8 thú vui xa xỉ và “kỳ quái” của Từ Hi Thái hậu trong lịch sử Trung Hoa

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 8

Từ Hi Thái hậu là người đàn bà có quyền lực nổi tiếng nhất đời nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Vị Thái hậu này cũng nổi tiếng về lối sống xa xỉ, sinh hoạt cầu kỳ và nhiều thú vui “kì dị” như: trượt tuyết trên băng, tiêu chuẩn ăn uống tốn kém cầu kỳ, thú vui rửa chân khác lạ.

Đứng đầu triều đình, Từ Hi Thái hậu chỉ cần cảm thấy không hài lòng thì người hầu kẻ hạ xác định chịu án tử. Nhắc đến Từ Hi Thái hậu là nhắc đến những cái chết chóc quỷ thần không ai hay, những thú vui xa xỉ tiêu tốn khoản tiền khổng lồ của quốc khố, và cũng có nhiều sở thích trở thành nỗi khiếp đảm của các cung nữ, thái giám hầu hạ.

Khâu ăn uống vô cùng kỹ lưỡng, xa hoa

Dưới Triều nhà Thanh, mọi bữa ăn trong Hoàng tộc đều do phủ nội vụ đảm trách bao gồm các phòng như: phòng bếp, phòng trà, phòng bánh, phòng rượu, kho thực phẩm và rất nhiều các gian phòng khác. Trong đó, bếp với hơn 370 người hầu cùng hàng chục thái giám là quan trọng nhất. Những người này đều phải được tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng với những lương dân từ khắp nơi trên đất nước Trung Hoa.

Riêng ở thời Từ Hi Thái hậu, gian bếp riêng chuẩn bị món ăn cho bà tập trung những đầu bếp giỏi nhất Trung Hoa, nguyên liệu được đưa từ khắp các nơi tuyển chọn về để làm ra những món ăn ngon nhất với vô vàn cách thức chế biến cầu kỳ. Mỗi ngày bà ăn 2 bữa ăn chính. Theo quy định, mỗi bữa ăn phải bao gồm 100 món khác nhau. Ngoài ra, mỗi ngày còn 2 bữa ăn nhẹ với 40 đến 50 món, ít nhất phải bao gồm 20 đĩa thức ăn.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 1

Theo sử liệu ghi chép, thì những bữa ăn xa xỉ và thú vị nhất của Từ Hi Thái hậu phải kể đến là những lần bà sử dụng tàu hỏa để đi thưởng ngoạn xa. Sẽ có 4 toa được dành cho phòng bếp, 1 toa chứa 50 cái bếp lò, mỗi bếp phụ trách nấu 2 món ăn, đầu bếp đi theo lên đến 100 người, không kể phục vụ. Mỗi bữa ăn có 100 món chính, 100 loại hoa quả và bánh ngọt các loại để đảm bảo cho bà vẫn luôn ngon miệng trong suốt chuyến đi và không gặp chuyện gì bất trắc liên quan đến ẩm thực.

Về đồ uống, Từ Hi Thái hậu thích các loại trà hoa. Bà đặc biệt thích uống trà và đặc biệt kỹ tính trong việc thưởng trà. Nước dùng để pha trà phải được lấy về trong ngày từ núi Ngọc Tuyền, các loại hoa dùng để ướp trà như hoa hồng, hoa nhài phải là hoa tươi vừa được hái sau đó được trộn với trà khô, khi pha vừa có hương thơm của hoa quyện trong hương trà. Thái hậu dùng ly bạch ngọc uống trà, trên khay vàng đặt 3 chiếc ly bạch ngọc, ở giữa là trà, hai bên đặt hoa, 2 thái giám dâng khay trà lên bẩm rằng: “Lão phật gia trà đã được rồi!”. Sau khi thái giám bẩm vậy, Từ Hi mới bắt đầu thưởng trà.

Bữa tiệc xa xỉ đến “rùng mình”

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có lẽ chưa từng có bữa tiệc nào linh đình, trọng thể, vĩ đại như bữa tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) của Từ Hy thái hậu. Để khoản đãi phái đoàn Sứ thần, tướng lãnh các quốc gia phương Tây, bà đã dùng đến gần 400 lượng vàng. Thực khách gồm 400 người, thực đơn 140 món, cần 1750 người phục dịch, đầu bếp được tuyển chọn từ khắp vùng miền cả nước, tiệc đúng 12h đêm giao thừa, kéo dài đến hết giờ Tý đêm mồng 7. Trong 140 món ăn ấy, có thể kể đến những món ăn kinh điển như: Sâm thử, não hầu, sơn Dương Trùng…

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 2

Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm. Theo đó, chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới này vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là “Thập Toàn Đại Bổ”. Có lẽ “đặc biệt” hơn nữa chính là, con chuột này chưa được qua bất kỳ một khâu sơ chế nào, mà cần phải… ăn sống mới bổ. Nhìn Từ Hy thái hậu thong thả đưa con chuột còn đang kêu chít chít lên miệng, vừa nhai vừa thong thả cảm nhận vị béo ngậy… 400 vị khách “chết lặng”!

Não hầu chính là món óc khỉ, cứ năm thực khách lại được ban một con khỉ. Những con khỉ vung Thiên Sơn mang về được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng, ngoài ra còn được tắm gội sạch sẽ. Lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cái trống nhỏ mở ra khép vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích cho cái đầu con khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm con khỉ không thể cục cựa được. Óc khỉ được ăn lúc khỉ con đang sống và não được dội bằng nước sâm nóng cho tái bớt đi!…

Sở thích đi ngủ kỳ quái của Từ Hi Thái hậu

Dậy rất sớm, nên cung nữ phục vụ Từ Hi Thái hậu ngủ cũng không bao giờ được phép ngủ, họ phải thức đảm bảo giấc ngủ của Thái hậu cầu kỳ hơn gấp trăm ngàn lần so với Hoàng đế, Hoàng hậu trong cung.

Được biết, chiếc giường ngủ của Từ Hi là vật báu nhân gian có 1-0-2 được làm từ loại gỗ quý hiếm đắt đỏ chỉ dành riêng cho Thái hậu. Những chi tiết nhỏ nhất cũng được các nghệ nhân ngày đêm khảm chạm bằng tay, nếu chỉ cần một lỗi nhỏ xảy ra thì người thợ sẽ mấy mạng, bởi vậy, không ai có thể định được chiếc giường của Từ Hi thái hậu. Ngoài ra, đệm ngủ cũng phải được lót bằng lông cừu thượng hạng của Mông Cổ cao 3 tầng, mỗi lớp gấm đều được khâu bằng chỉ vàng ròng, thậm chí kết cấu của mỗi lớp chăn cũng không hề giống nhau.

Đặc biệt, giường ngủ của Từ Hi năm xưa còn được đặt rất nhiều gối. Hầu hết các chiếc gối trên giường của Thái hậu đều không phải làm từ ruột bông thông thường mà được bọc lá trà cùng dược liệu có công dụng làm sáng mắt, có chiếc lại được chứa đầy những cánh hoa để đem tới mùi thơm.  Trong số này, nổi tiếng hơn cả phải kể tới chiếc gối có công năng báo động. Chiếc gối này có tên là “cảnh chẩm”, dài khoảng 30cm, ruột gối được làm từ hoa khô, lá trà, bên trong còn đặc biệt thiết kế một khoảng trống với chu vi khoảng 5cm. Sở dĩ “cảnh chẩm” có công năng báo động là bởi chỉ cần nằm áp tai vào đúng khoảng trống bên trong gối, người nằm có thể nghe rõ những âm thanh dù là rất khẽ ở xung quanh mình. Vị Thái hậu này tin rằng “cảnh chẩm” có thể bảo vệ mình trước những thích khách do kẻ thù phái tới.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 3

Tuy nhiên, điều đó chưa phải là tất cả khi thú chơi hương liệu của Từ Hi khiến cung nữ phải khiếp đảm, có người dị ứng và chết chỉ vì hít phải mùi hương kỳ lạ từ phòng của Từ Hi.

Từ Hi Thái hậu thích dùng hương liệu và nghiện mùi thơm, bởi vậy trên giường của bà thường được bao phủ bởi không ít các mùi thơm từ tàng hồng hoa, tử lan hương, bạc hà, đinh hương, long tiên hương… Dùng ít sẽ dễ chịu nhưng Từ Hi Thái hậu tập trung chúng lại với nhau tạo thành mùi nồng khó chịu nổi. Vậy nên không một cung nữ nào có thể ngửi được mùi hương ấy quá 1 giờ đồng hồ, hầu hết người nào nhẹ thì bị váng đầu, chóng mặt, nặng thì ngất xỉu.

Tuy nhiên, vị Thái hậu này không mấy bận tâm đến chuyện đó, hầu hạ vẫn phải hầu hạ nhưng hễ cung nữ nào chau mày tỏ thái độ thì chắc chắn sẽ nhận được kết cục không mấy dễ chịu. Cũng bởi vậy mà việc hầu hạ Từ Hi đi ngủ từ lâu đã trở thành một loại cực hình khó nói của các cung nhân bên trong Tử Cấm Thành.

Kinh hãi hơn cả là Từ Hi Thái hậu buộc cung nữ dùng tay trần dập lửa khi châm thuốc cho mình. Để châm được thuốc thì các cung nữ sẽ dùng đá lửa để mồi rồi dẫn lửa vào một quả cầu nhung. Sau đó sẽ đem quả cầu này đốt trên mặt giấy rồi dùng tay nắm sợi thuốc cho vào tẩu sau đó dùng chính tay mình để dập lửa. Sau mỗi lần dập lửa, tay cung nữ đều bị bỏng rộp mụn nước, chữa lành đã khó, nay việc châm thuốc lặp lại nhiều lần chả trách đôi bàn tay của họ lại nhám đen và nhiều sẹo đến vậy!

Cách tắm để đẹp của Từ Hi Thái hậu quá hoang phí

Trong cuốn sách Ngự hương phiếu diều lục có viết, khi bước sang tuổi già, làn da của Từ Hi vẫn giữ được vẻ trắng hồng, mịn màng như thiếu nữ. Kaer – nữ hoạ sĩ người Mĩ từng đến nhà Thanh để vẽ chân dung của thái hậu lúc gần 70 tuổi viết: “Tôi đang đứng trước Hoàng Thái hậu, một người phụ nữ rất đẹp, gương mặt thân thiện, không quá 40 tuổi (trên thực tế, Thái hậu năm nay đã gần 70 tuổi). Mắt nhìn long lanh, đôi bàn tay thon gọn, nuột nà không chút tỳ vết của nếp nhăn hay chấm đồi, cơ thể thanh mảnh, mái tóc dài đen bóng, tất cả rất hoàn hảo.”

Bí quyết sở hữu làn da trắng mịn, sáng hồng như gái son của Từ Hi nằm ở cách tắm rửa. Bà mất nhiều thời gian tắm rửa hơn ăn cơm. Từ Hi thường sử dụng nước nóng để tắm. Bà ngồi thư giãn trên một chiếc ghế rồng đặc biệt trong khi cung nữ vệ sinh cơ thể.

Đầu tiên, cung nữ dùng khăn tắm nhẹ nhàng, chà từ thân trên đến lưng, nách và 2 vai. Mỗi người đảm nhiệm một vị trí khác nhau trên cơ thể Từ Hi, mỗi công đoạn làm từ 6 – 7 lần.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 5

Sau khi vệ sinh sạch cơ thể, Từ Hi dùng xa phòng thơm đặc biệt, được chiết xuất từ hoa hồng. Khăn tắm sau khi làm ướt sẽ được vắt khô và thoa xà phòng. 4 nữ tì với 4 chiếc khăn liên tục chà lên người thái hậu, dùng 1 lần sẽ bỏ, tiếp tục thay bằng chiếc khác. Tiếp đó, bà sẽ dùng khăm ấm để làm sạch rồi lau tiếp người bằng khăn lạnh để lỗ chân lông se khít.

Theo quy định tắm rửa của Từ Hi, mỗi chiếc khăn tắm chỉ được sử dụng một lần duy nhất rồi vứt bỏ. Một khi khăn tắm đã ướt và vớt lên thì tuyệt đối không được phép để lại trong nước, tính ra mất đến cả trăm chiếc khăn tắm mỗi ngày. Sau khi tắm xong, Từ Hi dùng nước hoa xức toàn thân.

Theo sử sách ghi chép, quá trình tắm rửa của Từ Hi vô cùng cầu kỳ, ít nhất phải mất 2 tiếng. Khi tắm cho bà, các cung nữ vô cùng căng thẳng, mệt mỏi gần như ngất đi vì chỉ cần một chút sơ sẩy nhỏ cũng có thể bị mang ra khỏi cung hoặc chặt đầu. Nếu làm da thịt của Từ Hi bị trầy xước thì tội đó rất nặng.

Sở thích rửa chân xa xỉ

Từ Hi Thái hậu sống vào cuối triều Thanh, thời điểm mà tục bó chân vẫn còn rất thịnh hành. Tuy nhiên, bà không bó chân mà ung dung thưởng thức cuộc sống của mình. Bà đi tất làm từ lụa mềm màu trắng với hoa văn tinh tế. Mỗi đôi tất mất 7 – 8 ngày để hoàn thành nhưng Từ Hi chỉ đi đúng một lần. Mỗi năm, bà tốn tới 3.000 công thợ và 10 vạn lạng bạc để làm tất.

Từ Hi là người rất chú trọng nước rửa chân và bà chọn nước cũng tinh tế không kém. Vào những ngày nóng ẩm, nước rửa chân phải đun bằng hoa cúc Hàng Châu. Vào ngày giá lạnh, nước rửa chân của bà phải nấu cùng đu đủ. Tùy vào tình hình thời tiết mà các ngự y phải gia giảm các dược liệu bên trong để Từ Hi Thái hậu cảm thấy thoải mái nhất.

Đoàn Tàu “ngự dụng” chẳng khác nào cung điện thu nhỏ

Năm 1876, Trung Quốc có tuyến đường sắt đầu tiên. Nhưng mãi đến năm 1902, Từ Hi Thái hậu mới lần đầu ngồi xe lửa. Bà luôn duy trì thói quen ngồi kiệu 16 người khiêng dù đi xa hay đi gần, mãi cho đến một năm, vì phải đến tỉnh Phụng Thiên xa xôi, bà quyết định mua hẳn một đoàn tàu từ nước ngoài.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 4 e1647451590605

Đoàn tàu này gồm 16 toa, sơn màu vàng đặc trưng của hoàng thất, nhìn từ xa không khác nào một con rồng vàng. Trong đó có riêng một toa dành cho Từ Hi thái hậu, lại được chia thành 2 toa lớn, nhỏ. Toa nhỏ được kê giường gỗ đỏ, là phòng ngủ của bà. Gian lớn trải thảm, kê ngai vàng, là nơi bà triệu kiến các quan viên trong đoàn, chẳng khác nào một triều đình thu nhỏ. Ngoài ra, kiệu của thái hậu, 2 chiếc kiệu vua Quang Tự, các vị đại thần, mỗi người chiếm một toa. Chiếc tàu “ngự dùng” này chế tạo tại Đức và có giá không hề rẻ!

Chó cưng của Thái hậu có người hầu hạ

Nuôi chó cảnh cũng là thú vui phổ biến trong triều đại nhà Thanh. Từ Hy Thái hậu cũng có sở thích này. Thay vì nhốt chúng trong chuồng, chó cưng của Thái hậu được đặc cách ở trong nhà làm bằng tre, có 4 thái giám hầu hạ. Ngoài ra, chúng cũng được cung cấp trang phục riêng làm từ vải satin trang trí hoa, thêu lụa và sợi vàng.\

Trượt băng vào mùa đông

Mỗi khi tuyết ở Bắc Kinh bắt đầu rơi, Từ Hi Thái hậu lại vui mừng nghĩ tới những trò chơi “độc, dị” còn đám nô tì thì khiếp sợ. Mỗi trò chơi để đổi lại tiếng cười của Từ Hi là nỗi ám ảnh của biết bao nhiêu người.

Từ Hi Thái hậu rất thích trượt băng. Thế nhưng thú trượt băng ấy không phải như những gì chúng ta tưởng tượng rằng một người đeo giầy trượt và tự trượt trên băng mà điều Từ Hi thích là kéo xe trượt tuyết.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 6

Khi băng đã phủ cứng mặt đường trong Tử Cấm Thành đến mức độ đường đi trơn bóng, Từ Hi sẽ cùng các phi tần của Hoàng đế và Phúc tấn (thê tử) của các vị Vương gia cùng nhau tập trung, bắt đầu trải nghiệm cảm giác sung sướng này. Họ sẽ cùng nhau ngồi trên những chiếc xe trượt băng đặc chế rồi để 4-5 thái giám phụ trách kéo xe về phía trước. Nhiệm vụ kéo xe phải do thái giám thực hiện, chứ không phải là binh lính nào khác. Vào khoảng khắc được kéo như bay trên những mặt băng, bên tai Từ Hi chỉ nghe tiếng gió thổi. Điều đó đem lại cho bà cảm giác hưng phấn và vui vẻ khó nói nên lời. Thế nhưng, đổi lại đó, các thái giám, cung nữ lại vô cùng khổ sở vì phải kéo những chiếc xe nặng nề trên mặt băng trơn trượt. Tiết mục ấy sẽ kéo dài ít nhất một giờ đồng hồ.

Đối với những vị thái giám mà nói, công việc này vô cùng khổ cực vì bản chất sức khỏe của họ vốn đã yếu ớt hơn những người đàn ông khác, đã vậy còn phải vận động nặng nhọc trong trời đông lạnh cắt da cắt thịt thì quả là một cực hình.

Mặt khác, những vị thái giám luôn nơm nớp bồn chồn vì lo lắng mặt băng sẽ không chịu được trọng lượng trong lúc cả đám người kéo xe. Mặc dù tầng băng đóng kết rất dày, nhưng điều này không có nghĩa nguy hiểm sẽ không xảy ra. Hơn nữa, chẳng may cho Thái Hậu rớt xuống hố băng thì cái mạng của những vị thái giám này chắc chắn sẽ không còn.

Xui xẻo hơn, nếu vị thái giám nào đó bị rơi nào hố băng trong lúc kéo xe thì coi như chịu đường chết vì sẽ không có ai quan tâm. Từ Hi sẽ không phái người đến cứu, vì trong mắt bà, cung nữ thái giám là hạng nô lệ xuất thân hèn mọn, không đáng phải đồng cảm với chúng.

Thú “đốt” tiền mua vui

Để chuẩn bị cho cuộc vui, Từ Hi Thái hậu sẽ hạ lệnh cho người hầu lấy chiếc rương đựng mấy nghìn đồng bạc ra. Số tiền này nhiều tới mức các thái giám phải cùng nhau hợp sức mới có thể bê ra được. Trò chơi xa xỉ mà Từ Hi thái hậu muốn đó chính là ném tiền. Điều này chỉ đơn giản là để khiến bà có được sự thỏa mãn hả hê khi nhìn những kẻ tầm thường khác phải tranh cướp nhau những đồng tiền đó.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 7

Không chỉ đơn giản là ném tiền ra đất như nhiều người vẫn tưởng tượng, trò vui của Từ Hi Thái hậu lại “dị” hơn nhiều khi bà thích ném tiền lên mặt băng. Theo đó, người phụ nữ quyền lực này sẽ ngồi trên cao rồi ném tiền xuống mặt băng theo tùy hứng.

Đứng ở dưới không chỉ là các cung nữ, thái giám mà còn cả các cách cách, phúc tấn hay phi tần. Thân là người trong hoàng tộc, thực chất số tiền nhặt được đó không quá lớn song ai nấy đều phải cố tỏ ra thật thích thú để có thể lấy lòng Thái hậu.

Họ đứng ở bốn phía xung quanh, bất chấp mặt băng trơn trượt mà phải lao tới rồi tranh cướp nhau khi được bề trên “ban” tiền. Trên mặt băng vô cùng trơn ấy, chỉ một sơ sẩy thôi cũng khiến người ấy có thể “vồ ếch”. Đây chính là điều khiến Từ Hi thích thú, khi được nhìn các nữ quyến hoàng tộc ngã sấp ngã ngửa để tranh nhau vài đồng bạc ấy.

Những người ở dưới càng tranh cướp nhau, càng ngã bổ nhào thì Thái hậu càng vui. Kết thúc mỗi lần chơi đó, không biết bao nhiêu lượng vàng đã bị tiêu tốn. Để đổi lại vài nụ cười của bà, quốc khố đã thâm hụt biết bao nhiêu, bách tính vô cùng phẫn uất.

Những câu chuyện kể trên chỉ là một vài trong vô số những câu chuyện về sự ăn chơi hưởng thụ của Từ Hi Thái hậu. Ngoài thú vui tiệc tùng, bà cũng có những cách “độc” để giữ gìn nhan sắc, mà đến ngày nay vẫn là chủ đề được phụ nữ đưa ra để học tập và rút kinh nghiệm. Nhắc tới bà, có những người quy tội bà chính là nguyên nhân cho sự sụp đổ của nhà Thanh, là một người phụ nữ tàn nhẫn và khát máu, tuy nhiên cũng có những người có cái nhìn lạc quan hơn, nói rằng ít nhiều bà cũng là một nhà cải cách có hiệu quả, dù miễn cưỡng, trong những năm cuối đời!

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!