nam hoang hau 6

Mối thiên tình sử của Hàn Tử Cao và Trần Văn Đế trong lịch sử Trung Hoa cổ đại

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, tương truyền có mối tình đồng tính thời Nam – Bắc triều của Hoàng đế Trần Văn Đế và “nam Hoàng hậu” Hàn Tử Cao. Nam tử họ Hàn sở hữu vẻ đẹp rung động lòng người, đẹp đến độ thiên hạ cho rằng nhan sắc của chàng còn hơn cả những mỹ nhân nổi tiếng như Điêu Thuyền hay Tây Thi.

Hàn Tử Cao (538-567), nguyên tên là Man Tử, sinh ra dưới thời Ngụy – Tấn, Nam – Bắc Triều. Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống làm nghề nông. Hàn Tử Cao sống bằng nghề nghề bện giày rơm ở Sơn Âm, Hội Kê, Lương Triều.

nam hoang hau 4

Mặc dù có xuất thân thấp kém, nhưng Hàn Tử Cao lại sở hữu dung mạo vô cùng khôi ngô, tuấn tú, khiến nhiều người tò mò tới chiêm ngưỡng. Tương truyền, năm vừa tròn 16 tuổi, Hàn Tử Cao đã có vẻ ngoài diễm lệ, khiết bạch sáng tươi như mỹ nữ, trán vuông tóc mượt, lông mày thanh tú. Dung mạo mỹ miều đến mức 8 chữ “Chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn” cũng không đủ diễn tả. 

Trong thời đại các chư hầu hỗn chiến, thiên hạ đại loạn, binh biến diễn ra trong nhiều năm liên tiếp, Hàn Tử Cao phải theo cha chạy nạn khắp nơi, do đó chàng hay gặp phải loạn quân. Thế nhưng, mỗi lần kề gươm vào tới cổ của Hàn Tử Cao, bọn loạn quân lại ngỡ ngàng vì tưởng như mình đang được đứng trước mặt một bậc thần tiên. Cuối cùng, Hàn Tử Cao không những không bị giết mà còn được bọn loạn quân bảo vệ, đưa ra khỏi vùng nguy hiểm. Điều này, càng khẳng định hơn về sắc vóc của Hàn Tử Cao không phải kiểu tầm thường để có thể “mê hoặc” được không chỉ những nữ nhân mà cả những người cùng giới.

Lại có chuyện khác kể rằng, Hàn Tử Cao sống ở đô thành chỉ một thời gian ngắn nhưng danh tiếng về sự đẹp trai thì đã vang khắp xa gần. Khắp nơi thiếu nữ tìm tới hiệu giày của Hàn Tử Cao đông như trảy hội, mua giày thì ít mà ngắm dung nhan của tay thợ giày họ Hàn thì nhiều. Tuy nhiên, Hàn Tử Cao lại tỏ ra rất lạnh lùng. Chính sự lạnh lùng của Hàn Tử Cao lại càng khiến những cô thiếu nữ thêm si mê cuồng nhiệt hơn. Lúc bấy giờ, cô công chúa triều Trần đính hôn với một người tên là Vương Nhan – một quý tộc xuất thân giàu có và cũng nổi tiếng khôi ngô tuấn tú. Khi công chúa tâm sự cùng với cô hầu trên đời này chẳng có ai đẹp hơn chàng. Ai ngờ, cô người hầu lại cho biết Hàn Tử Cao đẹp hơn rất nhiều. Nghe vậy, công chúa không phục, cho rằng Vương Nhan mới là người đẹp trai nhất. Do đó, quyết định tự mình tới hiệu giầy để “kiểm chứng” nhan sắc của Hàn Tử Cao. Kết quả là ngay khi nhìn thấy Hàn Tử Cao, cô công chúa triều Trần đã như bị hớp mất hồn vía, từ đó, chỉ chăm chăm theo đuổi Hàn Tử Cao, quên luôn người chồng sắp cưới của mình. Thế nhưng, Hàn Tử Cao vẫn lạnh lùng như chẳng biết công chúa tồn tại. Công chúa tương tư thành bệnh cuối cùng ho ra máu mà chết.

nam hoang hau 3 e1628586307717

Sau này, trong thời gian xảy ra Loạn Hầu Cảnh, Hàn Tử Cao lánh nạn ở Kinh sư Kiến An. Kết thúc cảnh loạn lạc, vào một ngày họ, Hàn Cao Tử tới phủ thái thú để xin giấy thông hành về quê. Lúc bấy giờ, quan thái thú là Trần Tây – người sau này trở thành Trần Văn Đế (522-566). Sau khi gặp Hàn Tử Cao, Trần Tây biết rằng mình sẽ cùng người đàn ông này chung sống cả đời. Ông bèn ngỏ ý mời Hàn Tử Cao đi cùng, hưởng vinh hoa phú quý cả đời. Trần Tây còn hứa hẹn với Tử Cao rằng: “Nếu sau này ta làm vua, sẽ lập ngươi làm hoàng hậu, giang sơn này là của riêng đôi ta”. Tuy nhiên, từ trước tới nay, chưa từng thấy người đàn ông nào được phong làm hoàng hậu, vì vậy, suy nghĩ một hồi, Trần Tây nói thêm: “Chỉ sợ ta và ngươi cùng giới tính, người đời sẽ dị nghị mà thôi”. Nghe Trần Tây nói vậy, Hàn Tử Cao bèn nói: “Từ thời cổ đại đã có nữ vương thì tất cũng phải có nam hoàng hậu. Nếu như chúa công có ơn, tôi có chết cũng cam lòng”. Thế là thiên tình sử bắt đầu. Khi đó, Hàn Tử Cao 16 tuổi, Trần Tây thì cũng chỉ mới 22.

nam hoang hau 2

Hàn Tử Cao được Trần Tây vô cùng sủng ái. Họ sống chung với nhau, thân thiết hơn vợ chồng. Trần Tây vốn tính nóng nảy nhưng luôn ôn nhu, dịu dàng với Tử Cao, ông dạy chàng cưỡi ngựa, bắn cung, đọc sách viết chữ. Ở bên Trần Tây, Tử Cao dần trưởng thành, trở thành một người tài sắc vẹn toàn, chiếm được sự sủng ái của Trần Thiến. Hai người vào sinh ra tử cùng nhau trên chiến trận, gắn bó keo sơn. Trần Tây luôn giữ Tử Cao bên cạnh, ngày đêm quấn quýt không rời.

Về sau, khi Trần Tây đánh bại triều Lương, lập ra nhà Trần, lên ngôi hoàng đế, sử gọi là Trần Văn Đế thì việc đầu tiên vị vua này nghĩ tới chính là lập Hàn Tử Cao làm hoàng hậu. Tuy nhiên, các đại thần trong triều thi nhau phản đối, không thể phong đàn ông làm hoàng hậu được. Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, Trần Văn Đế đành phải nhượng bộ đám quần thần “hủ nho”, chẳng có chút “bình đẳng giới” nào của mình, gạt chuyện phong hoàng hậu cho Hàn Tử Cao sang một bên. Mặc dù không phong được Hàn Tử Cao làm hoàng hậu, thế nhưng, đối với Trần Văn Đế, người duy nhất là hoàng hậu trong lòng ông ta chỉ có một và đó chính là Hàn Tử Cao.

nam hoang hau 5

Tại vị 7 năm, niên hiệu là Thiên Hạ, Trần Văn Đế đã băng hà vào năm 566. Trước khi mất, vua không cho ai vào chăm sóc ngoài Hàn Tử Cao. Những ngày cuối cùng nằm trên giường bệnh đều một mình Hàn Tử Cao túc trực hầu thuốc, không rời nửa bước. Nhớ chuyện khi xưa không giữ được lời hứa lập hậu, Trần Văn Đế cảm thấy có lỗi với Tử Cao bèn để lại di cáo nói rằng khi mình chết đi, trước cửa lăng của minhcó đúc hai bức tượng con kỳ lân đực, thông thường thì các cặp kỳ lân đều là một đực một cái, tượng trưng cho vua và hoàng hậu với sự hòa hợp của âm dương. Tuy nhiên, lăng mộ của Trần Văn Đế lại là hai con kỳ lân đực, điều này như tuyên bố rằng Hàn Tử Cao mới chính bậc mẫu nghi thiên hạ trong lòng Trần Văn Đế.

Sau khi Trần Văn Đế qua đời, trưởng tự Trần Bá Tông lên ngôi lấy hiệu là Trần Phế Đế, nhưng sau khi đăng cơ thì xảy ra tranh đấu trong hoàng tộc. Hoàng thúc Trần Húc đã khởi binh đoạt vị, phế truất Trần Bá Tông vào mùa đông năm 568.

Hàn Tử Cao cùng các vị quân thần không thể lật đổ được âm mưu của Trần Húc. Năm 567, Tử Cao bị Trần Húc bắt giải đến Đình úy rồi bị xử tử, mỹ nam mất lúc 29 tuổi, ra đi khi còn trẻ. Có dị bản kể rằng Trần Húc vốn ép buộc Hàn Tử Cao làm nam nhân bên cạnh mình vì ông ta mê mẩn nhan sắc của chàng tướng quân, nhưng Tử Cao nhất quyết không tuân theo nên bị gán tội mưu phản. Hàn Tử Cao ra đi để giữ tấm lòng trung trinh với Trần Văn Đế.

nam hoang hau 1

Thi thể Hàn Tử Cao cũng được chôn cùng với Trần Văn Đế trong lăng mộ. Thiên tình sử khép lại với cái kết không hẳn có hậu, nhưng cũng khiến nhiều người cảm thấy cảm động, tiếc thương cho mối tình hoàng đế và nam hoàng hậu duy nhất lịch sử Trung Hoa cổ đại.

Hậu cung Trung Hoa cổ đại luôn có những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện ấy lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về vùng đất “đặc biệt” này. Hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc để tự mình khám phá được nhiều điều thú vị hơn nhé!

moi quan he giua hoa than va can long 6

Giai thoại về mối quan hệ “đặc biệt” giữa Càn Long Đế và đại tham quan Hòa Thân

Hòa Thân được biết tới là một đại tham quan khét tiếng trong lịch sử Thanh triều, và có mối quan hệ “đặc biệt” với vua Càn Long. Đối với Càn Long, Hòa Thân quan trọng đến mức ngày nào không được gặp là không chịu được. Sự sủng ái thậm chí còn hơn cả Hán Ai Đế đối với Đổng Hiền xưa.

Hòa Thân (1750-1799) tự Trí Trai, hiệu Gia Nhạc Đường, là người tộc Nữu Hỗ Lộc thuộc Chính Hồng kỳ Mãn Châu. Xuất thân là một công tử Mãn Châu, Gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công. Ông tổ 5 đời Ni Nha Cáp Nạp Ba Đồ Lỗ đã lập chiến công khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và được phong Tam đẳng Khinh xa đô úy.

Năm lên 3 tuổi, mẹ ruột của ông qua đời sau khi sinh hạ em trai Hòa Lâm. 6 năm sau, Hòa Thân lại phải chịu cảnh mồ côi cha. Thuở nhỏ, do quan hệ bất hòa với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. May mắn khi đó ông được một người hầu lâu năm trong gia đình nuôi dưỡng.

Hòa Thân được theo học tại Hàm An cung. Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát kỳ khác. Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế.

Nhờ tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, nên ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến. Khi mới gia nhập triều đình, năm 22 tuổi, Hòa Thân giữ chức vị Tam đẳng Thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như lập được nhiều công trạng cho triều đình. Có lần, Càn Long thuận miệng dẫn một câu trong Luận Ngữ để biểu đạt ý trách cứ với quần thần. Khi đó, một thị vệ tuấn tú đã tiếp lời ông. Không chỉ hiểu ý Càn Long, thị vệ kia còn đưa ra một câu trả lời khiến Hoàng đế vô cùng hài lòng. Đó không ai khác chính là Hòa Thân.

moi quan he giua hoa than va can long 5 e1628574865777

Lần khác, Càn Long ngồi ở Viên Minh Viên xem chú giải của Chu Hi về “Mạnh Tử”, nhưng vì chữ quá nhỏ nên Hoàng đế cảm thấy khó nhìn. Ngay lúc ấy, Hòa Thân đã nhanh chí học thuộc toàn bộ chú giải và đọc lại cho Hoàng đế nghe. Nhờ vậy, Hoàng đế khen ngợi ông có tài học, ban chỉ phong cho chức tước.

Nhờ sự khôn khéo và hiểu biết của mình, Hòa Thân được Càn Long rất tín nhiệm, trọng dụng. Bởi vậy, tới năm Càn Long thứ 38 (năm 1773), Hòa Thân được giữ chức Đại thần Quản khố, chuyên lo việc quản lý tiền bạc. Từ đây, ông bắt đầu rèn luyện quản lý tài chính. Năng khiếu về chuyện tiền bạc của Hòa Thân từng nhiều lần khiến Hoàng đế trầm trồ khen ngợi.

moi quan he giua hoa than va can long 4

Tháng Giêng năm 1776, Hòa Thân nhậm chức Thị lang Bộ Hộ. Tới tháng 3 năm đó, ông lại được bổ nhiệm làm Quân cơ đại thần, một tháng sau được phong làm đại thần Tổng quản phủ Nội Vụ.

Khi cảm nhận được sự vững chắc của địa vị cũng là lúc Hòa Thân thấu hiểu chân lý “gần vua như gần cọp”. Ông lo lắng nếu một ngày bị bãi quan sẽ không thể sống nổi nếu chỉ dựa vào tích cóp bổng lộc ít ỏi của triều đình. Cũng từ đây, ông ta dấn thân vào con đường tham ô. Cái “nghiệp” làm tham quan này cũng gắn chặt với ông cho tới tận lúc qua đời.

Vào năm Càn Long thứ 45 (năm 1780), Đại học sỹ kiêm Tổng đốc Vân Quý là Lý Thị Nghiêu bị tố giác tham nhũng. Càn Long liền hạ lệnh cho Thị lang Bộ Hình là Khách Ninh và Hòa Thân điều tra vụ việc. Vụ án nhiều ngày không tiến triển, chỉ đến khi Hòa Thân dùng hình bức cung quản gia Triệu Nhất Hằng, việc tham ô của Lý Thị Nghiêu mới lộ ra chân tướng. Sự việc bê bối của họ Lý gác lại, Hòa Thân cũng lén lút “bỏ túi” được phân nửa tài sản của tên tham quan này. Sau đó, Càn Long lại càng trọng dụng ông ta. Hòa Thân lúc này lại thêm say mê tiền tài, quyền lực.

Theo quy định của triều đình nhà Thanh, các quan lại không được tham gia vào việc kinh doanh và thu lợi nhuận từ những dịch vụ như cầm đồ, buôn bán… Tuy nhiên, điều này đã không làm khó được kẻ ham tiền và ưa lũng đoạn như Hòa Thân. Trong khi đương chức, Hòa Thân đã tự mình mở hàng loạt những ngành nghề kinh doanh hái ra tiền như cửa hàng lương thực, cửa hàng buôn bán vũ khí, nhà hàng, quán rượu, ngân hàng… Trong chốn thương trường, Hòa Thân luôn tỏ ra là một người ngang ngược, trắng trợn chụp giật, dựa vào thân thế cùng với quyền lực của mình, Hòa Thân đã thâu tóm hầu hết những cửa hàng buôn bán cùng nhiều mặt hàng tại kinh thành và nhiều tỉnh lớn khác tại Trung Quốc vào thời điểm đó. Tất cả chuỗi cửa hàng của Hòa Thân tại kinh thành đều có những kẻ có máu mặt cầm đầu và sẵn sàng trừ khử những đối thủ không chịu về dưới trướng của đại thần họ Hòa.

moi quan he giua hoa than va can long 2

Vào năm 1788, trong 3.000 vạn lạng bạc tiền thu thuế, Càn Long đã để Hòa Thân tự do chi phí cho mọi hoạt động của triều đình. Trong lần này, với tài biến hóa sổ sách, Hòa Thân đã đút túi không dưới vài vạn lạng. Sử sách Trung Quốc còn ghi lại rằng vào cuối đời Càn Long, trong các cống phẩm và vật dụng các tỉnh cống nạp triều đình thì chỉ có 12% được đưa vào ngân khố, 88% còn lại “bị hút” về phủ Hòa Thân.

Vậy thì với một người túc trí đa mưu như Càn Long cộng với việc đối xử với các quan lại dưới quyền rất nghiêm khắc, thì hà cớ gì lại để cho Hòa Thân “một tay che trời” như vậy? Điều này có thể nằm ở những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, Hòa Thân thực chất chính là một chiếc túi tiền không đáy để nhà vua mặc sức bòn rút. Càn Long khi về già càng thích hưởng lạc, xa hoa. Mỗi lần vi hành của Hoàng đế đều tiêu tốn một số lượng tiền khổng lồ. Trong khi đó, quốc khố vốn chỉ đủ tiêu, vì vậy, một vị quan tham với túi tiền lớn như Hòa Thân nghiễm nhiên trở thành “két sắt” của Càn Long.

Thứ hai, Hòa Thân được xem là một bề tôi sở hữu thiên phú lấy lòng Hoàng đế. Chỉ cần nhìn qua một cử chỉ hay ánh mắt của Càn Long, tham quan này đã biết phải làm gì, nên nói gì. Nhờ tài nịnh bợ hơn người, Hòa Thân luôn thấu hiểu thánh ý và đem lại sự hài lòng cho Càn Long.

Thứ ba, Hòa Thân thực sự là một nhân tài. Mặc dù bị coi là một đại tham quan, nhưng ông ta luôn duy trì những nguyên tắc, phàm là những chỗ không nên tham ô thì cương quyết không lấy dù chỉ một đồng.

Thứ tư, Càn Long muốn để cho Hòa Thân lấp đầy túi tham, đạt đến đỉnh cao quyền lực. Sau đó, để cho Gia Khánh trừng trị ông ta, như một “món quà” cho người kế vị. Tuy nhiên, không có căn cứ lịch sử nào xác thực cho điều này, và Càn Long không có lý do để làm vậy. Bởi lẽ, tiền mà Hòa Thân tham ô được cũng chính là từ ngân khố của Càn Long. Hòa Thân cũng đã tiêu xài, sống xa xỉ không hề ít, Càn Long không khác gì tự đào hố chôn mình. Mặt khác, nếu cứ để mặc cho Hòa Thân thâu tóm quyền lực, hoàng đế non trẻ Gia Khánh rất có thể bị lật đổ. Chưa kể, có rất nhiều chi tiết thể hiện vào những năm cuối đời, Càn Long vẫn thể hiện sự tín nhiệm tuyệt đối với Hòa Thân.

Ngoài ra, theo như lời đồn đại, giữa Càn Long và Hòa Thân có tình cảm đồng tính. Nhưng tài liệu được ghi lại nhiều nhất là việc Hoà Thân chính là truyền kiếp của phi tử đã chết vì Càn Long hoá thành.

moi quan he giua hoa than va can long 1

Theo giai thoại, vì vô tình vung lược đập trúng mặt Càn Long (lúc này đang là Thái tử) khiến Càn Long bị một vết đỏ ở mặt nên phi tử của Ung Chính (cha Càn Long) đã bị thái hậu ban cho cái chết. Sau cái chết đó, Càn Long vô cùng đau khổ. Vị vua này đã quyết định dùng ngón tay của mình chấm một vết lên cổ vị phi tử này và hẹn kiếp sau sẽ lại cùng nhau gặp gỡ.

Sau khi trở thành vị vua anh minh của nhà Thanh, Càn Long lại vô tình bắt gặp Hoà Thân có mang theo một vết bớt đỏ hình ngón tay trên cổ và cho rằng đây chính là vị phi tử đầu thai.

Theo rất nhiều tài liệu đã ghi chép, Hoà Thân sở hữu dung mạo rất đẹp, trắng trẻo, môi đỏ, khuôn mặt sắc nét rất quyến rũ. Sử sách cũng ghi lại “Hòa Thân có dung mạo trắng trẻo, da trắng môi đỏ, cử chỉ trang nhã xinh đẹp chẳng khác gì nữ nhân”. Khi gặp Càn Long, Hòa Thân đang ở độ tuổi 20, Sử Trung Quốc là: diễm lệ hơn cả phi tần của Càn Long.

moi quan he giua hoa than va can long 3

Ngoài sở hữu vẻ ngoài đầy kiều diễm giống với người phi tần quá cố của mình, Hoà Thân còn tinh thông vạn việc khiến Càn Long càng ngày sủng hạnh. Theo nhiều ghi chép, hằng ngày vị vua này cứ quấn quít lấy Hoà Thân bất kể có bao cung tần mỹ nữ vây quanh, thậm chí nếu một ngày Càn Long không thể gặp được Hoà Thân thì sẽ không chịu được nên vị đại thần này phải luôn ở bên cạnh ngày đêm hầu hạ và chăm nom. Trước sự sủng hạnh của Càn Long, Hoà Thân không hề tỏ ra chán ghét mà ngược lại còn rất thích thú, thậm chí Hoà Thân còn dành cho Càn Long một tình cảm rất đặc biệt và xem như “người yêu” của mình.

Để chứng minh cho “tình yêu” của mình, Càn Long thậm chí đã gả đệ nhất công chúa mà ông nhất mực yêu thương cho con trai Hòa Thân và phong hiệu “Phong Thân Ân Đức”. Một số tài liệu còn ghi rằng Càn Long từng có ý định nhường ngôi cho Hòa Thân và việc này đã khiến vị vua Gia Khánh sau này vô cùng tức giận.

Do nhiều biến cố đã xảy ra mà sau này Hoà Thân đã bị xử chết tại pháp trường, trước giây phút sinh tử của cuộc đời thì Hoà Thân chỉ nghĩ đến “người yêu” Càn Long của mình. Hoà Thân đã sáng tác một bài thơ ngay tại lúc ấy với nội dung: nếu có kiếp sau ông cùng xin được làm thần tử hầu hạ cho Càn Long.

Lịch sử vẫn luôn tồn tại nhiều uẩn khúc mà người đời không thể biết hết được, cũng chẳng ai có thể khẳng định những ghi chép trên là đúng hay sai. Nhưng những nghi án ấy cũng không phải là vô căn cứ vì không phải tự nhiên mà Càn Long lại dành cho Hoà Thân một sự ưu ái quá đỗi đặc biệt như vậy. Và còn một điều mà ít ai nghĩ tới chính là việc Hòa Thân lại sở hữu dung mạo mỹ miều như những nữ nhân để khiến Càn Long mê mẩn cả đời.

Mối quan hệ “đặc biệt” giữa Hoà Thân và Vua Càn Long cũng như những giai thoại về “đại tham quan” khét tiếng này có lẽ không thể nào kể hết được. Trong hành trình du lịch Trung Quốc, du khách hãy một lần tự mình đến với Cung Vương Phủ của ông, để biết thêm nhiều chi tiết thú vị cũng như vô số những điều bí ẩn xoay quanh cuộc sống lúc sinh thời của vị quan tai tiếng nhất triều đại nhà Thanh này nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi thú vị và vui vẻ!

keo ho lo 6

Kẹo Hồ lô ngọt ngào trong đời sống của người dân Trung Hoa

Với những ai là tín đồ của bộ phim cổ trang Trung Quốc, chắc hẳn nhớ hình tượng những xiên kẹo dài với viên tròn đỏ mọng được những cụ ông cụ bà, chú bé cầm trên tay đi rao bán trên các cảnh chợ tấp nập với tiếng rao quen thuộc “Kẹo hồ lô đây!”. Chỉ thể thôi cũng đủ thấy, món kẹo đã có từ rất lâu đời và ngày nay trở thành biểu tượng văn hóa của người Trung Hoa.

Hàng năm, khi thời tiết bắt đầu chớm lạnh, những xiên kẹo hồ lô được bày bán khắp các phố phường Trung Quốc như lời mời hấp dẫn cho một mùa đông ngọt ngào. Với người dân Trung Quốc, tuổi thơ của họ gắn liền với vị ngọt của những xiên kẹo hồ lô này. Những người bán rong mang trên mình những cây cột bằng rơm có cắm rất nhiều xiên hồ lô, rong ruổi trên những chiếc xe đạp, những chiếc xe bốn bánh, mang những sắc màu sặc sỡ đi khắp nơi trong thành phố. Tiếng rao chính là thứ âm thanh tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa những người bán rong kẹo hồ lô này với những người bán rong khác.

keo ho lo 4

Theo nhiều tài liệu ghi lại, kẹo hồ lô ra đời cách đây hơn 800 năm, bắt đầu từ đời nhà Tống (960-1279). Lúc này, một trong những phi tần của Hoàng đế Tống Quang Tông (1147-1200) bị mắc một căn bệnh nan y khó chữa mà nhiều thái y giỏi trong triều đình phải bỏ cuộc. Thế nhưng, lúc này trong dân gian xuất hiện một vị thần y đã mang đến phương thuốc khá lạ để chữa bệnh cho nàng phi tần này. Phương thuốc này chỉ đơn giản là sử dụng những quả táo gai nhúng vào nước đường đun nóng và cho người bệnh ăn từ 5-10 viên trước mỗi bữa ăn. Chỉ sau 2 tuần, quả nhiên phương thuốc này đã phát huy tác dụng kỳ diệu trước sự ngỡ ngàng của thái y và các vị quan trong triều. Từ đó, phương thuốc này được lan truyền rộng rãi và kẹo hồ lô bắt đầu phổ biến trong dân gian như một món ăn vặt vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.

Ban đầu, những xiên kẹo hồ lô chỉ xiên 2 quả táo gai, một quả nhỏ ở trên và một quả to ở dưới. Điều này khiến cho cây kẹo trong giống những quả hồ lô và cái tên “kẹo hồ lô” cũng bắt nguồn từ đây. Dần về sau này, người Trung Quốc bắt đầu cho thêm các viên kẹo vào que xiên, mỗi xiên có thể lên đến 8-10 viên nên trông càng hấp dẫn hơn.

keo ho lo 3

Ở mỗi xiên kẹo, ngoài những trái táo gai, người ta còn thêm vào những thành phần khác như quả quất vàng, hạt dẻ nước hay hạt chà là để làm nhân kẹo. Phần vỏ bọc ngoài cũng sử dụng nhiều loại hoa quả như trái Kiwi, dâu tây, dứa, nho khô và cả Chocolate nữa. 

Cách làm kẹo hồ lô cũng khá đơn giản. Đầu tiên là việc rửa, tách hạt và xâu những quả táo gai đã tách hạt vào que tre. Tiếp theo là nhúng những que táo gai vào trong nước đường đun nóng (thắng đường cho đến khi kéo được thành sợi). Công đoạn cuối cùng là để nguội để tạo thành một lớp vỏ cứng và giòn. Một số thành phần khác như khoai lang hay hạt dẻ nước sẽ được hấp trước khi đem làm kẹo hồ lô. Để làm cho những viên kẹo được tròn đẹp, những quả táo gai sẽ được nhồi thêm đậu xanh hoặc những loại nhân khác.

keo ho lo 5

Để có được những xiên kẹo chất lượng thì yếu tố nhiệt độ là vô cùng quan trọng. Nếu nhiệt độ thắng đường quá thấp, viên kẹo sẽ bị dính. Còn nếu quá cao thì lớp vỏ ngoài của kẹo sẽ trông tối màu và mùi vị cũng giảm hấp dẫn đi phần nào. Nếu nhiệt độ thắng đường quá thấp, viên kẹo sẽ bị dính. Còn nếu quá cao thì lớp vỏ ngoài của kẹo sẽ trông tối màu và mùi vị cũng giảm hấp dẫn đi phần nào.

keo ho lo 1 e1628423805852

Bên cạnh vị ngọt thanh khó cưỡng, những viên kẹo hồ lô còn thu hút mọi người bởi màu sắc đỏ óng bắt mắt và điểm thêm vài “nguyên liệu hiện đại” (Kiwi, dâu tây, dứa, nho khô,…) càng khiến xiên kẹo trở nên đầy màu sắc và càng bắt mắt gấp bội. 

Theo quan niệm của người Trung Quốc, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, bởi vậy họ ăn kẹo hồ lô cũng có tác dụng xua đuổi vận xui và mang lại may mắn, tốt đẹp cho người ăn. Ngoài ra, hình ảnh những viên kẹo tròn trịa, căng đầy và đỏ rực còn tượng trưng cho sự viên mãn, đầy đủ, sung túc.

Mặc dù, kẹo hồ lô là món ăn vặt có mặt quanh năm ở Trung Quốc, thế nhưng với ý nghĩa đầy tốt đẹp nêu trên đã khiến cho kẹo hồ lô được bán rầm rộ ở Trung Quốc vào dịp đầu năm mới. Người Trung Quốc còn có thói quen mua kẹo hồ lô tặng các trẻ nhỏ với ý nghĩa mong các bé khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn. Đặc biệt, ngày mùng 9/1 hàng năm còn được chọn làm ngày lễ hội kẹo hồ lô ở Thanh Đảo. Lễ hội kẹo hồ lô thường kéo dài cả tuần và thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước lẫn ngoài nước kéo đến tham gia.

keo ho lo 2

Những xiên kẹo hồ lô không chỉ gắn liền với tuổi thơ của người dân Trung Quốc mà nó cũng xuất hiện nhiều trong nghệ thuật. Người Trung Quốc đã sáng tác bài hát về những viên kẹo ngọt và có hẳn một bộ phim truyền hình dài tập do nữ diễn viên nổi tiếng Từ Cầm Ca Oa đóng vai chính mang tên Kẹo Hồ Lô. Viên kẹo xuất hiện nhiều nhất trong các bộ phim cổ trang càng tăng thêm vị thế đặc biệt của nó trong truyền thống của người Trung Hoa. Những du khách đến với thành phố lịch sử này cũng muốn nếm thử món kẹo lạ miệng này với một cảm giác thích thú đặc biệt.

Kẹo hồ lô là một món ăn đặc sắc mà chỉ ở Trung Quốc mới có và nó đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước này. Bởi vậy, thưởng thức những xiên kẹo hồ lô trong hành trình du lịch Trung Quốc cũng chính là cách du khách khám phá và trải nghiệm về nền văn hoá đặc sắc ấy.

minh hon 4

Minh hôn (Đám cưới ma) – hủ tục ghê rợn của Trung Hoa xưa

Tập tục “minh hôn” hay còn gọi là Âm hôn (đám cưới ma) xuất phát từ việc có những người chết yểu sau khi đã đính hôn, khi đó mọi người nghĩ rằng phải hoàn thành hôn sự cho họ nếu không gia đình trên cõi trần sẽ lục đục không yên. Khi tiến hành nghi thức minh hôn, cần tìm những đối tượng khác giới (đã chết) để hợp táng.

Tập tục này được cho là xuất hiện từ thế kỷ 17 trước công nguyên. Theo sách “Tam Quốc chí – Ngụy chí – Bỉnh Nguyên chí”, năm Kiến An thứ 13, ghi lại điển tích Tào Xung, con trai Tào Tháo không may chết sớm. Tào Tháo đau khổ, day dứt vì chưa cưới được vợ cho con khi còn sống nên muốn tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để làm lễ cưới với Tào Xung. Một thời gian sau, nghe nói nhà họ Chân có con gái chết yểu, Tào Tháo liền đến nói chuyện. Hai gia đình chọn ngày lành tháng tốt tổ chức “đám cưới ma” như thật, sau đó hợp táng cho “đôi vợ chồng mới cưới”.

minh hon 5

Minh hôn phát triển mạnh nhất vào thời nhà Tống. Theo ghi chép trong “Tạc mộng lục”, những nam nữ thanh niên chưa kết hôn không may chết sớm thì cha mẹ bắt buộc phải tổ chức minh hôn cho họ. Một số lý do được đưa ra cho việc tổ chức minh hôn là người xưa tin vào phong thủy mồ mả. Họ cho rằng những ngôi mộ cô độc sẽ ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của đời sau. Đối với người xưa, minh hôn là cách hóa giải vận hạn cho đời sau. Tuy nhiên, phong tục này đã chính thức bị cấm từ sau năm 1949. Song tập tục cổ hủ này dường như vẫn còn tồn tại chui lủi ở một số vùng quê hẻo lánh. Chủ yếu là vùng nông thôn các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc và Quảng Đông vẫn thường diễn ra.

Hủ tục này đối với phụ nữ, người Trung Quốc quan niệm con gái không phải con mình, thế nên khi con gái của họ chết đi mà vẫn còn độc thân thì sẽ không có ai thờ phụng, thương con nên gia đình đó sẽ tìm đến người đã khuất khác cùng trường hợp để làm minh hôn và sau đó nhà trai sẽ lo việc nhang khói cho con gái mình. Cũng có trường hợp những cô gái đã qua tuổi kết hôn nhưng vẫn chưa ai rước, gia đình sợ người ta cười chê nên các cô gái như vậy phải chịu cưới một người đã khuất, rồi dọn qua bên nhà trai ở và đảm nhận vai trò như một người con dâu thực sự. Còn đối với đàn ông, minh hôn là khi họ chết đi mà vẫn độc thân, sang thế giới bên kia họ vẫn cô đơn vì vậy họ sẽ “bắt” một thành viên trong gia đình mình cùng sang cõi âm để bầu bạn. Phong tục xưa cũng cho rằng những thanh niên trẻ qua đời đột ngột khi đã có hôn ước trước đó, thì gia đình phải tổ chức đám cưới ma, nếu không vong hồn của họ sẽ quấy phá gia đình. Đặc biệt, những thanh niên trẻ đã có hôn ước nhưng không may đột ngột qua đời thì người nhà phải tổ chức “đám cưới ma”, nếu không linh hồn của họ sẽ quấy nhiễu khiến gia đình gặp nhiều xui xẻo.

Trong văn hóa Trung Quốc, em trai không thể kết hôn trước khi anh trai. Trong trường hợp người anh trai đã qua đời thì gia đình phải làm “đám cưới ma” cho anh trai trước rồi mới tổ chức lễ cưới cho người em để tránh vong linh của người anh không hài lòng, khiến gia đình lục đục.

Một số nhà khác vì lý do muốn sở hữu tài sản nên cưới vợ cho con trai đã chết, khi cưới được vợ trên danh nghĩa, nhà chồng tìm một người cháu trai nhỏ tuổi để làm con nuôi của người đã chết nhằm kế thừa tài sản và lo hương khói tổ tiên.

minh hon 6

Để tổ chức minh hôn, đầu tiên, cha mẹ bắt buộc phải nhờ “quỷ mai mối” đi dạm hỏi cưới xin, sau đó tiến hành xem quẻ. Nếu quẻ đồng ý cho cưới thì hồn ma của đôi nam nữ sẽ được may áo cưới rồi cử hành hôn lễ, sau đó chôn cất hai người cùng một mộ.

Các nghi thức tổ chức minh hôn tương tự như một đám cưới bình thường. Trong minh hôn, nhà trai cũng phải tặng lễ vật cho nhà gái, mọi đồ ăn thức uống đều là thật, chỉ có duy nhất quần áo và trang sức là đồ vàng mã được đốt sau lễ âm hôn để cô dâu hưởng dưới suối vàng. Trong khi đốt vàng mã, nhà trai sẽ đứng quây xung quanh, đánh trống thổi kèn.

minh hon 1

Trong nghi thức minh hôn, nếu cả cô dâu và chú rể đã qua đời thì họ sẽ được đại diện bằng hình nhân, đặt trên bàn thờ. Nếu chú rể còn sống kết hôn với một cô dâu “ma”, thì thay vì để 2 hình nhân người ta chỉ để một bức ảnh cô dâu. Chú rể sẽ đeo găng tay màu đen thay vì màu trắng trong đám cưới thông thường. 

minh hon 2

Nhiều gia đình đã dùng hình nhân cô dâu y như thật tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, một số nơi lại cho rằng “minh hôn” nhất định phải là người thật. Thi thể nữ đào lên từ mộ đã chôn cất, được tắm rửa, cho mặc quần áo cô dâu và tổ chức đám cưới. Sau đó cả hai được chôn cất cùng nhau.

Một đám cưới bình thường, những người thân trong gia đình thường tặng quà cho cặp vợ chồng mới cưới như đồ trang sức, tủ lạnh, bàn trang điểm, tiền mặt… Trong đám cưới ma những đồ vật này sẽ được thay bằng vàng mã sau đó sẽ được đốt cùng hình nhân cô dâu chú rể để đảm bảo họ có thể sống thoải mái ở thế giới bên kia.

Trong thời gian làm lễ, các hình nhân sẽ được đối xử, trò chuyện như với người còn sống. Sau này, hai gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành bốc mộ. Cô gái sẽ được chôn cạnh chàng trai mà mình được gả cưới.

Sau nghi lễ minh hôn, hai bên gia đình thông gia với “cô dâu, chú rể” sẽ trở nên gắn bó với nhau hơn, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết, hội hè.

Trung Quốc thời xa xưa có khá nhiều hủ tục đáng sợ khiến nhiều người tò mò như tục lệ bó chân gót sen, tục lệ một vợ nhiều chồng… Thực hiện một chuyến du lịch Trung Quốc, du khách sẽ có cơ hội khám phá về những phong tục kỳ lạ này.

tuc le bo chan 5

Tục bó chân – nét truyền thống của phụ nữ Trung Hoa xưa

Từng là biểu tượng của sắc đẹp và sự quyền quý, những bàn chân nhỏ xíu do bị bó chặt của phụ nữ Trung Quốc xưa được gọi bằng những cái tên mỹ miều như “gót hoa” hay “gót huệ”. Họ quan niệm rằng, việc bị bó chân sẽ khiến họ đi không vững vàng, giống như những cành sen đong đưa trong gió.

Tục bó chân xuất hiện vào thời nhà Tống do nền Nho giáo Trung Quốc bị nghiêm khắc và khô khan hóa nhưng phổ biến nhất vào thời nhà Thanh. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều là câu chuyện về một cung phi của Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là “Kim Liên Tam Thốn” (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo. Một câu chuyện tương tự cũng được nhắc đến trong các tài liệu không chính thức, nhân vật chính lại là nàng Giáng Phi sống ở thời Nam Bắc Triều. Tuy rất khác nhau về tên nhân vật nhưng các câu chuyện trên cho thấy một điểm chung, tục bó chân bắt nguồn trong giới thượng lưu. Việc bó chân sau đó đã trở nên thịnh hành trong giới nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội Trung Quốc và dần trở thành một tập tục.

tuc le bo chan 1

Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỷ 20. Những người cai trị thuộc tộc Mãn châu triều đại nhà Thanh (1644-1912) không chấp nhận tập tục này vì nó quá hủ tục lạc hậu nhưng mà không mấy thành công trong việc ngăn chặn nó. Trong những năm cuối của thế kỷ 19, những học giả cải cách và các nhà truyền giáo Tây phương bắt đầu lên tiếng phản đối tập tục gây đau đớn thể xác này, tuy nhiên phải đợi đến những năm 1920 thì mới bắt đầu có sự thay đổi về phía nhận thức của dân chúng khi một số trí thức tân tiến tách tục này ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. Năm 1928, Quốc dân đảng người Hán tuyên bố kế hoạch xóa bỏ tập tục bó chân, yêu cầu tất cả thiếu nữ dưới 15 tuổi phải để bàn chân phát triển tự nhiên, song cũng không thu được hiệu quả đáng kể.

Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, tục bó chân bị nghiêm cấm, và đến cuối thập niên 1960 thì tục này về cơ bản đã chấm dứt. Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.

tuc le bo chan 2

Để có được đôi “gót sen” hoàn hảo, người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2-5 tuổi – khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện. Đầu tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật ấm. Nó có tác dụng nhằm ngăn ngừa sự hoại tử. Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt càng sâu càng tốt để ngăn chặn sự phát triển của chân và sự nhiễm trùng sau đó. Để chuẩn bị tinh thần cho cô gái những gì sẽ xảy đến tiếp theo, bàn chân sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng. Những dải băng bằng lụa hoặc cotton dài khoảng 3m và rộng 5cm đã được chuẩn bị sẵn và cũng được ngâm vào hỗn hợp dược thảo và máu động vật tương tự. Từng ngón chân sau đó sẽ bị bẻ quặp, ép vào lòng bàn chân và cuốn gọn vào trong những dải băng ướt này, nén thật chặt đến kiệt nước, kéo giật mạnh về phía gót chân. Đôi khi người ta còn tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân để công việc này được dễ dàng.

Trình tự này sẽ được lặp lại 2 ngày một lần, với một lần bó chân mới. Mỗi lần bó lại, dải băng lại được thắt chặt hơn nữa làm cho quá trình bó chân càng ngày càng đau đớn. Không những thế, người xưa còn đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm vỡ nát các xương. Khi vải được quấn lại, cô gái còn bị buộc phải đi lại trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa.

tuc le bo chan 3

Quá trình bó chân thường kéo dài trong 2 năm và nó đau đớn đến mức có người đã nói rằng: “Người con gái bó chân phải khóc hàng xô nước mắt”. Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó. Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí còn bị hoại tử do nhiễm trùng. Móng chân sẽ mọc dài ra, đâm vào thịt làm rữa thịt, đôi khi làm rụng cả ngón chân. Và đôi khi xương bàn chân mọc theo hướng đâm thẳng về phía gót chân. Khi trưởng thành, người bó chân có thể gặp nguy hiểm với những vấn đề về sức khỏe. Những phụ nữ lớn tuổi thì có nguy cơ cao bị gãy xương chậu và các xương khác khi ngã, họ cũng khó mà đứng dậy được khi đang ngồi.

Như đã nói, bó chân là một quá trình đau đớn tột cùng lẫn thể chất và tinh thần, thế nhưng nó như một nghĩa vụ mà xã hội phong kiến quy định đối với người phụ nữ để trở thành mẹ cũng như tiếp tục duy trì nòi giống. Hủ tục này cũng nhằm ràng buộc phụ nữ trở nên lệ thuộc vào người đàn ông. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng có một sự thật khoa học ẩn sau đó không phải ai cũng biết. Với bàn chân bị bó chặt, khi bước đi người phụ nữ phải nhón từng bước rất nhỏ, dịch chuyển phần lớn lực bước chân lên những bó cơ ở đùi để tránh bị ngã. Hậu quả là các cơ đùi và cơ ở vùng hông sẽ trở nên co chặt một cách khác thường. Cứ như thế, theo thời gian, các cơ xung quanh cơ quan sinh dục nữ cũng ngày càng trở nên săn chắc. Điều này mang đến nhiều khoái cảm hơn cho người chồng trong sinh hoạt vợ chồng. Ngoài ra, việc dồn lực vào bắp đùi và vùng hông còn tạo cho người phụ nữ vóc dáng hấp dẫn hơn nhiều trong mắt người chồng.

tuc le bo chan 4 e1628408978485

Bên cạnh đó, người xưa tin bó chân còn là phương pháp để gắn kết phụ nữ với gia đình. Lý do là bởi với bàn chân bó chặt đau đớn, phụ nữ sẽ ít đi lại hơn, từ đó sẽ ở nhà chăm sóc chồng con một cách chu toàn.

Những bàn chân nhỏ xíu khi trải qua quá trình bó chân còn là một tiêu chuẩn về cái đẹp để kiếm được tấm chồng. Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, những cô gái trẻ thường được nói rằng họ sẽ không tìm được chồng trừ khi chân phải được bó, vì không ai muốn một cô dâu với đôi bàn chân to và thô kệch. Những phụ nữ có bàn chân tự nhiên thường bị chế giễu trong các câu hát dân gian.

Cho đến ngày nay, có rất nhiều người đã tranh cãi về tập tục bó chân của người phụ nữ Trung Hoa xưa. Nhưng dù thế nào đi nữa, xét về phương diện xã hội học, tục lệ này cũng phản ánh rõ rệt quyền lực của người đàn ông trong xã hội phong kiến cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ nặng nề của Trung Quốc thời xưa, nó kéo dài cả hàng thế kỉ và thậm chí còn có ảnh hưởng rất lớn đến tận ngày nay.

Ngoài tục lệ bó chân, Trung Quốc thời xa xưa có khá nhiều hủ tục đáng sợ khiến nhiều người tò mò như tục lệ một vợ nhiều chồng, minh hôn… Thực hiện chuyến du lịch Trung Quốc, du khách sẽ có cơ hội khám phá về những phong tục kỳ lạ này.

banh que hoa 4

Xao xuyến với vẻ ngoài long lanh và dịu dàng của Bánh quế hoa

Ẩm thực Trung Hoa rất đa dạng, ngoài món Dimsum trứ danh còn có nhiều loại bánh, món điểm tâm hấp dẫn. Trong thế giới phong phú của bánh Trung Quốc, bánh quế hoa là một loại bánh đặc biệt bởi hương vị hấp dẫn cũng như vẻ ngoài long lanh và dịu dàng. Bánh quế hoa được ướp hoa đặc biệt của các mỹ nữ cung đình xưa.

Bánh quế hoa thường xuất hiện trong những buổi tiệc cung đình hay trong bữa ăn của gia đình quý tộc thời xưa của đất nước Trung Hoa. Các cung tần mỹ nữ trong cung hay dùng loại bánh này như một món quà vặt. Loại bánh này cũng thường được các cung nữ dâng lên quý phi vào tiết trời thu mát mẻ, khi mùa hoa quế nở rộ.

banh que hoa 3 e1628403976345

Bánh quế hoa bắt đầu xuất hiện từ những năm cuối của triều Minh (1368-1644), tính đến nay món bánh này đã có tuổi đời gần 400 năm. Khi đó, một người bán hàng rong có tên Lưu Cát Tường đã ngửi được mùi thơm nồng của hoa quế từ thư phòng một vị trạng nguyên bay đến. Vì thấy mùi thơm khá đặc biệt, người này chợt nghĩ cách nhặt hoa quế ở đây, đem lọc để khử nước đắng rồi mang hoa đi ướp với mật đường. Sau khi đã được ướp, mật hoa này được trộn cùng một số nguyên liệu như bột nếp, bột gạo, dầu cải, đường… rồi mang hấp và để khuôn đem đi bán. Về sau, để phù hợp với khẩu vị nhiều người, món bánh quế hoa có thể được “biến tấu” với nhiều công thức và nguyên liệu khác nhau.

banh que hoa 2 e1628403919164

Theo thời gian, món bánh này được nâng tầm khi thay thế bột nếp bằng bột củ năng, bột sắn và bột thạch dẻo để biến thành món tráng miệng trong suốt, khoe được vẻ đẹp của hoa. Thêm vào đó mật hoa được thay thế bằng các loại quế hoa khô (quế tứ quý – vàng nhạt, đan quế – đỏ cam, kim quế – vàng tươi, ngân quế – vàng nhạt) và một vài hạt kỷ tử đỏ để chiếc bánh trở nên đẹp và tao nhã hơn, phù hợp làm món điểm tâm trong cho các cung tần, mỹ nữ.

banh que hoa 5

Khi ăn một chiếc bánh quế hoa, người ăn sẽ cảm nhận được rõ nhất là vị thơm nồng của hoa quế, điểm xuyết vào đó là chút ngọt thanh của được phèn, đường mật. Bánh quế hoa truyền thống tuy không quá nổi bật về vẻ bên ngoài thế nhưng lại hấp dẫn nhờ vào hương vị đặc biệt của mình. Bánh xốp nhưng không khô, ngọt thanh chứ không gắt, thế nên dù có ăn nhiều một chút cũng không hề gây ngán cho người thưởng thức.

banh que hoa 1 e1628404059451

Trong Đông y, hoa quế là một loại dược liệu rất tốt cho sức khoẻ. Hoa quế có vị cay ấm nên thường có tác dụng làm giảm đau bụng kinh, đẹp da, trị mụn… bên cạnh đó, khi được dùng chung với mật ong, loai thảo dược này còn giúp sáng da, đen tóc và trở thành món ăn được nhiều phi tần, mỹ nữ thời xưa yêu thích.

Bánh quế hoa phổ biến nhất là vào mùa thu, khi tiết trời dần mát mẻ và cũng là mùa hoa quế nở rộ. Du lịch Trung Quốc, nhâm nhi bánh quế hoa với trà thì còn tuyệt vời gì bằng!

quyen luc thuc su cua hoang hau 5

Quyền lực thật sự của các vị Hoàng hậu Trung Hoa cổ đại

Khi xem qua các bộ phim về cuộc sống hậu cung Trung Hoa, hẳn nhiều người tin rằng Hoàng hậu không có nhiều quyền lực và dễ dàng bị các phi tần khác lật đổ. Tuy nhiên, trong thực tế, dù ở triều đại nào, Hoàng hậu đều có một quyền lực rất lớn, không một phi tần nào dám đối đầu.

Hoàng hậu là danh hiệu dành cho chính thê của Hoàng đế, do Hoàng đế sắc phong. Hoàng hậu nắm giữ địa vị cao quý nhất trong số tất cả những người vợ của Hoàng đế, là người duy nhất được cử hành nghi thức đại hôn với Hoàng đế và được tất cả triều thần công nhận, được lão bá tánh biết đến. Chỉ xét như thế thì các phi tần không thể so sánh được.

quyen luc thuc su cua hoang hau 1 e1628328305178

Về phục sức, Hoàng hậu có thể mặc quần áo và sử dụng trang sức có màu vàng sáng như Hoàng đế. Những đãi ngộ cũng cao hơn các phi tần trong hậu cung. Chẳng hạn như trong lịch sử Thanh triều, Hoàng hậu mỗi năm được hưởng 1.000 lượng bạc; trong khi đó, Hoàng Quý phi được hưởng 800 lượng bạc mỗi năm; Quý phi thì được cấp phát 600 lượng bạc làm bổng lộc; Phi được nhận 300 lượng bạc/năm; Những phi tử mang Tần vị thường được cấp phát 200 lượng bạc mỗi năm;… Chưa kể, các nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của Hoàng hậu cũng hơn hẳn so với các phi tần khác.

Trong các triều đại, Hoàng hậu chính là mẫu nghi thiên hạ, đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ. Do đó, trong nhiều dịp trọng đại, Hoàng hậu buộc phải xuất hiện bên cạnh Hoàng đế. Được tham dự điển lễ cúng tế là một sự vinh dự của Hoàng hậu mà không có phi tử nào được thay thế.

Trong hậu cung nhà Thanh, cũng chỉ có mỗi Hoàng hậu mới có đặc quyền ngủ qua đêm với Hoàng đế. Theo quy định, từ 30 Tết đến mùng 2 tháng Giêng, Hoàng hậu có thể ngủ cùng giường với Hoàng đế và đặc quyền này không một vị phi tần nào có thể cướp đi được. Và chính vì thế, xác suất Hoàng hậu mang thai rất cao, đây cũng là một lợi thế rất lớn mà vị phi tần nào cũng mong muốn.

quyen luc thuc su cua hoang hau 2

Trong nội bộ hậu cung, Hoàng hậu luôn có một quyền lực rất lớn. Hoàng hậu phụ trách các phần thưởng phạt ở hậu cung. Lời nói của Hoàng hậu ở hậu cung giống như mệnh lệnh của Hoàng đế. Một khi các phi tần hậu cung phạm lỗi, Hoàng hậu sẽ dựa vào quy định của tổ tiên để lại mà thẳng tay trừng phạt nữ nhân đó.

Mọi chi tiêu của từng phi tần đều được Hoàng hậu nắm rõ. Thậm chí đến chuyện thăng chức, giáng chức của một người cũng nằm trong tầm kiểm soát của Hoàng hậu. Có một câu chuyện thế này để thấy rõ rằng quyền lực của Hoàng hậu cũng có những quyền hạn mà ngay cả đến Hoàng đế cũng có quyền can thiệp: có một vị phi tần được Hoàng đế cực kỳ sủng ái, và cũng chính vì lưu luyến vị phi tần đó mà Hoàng đế đã bỏ lỡ buổi thượng triều. Sau khi Hoàng hậu biết chuyện đã ngay lập tức cho người xử tử phi tần kia. Lúc đấy, Hoàng đế dù đau lòng cũng không có quyền can thiệp.

quyen luc thuc su cua hoang hau 4 e1628328885460

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Hoàng hậu không chỉ phụ trách các vấn đề ở hậu cung mà còn có thể ảnh hưởng đến tình hình chính trị và các chính sách lớn nhỏ của đất nước. 

Trên tiền triều, không một triều thần nào dám đắc tội với Hoàng hậu. Bởi Hoàng hậu cũng có thể ảnh hưởng đến những thay đổi chính trị, thậm chí là bổ nhiệm các chức quan trong triều.

quyen luc thuc su cua hoang hau 3

Hoàng hậu cũng có thể thay mặt Hoàng đế để quản lý triều chính. Chẳng hạn như Võ Tắc Thiên, khi còn là Hoàng hậu đã giúp Hoàng đế phê duyệt tấu chương.

Ngoài ra, Hoàng hậu còn có thể tự thăng chức cho bản thân mình. Khi Hoàng đế qua đời, các phi tần sẽ không còn được sống an yên trong hậu cung nữa: Sẽ bị bồi táng (chôn cùng) Hoàng đế, tống vào lãnh cung hoặc đưa khỏi hoàng cung. Tuy nhiên, với tư cách là Hoàng hậu, họ sẽ có được may mắn hơn những nữ nhân hậu cung khác, có thể thăng chức cho bản thân và tiếp tục cuộc sống vinh hoa phú quý trong hoàng cung. Ví dụ như trong triều đại nhà Thanh, sau khi Hoàng đế Hàm Phong mất, một vị hoàng hậu tự thăng cấp cho mình và một vị phi tần khác thành Thái hậu, đó là Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu. Trong các nghi thức triều đình, Từ An Thái hậu cao hơn Từ Hi Thái hậu 1 bậc.

Từ đó có thể thấy rằng, địa vị của Hoàng hậu hoàn toàn cách xa với phi tần trong hậu cung, quyền lực chỉ đứng sau Hoàng đế, không phi tần nào dám khiêu khích và tất cả hậu cung luôn phải dè chừng.

Hậu cung Trung Hoa cổ đại luôn có những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện ấy lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về vùng đất “đặc biệt” này. Hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc để tự mình khám phá được nhiều điều thú vị hơn nhé!

tet thanh minh 7

Tết Thanh Minh – ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc

Trung Quốc được biết đến là một trong những đất nước có nền văn hóa lịch sử lâu đời và có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Không chỉ vậy đất nước này còn có những lễ hội truyền thống rất đặc sắc thu hút khách du lịch gần xa, trong đó nổi bật là Tết Thanh Minh.

“Thanh Minh” (清明) có nghĩa là trong sáng. Trong năm, Thanh Minh chính là 1 trong 24 tiết khí trong năm thường rơi vào khoảng trước hoặc sau ngày 5/4 dương lịch, sau Đông chí 108 ngày. Tên gọi “Tiết Thanh Minh” có lẽ xuất phát từ thời điểm vào mùa đông đã kết thúc, lúc này tiết trời đã bắt đầu ấm áp, bầu trời trong xanh, khí hậu ấm áp, cỏ non xanh rờn, tràn đầy hương sắc mùa xuân. Đồng thời, đến Tiết Thanh Minh lại đúng vào thời điểm mùa cấy vụ xuân.

Người Trung Hoa quan niệm rằng, nguồn gốc Tết Thanh Minh bắt nguồn ngày tế lễ của vua chúa thời cổ. Say này dân gan học theo và từ đó xuất hiện tập tục tảo mộ để tưởng nhớ công ơn tổ tiên. Theo truyền thuyết, vua Đại Vũ trị thủy thành công vào đúng vào dịp mùa xuân tới, trời đất trong lành, không khí ấm áp, trăm hoa đua nở, nhân dân liền tổ chức hoạt động chúc mừng và gọi là Tết Thanh Minh.

Từ xa xưa, Tết Thanh Minh đã trở thành ngày lễ ý nghĩa thiêng liêng đi sâu tiềm thức người dân Trung Quốc. Đây không chỉ là thời điểm phù hợp cho vụ mùa mới mà còn là tập tục đầu xuân quan trọng, là sự kết hợp nỗi buồn và hi vọng.

tet thanh minh 4

Tại Trung Quốc, trong những ngày lễ tâm linh này, hoạt động chính là tảo mộ. Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ bày thức ăn, hoa quả ra cúng, thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.

Trong ngày Thanh Minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.

Với những cơ quan, đoàn thể sẽ đi tảo mộ cho các liệt sĩ tại nghĩa trang. Đó chính là lý do những ngày Thanh Minh thì các nghĩa trang lại có rất nhiều những vòng hoa, bó hoa hay cành tùng, cành bách. Điều này thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đến các vị liệt sĩ đã hi sinh thân mình bảo vệ tổ quốc.

tet thanh minh 6

Tết Thanh Minh người dân Trung Quốc còn có tập tục cắm một cành liễu trước nhà, cành liễu sống rất khỏe, khi cành liễu xanh tức là trời sẽ mưa bụi, khi cành liễu khô tức là trời nắng, nên người dân dùng liễu để dự báo thời tiết. Ngoài ra, tương truyền Tết Thanh Minh cũng có ma quỷ ra nhiều, nên dùng cành liễu để trừ tà.

Tết Thanh Minh không chỉ có ý nghĩa tảo mộ ông bà tổ tiên, những người đã khuất, hướng về cội nguồn, đây đồng thời cũng là ngày hội du xuân. Những ngày này nhiều gia đình lại hân hoan, háo hức tham gia các hoạt động văn hóa, để kết nối tình yêu thương giữa những người với nhau, tăng thêm tình yêu thương đối với những người trong cuộc sống.

Người Trung Quốc thường hay có thói quen tham dự các trò chơi thể thao như đá banh da – một hoạt động vui chơi được ưa chuộng thời kỳ Trung Quốc cổ đại. Ai nấy cũng có thể chơi được, không phân biệt giới tính nam nữ, thường dân hay vua chúa. 

tet thanh minh 3

Song hành với bộ môn đá banh da, người Trung Hoa còn hưởng ứng nhiệt tình với loại hình thả diều. Không kể ngày hay đêm, người dân tha hồ thả những chiếc diều trên bầu trời, mang tới sự cảm nhận thật tuyệt vời và dễ chịu biết bao. Những chiếc lồng đèn nhỏ được gắn vào dây diều, đem thả trên bầu trời tựa xa xa như những ngôi sao sáng lấp lánh, tỏa ra một sức hút hấp dẫn làm xao xuyến bao con tim lữ khách và người dân.

tet thanh minh 5

Trước đây, nam nữ thanh niên cũng nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi “hội đạp thanh”. “Đạp” là dẫm lên, “thanh” là màu xanh, ý nói cỏ. “Đạp thanh” còn gọi là “xuân du”, là khi mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc, người người rủ nhau đi ngắm cảnh sắc mùa xuân. Trong thời cổ còn có tập tục đi chơi xuân hái rau dại, tập tục này đến nay không còn nữa. Trong thời gian trước và sau Thanh Minh là các cô gái, phụ nữ đi chơi xuân, hái rau dại tươi và non về gói sủi cảo, gói bánh rất thơm ngon với mùi vị khác thường. Có một số phụ nữ còn thích gài bông hoa rau khúc màu trắng trên đầu.

Tết Thanh minh cũng là thời gian để trồng cây, vì tỷ lệ sống sót của những cây non vào thời gian này rất cao và lớn nhanh sau đó. Trước kia, Tết thanh Minh có tên “ngày hội trồng cây mùa xuân”, nhưng từ năm 1979, đã được đặt vào ngày 12/3 dương lịch.

tet thanh minh 1

Ngoài lễ viếng mộ tổ tiên và các hoạt động vui chơi giả trí, thưởng thức những món ăn truyền thống cũng là một phần không thể thiếu trong Tết Thanh Minh. Vào dịp này, người Trung Hoa nói chung, người Giang Nam nói riêng thường có tục ăn bánh Thanh Đoàn Tử. Để làm được loại bánh này, người ta ép lấy nước một lại cỏ mọng có tên là “Tương mạch thảo”, sau đó trộn với bột nếp đã xay nhuyễn thành một thứ bột ướt mịn. Nhân bánh là bột đậu xanh trộn đường. Đặt một viên nhân bánh và một miếng mỡ lợn nhỏ vào vỏ bột, vê tròn rồi xếp vào lồng hấp, hấp cách thủy đến chín. Khi lấy bánh ra khỏi lồng hấp, người ta lấy dầu thực vật quét đều lên khắp bề mặt bánh, khi đó bánh mới hoàn thành. Thanh đoàn tử có màu xanh bóng như ngọc, vị mềm, thơm, ăn vào thấy ngọt mà bùi, béo mà không ngấy. Người Giang Nam dùng thứ bánh này để cúng tổ tiên nên Thanh Đoàn Tử không chỉ là một món ăn mà đã trở thành phong tục ẩm thực của vùng đất này.

tet thanh minh 2

Ăn bánh Cuộn Thừng cũng là phong tục truyền thống vào Tết Thanh Minh của người Trung Quốc. Thứ bánh này được chiên trong mỡ, vị giòn, thơm. Thời xưa tục cấm lửa vào tết Hàn thực không được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc nhưng tục ăn bánh cuộn thừng lại được người dân rất ưa chuộng. Ngày nay bánh cuộn thừng có sự khác biệt giữa hai miền nam bắc. Bánh miền bắc thường to, dùng bột mì làm nguyên liệu chính. Bánh miền nam nhỏ và tinh xảo hơn, đa phần dùng bột gạo để làm. Bánh cuộn thừng cũng xuất hiện trong các vùng dân tộc thiểu số, vị ngon khác lạ, trong đó bánh cuộn thừng của tộc Duy Ngô Nhĩ, Đông Hương và dân tộc Hồi ở Ninh Hạ là nổi tiếng nhất.

Dịp Tết Thanh minh cũng trùng với mùa ốc nên người Trung Quốc có câu nói: “Thanh minh ăn ốc, không cần ăn ngỗng”. Chưa vào mùa sinh sản nên ốc dịp này béo, ăn rất ngọt. Ốc có nhiều cách chế biến, có thể xào với hành, gừng, rượu nấu, xì dầu và đường trắng hoặc khêu lấy thịt để hấp, trộn hay chần tái đều rất ngon.

Ngoài các món ăn trên, vào dịp Tết Thanh Minh, người Trung Quốc còn có tục ăn trứng gà, bánh bông lan, bánh kẹp, bánh chưng, bánh dày… Các món ăn muôn hình muôn vẻ mà giàu chất dinh dưỡng.

Tiết Thanh Minh được người dân Trung Quốc xem rất quan trọng trong các ngày lễ của năm. Du lịch Trung Quốc vào dịp Tiết Thanh Minh, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng, trải nghiệm và tận hưởng những điều khác biệt tạo nên nét văn hóa đặc trưng cho miền đất này.

14 mon lau 16

15 món lẩu siêu ngon không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Trung Quốc

Khi nhắc đến Trung Quốc là nhắc về một nền ẩm thực vừa đa dạng, vừa độc đáo. Họ nức tiếng khắp bốn phương với những cao lương mỹ vị mà ở đằng sau mỗi món ăn đều mang những hương vị, những nét văn hóa rất riêng. Trong đó, lẩu là một trong những món ăn được biết đến nhiều nhất và được phổ cập rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Thuật ngữ “lẩu” không chỉ là tên gọi một món ăn mà còn là sự thống nhất giữa kỹ thuật chế biến và “cách ăn”. Nó cho thấy sự hài hòa có trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc. Từ việc sử dụng nguyên liệu thô và nước dùng đến sự hài hòa giữa các nguyên liệu, thịt và rau, sống và chín, cay và ngọt, mềm và giòn kết hợp với nhau. Lẩu là món ăn cho thấy sự bao trùm trong cách nấu ăn của người Trung Quốc.

Trong nền ẩm thực Trung Quốc có rất nhiều món lẩu tuyệt ngon mà ai ai cũng xuýt xoa khen ngợi khi đã thưởng thức qua. Dưới đây là 15 món lẩu ngon nức tiếng mà du khách không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Trung Quốc:

Lẩu Shabu Bắc Kinh (Lẩu nhúng Bắc Kinh)

Lẩu Shabu Bắc Kinh hay còn có tên gọi là Lẩu nhúng Bắc Kinh. Món lẩu này có nguyên liệu chính là thịt dê. Đặc điểm của lẩu nhúng chính là nước dùng của nó. Nước dùng của món Lẩu Shabu Bắc Kinh được chế biến rất cầu kỳ với 10 loại nguyên liệu khác nhau như dầu ớt, bột ngọt, dầu mè, giấm, nước tương, rau hẹ, hạt tiêu, gừng, hành… và nhiều nguyên liệu khác. Nồi nước dùng phải luôn sôi sùng sục để người ăn thoải mái nhúng thịt dê, hải sản, xách bò và nhiều loại rau ăn kèm.

14 mon lau 3

Với người dân phương Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh rất ưa chuộng món này, nhất là khi trời chuyển sang đông. Món ăn kèm khoái khẩu nhất cho lẩu nhúng này chính là những đĩa tỏi ngâm. Vị chua của giấm, nồng của tỏi sẽ tăng thêm vị ngon miệng cho người ăn.

Shuan Yangrou (Lẩu cừu)

Shuan Yangrou là một món lẩu từ thịt cừu trong ẩm thực Trung Hoa có nguồn gốc từ Mông Cổ. Món lẩu này được cho là đã có xuất xứ từ thời kỳ nhà Nguyên khi người Mông Cổ thống trị Trung Quốc đại lục. Sau này, lẩu cừu được lan truyền ra Trung Quốc và trở thành món ăn truyền thống của người Hoa. Theo truyền thống, người Hoa sẽ ăn món này ở nhà trong những ngày thời tiết giá lạnh, họ tụ tập và ăn cùng nhau bên nồi lẫu gia đình. Những năm gần đây thì món lẩu cừu này được ăn quanh năm, nó cũng được phục vụ trong các nhà hàng, quán ăn.

14 mon lau 4

Nguyên liệu quan trọng hàng đầu cho món Shuan Yangrou chính là thịt cừu non thái mỏng. Từng miếng thịt cừu mềm mịn sẽ được nhúng trong nồi nước dùng. Phần nước dùng này được chế biến từ thịt, xương cừu và nhiều loại thảo mộc giàu dinh dưỡng như táo tàu, kỷ tử, thảo quả, nhãn khô. Thịt cừu vừa chín tới đã có thể thấm đều gia vị, vị ngọt của nước dùng len lỏi vào từng thớ thịt khiến thịt thơm mềm và vẫn giữ được vị ngọt riêng chỉ có ở thịt. Các thịt viên cừu bỏ lẩu vừa thơm vừa dai, cũng đóng vai trò chủ đạo để nước dùng lẩu thêm đậm đà. Nhằm dung hòa nồi lẩu cừu bổ dưỡng, cần cho thêm các loại rau xanh như cải thìa, cải thảo, cải cúc, bắp Mỹ, nấm, đậu phụ để nước dùng thêm phần thanh ngọt.

Theo tập quán của người Mông Cổ, nước lẩu phải đủ đậm đà để khi nhúng kèm đồ ăn, hương vị của lẩu thấm đều vào thực phẩm sẽ cho ra một món ăn vừa miệng mà không cần chấm. Để trải nghiệm trọn vẹn hương vị thơm ngon của lẩu cừu cần phải theo đúng quy tắc là đun sôi nước lẩu, nhúng thịt viên và đậu phụ vào trước, sau đó mới châm thêm nước lẩu rồi mới thêm rau, nấm và mì vào. Thịt cừu bỏ lẩu chỉ nên nhúng vừa chín tái. Vị ngọt của nước dùng sẽ ngấm vào các nguyên liệu khác và mùi thơm của thịt cừu sẽ đọng lại lâu hơn. Mùi thơm đặc trưng của thịt cừu hòa cùng vị ngọt thanh của nước lẩu do các nguyên liệu mang lại sẽ tạo ra một trải nghiệm vị giác. 

Lẩu cay Tứ Xuyên (Ma La Huo Guo)

Tứ Xuyên là “quê nhà” của món lẩu cùng tên rất được lòng thực khách. Món ăn dân gian này bắt nguồn tại các bến cảng vùng Trường Giang vào đầu triều Thanh. Nó nhanh chóng được các thuyền viên yêu thích bởi sự tiện lợi, dễ làm và khả năng làm ấm cơ thể hiệu quả.

Món lẩu mang đậm hương vị cay nồng khó quên này có thành phần quan trọng nhất đó là nước dùng. Bởi vì nguyên liệu làm nên nước lẩu rất là cầu kỳ và phong phú, tạo nên đặc trưng riêng của các món ăn. 

14 mon lau 5

Một nồi lẩu Tứ Xuyên đúng chuẩn phải được hầm từ xương heo, xương gà hầm cho ngọt nước. Đặc biệt nhất là không thể thiếu xương bò được nướng trên than hồng nhằm làm dậy lên mùi thơm vô cùng đặc trưng. Nước lẩu phải được hầm liên tục trong nhiều giờ liền. Hơn nữa, các nguyên liệu phải được cho lên chảo xào thật là đều tay, cho đến khi tỏa mùi thơm cay nức mũi. Bên cạnh đó, nước lẩu cũng không thể thiếu các loại ớt, hạt tiêu và giấm nhưng điểm độc đáo là các gia vị cay trong món ăn này phải có nguồn gốc từ Tứ Xuyên. Ngoài ra, một nồi lẩu cay đậm đà thơm ngon thì phải có sự tham gia của các loại hương liệu tự nhiên khác như là vỏ quế, hạt thì là, rồi thảo quả, đinh hương và sả. Tất cả tập hợp lại và hòa vào nhau, làm nên vị thơm đặc trưng, cay nồng, đậm đà của phần nước dùng.

Sau khi có nồi nước lẩu ngon đúng điệu rồi thì không thể nào bỏ quên những thành phần dùng để nhúng lẩu. Người Tứ Xuyên thích dùng thịt bò miếng và các phụ phẩm khác đặc trưng của địa phương để cho vào nồi lẩu. 

Nồi lẩu Tứ Xuyên thường được phục vụ trong loại nồi hai ngăn. Một ngăn có chứa nhiều gia vị cay nóng, ngăn còn lại thì không cay để phù hợp với khẩu vị của khách và trung hoà bớt vị cay. Tuy nhiên, cũng có những nồi lẩu có đến 9 ngăn.

Lẩu cá

Lẩu cá có nguồn gốc từ Tứ Xuyên, nhưng đối với những người có tư tưởng sáng tạo, thì món lẩu này cũng có thể trở nên tươi ngon và đẹp đẽ hơn nhiều. Lẩu cá dùng theo kiểu lẩu uyên ương là thích hợp nhất. Lẩu cá truyền thống lấy ớt tươi làm hương vị chính, ớt có màu đỏ và cay nồng, kết hợp với cá trắng mịn và thanh đạm không nồng, nhìn trông rất ngon miệng.

14 mon lau 6

Một loại khác là lẩu cá nước hải sản, loại lẩu này có màu sắc thanh khiết, thường cho thêm một chút cẩu kỷ (vị thuốc Đông y). Khi ăn lẩu cá cần đặc biệt chú ý, vì miếng cá thái lát rất mềm, nấu một tí là có thể ăn được, nếu để quá lửa thì cá sẽ bị khô, không còn mềm, ảnh hưởng đến khẩu vị!

Lẩu thuốc bắc

Lẩu thuốc bắc là một loại lẩu mới được chế ra, là một món ăn cực kỳ đặc biệt trong các loại lẩu Tứ Xuyên. Con người thời hiện đại ngày càng nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề dinh dưỡng đối với sức khỏe, loại lẩu vừa thơm ngon lại đầy dinh dưỡng thì càng có nhiều địa vị trong lòng thực khách.

14 mon lau 8 e1628165474913

Lẩu thuốc bắc thường dùng nguyên liệu chính là thịt dê, kết hợp với các vị thảo dược, ngũ tạng, giải nhiệt, bổ khí. Nói một cách trực quan, nếu như muốn ăn lẩu cay mà không mọc mụn, không bị nóng, vậy thì loại lẩu này tuyệt đối sẽ chiếm được tình yêu của bạn. Lẩu thuốc bắc thông thường sẽ cho thêm một ít nguyên liệu thuốc Đông y, trong đó có cả nhân sâm, hoàng kì, cẩu kỷ, táo,… đều là các dược liệu bổ khí. Loại lẩu thuốc bắc này rất có ích cho những người bị suy nhược cơ thể.

Lẩu bao tử cayTrùng Khánh

Trùng Khánh được phong tặng là “thủ đô lẩu” của Trung Quốc, bởi trong Tam Đô Phú của văn nhân Tả Tư thời Tây Tấn đã thấy ghi chép về lẩu Trùng Khánh, đây cũng là văn bản cổ xưa nhất còn lại tới ngày nay có nhắc tới món ăn này.

14 mon lau 7

Thuở ban đầu, lẩu bao tử chỉ phổ biến trong giới thợ thuyền công nhân bến tàu, nước lẩu mặn mòi cay xè sóng sánh đựng trong nồi sắt, đồ nhúng chỉ có nội tạng bò là thứ rẻ tiền nhất thời bấy giờ. Đến những năm 30 của thế kỷ trước, món lẩu mới bắt đầu xâm nhập vào các nhà hàng trong nội thành Trùng Khánh. Phục vụ cho tầng lớp trung lưu trở lên nên nồi sắt được đổi thành nồi đồng, thực khách được tự mình gia giảm hương vị cho nước lẩu và tự chọn đồ nhúng ăn kèm.

Dù đối tượng thực khách là ai, điểm nhấn quan trọng nhất của món lẩu này vẫn là nước dùng ninh từ xương bò hoặc xương gà, mỡ bò, gia vị là rất nhiều dầu ớt và hạt tiêu Tứ Xuyên. Nước chấm dùng kèm được pha chế rất độc đáo từ dầu vừng, giấm, nước dùng từ nồi lẩu, tỏi, rau mùi, dầu hào, nước tương, bột ngọt và muối theo một tỉ lệ thích hợp.

Lẩu bò béo Sơn Đông

Sơn Đông là một trong tám trường phái ẩm thực lớn nhất Trung Quốc, được ví như một chàng trai khỏe mạnh, với đặc trưng là hương vị nồng nàn, nặng mùi hành tỏi, màu sắc tươi và đậm.

14 mon lau 18 e1628167784602

Lẩu bò béo Sơn Đông hội tụ đủ tất cả những yếu tố trên. Thịt được lấy từ những con bò thảo nguyên Mông Cổ béo mập, vừa mềm vừa mịn, đưa vào miệng như tan luôn trên đầu lưỡi. Nước dùng được ninh từ xương bò với hơn 30 loại gia vị đặc sắc, nếm thử rồi sẽ thấy vị ngọt từ xương ngon từ thịt đọng mãi trong khoang miệng.

Gọi là lẩu bò béo nhưng món ăn này lại không gây ra cảm giác ngán ngấy, thực khách càng ăn càng thấy ngon rồi no nê lúc nào không biết.

Lẩu hải sản Quảng Đông

14 mon lau 14 e1628166906819

Món lẩu hải sản của người Quảng Đông rất chăm chút phần nguyên liệu, nồi lẩu bắt buộc phải có nhiều loại hải sản đa dạng như mực, bạch tuộc, xách bò, hải sâm… Khi ăn, các loại hải sản sẽ được nhúng chín trong phần nước dùng thanh ngọt, sau đó để riêng vào chén của mỗi người rồi mới tiếp tục bỏ các phần nguyên liệu thịt gà, thịt bò vào nồi lẩu. Sau khi dùng xong phần thịt mới thêm vào các loại rau cải, nấm để ăn sau cùng.

Lẩu cháo Quảng Châu

Người Trung Quốc có câu: “Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu”, cho thấy vị thế của phong cách Quảng Châu trong nền ẩm thực Trung Quốc. Và nếu du khách ghé thăm Quảng Châu mà chưa ăn Lẩu cháo thì đó là một thiếu sót lớn.

14 mon lau 15

Ở Quảng Châu, Lẩu cháo không bao giờ có vị cay, độ mặn ở mức vừa phải nên hương vị khá tinh tế. Món lẩu này với nước dùng ninh từ gà có gừng tươi cùng các loại gia vị nhưng lạ là có gạo được ninh nhừ, trắng đục, sánh và ngọt hơn nước lẩu thường. Khi ăn lẩu cháo, du khách sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của lẩu Trung Quốc. Bởi trong nguyên liệu của lẩu cháo có nấm Đông Cô, thảo quả, hạt ý dĩ, hải sâm, táo tàu, ngân nhĩ, sâm non, những thứ này hầu hết là những nguyên liệu phổ biến ở Trung Quốc. Ở Quảng Châu thì hạt gạo nấu lẩu cháo là loại gạo tẻ thường, hạt dài và trắng muốt.

Cách ăn cũng rất đơn giản, giống y hệt với cách ăn lẩu thông thường. Thịt gà, cá, tôm hoặc một loại hải sản nào đó vẫn còn sống sẽ được bày trên đĩa và bên cạnh nồi lẩu đang sôi cùng với những loại rau ăn kèm. Rau của lẩu cháo thì vô cùng đa dạng: cải cúc, cải thảo, rau muống, cải xanh, rau cần, ngải cứu, thậm chí cả rau mùng tơi hay giá đỗ đều ngon. Nhưng ngon và hợp nhất thì phải là ngải cứu nếp, lá nhỏ, nhiều ngọn, có phủ một lớp phấn trắng nhẹ. Nhúng trong nước lẩu cho lá ngải mềm ra là dùng được ngay, ăn thật chậm để thưởng thức kỹ cái vị tê và ngọt nhè nhẹ, thơm ngai ngái của lá ngải cứu non.

Lẩu vịt nấu bia

Đây là món lẩu mới và rất được ưa chuộng những năm gần đây tại Trung Quốc. Món ăn được bắt nguồn do một vị khách trong một lần bất cẩn đã trót đổ bia vào trong nổi lẩu, nhưng sự tình cờ đó lại khiến mùi vị nước dùng thơm ngon hơn. Cũng từ đó đã có khá nhiều nhà hàng thử nghiệm chế biến nước dùng lẩu từ bia.

14 mon lau 2

Món vịt nấu lẩu bỏ hết phần nội tạng, chỉ lấy phần thịt, đầu, chân rồi nấu chín với các loại gia vị gừng, ớt, tiêu… Phần bia chỉ bỏ vào sau khi nước lẩu đã sôi, đun riu riu khoảng 10 phút là có thể dùng.

Lẩu rau nấm Vân Nam

Lẩu rau nấm là điển hình của phong vị Vân Nam, miền đất cận nhiệt đới xanh tươi dồi dào rau củ hoa nấm. “Ngôi sao” của món ăn này là các loại rau và nấm, nào là cải ngọt, cải cúc, cải thảo, mộc nhĩ, nấm hương, nấm kim châm, nấm matsutake, nấm gan bò, nấm măng… nhúng cùng với thịt bò thái mỏng, thịt heo, thịt gà, fillet cá và đậu phụ.

14 mon lau 17 e1628167540857

Hương vị rất gần gũi với các món lẩu ở Việt Nam, vậy nên không có gì khó hiểu khi các nhà hàng lẩu nấm Côn Minh (tên thủ phủ tỉnh Vân Nam) liên tục mọc lên ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo thực khách.

Lẩu hoa cúc Tô Hàng

14 mon lau 12

Món lẩu hoa cúc nổi tiếng của Tổ Hàng là món ăn do đích thân Từ Hy thái hậu nghĩ ra. Món lẩu này được làm từ hoa cúc đã rửa sạch, phơi ráo rồi hầm với nước dùng gà hoặc xương heo. Các nguyên liệu ăn kèm cũng rất đa dạng với các loại cá thái lát, thịt gà và rau. Trong Đông y, hoa cúc có tác dụng bổ khí huyết, tăng tuổi thọ, chống lão hóa, thải độc, giải nhiệt, giảm huyết áp… nên món lẩu này rất tốt cho sức khỏe.

Lẩu tươi sống

“Lẩu tươi sống” là một loại lẩu rất quen thuộc trong mỗi gia đình Trung Quốc. Lẩu tươi sống có vị thanh đạm, thường lấy nguyên liệu theo các mùa, đối với những người không thích ăn mặn, thì sẽ rất hợp với các loại lẩu tươi sống này.

14 mon lau 11

Cách nói “lẩu tươi sống” thì chín người mười ý, đồ tươi chia thành 3 loại tương ứng với 3 yếu tố: đất, cây, nước. Nồi lẩu tươi sống thường thấy sẽ dùng nước canh gà làm nước cốt, rồi sau đó cho thêm nấm sò, đậu phụ, ngô, thịt viên, xúc xích, nấm kim châm, nấm Khẩu Bắc (nấm nổi tiếng nhất là ở vùng Trương Gia Khẩu, Trung Quốc)… Những nguyên liệu tươi sống này kết hợp lại với nhau sẽ sinh ra một hương vị khó mà chê được.

Lẩu thập cẩm

Cũng thuộc loại hương vị thanh đạm như món Lẩu tươi sống, nhưng nguyên liệu lại khác nhau. Lẩu thập cẩm lấy rau là nguyên liệu chủ đạo, ngoài ra các nguyên liệu khác đa màu đa vị. Người ăn muốn ăn cải chíp hay đậu phụ? Có! Người ăn muốn ăn tôm tươi, cá tươi? Có! Và người ăn muốn ăn toàn là thịt? Có luôn!

14 mon lau 10

Có thể nói, lẩu thập cẩm ở Trung Quốc là món kết hợp của các hương vị trên rừng dưới biển. Nào là măng, nấm, cải, thịt gà, xúc xích cắt lát, hải sâm, cá viên, bò viên, lòng heo, tôm tươi, các tươi, cá lát… Người ăn muốn ăn cái gì thì bỏ cái đó vô nồi, không cần hạn chế gì hết. 

Lẩu khô Hồ Nam

14 mon lau 13 e1628166562921

Lẩu cũng có thể ăn khô, không cần nước dùng? Nghe dù lạ nhưng đây lại là một món ăn cực bổ dưỡng và ngon miệng, lại rất dễ thực hiện. Nguyên liệu làm lẩu khô có thể là vịt, cá, thỏ… Những món này sau khi sơ chế được ướp thêm các loại phụ liệu như gừng lát, rau mùi… rồi dùng rượu trắng xào sơ qua, sau đó bỏ vào chút dầu ớt, đun khoảng 15 phút là trở thành nồi lẩu khô có mùi vị đặc biệt. Đây là món ăn độc đáo của vùng Hồ Nam.

Vậy là, bài viết trên đã tổng hợp 15 món lẩu thơm ngon, hấp dẫn nức tiếng trong nền ẩm thực Trung Quốc. Đây xứng đáng là những sự lựa chọn hoàn hảo dành cho du khách trong mùa đông lạnh lẽo ở Trung Quốc.

23 mon an kinh di trung quoc 25

24 món ăn “đáng sợ” ở Trung Quốc không phải ai cũng dám thử qua

Là một đất nước rộng lớn và đông dân, Trung Quốc sở hữu nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi vùng miền lại có những đặc trưng ẩm thực riêng. Bên cạnh những món ăn thơm ngon, hấp dẫn từ hình thức đến chất lượng thì ẩm thực Trung Quốc cũng có những món ăn “kinh dị” khiến người ta phải khiếp sợ.

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối là một loại đậu phụ lên men khá nặng mùi. Món ăn này được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất thối” vừa ăn vừa bịt mũi. Nó có mùi thối giống như mùi của rau củ đang thối rữa hoặc phân bón mục rữa, rất khó chịu. Có người so sánh vị của nó với pho mát xanh của người phương Tây, trong khi người khác thì nghĩ nó giống thịt rữa. Vì thế nên tuy rằng đậu phụ thối rất ngon nhưng mùi của nó vẫn là một thách thức đối với người ăn, đặc biệt là những vị khách du lịch nước ngoài lần đầu thưởng thức món ăn kì lạ này.

23 mon an kinh di trung quoc 3 e1628148646933

Cách làm đậu hũ thối khá cầu kỳ. Thông thường, người ta làm đậu hũ từ đậu nành, rồi ủ cùng với nước cốt gồm sữa, rau (thường là rau cải) trong khoảng 6 tháng cho lên men. Ngoài ra, nước cốt ủ đậu hũ thối có thể là mù tạt xanh, măng tre và thảo dược Trung Quốc.

Tuy với mùi vị “đáng sợ”, nhưng đậu phụ thối có giá trị dinh dưỡng cao. Món ăn này có hàm lượng vitamin B2 và B12 rất cao, giúp phòng tránh bệnh mất trí nhớ ở người già. Ngoài ra, hàm lượng protein trong đậu phụ thối khá cao, chiếm khoảng 15-20%, tương đương với nhiều loại thịt. Thực phẩm này còn chứa lượng canxi phong phú. Chưa kể, các chất protein trong đậu phụ thối sau khi lên men chuyển hóa thành các loại axit amin, có tác dụng tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, đậu phụ thối còn có tác dụng chữa bệnh. Theo sách Đông Y cổ, đậu phụ thối mang tính hàn nhưng ích khí, có tác dụng điều hòa tỳ vị, giảm chướng bụng đầy hơi, thanh nhiệt tán huyết, giúp thải độc cho đại tràng.

Trứng Tong Zi Dan

Trung Quốc có nhiều món đặc sản lạ lùng, trong đó phải kể đến món Tong Zi Dan – trứng luộc nước tiểu của bé trai. Do được thịnh hành từ thời cổ đại trong nhiều ghi chép lịch sử có thật nên món “trứng luộc nước tiểu” đã được chính thức công nhận là một phần trong những “di sản văn hóa phi vật thể” của vùng Đông Dương, vào năm 2008, đồng thời đề xuất việc công nhận di sản văn hoá thế giới cho món ăn độc đáo này. 

Tương tự món trứng luộc nước trà, nhưng có thêm một nguyên liệu đặc biệt là được ngâm, luộc và hầm trong nước tiểu của bé trai và được ăn như một cái thú thanh tao của người Trung Quốc. 

Tong Zi Dan có công thức khá đơn giản, chỉ gồm trứng, thời gian và nước tiểu đồng tử (được lấy từ các trường tiểu học). Mỗi trường tiểu học đều chuẩn bị sẵn xô để đựng nước tiểu của các em học sinh. Yêu cầu đặc biệt chính là chỉ lấy nước tiểu của những bé trai, và phải dưới 10 tuổi. Đồng thời, nước tiểu vào buổi sáng sẽ cho “chất lượng tốt nhất”.

23 mon an kinh di trung quoc 4

Số nước tiểu tươi này sẽ được dùng để ngâm trứng, rồi đem trứng luộc chín. Một khi trứng đã săn lại, người ta đập dập vỏ để nước tiểu ngấm vào bên trong trứng, rồi tiếp tục đem xối bằng nước tiểu ở nhiệt độ thường để trứng không bị chín quá. Trong quá trình ninh, nước tiểu được thêm vào liên tục, cùng một số thảo dược. Công thức này khiến lòng trắng trứng có màu vàng nhạt, trong khi lòng đỏ chuyển màu xanh. Sau khi chín, trứng thường sẽ có lòng trắng màu vàng nhạt và lòng đỏ màu xanh, mằn mặn, chua chua và tất nhiên là không thể thiếu “mùi khai” đặc trưng của nước tiểu. Tuy vậy, món ăn này được đánh giá là không quá khó ăn.

Người xưa quan niệm ăn món trứng này sẽ không bị cảm nắng, cầm máu, tăng trí lực. Tuy nhiên, các bác sĩ Đông y lại phủ nhận công dụng của món trứng này, vì họ cho rằng không hề có tài liệu khoa học nào chứng minh về công dụng thực sự của nó. Đồng thời, các bác sĩ còn e ngại cách chế biến này dễ gây bệnh nếu như không đảm bảo được vệ sinh trong quá trình chế biến.

Trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo là một trong những món ăn nổi tiếng của Trung Quốc. Mặc dù ở Việt Nam, món trứng này thường được gọi là trứng bắc thảo hay trứng bách thảo, nhưng trên thế giới món trứng này còn có khá nhiều tên gọi thú vị khác như trứng bách nhật, trứng trăm năm, trứng nghìn năm hay trứng thiên niên kỷ, trứng thế kỷ. Thậm chí, do mùi khai đặc trưng của trứng nên có nơi người ta còn gọi món trứng này bằng tên là “trứng nước đái ngựa”. Nghe qua cái tên này thôi cũng khiến du khách sợ hãi.

23 mon an kinh di trung quoc 5

Để làm trứng bắc thảo, người ta chuẩn bị hỗn hợp trà đen đặc, vôi tôi, muối, trấu và tro than đốt cháy (hoặc bùn nhão) trộn đều và để qua đêm. Qua ngày hôm sau, trứng sẽ được cho vào hỗn hợp này và ngâm trong vòng 7 tuần hoặc 5 tháng chứ không phải trăm năm như cái tên bách niên của nó mà mọi người vẫn lầm tưởng.

Nếu như những ai mới thử ăn món trứng này thì hầu như đều có chung một cảm giác là hơi đáng sợ bởi màu sắc của trứng khá đen tối. Ngoài ra, mùi hương của trứng cũng không có gì hấp dẫn bởi nó mang một mùi amoniac đặc trưng như mùi nước tiểu. Tuy nhiên, bất kỳ ai đã ăn quen món trứng này lại đều thấy nó rất ngon, có vị béo mặn lạ miệng. Do đó, mặc dù xuất hiện cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay, món trứng bắc thảo vẫn được xem là món ăn ưa thích của khá nhiều người ở Trung Quốc.

Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn từ lâu luôn được du khách phương Tây nhắc tới như một món ăn đầy thách thức. Những quả trứng không thành công trong việc ấp nở được đem luộc chín, ăn cùng với muối tiêu và rau răm. Người Trung Quốc lại có thói quen đem những quả trứng này xào chín với các loại gia vị riêng.

23 mon an kinh di trung quoc 6

Mùa xuân là thời điểm mà trên khắp các tuyến đường ở Trung Quốc bày bán rất nhiều loại trứng này. Nhiều người sẵn sàng ngồi xuống dưới lòng đường, bên cạnh bếp than nhỏ, hì hụp húp chút nước bên trong những quả trứng, nhai một chút xương, lông của những con vịt con bên trong. Còn khách du lịch phương Tây khi nhìn thấy cảnh tượng này đều thốt lên: “Không thể tin được!”.

San Zhi Er 

Món ăn tươi sống San Zhi Er còn được biết đến với cái tên “ba tiếng hét”. Đây là món ăn được đánh giá là kinh dị và tàn bạo nhất trong số những món ăn kỳ dị trên khắp thế giới. 

Món ăn tươi sống “khủng khiếp” này được chế biến từ những con chuột đỏ hỏn chưa kịp mọc lông và mở mắt. Những con chuột non này trước đó được cho ăn mật ong để thịt chúng trở nên ngọt, sau đó để sống nguyên ngoe nguẩy trên đĩa.

23 mon an kinh di trung quoc 8

Sau đó dùng những chiếc đũa lạnh lẽo kẹp chặt cơ thể non nớt của chúng nhúng vào nước sốt ăn kèm. Nhiều người đã chết ngất vì cảnh tượng này, thậm chí là đứng tim khi chứng kiến những cơ thể đỏ hỏn run rẩy trút hơi thở cuối cùng trước khi rơi vào miệng của những thực khách bạo gan.

Dù được xem là nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm nhưng “ba tiếng hét” vẫn được tiêu thụ rộng rãi. Họ cho rằng, những chú chuột non rất bổ dưỡng và giúp tăng cường sinh lực phái mạnh.

Tôm sống “say rượu”

Đây là món ăn truyền thống nổi tiếng của người Hán ở khắp vùng Thượng Hải, Ninh Ba. Tôm được sơ chế bằng cách cắt hết râu, chân và cho vào một cái đĩa. Sau đó, ngâm tôm sống với nước đá, rượu, gia vị (nước tương, hành, lá, đường, gừng, dấm, ớt) và đậy nắp trong 90 giây.

23 mon an kinh di trung quoc 9

Theo đó, tôm sẽ “say” vì rượu nên không còn nhảy lung tung nữa, đồng thời người ăn sẽ có thể vừa nếm được vị rượu thơm nồng, vừa thưởng thức được sự tươi ngọt của thịt tôm sống.

Món ăn này được đánh giá là rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, tốt cho người sức khỏe kém hoặc mới khỏi bệnh, giảm cholesterol, ngừa bệnh cao huyết áp. Ngoài ra do tôm giàu phốt pho, canxi nên món này cũng khá có ích cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Óc khỉ

23 mon an kinh di trung quoc 7 e1628149644151

Đây là món ăn nổi tiếng cả thế giới bởi được Thái hậu Từ Hy dùng trong bữa tiệc chiêu đãi khách ngoại quốc. Óc khỉ đã đi vào lịch sử những món ăn rùng rợn của Trung Quốc. Khi ăn món này, người ta mang đến một con khỉ còn sống, dùng rìu chặt ngang đầu nó. Sau đó, họ sẽ rưới lên phần não đó sâm để óc được chín tái. Những vị khách sẽ lấy thìa xúc phần não nóng hổi vừa lộ ra để ăn.

Cá âm dương

Cá âm dương, còn gọi là “cá sống dở chết dở”, chắc chắn không phải trải nghiệm ẩm thực dành cho những người yếu tim. Món ăn gồm cá nguyên con (thường là cá chép) toàn thân đã được rán chín và phủ một lớp sốt, nhưng riêng đầu cá được giữ tươi sống. Khi cá được lên đĩa bày cho thực khách ăn, miệng nó vẫn còn đớp, mang phập phồng như đang thở.

23 mon an kinh di trung quoc 10

Phải là những đầu bếp “cao thủ” trong nghề mới có thể cho ra lò đĩa cá trình bày cầu kỳ, đẹp mắt và sống động như đang bơi. Không chỉ hấp dẫn bởi cách trình bày sống động, cá âm dương có khả năng hút khách là nhờ những thớ thịt sốt thơm lừng, ngọt mát. Cá được ăn kèm với các loại rau sống để át đi mùi tanh. Thịt chúng càng đậm đà hơn khi dùng cùng loại nước chấm chuyên dụng. Đặc biệt, thực khách cần thưởng thức khi đĩa thức ăn nghi ngút khói; ngay khi mới nhấc khỏi bếp.

Sự tươi mới cùng hương vị thơm ngon của cá âm dương khiến chúng được chào đón ở nhiều nước như Australia, Đức. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, món ăn này dần vắng bóng do bị chỉ trích về cách đối xử dã man với loài vật.

Mắt cá ngừ

Đây có lẽ là một món ăn khiến không ít người ghê sợ khi nhìn thấy. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy nhãn cầu cá ngừ được bán tại các nhà hàng ở Trung Quố. Những e ngại về hình thái bên ngoài chắc chắn là rào cản đối với thực khách, nhưng hương vị và sự đặc biệt mới chính là điểm hấp dẫn của các món ăn được chế biến từ mắt cá ngừ đại dương.

23 mon an kinh di trung quoc 11

Những con mắt to bằng quả trứng gà, với hương vị bùi béo và phần thịt thơm ngon ở đáy mắt, như mùi mực luộc là nhận xét mà những thực khách gan dạ đã nếm thử. Hơn nữa, giá trị dinh dưỡng cao với DHA và giàu Omega 3 sẽ là những yếu tố để du khách “thi gan” cùng món ăn này.

Gián chiên giòn

Ở Trung Quốc hiện nay đang có khá nhiều trang trại nuôi gián, đặc biệt là ở Qufu thuộc phía bắc Trung Quốc. Đây là một phát hiện mới trong cuộc sống và y học vì gián giúp tạo thêm thu nhập cho người dân và tốt cho sức khỏe con người.

23 mon an kinh di trung quoc 1

Giống như khoai tây chiên giòn, món gián ăn rất giòn nhưng lại béo ngậy bên trong. Một cách chế biến gián là bỏ cánh rồi chiên 2 lần bằng dầu lạc. Lần đầu chao thật nhanh tay, sau đó cho ra và chao tiếp lần 2 để làm cho con gián có độ giòn bên ngoài nhưng phần thịt bên trong vẫn phải giữ độ chín tới và mềm. Để món ăn có thêm hương vị, sau khi múc chúng từ chảo rán ra thì nên cho thêm một ít gia vị muối và mì chính. Gián chiên gión khi ăn cùng với ớt tươi sẽ dễ ăn và tốt hơn cho sức khỏe.

Bọ cạp rán

Món bọ cạp rán có đủ kích cỡ, từ nhỏ tới to. Những con lớn có vỏ đen còn con nhỏ hơn thường có vỏ trong hơn. Chúng có vị như bỏng ngô và bơ, thường được chấm với bột ớt.

Theo những người chế biến món ăn này, việc chiên bọ cạp lên sẽ làm trung hòa độc tính của loài vật đáng sợ này. Đặc biệt hơn, phần đuôi của bọ cạp chính là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất.

23 mon an kinh di trung quoc 12

Món ăn này sẽ giúp cho người dùng nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe rất tốt. Trong quyển Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân viết bọ cạp là một nguyên liệu quý giá, có khả năng giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.

Có hai loại bọ cạp được chế biến đó là bọ cạp trưởng thành và bọ cạp con. Bọ cạp trưởng thành có phần thân màu đen sẫm trong khi những con bọ cạp non thì có vẻ mềm và trong hơn. Món ăn này sau khi được chế biến khi ăn khá giòn rất giống với món bắp rang bơ. Một số người chế biến món ăn này còn cho thêm vào món ăn một chút gia vị cay để làm tăng thêm hương vị cho món ăn này.

Rết nướng

23 mon an kinh di trung quoc 13

Du lịch Trung Quốc, không ít khách du lịch xem việc thưởng thức món rết nướng chính là một “thử thách”. Bởi đây chính là một trong những loại côn trùng có hại và vẻ bề ngoài hơi kinh dị. Tại Trung Quốc, những con rết này được ngâm nước đá cho tê liệt, sau đó xiên que. Khi có người cần mua thì sẽ mang nhưng xiên rết nay đi phết dầu rồi nướng. Thịt rết có vị cay nồng, có thể ăn kèm với muối tiêu, món ăn giúp tăng cường sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng. 

Châu chấu rán

23 mon an kinh di trung quoc 14

Món ăn này khi được chế biến sẽ rất giòn, đậm đà ăn chẳng khác gì món gà rán. Món ăn này còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Châu chấu cung cấp chất sơ bổ sung protein cho cơ thể. Tuy nhiên, nhìn qua món ăn này có vẻ khá đáng sợ, việc thưởng thức chính là một thử thách lớn đối với du khách.

Nhộng ong chiên vàng

23 mon an kinh di trung quoc 15

Nhộng là loại thực phẩm bổ dưỡng với lượng protein cao và chứa ít chất béo, nhưng không ít người, đặc biệt là người phương Tây ngần ngại với “ngoại hình” của món này. Ở Trung Quốc, cách chế biến thông dụng nhất của nhộng là chiên vàng, ngoài ra có thể hấp, xào hay xốt nhộng để tạo thành món ăn hấp dẫn. Món này rất phổ biến ở các tỉnh Vân Nam, Quý Châu…

Sâu xanh

23 mon an kinh di trung quoc 16

Trung Quốc thật có nhiều món ăn đáng sợ. Và sâu xanh nấu đủ món là một trong số đó. Những con sâu được làm sạch và được chế biến theo kiểu chiên hoặc nấu canh. Chúng tạo ra một món ăn có hương vị thật độc đáo và không phải ai cũng có đủ can đảm để thưởng thức. 

Kê gà

23 mon an kinh di trung quoc 17

Người dân Trung Quốc dường như thực sự ghét lãng phí bất kỳ phần ăn nào, vì thế họ không bỏ ngay cả tinh hoàn của gà. Những quả tinh hoàn gà khá lớn được “phẫu thuật chuyên nghiệp” loại bỏ khỏi những con gà trống còn sống. Kinh dị hơn là người Trung Quốc ăn chúng không cần gia vị hay nấu chín lên. Theo các tài liệu nghiên cứu, kê gà chứa rất nhiều chất béo và rất mềm, khi ăn khá giống với đậu phụ.

Gà hong gió

Món này có xuất xứ từ thời Tam Quốc cách đây hơn 2.000 năm. Tương truyền, lúc đó Tôn Quyền vì muốn hợp với Lưu Bị khử Tào, cho em gái mình là Tôn Thượng Hương gả cho Lưu Bị. Lưu Bị rất thích ăn món gà, Tôn Thượng Hương vì muốn chiều lòng chồng nên đã nghĩ ra nhiều phương thức chế biến gà, trong đó có món gà hong gió này. Qua thời gian, nó dần trở nên phổ biến hơn và được nhiều người ưa chuộng.

Để làm món gà hong gió, nguyên liệu rất đơn giản: một con gà sống, một con dao sắc nhọn, gia vị thảo mộc, một đầu bếp có tay nghề cao với trái tim tàn nhẫn.

23 mon an kinh di trung quoc 18

Khác với cách làm gà thông thường, gà nếu để hong gió sẽ không được làm lông. Thay vào đó, nó sẽ bị mổ phanh khi còn đang sống, lôi toàn bộ ruột, gan, phèo, phổi lòng mề… trong tích tắc. Tiếp theo, người đầu bếp ngay lập tức xát muối, thảo mộc vào trong ruột gà, chà xát sao cho bụng gà thấm đẫm gia vị.

Quá trình tẩm ướp kết thúc, con gà sẽ bị treo ngược trước gió cho đến khi khô lại và cho lên đĩa. Cho đến ngày hôm nay, món ăn này vẫn còn khá phổ biến ở một số khu vực tại Trung Quốc, đặc biệt là Tây Tạng.

Đầu vịt

Đầu vịt không phải là món mới trong làng ẩm thực Trung Quốc. Món ăn được sáng tạo tại một quán ăn ở Dongshan rồi dần trở nên phổ biến tại Vũ Hán và Thượng Hải.

Nhìn bên ngoài trông đáng sợ, thế nhưng đầu vịt lại được chế biến thành một món ăn  thơm ngon và bổ dưỡng. Người ta tin rằng đây là món ăn đại bổ, không có khiếm khuyết về sức khỏe, giúp đầu óc trở nên minh mẫn hơn.

23 mon an kinh di trung quoc 19

Khi chế biến đầu vịt, đầu bếp phải cẩn thận loại bỏ màng lưỡi, vặt bỏ lông, rửa sạch rồi đem thui trên lửa để đảm bảo không sót lại bất kỳ chiếc lông tơ nào. Để khử mùi hôi và tăng hương vị cho món ăn, người ta tiến hành ướp đầu vịt với hơn 30 loại thảo mộc khác nhau cùng với bột lúa mạch. Đợi đến khi ngấm gia vị, nguyên liệu được chiên trên chảo mỡ. Món ăn đạt chuẩn khi có được vị giòn tan ở lớp da bên ngoài, vàng ruộm bắt mắt song các bộ phận như mắt, não bên trong vẫn đậm đà, mềm mại hấp dẫn.

Khi thưởng thức, du khách nên cầm trực tiếp trên tay để gặm lớp thịt mỏng bên ngoài rồi dùng sức tách đôi mỏ khiến phần não hiện ra. Đây được xem là thứ ngon, tinh túy nhất. Sẽ vô cùng thú vị khi thưởng thức đầu vịt nóng hổi cùng vài ly rượu cay.

Lẩu phân bò

Đây là món ăn kỳ lạ rất được yêu thích của người dân Đài Châu ở tỉnh Quý Châu. Nguyên liệu chính của món ăn này chính là hỗn hợp cỏ chưa được tiêu hóa hết được lấy ra từ bao tử của bò. Được biết, cách làm món này đã được người Kiềm (người Quý Châu) khu vực Đông Nam lưu truyền từ ngàn năm trước.

23 mon an kinh di trung quoc 20

Vài hôm trước khi bị làm thịt, mỗi ngày các chú bò sẽ được ăn cỏ non và thảo dược. Mục đích của dân làng chính là để cho “phân bò” có chất lượng tốt hơn một chút. Phía đáy nồi lẩu còn thường có thêm các hương liệu từ vị thuốc đông y như năm nhúm xương bò và xuyên khung để tăng hương thơm cho món lẩu. Những người ăn lần đầu sẽ khá khó nuốt bởi nó có vị đắng và vẻ ngoài “xấu xí”. Tuy nhiên, theo nhiều người ở đây lẩu phân bò rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Loại lẩu này được đánh giá là rất tốt cho bao tử, có công hiệu hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt và là “món thượng hạng” được người dân địa phương dùng để đãi khách ở nơi đây.

Mắt cừu

Món mắt cừu là một trong những món ăn kinh dị không thể không nhắc đến khi đặt chân đến Giang Tô. Đối với người Giang Tô thì mắt cừu cũng là món ăn ngon và bổ dưỡng nên nếu đủ can đảm thì du khách có thể thử qua và cảm nhận về món ăn đặc biệt này.

23 mon an kinh di trung quoc 22

Món mắt cừu ở Giang Tô cũng được liệt vào danh sách các món ăn khó nuốt ở Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đặc biệt là món này thường được ngụy trang khá tinh vi nên hầu như nhiều người sau khi lỡ nếm thử mới biết mình vừa nuốt mắt của một con cừu.

Mắt cừu có thể được chế biến thành nhiều món ngon như mắt cừu nướng, mắt cừu luộc, mắt cừu hầm canh,…

Súp đầu cừu

23 mon an kinh di trung quoc 21

Đây được xem là món ăn kinh dị bậc nhất Trung Quốc, khiến du khách phải khóc thét khi vừa thưởng thức món súp, vừa thấy những chiếc đầu được thui vàng ươm của nó. Nghe nói, khi ăn những vị khách sẽ quây quanh bếp để cùng nhau thưởng thức món súp đầu cừu nóng hổi này, một phần cũng để cho đỡ sợ chăng?

Súp rùa sống

Súp rùa sống (món này tuy gọi là súp rùa nhưng nguyên liệu chính là một con ba ba), một món ăn dường như đã xuất hiện từ cách đây khá lâu; công thức của nó hiện vẫn còn tồn tại trong những cuốn sách dạy nấu ăn từ năm 1917. Đây là món ăn truyền thống ở một số nước như: Singapore, Trung Quốc và một số quốc gia khác tại khu vực Đông Nam Á.

Để làm món ăn này, người ta không cần phải sơ chế như mổ bụng moi gan gì cả. Nguyên liệu của món ăn cũng khá đơn giản, chỉ bao gồm một nồi nước, hương liệu và gia vị theo mùa kèm theo một con ba ba. Cách thưởng thức món ăn này đơn giản chỉ là thả con ba ba vào nồi nước dùng rồi đun lửa.

23 mon an kinh di trung quoc 23

Về cơ bản cách chế biến này khá là giống món lẩu bình thường. Tuy nhiên, món ăn này được xem là tàn nhẫn ở chỗ, con ba ba khi bị thả vào nồi nước vẫn còn sống, thậm chí vẫn đang bơi lội bình thường. Trong quá trình đun, nước sẽ nóng dần lên, con ba ba theo bản năng sẽ nuốt nước vào bụng; phần nước dùng này sẽ từ từ đun nóng con ba ba từ bên trong, đồng thời nước dùng đang nóng dần lên cũng luộc sống nó từ bên ngoài. Và khi súp nóng dần lên, cơ thể con ba ba sẽ tiết ra nhiều chất giúp nó sinh tồn, chất này được cho là khiến súp có vị ngon ngọt đậm đà. Con ba ba sẽ ăn chính thức dịch tiết ra từ cơ thể nó vào bụng, bị luộc chậm rãi từ bên trong rồi lại tiết thêm ra. Sau đó, khi nước sôi, con ba ba sẽ bị luộc chết và ăn kèm luôn cùng món súp.

Mặc cho việc luộc sống ba ba không qua sơ chế là khá bẩn, thậm chí có thể ngộ độc do người dùng có thể ăn phải cả các chất bài tiết chưa được làm sạch của con ba ba, thế nhưng đối với cánh mày râu Trung Quốc, súp rùa không chỉ là món ăn đại bổ mà còn giúp họ cải thiện chất lượng đời sống tình dục.

Hasma

23 mon an kinh di trung quoc 24

Hasma là món tráng miệng được ưa thích ở một số tỉnh như Cát Lâm, Liêu Ninh. Với thành phần là các mô mỡ khô xung quanh ống dẫn trứng của ếch, khi được chế biến, Hasma có vị ngọt và hơi tanh nhẹ. Hasma thường được nấu thành súp và có tác dụng chữa bệnh.

Thạch giun biển

Món “thạch giun biển” được chế biến từ những loại giun thuộc bộ Sphaerocarpus. Giun biển dài khoảng 1-2cm, sau khi luộc chín, gelatin chứa trong cơ thể giun sẽ hòa tan trong nước, đợi nó nguội sẽ trở thành món thạch trong suốt. Nhìn miếng thạch giun biển như rau câu, nhưng khi ăn vào lại có vị hoàn toàn khác hẳn, mặn mặn, béo béo, vị rất ngon.

Sau khi đánh bắt ở các bãi triều, nó được ngâm trong 1 ngày rồi đun sôi, sau đó cho riêng vào từng cái bát nhỏ hoặc cái khuôn và đông lại.

23 mon an kinh di trung quoc 2

Thạch giun biển trong suốt nhìn thấy rõ từng con giun bên trong, khi ăn rất giòn, dẻo. Lần đầu ăn, có lẽ bạn sẽ choáng váng không dám nhìn chứ đừng nói là ăn thử. Thế nhưng ngẫm lại, món này được rất nhiều người ăn, có lẽ nó sẽ không quá đáng sợ nên nhiều người nhắm mắt ăn bất chấp. Sau khi ăn, vị ngon của nó có lẽ sẽ xóa tan những nghi ngờ ban đầu của bạn. Phần lớn mọi người sau khi thử món này đều tỏ ra rất thích thú.

Ở Trung Quốc còn rất nhiều món ăn kinh dị khiến khách du lịch nước ngoài phải sợ hãi. Nếu du khách muốn khám phá nhiều hơn về nền ẩm thực Trung Hoa cũng như những món ăn nổi tiếng của đất nước này thì hãy book tour Trung Quốc của chúng tôi nhé! Chúc du khách có một chuyến du lịch thú vị và vui vẻ!