các đạo sĩ trong văn hóa Trung Hoa. Cũng bởi vậy mà cổ nhân khi nói tới vật dụng này vẫn thường có câu: “Tay cầm phất trần, không phải người phàm”.

Một giả thuyết khác cho rằng hình ảnh cây phất trần này từng đi vào trong đời sống nghệ thuật của nhân dân, thường xuất hiện trong kinh kịch hay tuồng Quảng. Trong 2 loại hình nghệ thuật này, phục trang và khuôn mặt của các nhân vật được hóa trang khá giống nhau, nên những ai vào vai thái giám cầm thêm cây phất trần để người xem dễ phân biệt.

Vào thời xưa, thường dân bách tính cũng thường giữ trong nhà những chiếc phất trần dùng để đuổi muỗi hoặc lau dọn, công dụng cũng không khác biệt nhiều so với chổi lông gà.

Trên thực tế, cây phất trần thường thấy của các thái giám mặc dù có hình thức cầu kỳ hơn, tuy nhiên công dụng cơ bản nhất cũng không khác với phất trần của người bình thường là bao.

3 vat bat ly htan cua thai giam 3

Đối với các thái giám, họ cũng sử dụng cây phất trần này thể phủi bụi bẩn, vệ sinh đồ đạc ở những địa điểm mà hoàng đế sắp ghé qua. Nếu trên người hoàng đế có vết bẩn hay bụi, thái giám cũng chỉ được dùng cây phất trần chứ không được tự ý dùng tay để làm sạch. Bởi nếu trực tiếp dùng tay để chạm hoặc vỗ vào người Thiên tử sẽ bị coi là một hành động đại bất kính.

Sau này vì tính năng và độ thông dụng, cây phất trần được dùng làm chiếc roi phạt những ai vi phạm phép tắc trong cung và được sử dụng trong cả các gia đình thường dân. Trong mỗi gia đình, nếu có người không giữ gìn phép tắc gia quy cũng sẽ dùng phất trần để trị tội.

Ngoài những công dụng cơ bản trên đây, phất trần của các thái giám còn được xem như một loại vũ khí “tạm thời”. Theo ghi chép trong Minh sử và Thanh sử, thái giám cấp cao kề cạnh Hoàng đế không cần phải cầm phất trần, trong khi đó thái giám thấp hơn một bậc phải cầm phất trần và quan sát mọi tình huống xung quanh Hoàng đế. Tất cả thái giám này đều đứng kề cận hai bên trái phải của Hoàng đế, có thể theo Hoàng đế vào những nơi không thích hợp cho thị vệ tiến vào. Nếu thấy tình huống nguy hiểm, khi có thích khách xuất hiện thì những thái giám cầm phất trần sẽ dùng chúng làm vũ khí chống trả, kéo dài thời gian để các thị vệ có thể ứng cứu.

3 vat bat ly htan cua thai giam 4

Bên cạnh đó, thái giám là những người thường xuyên kề cận phi tần và cung nữ trong hậu cung, dù đã mất đi một bộ phận nam giới trên cơ thể nhưng không có gì đảm bảo thái giám sẽ không làm ra chuyện không phù hợp. Lúc này, phất trần được xem là một lời nhắc nhở. Xét cho cùng, trong Đạo giáo và Phật giáo, phất trần còn có ý nghĩa đoạn tuyệt hồng trần. Nhìn thấy phất trần trong tay cũng có thể khiến thái giám quên đi mọi tâm tư không đứng đắn.

Theo quan niệm của Đạo giáo, phất trần thường được biết tới là pháp khí của các nhân vật thần thoại. Ví dụ tiêu biểu là chính là Thái Thượng Lão Quân – vị thần tiên luôn đem theo cây phất trần bên mình. Cũng bởi vậy mà vật dụng ấy thường đem tới cho người khác cảm giác siêu phàm, thoát tục, thậm chí cổ nhân còn tin rằng nó có sức mạnh để trừ tà.

3 vat bat ly htan cua thai giam 5

Vào thời cổ đại, vương thất, hoàng gia của mọi vương triều đều hi vọng rằng hoàng cung của họ sẽ luôn đầy ắp những điều cát tường, như ý. Cũng vì vậy mà giai cấp thống trị thời bấy giờ sẵn sàng làm mọi việc để tăng thêm vận may cho bản thân. Và việc để cho các thái giám cầm phất trần cũng nằm trong số đó. Họ tin rằng, việc biến phất trần trở thành vật bất ly thân của tầng lớp này sẽ gia tăng may mắn, đồng thời còn có công dụng diệt trừ những thứ tà ma quỷ quái hoặc những điều xui xẻo. Đây cũng là một trong những lý do khiến phất trần trở thành một thứ “vũ khí” thường gắn liền với hình tượng của các hoạn quan, thái giám Trung Hoa vào thời xưa.

Ngoài cây phất trần, các thái giám còn luôn mang theo bên mình một chiếc khăn nhỏ và bao đầu gối.

Nhiều người cho rằng chiếc khăn nhỏ để các thái giám lau mồ hôi nhưng không phải vậy. Sau quá trình tịnh thân, các thái giám thường bị tiểu nhiều lần trong ngày nhưng số lượng nước tiểu ít. Để tránh mùi khai, họ phải dùng khăn lau bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh.

Dù ở bên cạnh Hoàng hậu hay Hoàng thượng nhưng thân phận của thái giám cũng chỉ là tôi tớ trong cung. Vì vậy, khi gặp những người này, họ vẫn phải hành lễ. Có ngày họ phải hành lễ hàng chục lần chưa kể mỗi lần làm sai việc gì có thể phải quỳ gối xin lỗi hoặc quỳ phạt nhiều giờ. Do đó, họ luôn mang theo bao đầu gối để việc quỳ không gây tổn thương cho da đầu gối.

Bao đầu gối là một dụng cụ hình vuông, bên ngoài bọc vải, bên trong nhét các loại giẻ hoặc các vật làm mềm. Các thái giám sẽ buộc chúng chắc chắn vào đầu gối. Trong các bộ phim dã sử Trung Quốc, nhiều cô gái cũng áp dụng cách này nhưng thường bị phát hiện.

3 vat bat ly htan cua thai giam 6

Nhìn chung, cuộc đời thái giám không ít những nỗi buồn phiền và sự tự ti, trừ những thái giám lộng quyền để vươn đến đỉnh cao quyền lực. Hầu hết họ không có tài sản gì đáng giá. Sống trong cung cả đời cho đến khi về già, tưởng sẽ an nhàn nhưng thực ra họ không có đất đai hay gia sản gì to tát ngoài đồng lương ít ỏi hàng tháng nhận được trong cung.

Thời Minh – Thanh, hoạn quan khi xuất cung thường vào làm việc trong miếu, chùa hoặc nhận bố thí sống qua ngày. Tuổi già của họ là những ngày tháng cô đơn, không người thân nương tựa.

Vậy là qua bài viết này, du khách đã hiểu thêm được phần nào về cuộc sống sinh hoạt của tầng lớp thái giám trong lịch sử Trung Hoa. Nếu du khách là người có niềm đam mê với văn hóa, lịch sử của đất nước này thì hãy thực hiện một chuyến du lịch Trung Quốc nhé! Chắc chắn du khách sẽ có được nhiều khám phá và trải nghiệm thú vị khi đặt chân đến vùng đất rộng lớn này!