Quan niệm về màu sắc của người Trung Hoa

quan niem ve mau sac 8

Trung Quốc là cái nôi của nền văn hóa Á Đông. Nền văn hóa Trung Hoa đã hình thành và phát triển hàng nghìn năm nay. Do đó, nhiều quan niệm truyền thống của người Trung Quốc vô cùng đặc sắc và khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới. Đặc biệt về màu sắc, người dân đất nước này cho rằng chúng luôn có sự tương quan với quy luật Ngũ hành kéo theo đó là sự liên quan về tài vận của mỗi người.

Màu đỏ

Người Trung Quốc đặc biệt yêu thích màu đỏ. Bởi trong quan niệm của họ, màu đỏ mang ý nghĩa tích cực. Màu đỏ giống với màu của máu nên thường khiến người ta liên tưởng đến sự hi sinh oanh liệt, sự trung thành.

Ngoài ra, màu đỏ là màu của lửa, đại diện cho sự ấm áp, nhiệt tình, sáng chói. Màu đỏ cũng đại diện cho những vẻ đẹp huyền ảo của cuộc sống “hạnh phúc, may mắn, thành công và sức sống mãnh liệt”. Bởi vậy, ngay cả Quốc kỳ của quốc gia này cũng đa phần toàn là màu đỏ.

quan niem ve mau sac 2a

Bên cạnh đó, nó còn là một sợi dây liên kết, tạo nên sự hài hòa giữa những yếu tố, sự kiện. Vì thế, trong các đám cưới hay từng lễ hội hoa đăng đèn lồng cũng được người ta sử dụng màu đỏ làm chủ đạo. Không chỉ có vậy, ngay cả những chiếc phong bao lì xì mừng tuổi trong dịp Tết Nguyên Đán cũng càng chứng tỏ cho cái sức mạnh tiềm ẩn mà màu đỏ mang lại.

Trong Kinh Kịch, màu đỏ đại diện cho tính cách nhiệt huyết, trung nghĩa, thẳng thắn như nhân vật Quan Vũ. Trong chính trị, màu đỏ đại diện cho hình ảnh người cách mạng tiến bộ, chính trực, lạc quan và trung thành. Tuy nhiên, màu đỏ vẫn tồn tại những mặt nghĩa tiêu cực, đó chính là đại diện cho sự đố kị và ghen ghét. Và trong văn hóa Trung Hoa có một điều cấm kỵ đó là dùng mực đỏ để viết tên, bởi họ cho rằng chỉ có người chết mới viết tên bằng mực đỏ; hoặc khi viết thư chia tay, chia buồn mới dùng mực đỏ. 

Màu vàng

Màu vàng hiện diện cho tiền tài và địa vị. Có nhiều quan niệm khác còn cho rằng đây là một màu đặc trưng cho sự vĩnh cửu trường tồn. Bởi thế, nhắc đến từ vàng truyền thống người ta thường liên tưởng ngay tới sắc màu của đế vương như: “Ngai Vàng” là chỗ ngồi cao quý của những bậc đế vương, thể hiện cho một quyền lực tối cao; vào thời nhà Tống (960-1279), gạch dát vàng thường được dùng để xây dựng cung điện; thời nhà Minh và Thanh, hoàng đế mặc những bộ hoàng bào lộng lẫy.

quan niem ve mau sac 4

Không chỉ vậy, ranh giới giữa màu đỏ và vàng cũng rất gần nhau, chúng chỉ cách nhau bởi một “con sông” là “Da cam”. Thế nên, đôi khi người ta cũng phải giảm bớt ánh sáng để chuyển vàng thành đỏ, điều này cũng tương đồng với việc thà giảm bớt một chút tiền tài để níu chân, nâng niu hạnh phúc cũng là điều hiển nhiên. Đặc biệt, cứ mỗi lần chuyển mùa, sắc đỏ lá vàng đan xen nhau trên từng dãy phố còn khiến cho bối cảnh đậm chất phong thủy nhiều hơn.

Màu xanh

Màu xanh là màu của sự giàu có, khả năng sinh sản, sức mạnh tái tạo hay niềm hy vọng, mối quan hệ hài hòa đôi khi nó còn thể hiện cho sự tăng trưởng, tinh khiết, mạnh mẽ. Có lẽ đây chính là những lý do tại sao các ngôi nhà chọc trời thường được lắp kính trong suốt, đặc biệt là nếu ta đứng ở phía dưới thì vẫn có thể thấy được màu xanh, đơn giản bởi vì nó phản chiếu hình ảnh của một bầu trời trong xanh.

quan niem ve mau sac 6

Bên cạnh đó, còn có những loại thực phẩm nổi tiếng với việc sử dụng bên ngoài bao bì là màu xanh chủ đạo như sữa chua, sữa tươi, là nhằm để chỉ cho khách hàng biết rằng: Chúng là những thực phẩm tươi sạch không bị ô nhiễm.

Tuy vậy, màu xanh lại là màu mà nam giới Trung Quốc thường không thích, bởi nó còn tượng trưng cho sự phản bội, có thể du khách chưa biết, “đội mũ màu xanh” là cụm từ khá phổ biến của giới trẻ Trung Quốc, đồng nghĩa với việc bị cắm sừng và thường chủ yếu để chỉ nam giới.

Màu tím

quan niem ve mau sac 3

Trong văn hóa phương Tây, màu tím tượng trưng cho hoàng gia, trong khi đó ở Trung Quốc, nó lại tượng trưng cho sự linh thiêng và bất tử. Hiện nay, nó cũng được giới trẻ vô cùng yêu thích, bởi màu tím khiến ta liên tưởng đến một tình yêu đẹp, lãng mạn và chân thành. Thế hệ trẻ thường mượn màu tím để khẳng định sự chân thành của mình trong tình yêu. Màu tím cũng được xem là màu “hot” của các hãng thời trang nổi tiếng và được người tiêu dùng, giới trẻ săn đón nhiệt tình.

Màu đen

Với những quốc gia khác trên thế giới thì đây là một màu đen đủi và đầy bí hiểm, nhưng với Trung Quốc thì nó đại diện cho “Thủy – Nước”, nó là một màu trung tính, màu thiên đường, màu của sự vĩnh hằng, quyền lực, sự ổn định, thậm chí là cả về kiến thức.

quan niem ve mau sac 5

Tuy nhiên, ngày nay, người Trung Quốc lại xem màu đen gắn với sự xui xẻo, ma quỷ… Nó đại diện cho những điều không may mắn nên thường bị kiêng kị trong các ngày vui, các sự kiện quan trọng như đám cưới…

Màu trắng

Trên thế giới, màu trắng được gọi là màu của sự thuần khiết, tinh khôi, sang trọng, quý phái. Tuy nhiên, theo quan niệm của người dân Trung Hoa, màu đen có lẽ đây là màu kém may mắn nhất.

quan niem ve mau sac 1

Trong văn hóa Trung Hoa, màu trắng đại diện cho điềm xấu, chết chóc, vì màu trắng chính là hình ảnh năng lượng, sinh mệnh kiệt quệ. Trong lúc làm đám tang, người ta sẽ trang trí linh đường bằng vải trắng, người nhà cũng phải mặc đồ tang màu trắng và đeo khăn trắng. Về mặt chính trị, màu trắng đại diện cho sự mục nát, thất bại. Còn trong chiến tranh, phe yếu thế đầu hàng sẽ giơ “cờ trắng”. Còn trong Kinh Kịch, màu trắng đại diện cho kẻ gian xảo đa nghi như nhân vật Tào Tháo. Ngoài ra, màu trắng còn đại diện cho sự trống không, không được lợi ích gì hoặc ăn không lấy không, không chịu bỏ tiền hoặc công sức. Tuy nhiên, màu trắng cũng có mặt tốt chính là trong mắt các nhà thơ, trắng là màu của tuyết, đại diện cho sự thuần khiết, tinh tuý.

Màu xám

quan niem ve mau sac 7

Màu xám trong tiếng Trung đại diện cho sự khiêm tốn và khiêm nhường. Trong thời đại ngày nay màu xám trong tiếng Trung có thể được dùng để miêu tả một thứ gì đó đen tối, đã bị ô uế hoặc đại diện cho thời tiết, tâm trạng u ám.

Vậy là với những thông tin chia sẻ trên đây, du khách đã phần nào hiểu thêm về nền văn hóa đặc sắc của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Du khách hãy book Tour Trung Quốc của chúng tôi để có cơ hội khám phá nhiều điều thú vị hơn về văn hóa và con người nơi đây nhé!