Cát Lâm, Trung Quốc – vùng đất lịch sử lâu đời với nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp “hút hồn” du khách. Nơi đây được mệnh danh “thế giới thần tiên” với nhiều phong cảnh tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, vùng đất này cũng có nền văn hóa và ẩm thực đặc sắc sẽ mang lại cho du khách một hành trình khám phá ấn tượng, khó quên.
Với lịch sử lâu đời, Cát Lâm có bề dày văn hóa độc đáo. Ở Cát Lâm, nghệ thuật kinh kịch vô cùng phát triển. Đoàn thể đại diện xứng đáng nhất của nghệ thuật Kinh kịch tỉnh Cát Lâm là Viện Kinh kịch tỉnh Cát Lâm, gồm kịch trường đại chúng và đại hí lâu Trường Xuân.
Đoàn thể Cát kịch nổi tiếng nhất tỉnh Cát Lâm là đoàn Cát kịch tỉnh Cát Lâm, Cát kịch là một loại hình hí khúc địa phương. Từ hình thức biểu diễn hai người, Cát kịch đã phát triển thành một loại hình kịch nghệ mới. Các diễn viên Cát kịch nổi danh có Ổ Lị, Tùy Tinh Oánh, Vương Thanh Hà, Vương Quế Phân, Lý Chiêm Xuân, An Tĩnh Phương. Các vở diễn ưu tú của Cát kịch có: “Đào lý mai”, “Yên-Thanh mại tuyến”, “Bao công bồi tình”, “Nhất dạ hoàng phi”.
Nhị nhân chuyển là một loại hình nghệ thuật dựa trên các điệu ca dân gian ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, hấp thụ nghệ thuật Liên hoa lạc của Hà Bắc, thêm vào vũ đạo, dáng bộ. Theo dòng lịch sử, Nhị nhân chuyển hình thành 4 phái: Đông, Tây, Nam, Bắc. Phái phía Đông có trọng điểm tại Cát Lâm, có cả màn vũ đả. Các đoàn thể Nhị nhân chuyển nổi tiếng tại tỉnh Cát Lâm là kịch đoàn Hí khúc thành phố Cát Lâm, Đại hí viện Hòa Bình, kịch trường Nhị nhân chuyển Đông Bắc, đại vũ đài Lưu Lão Căn.
Hoàng Long hí là một thể loại hí kịch mới, hình thành từ năm 1959 và bắt nguồn từ huyện Nông An tại tỉnh Cát Lâm, song do Nông An vào thời nhà Liêu từng có tên là Hoàng Long phủ nên loại hình này mang tên là Hoàng Long hí. Lúc đầu, Hoàng Long hí chỉ có 3 hạng là: tiểu sinh (nhân vật nam), tiểu sửu (anh hề) và tiểu đán (nhân vật nữ), về sau bổ sung thêm đao mã đán (nhân vật nữ giỏi về võ công), lão sinh (nhân vật nam cao tuổi) và lão đán (nhân vật nữ lớn tuổi). Âm nhạc của Hoàng Long hí phân theo các hạng sinh, đán, sửu mà xướng, cách biểu diễn cùng hóa trang và phục trang về cơ bản phỏng theo Kinh kịch.
Tân Thành hí là một loại hình hí kịch hình thành từ cuối thập niên 50 và đầu thập niên 1960, lưu truyền ở khu vực huyện Phù Dư và phát triển dựa trên cơ sở loại hình kịch nghệ Bát giác cổ của người Mãn, sở dĩ mang tên “Tân Thành” là do vào thời Thanh, Phù Dư trấn là trị sở của Tân Thành phủ. Các tiết mục Tân Thành hí tiêu biểu là: “Hồng la nữ”, “Tú hoa nữ hài tử”, “Tát Ngõa mã”, “thiết huyết Nữ Chân”, “hồng hạo”. Đoàn thể biểu diễn Tân Thành hí nổi tiếng là kịch viện nghệ thuật dân tộc Mãn thành phố Tùng Nguyên.
Đông Bắc đại cổ là một hình thức nghệ thuật vừa hát và vừa nói làm chính, đã có lịch sử hơn 200 năm, chủ yếu là các câu chuyện tiểu thuyết, truyền kỳ truyền thống của Trung Quốc. Khi biểu diễn, nghệ nhân một tay cầm mấy thanh tre làm nhịp phách, một tay cầm dùi gỗ đánh trống, bên cạnh có một người dùng nhạc cụ đàn dây đệm đàn. Đông Bắc đại cổ tại Cát Lâm thuộc “Đông Thành phái” có ảnh hưởng lớn tại khu vực Du Thụ. Năm 2006, Đông Bắc đại cổ được liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc.
Ngoài ra, trên địa bàn Cát Lâm còn có sự hiện diện của Bình kịch, Thoại kịch.
Xưởng phim điện ảnh Trường Xuân là xưởng phim đầu tiên của nước nơi đây mới, là một trong các xưởng phim có tính tổng hợp lớn nhất Trong Quốc. Cùng với Bắc Ảnh, Thượng Ảnh và Bát Nhất tạo thành “tứ đại” xưởng phim điện ảnh của Trung Quốc. Xưởng phim bắt nguồn từ “Mãn Châu ánh họa chu thức hội xã” do người Nhật thành lập vào năm 1937 thời Mãn Châu Quốc. Liên hoan phim Trường Xuân là một trong những liên hoan phim lớn nhất tại mảnh đất này.
Về ẩm thực Cát Lâm, người ta sử dụng các nguyên liệu là đặc sản hoặc sản vật chính của tỉnh Cát Lâm, vận dụng cách nấu nướng đặc biệt của địa phương. Ẩm thực Cát Lâm tổng hợp các văn hóa ẩm thực và nông sản đặc sắc của các dân tộc thiểu số, đã phát triển sáng tạo và hình thành một hệ phái ẩm thực mới. Ẩm thực Cát Lâm chủ yếu bao gồm 4 thể loại lớn là: món ăn dân tộc, món ăn dân tục, món ăn cung đình và món ăn sơn trân (đồ ngon trên núi).
Sau đây là một số món ăn đặc sản của vùng đất Cát Lâm:
Gà nhân sâm: Nhân sâm là một trong ba báu vật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, và cũng là một loại thuốc bổ rất nổi tiếng và quý giá của Cát Lâm. Gà của món ăn này được chọn từ gà già của địa phương. Món ăn này có vẻ ngoài rất đẹp cũng như mùi rất thơm.
Súp cá trắng hấp: Có hai cách nấu cho món ăn này: một là lấy nước sốt của cá và uống nước súp hoặc làm cho súp thấm vào cá và ăn thịt. Cá trắng là loại cá sống ở hồ Songhua, vì vậy, du khách có thể tìm thấy món ăn này xung quanh thành phố Cát Lâm.
San Tao Wan: Đây là món ăn cổ điển nhất của Man Man. Lễ Hoàng gia Manchu Han nổi tiếng được phát triển từ món ăn San Tao Wan. Nó có nhiều loại thịt làm nguyên liệu, bao gồm: thịt nai, cá, ếch,… và được nấu qua 15 quy trình (đốt, nướng, om, hầm, chiên,…).
Cát Lâm nền văn hóa nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc là lý do thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Nếu du khách có hứng thú với vùng đất tuyệt vời này, hãy thực hiện một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!