Thế giới tà thuật chứa nhiều điều thần bí với đủ thể loại bùa chú, bùa ngải khác nhau. Có những loại bùa được dùng như một “vật phẩm phong thủy” trong nhà để cầu may mắn, tài lộc, nhưng cũng có những loại bùa chỉ cần nhắc đến thôi đã thấy sự ma quái và ghê rợn.
Bùa Miêu quỷ
Ở bất cứ nền văn hóa nào trên thế giới, mèo vẫn là con vật linh thiêng. Nó được sử dụng để tạo ra những loại bùa phép nguy hiểm, chẳng hạn “Miêu Quỷ” (Ma Mèo). Theo đó, khi một con mèo già được các phù thủy cổ đại lựa chọn để nuôi, chúng sẽ bị giết và được yểm những thứ tà thuật lên người để giúp những linh hồn ác quỷ có thể trú ngụ lên cơ thể những con mèo đã chết. Từ đó có thể sử dụng những con mèo này như một loại bùa ngải để đi hại người.
Được biết, thứ tà thuật đáng sợ này được sử dụng rộng rãi vào thời đại phong kiến Trung Quốc đặc biệt là vào thời nhà Tuỳ, theo đó Độc Cô Hoàng Hậu đã từng sử dụng qua loại bùa ngải này.
Người ta nói rằng khi một ai đó bị yểm Miêu Quỷ, ban đầu tứ chi sẽ đau nhức rồi từ từ lan tới cơ thể và cuối cùng trái tim của họ sẽ đau đớn quằn quại như đang bị ngàn kim châm chích vào. Nếu gặp phải triệu chứng này thì Miêu Quỷ đang nuốt chửng các cơ quan nội tạng của họ, người đó sẽ nôn ra máu và nhanh chóng chết sớm. Ngoài ra, bên cạnh nỗi đau thể xác thì người bị yểm cũng phải chịu đựng những đả kích về tinh thần vô cùng lớn, họ luôn sống trong một nỗi sợ vô hình, ăn không ngon ngủ không yên, “sống không bằng chết”.
Miêu Quỷ không chỉ để dùng để trả thù, nguyền rủa đối thủ cho đến chết, mà nó còn có khả năng cầu tiền tài, danh vọng và phú quý cho người yểm thứ bùa này. Tuy nhiên, để cầu được tiền tài và phú quý thì cũng phải đánh đổi lại mạng sống của một người nào khác có tiền tài như người yểm mong muốn. Nếu thuật yểm thành công thì tiền tài, địa vị và danh vọng của người bị yểm sẽ được chuyển hết sang cho người yểm theo một cách thức huyền bí nào đó.
Chỉ những người phát hiện sớm thì mới có khả năng chữa trị, còn những người đã bị Miêu Quỷ ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng thì cũng đành bó tay. Để giải được thứ bùa Miêu Quỷ thì cần những người có thuật pháp cao, dùng hỗn hợp cam thảo dây (hay cây tương tư), cây thầu dầu, một quả bã đậu và một ít chu sa kết hợp cùng một số thuật pháp để thi giải lên người bị yểm.
Về sau vì có quá nhiều vấn đề lớn phát sinh do sử dụng Miêu Quỷ nên triều đình nhà Tuỳ đã ban bố lệnh nghiêm cấm xử dụng thứ tà thuật vô nhân tính này. Những ai còn bàn tán, truyền bá hay sử dung Miêu Quỷ nếu phát hiện đều sẽ bị đưa đi lưu đày ở biên cương. Vì vậy, mà đến nay còn rất ít người biết đến thứ bùa ngải này.
Cổ thuật
“Cổ thuật” dựa vào nhiều loại sinh vật như rắn, ếch, chim, mèo,… dùng để sai khiến, hạ độc, thậm chí hại chết người khác. Có 2 loại cổ thuật được biết tới nhiều hơn cả là “cổ trùng” và “dưỡng ngao”. Loại cổ thuật này từ sớm đã rất thịnh hành trong các triều đại phong kiến Trung Hoa. Nó đã bắt đầu từ thời khai sinh của văn minh Hoa Hạ.
Cổ trùng thường mang trên mình độc dược cực mạnh, được nuôi dưỡng bởi các vu sư. Họ đã tạo “cổ trùng” bằng cách đem tất cả những loại côn trùng có độc, bỏ vào một cái vại, để cho chúng cắn xé lẫn nhau. Sau cùng con độc trùng còn sống sót duy nhất sẽ được gọi là “Cổ” hoặc cũng có thể gọi là “Cổ mẫu”. Có vài người tạo “cổ” nhấn mạnh phải vào ngày 5/5 âm lịch (ngày đoan ngọ) để luyện chế độc trùng, vì theo quan niệm truyền thống đây là ngày độc khí thịnh nhất.
Phương pháp luyện chế được ghi trong “Thông chí lục thư lược” của tác giả Trịnh Triều đời nhà Tống như sau: Phải dùng 100 loại trùng, mà ban đầu chỉ cần 12 loại. Trước khi nuôi “cổ” phải dọn dẹp sạch sẽ chính sảnh, cả nhà già trẻ đều phải tắm, thành tâm thành ý dâng hương đốt nến trước bài vị tổ tông, im lặng khẩn cầu với quỷ thần thiên địa. Sau đó đào một cái hố to ở giữa chính sảnh chôn một cái lu (vại) xuống, cái lu (vại) này phải có miệng lớn mới tiện cho việc thêm nắp. Hơn nữa nếu miệng lu (vại) nhỏ thì sẽ không nhìn thấy được tình hình bên trong, mọi người sẽ càng dễ nảy sinh sợ hãi với thứ trong đó, và bởi vì sợ hãi mà sẽ sinh ra sự kính sợ. Miệng lu (vại) phải được lấp bằng với nền đất. Đến ngày 5/5 âm lịch (Đoan Dương), cần phải ra đồng ruộng tùy ý bắt 12 loại bò trùng đem về (nếu không phải bò sát bắt vào ngày Đoan Dương thì sẽ không thể nuôi thành cổ) đặt trong lu (vại), sau đó đậy nắp lại. Những con bò trùng này thường là rắn độc, lươn, rết, ếch, bò cạp, giun, sâu lông xanh lớn, bọ ngựa…tóm lại ngoại trừ những sinh vật biết bay, những sinh vật có bốn chân biết chạy đều không được, chỉ cần loài bò trùng có một chút độc là được. Lấy 12 loại trùng này bỏ vào trong lu (vại), tất cả lớn nhỏ trong nhà mỗi đêm trước khi ngủ đều phải khấn vái một lần, không thể bỏ một ngày nào. Hơn nữa trong thời gian nuôi “Cổ” cùng khẩn vái nhất định không thể để cho người khác biết.
Trong 1 năm, những con bò trùng đó sẽ cắn nuốt lẫn nhau bên trong lu (vại), con độc nhiều sẽ ăn con có độc ít, con mạnh sẽ ăn con yếu, cuối cùng chỉ còn lại một con. Con này sau mười một ngày ăn những con bò trùng khác, bản thân nó cũng bắt đầu thay đổi hình thái cùng màu sắc. Theo các loại truyền thuyết, chủ yếu là có hai loại. Một loại là “Long cổ”, hình dạng giống như rồng, rất có thể là rắn độc, rết những trường thể bò trùng biến thành. Một loại gọi là “Kỳ lân cổ”, có lẽ là ếch hoặc thằn lằn…
1 năm sau “Cổ” đã nuôi thành công, chủ nhân sẽ đào chiếc lu (vại) lên rồi cất ở trong một căn phòng ít không khí, ít ánh sáng. Nghe nói “Cổ” thích ăn mỡ heo cùng trứng chiên, các loại cơm, sau khi chăn nuôi được 1 năm, “Cổ” ước chừng dài hơn 1 trượng, chủ nhân sẽ chọn một ngày cát lợi mở nắp lu (vại), để cho cổ tự bay ra ngoài. “Cổ” sau khi rời nhà, đôi lúc có thể biến thành hình dáng giống như một quả cầu lửa, đi quanh quẩn trong núi rừng, có lúc có thể biến thành một cái bóng đen, thường tới lui trong những ngôi nhà trong thôn. Khoảng thời gian ma lực của “Cổ” đạt lớn nhất là hoàng hôn. Mỗi lần sau khi “Cổ” về nhà vẫn ở trong lu (vại), chủ nhân cũng không cần cho nó ăn gì khác. Chỗ tốt của việc nuôi “Cổ” không phải là để “Cổ” ở bên ngoài trực tiếp làm ăn trộm trộm bảo bối về dâng cho chủ nhân, mà là muốn mượn linh khí của “Cổ”, khiến cho người nuôi “Cổ” làm bất cứ chuyện gì cũng rất thuận lợi. Nếu như chủ nhân muốn buôn bán kinh doanh, mượn linh khí của “Cổ” có thể một vốn vạn lời. Nếu như chủ nhân muốn thăng quan, mượn linh khí của “Cổ” có thể thăng thẳng lên mây xanh. Trái lại, nếu như có chút sơ suất để “Cổ” làm hại người bị người khác biết sau đó đi mời đi mời vu sư đến tịch thu cổ, chủ nhân nuôi “Cổ” sẽ gặp nhiều chuyện xui xẻo, cả nhà đều chết.
Gia đình nuôi “Cổ”, trừ những ngày thường phải thành kính hầu hạ ra thì đến ngày 24/6 âm lịch hàng năm phải làm lễ tế long trọng cho cổ. Lễ tế này kéo dài 3 ngày (24 – 25 – 26). Trong 3 ngày này, mỗi ngày chủ nhân đều phải dùng một con heo, một con gà, một con dê tươi sống sau đó nấu chín, đến tối khi sao đầy trời, cả nhà đem heo dê gà chặt ra, bỏ vào bên trong lu (vại). Sức ăn của “Cổ” rất lớn, ma lực rất cao. Lúc tế cúng, người ngoài không được tham gia, cũng không được tiết lộ ra ngoài, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Ngoại trừ cách “Tụ trùng hỗ giảo” (để nhiều loại trùng ở cùng một chỗ cho chúng tự ăn nhau), các loại độc cổ đặc thù sẽ có phương pháp chế tạo khác nhau.
Trong Cổ trùng, còn có Tình si độc. Đây là tà thuật cổ thường được các phù thủy của tộc người Miêu tại Trung Quốc sử dụng để ám hại, thậm chí lấy mạng những kẻ mà họ muốn trả thù. Ngoài ra, đây cũng là loại “bùa yêu” rất linh ứng mà các bà vợ hay sử dụng để giữ chồng khi làm ăn xa. Nếu người chồng chung thủy, bùa chú sẽ được giải, nếu anh ta phản bội thì lập tức bị si độc hại cho chết bất đắc kỳ tử.
Tình si độc được xếp vào loại tà thuật Cổ trùng là vì để luyện được tình si độc, các phù thủy người Miêu thường phải có “Si” – một loại trùng sống ở bát đĩa hoặc những con bọ sinh ra từ đồ ngũ cốc, thực phẩm biến chất. Quan niệm dân gian của người Trung Hoa cho rằng Si có năng lực thần bí và chất độc mạnh nên gọi là độc trùng. Chúng có thể chui vào cơ thể người qua đường ăn uống, gây ra tình trạng như bị ma trêu quỷ ám, tinh thần hoảng loạn.
Vốn dĩ Si là những độc trùng sản sinh trong tự nhiên. Thế nhưng về sau này người ta sử dụng Si để luyện các loại tà thuật làm hại người. Vùng rừng núi phía Nam – nơi sinh sống chủ yếu của tộc người Miêu – có nhiều chướng khí. Người Miêu gọi tục luyện cổ trùng Si là Thảo quỷ, loại trùng này sống nhờ thân thể phụ nữ và hãm hại con người. Những người phụ nữ có Si kí sinh được gọi là Mụ thảo quỷ.
Người Miêu đều tin vào phép thủy tình Si độc. Họ miêu tả các triệu chứng của người trúng Si rất chi tiết như ho dai dẳng, khạc ra máu, mặt xám xanh, người gầy đi, nội tạng trục trặc, sôi bụng, ăn không ngon miệng. Đối với các chứng bột phát có thể dùng phép phù thủy để triệu hồi Si về, còn bệnh mãn tính phải mời phù thủy đến chữa.
Cách luyện Si cũng giống như luyện Cổ trùng, người ta phải thu gom độc trùng vào chậu, để chúng ăn thịt lẫn nhau và chọn ra con khỏe nhất. Trong cách sách “Thiên kim phương” hay “Bản thảo cương mục” đều có phân tích kỹ các triệu chứng do Si gây ra.
Thông thường người Miêu phân chia rất rạch ròi, Cổ trùng chỉ truyền cho nữ (tương tự như thuật cản thi chỉ truyền cho nam). Người nữ nào đã có Si kí sinh trong người thì sẽ truyền lại cho các hậu duệ nữ của mình. Có lẽ một phần do quy tắc truyền thụ cách luyện tà thuật này mà Tình Si độc thường được dùng làm bùa yêu.
Truyền thuyết kể rằng khi người chồng đi làm xa, người vợ sẽ hẹn ngày anh ta trở về rồi truyền Si cho chồng. Nếu đến hẹn mà người chồng trở về nhà, Si độc sẽ tự giải. Nếu anh ta phản bội vợ thì đến đúng hẹn sẽ chết bất đắc kỳ tử như một hình phạt cho tội bội bạc. Người Miêu tin rằng đây là cách hữu hiệu để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tình Si độc đã được lưu truyền ở tộc người này từ ngàn đời trước và cho đến nay người ta vẫn đánh giá cao hiệu quả của nó, dù không chắc nó còn tồn tại hay không.
Ở phía Bắc Trung Hoa xưa còn lưu hành một hình thức “cổ thuật” khác, được gọi là “dưỡng ngao”. Về bản chất, “dưỡng ngao” cũng giống như nuôi “cổ trùng”, chỉ khác ở chỗ phương pháp “cổ thuật” này dùng đến loài chó chứ không phải côn trùng. Theo đó, nếu chó mẹ sinh được 9 chó con, cả 9 con chó này sẽ bị nhốt vào một phòng kín. Để sống sót và sinh tồn, những con chó này sẽ cắn xé lẫn nhau. Con chó sống sót sau cùng sẽ được gọi là “ngao”.
Tà thuật có bề dày lịch sử ở Trung Hoa đến nay vẫn còn có người tin, người không tin, tùy theo mức độ nhận thức của mỗi người. Thế nhưng, chúng ta cũng khộng thể phủ nhận đó cũng là một phần của văn hóa Trung Hoa. Nếu du khách về nền văn hóa đặc sắc này thì hãy Book Tour Trung Quốc của chúng tôi ngay hôm nay để khám phá nhé!