nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 8

8 thú vui xa xỉ và “kỳ quái” của Từ Hi Thái hậu trong lịch sử Trung Hoa

Từ Hi Thái hậu là người đàn bà có quyền lực nổi tiếng nhất đời nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Vị Thái hậu này cũng nổi tiếng về lối sống xa xỉ, sinh hoạt cầu kỳ và nhiều thú vui “kì dị” như: trượt tuyết trên băng, tiêu chuẩn ăn uống tốn kém cầu kỳ, thú vui rửa chân khác lạ.

Đứng đầu triều đình, Từ Hi Thái hậu chỉ cần cảm thấy không hài lòng thì người hầu kẻ hạ xác định chịu án tử. Nhắc đến Từ Hi Thái hậu là nhắc đến những cái chết chóc quỷ thần không ai hay, những thú vui xa xỉ tiêu tốn khoản tiền khổng lồ của quốc khố, và cũng có nhiều sở thích trở thành nỗi khiếp đảm của các cung nữ, thái giám hầu hạ.

Khâu ăn uống vô cùng kỹ lưỡng, xa hoa

Dưới Triều nhà Thanh, mọi bữa ăn trong Hoàng tộc đều do phủ nội vụ đảm trách bao gồm các phòng như: phòng bếp, phòng trà, phòng bánh, phòng rượu, kho thực phẩm và rất nhiều các gian phòng khác. Trong đó, bếp với hơn 370 người hầu cùng hàng chục thái giám là quan trọng nhất. Những người này đều phải được tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng với những lương dân từ khắp nơi trên đất nước Trung Hoa.

Riêng ở thời Từ Hi Thái hậu, gian bếp riêng chuẩn bị món ăn cho bà tập trung những đầu bếp giỏi nhất Trung Hoa, nguyên liệu được đưa từ khắp các nơi tuyển chọn về để làm ra những món ăn ngon nhất với vô vàn cách thức chế biến cầu kỳ. Mỗi ngày bà ăn 2 bữa ăn chính. Theo quy định, mỗi bữa ăn phải bao gồm 100 món khác nhau. Ngoài ra, mỗi ngày còn 2 bữa ăn nhẹ với 40 đến 50 món, ít nhất phải bao gồm 20 đĩa thức ăn.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 1

Theo sử liệu ghi chép, thì những bữa ăn xa xỉ và thú vị nhất của Từ Hi Thái hậu phải kể đến là những lần bà sử dụng tàu hỏa để đi thưởng ngoạn xa. Sẽ có 4 toa được dành cho phòng bếp, 1 toa chứa 50 cái bếp lò, mỗi bếp phụ trách nấu 2 món ăn, đầu bếp đi theo lên đến 100 người, không kể phục vụ. Mỗi bữa ăn có 100 món chính, 100 loại hoa quả và bánh ngọt các loại để đảm bảo cho bà vẫn luôn ngon miệng trong suốt chuyến đi và không gặp chuyện gì bất trắc liên quan đến ẩm thực.

Về đồ uống, Từ Hi Thái hậu thích các loại trà hoa. Bà đặc biệt thích uống trà và đặc biệt kỹ tính trong việc thưởng trà. Nước dùng để pha trà phải được lấy về trong ngày từ núi Ngọc Tuyền, các loại hoa dùng để ướp trà như hoa hồng, hoa nhài phải là hoa tươi vừa được hái sau đó được trộn với trà khô, khi pha vừa có hương thơm của hoa quyện trong hương trà. Thái hậu dùng ly bạch ngọc uống trà, trên khay vàng đặt 3 chiếc ly bạch ngọc, ở giữa là trà, hai bên đặt hoa, 2 thái giám dâng khay trà lên bẩm rằng: “Lão phật gia trà đã được rồi!”. Sau khi thái giám bẩm vậy, Từ Hi mới bắt đầu thưởng trà.

Bữa tiệc xa xỉ đến “rùng mình”

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có lẽ chưa từng có bữa tiệc nào linh đình, trọng thể, vĩ đại như bữa tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) của Từ Hy thái hậu. Để khoản đãi phái đoàn Sứ thần, tướng lãnh các quốc gia phương Tây, bà đã dùng đến gần 400 lượng vàng. Thực khách gồm 400 người, thực đơn 140 món, cần 1750 người phục dịch, đầu bếp được tuyển chọn từ khắp vùng miền cả nước, tiệc đúng 12h đêm giao thừa, kéo dài đến hết giờ Tý đêm mồng 7. Trong 140 món ăn ấy, có thể kể đến những món ăn kinh điển như: Sâm thử, não hầu, sơn Dương Trùng…

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 2

Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm. Theo đó, chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới này vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là “Thập Toàn Đại Bổ”. Có lẽ “đặc biệt” hơn nữa chính là, con chuột này chưa được qua bất kỳ một khâu sơ chế nào, mà cần phải… ăn sống mới bổ. Nhìn Từ Hy thái hậu thong thả đưa con chuột còn đang kêu chít chít lên miệng, vừa nhai vừa thong thả cảm nhận vị béo ngậy… 400 vị khách “chết lặng”!

Não hầu chính là món óc khỉ, cứ năm thực khách lại được ban một con khỉ. Những con khỉ vung Thiên Sơn mang về được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng, ngoài ra còn được tắm gội sạch sẽ. Lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cái trống nhỏ mở ra khép vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích cho cái đầu con khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm con khỉ không thể cục cựa được. Óc khỉ được ăn lúc khỉ con đang sống và não được dội bằng nước sâm nóng cho tái bớt đi!…

Sở thích đi ngủ kỳ quái của Từ Hi Thái hậu

Dậy rất sớm, nên cung nữ phục vụ Từ Hi Thái hậu ngủ cũng không bao giờ được phép ngủ, họ phải thức đảm bảo giấc ngủ của Thái hậu cầu kỳ hơn gấp trăm ngàn lần so với Hoàng đế, Hoàng hậu trong cung.

Được biết, chiếc giường ngủ của Từ Hi là vật báu nhân gian có 1-0-2 được làm từ loại gỗ quý hiếm đắt đỏ chỉ dành riêng cho Thái hậu. Những chi tiết nhỏ nhất cũng được các nghệ nhân ngày đêm khảm chạm bằng tay, nếu chỉ cần một lỗi nhỏ xảy ra thì người thợ sẽ mấy mạng, bởi vậy, không ai có thể định được chiếc giường của Từ Hi thái hậu. Ngoài ra, đệm ngủ cũng phải được lót bằng lông cừu thượng hạng của Mông Cổ cao 3 tầng, mỗi lớp gấm đều được khâu bằng chỉ vàng ròng, thậm chí kết cấu của mỗi lớp chăn cũng không hề giống nhau.

Đặc biệt, giường ngủ của Từ Hi năm xưa còn được đặt rất nhiều gối. Hầu hết các chiếc gối trên giường của Thái hậu đều không phải làm từ ruột bông thông thường mà được bọc lá trà cùng dược liệu có công dụng làm sáng mắt, có chiếc lại được chứa đầy những cánh hoa để đem tới mùi thơm.  Trong số này, nổi tiếng hơn cả phải kể tới chiếc gối có công năng báo động. Chiếc gối này có tên là “cảnh chẩm”, dài khoảng 30cm, ruột gối được làm từ hoa khô, lá trà, bên trong còn đặc biệt thiết kế một khoảng trống với chu vi khoảng 5cm. Sở dĩ “cảnh chẩm” có công năng báo động là bởi chỉ cần nằm áp tai vào đúng khoảng trống bên trong gối, người nằm có thể nghe rõ những âm thanh dù là rất khẽ ở xung quanh mình. Vị Thái hậu này tin rằng “cảnh chẩm” có thể bảo vệ mình trước những thích khách do kẻ thù phái tới.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 3

Tuy nhiên, điều đó chưa phải là tất cả khi thú chơi hương liệu của Từ Hi khiến cung nữ phải khiếp đảm, có người dị ứng và chết chỉ vì hít phải mùi hương kỳ lạ từ phòng của Từ Hi.

Từ Hi Thái hậu thích dùng hương liệu và nghiện mùi thơm, bởi vậy trên giường của bà thường được bao phủ bởi không ít các mùi thơm từ tàng hồng hoa, tử lan hương, bạc hà, đinh hương, long tiên hương… Dùng ít sẽ dễ chịu nhưng Từ Hi Thái hậu tập trung chúng lại với nhau tạo thành mùi nồng khó chịu nổi. Vậy nên không một cung nữ nào có thể ngửi được mùi hương ấy quá 1 giờ đồng hồ, hầu hết người nào nhẹ thì bị váng đầu, chóng mặt, nặng thì ngất xỉu.

Tuy nhiên, vị Thái hậu này không mấy bận tâm đến chuyện đó, hầu hạ vẫn phải hầu hạ nhưng hễ cung nữ nào chau mày tỏ thái độ thì chắc chắn sẽ nhận được kết cục không mấy dễ chịu. Cũng bởi vậy mà việc hầu hạ Từ Hi đi ngủ từ lâu đã trở thành một loại cực hình khó nói của các cung nhân bên trong Tử Cấm Thành.

Kinh hãi hơn cả là Từ Hi Thái hậu buộc cung nữ dùng tay trần dập lửa khi châm thuốc cho mình. Để châm được thuốc thì các cung nữ sẽ dùng đá lửa để mồi rồi dẫn lửa vào một quả cầu nhung. Sau đó sẽ đem quả cầu này đốt trên mặt giấy rồi dùng tay nắm sợi thuốc cho vào tẩu sau đó dùng chính tay mình để dập lửa. Sau mỗi lần dập lửa, tay cung nữ đều bị bỏng rộp mụn nước, chữa lành đã khó, nay việc châm thuốc lặp lại nhiều lần chả trách đôi bàn tay của họ lại nhám đen và nhiều sẹo đến vậy!

Cách tắm để đẹp của Từ Hi Thái hậu quá hoang phí

Trong cuốn sách Ngự hương phiếu diều lục có viết, khi bước sang tuổi già, làn da của Từ Hi vẫn giữ được vẻ trắng hồng, mịn màng như thiếu nữ. Kaer – nữ hoạ sĩ người Mĩ từng đến nhà Thanh để vẽ chân dung của thái hậu lúc gần 70 tuổi viết: “Tôi đang đứng trước Hoàng Thái hậu, một người phụ nữ rất đẹp, gương mặt thân thiện, không quá 40 tuổi (trên thực tế, Thái hậu năm nay đã gần 70 tuổi). Mắt nhìn long lanh, đôi bàn tay thon gọn, nuột nà không chút tỳ vết của nếp nhăn hay chấm đồi, cơ thể thanh mảnh, mái tóc dài đen bóng, tất cả rất hoàn hảo.”

Bí quyết sở hữu làn da trắng mịn, sáng hồng như gái son của Từ Hi nằm ở cách tắm rửa. Bà mất nhiều thời gian tắm rửa hơn ăn cơm. Từ Hi thường sử dụng nước nóng để tắm. Bà ngồi thư giãn trên một chiếc ghế rồng đặc biệt trong khi cung nữ vệ sinh cơ thể.

Đầu tiên, cung nữ dùng khăn tắm nhẹ nhàng, chà từ thân trên đến lưng, nách và 2 vai. Mỗi người đảm nhiệm một vị trí khác nhau trên cơ thể Từ Hi, mỗi công đoạn làm từ 6 – 7 lần.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 5

Sau khi vệ sinh sạch cơ thể, Từ Hi dùng xa phòng thơm đặc biệt, được chiết xuất từ hoa hồng. Khăn tắm sau khi làm ướt sẽ được vắt khô và thoa xà phòng. 4 nữ tì với 4 chiếc khăn liên tục chà lên người thái hậu, dùng 1 lần sẽ bỏ, tiếp tục thay bằng chiếc khác. Tiếp đó, bà sẽ dùng khăm ấm để làm sạch rồi lau tiếp người bằng khăn lạnh để lỗ chân lông se khít.

Theo quy định tắm rửa của Từ Hi, mỗi chiếc khăn tắm chỉ được sử dụng một lần duy nhất rồi vứt bỏ. Một khi khăn tắm đã ướt và vớt lên thì tuyệt đối không được phép để lại trong nước, tính ra mất đến cả trăm chiếc khăn tắm mỗi ngày. Sau khi tắm xong, Từ Hi dùng nước hoa xức toàn thân.

Theo sử sách ghi chép, quá trình tắm rửa của Từ Hi vô cùng cầu kỳ, ít nhất phải mất 2 tiếng. Khi tắm cho bà, các cung nữ vô cùng căng thẳng, mệt mỏi gần như ngất đi vì chỉ cần một chút sơ sẩy nhỏ cũng có thể bị mang ra khỏi cung hoặc chặt đầu. Nếu làm da thịt của Từ Hi bị trầy xước thì tội đó rất nặng.

Sở thích rửa chân xa xỉ

Từ Hi Thái hậu sống vào cuối triều Thanh, thời điểm mà tục bó chân vẫn còn rất thịnh hành. Tuy nhiên, bà không bó chân mà ung dung thưởng thức cuộc sống của mình. Bà đi tất làm từ lụa mềm màu trắng với hoa văn tinh tế. Mỗi đôi tất mất 7 – 8 ngày để hoàn thành nhưng Từ Hi chỉ đi đúng một lần. Mỗi năm, bà tốn tới 3.000 công thợ và 10 vạn lạng bạc để làm tất.

Từ Hi là người rất chú trọng nước rửa chân và bà chọn nước cũng tinh tế không kém. Vào những ngày nóng ẩm, nước rửa chân phải đun bằng hoa cúc Hàng Châu. Vào ngày giá lạnh, nước rửa chân của bà phải nấu cùng đu đủ. Tùy vào tình hình thời tiết mà các ngự y phải gia giảm các dược liệu bên trong để Từ Hi Thái hậu cảm thấy thoải mái nhất.

Đoàn Tàu “ngự dụng” chẳng khác nào cung điện thu nhỏ

Năm 1876, Trung Quốc có tuyến đường sắt đầu tiên. Nhưng mãi đến năm 1902, Từ Hi Thái hậu mới lần đầu ngồi xe lửa. Bà luôn duy trì thói quen ngồi kiệu 16 người khiêng dù đi xa hay đi gần, mãi cho đến một năm, vì phải đến tỉnh Phụng Thiên xa xôi, bà quyết định mua hẳn một đoàn tàu từ nước ngoài.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 4 e1647451590605

Đoàn tàu này gồm 16 toa, sơn màu vàng đặc trưng của hoàng thất, nhìn từ xa không khác nào một con rồng vàng. Trong đó có riêng một toa dành cho Từ Hi thái hậu, lại được chia thành 2 toa lớn, nhỏ. Toa nhỏ được kê giường gỗ đỏ, là phòng ngủ của bà. Gian lớn trải thảm, kê ngai vàng, là nơi bà triệu kiến các quan viên trong đoàn, chẳng khác nào một triều đình thu nhỏ. Ngoài ra, kiệu của thái hậu, 2 chiếc kiệu vua Quang Tự, các vị đại thần, mỗi người chiếm một toa. Chiếc tàu “ngự dùng” này chế tạo tại Đức và có giá không hề rẻ!

Chó cưng của Thái hậu có người hầu hạ

Nuôi chó cảnh cũng là thú vui phổ biến trong triều đại nhà Thanh. Từ Hy Thái hậu cũng có sở thích này. Thay vì nhốt chúng trong chuồng, chó cưng của Thái hậu được đặc cách ở trong nhà làm bằng tre, có 4 thái giám hầu hạ. Ngoài ra, chúng cũng được cung cấp trang phục riêng làm từ vải satin trang trí hoa, thêu lụa và sợi vàng.\

Trượt băng vào mùa đông

Mỗi khi tuyết ở Bắc Kinh bắt đầu rơi, Từ Hi Thái hậu lại vui mừng nghĩ tới những trò chơi “độc, dị” còn đám nô tì thì khiếp sợ. Mỗi trò chơi để đổi lại tiếng cười của Từ Hi là nỗi ám ảnh của biết bao nhiêu người.

Từ Hi Thái hậu rất thích trượt băng. Thế nhưng thú trượt băng ấy không phải như những gì chúng ta tưởng tượng rằng một người đeo giầy trượt và tự trượt trên băng mà điều Từ Hi thích là kéo xe trượt tuyết.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 6

Khi băng đã phủ cứng mặt đường trong Tử Cấm Thành đến mức độ đường đi trơn bóng, Từ Hi sẽ cùng các phi tần của Hoàng đế và Phúc tấn (thê tử) của các vị Vương gia cùng nhau tập trung, bắt đầu trải nghiệm cảm giác sung sướng này. Họ sẽ cùng nhau ngồi trên những chiếc xe trượt băng đặc chế rồi để 4-5 thái giám phụ trách kéo xe về phía trước. Nhiệm vụ kéo xe phải do thái giám thực hiện, chứ không phải là binh lính nào khác. Vào khoảng khắc được kéo như bay trên những mặt băng, bên tai Từ Hi chỉ nghe tiếng gió thổi. Điều đó đem lại cho bà cảm giác hưng phấn và vui vẻ khó nói nên lời. Thế nhưng, đổi lại đó, các thái giám, cung nữ lại vô cùng khổ sở vì phải kéo những chiếc xe nặng nề trên mặt băng trơn trượt. Tiết mục ấy sẽ kéo dài ít nhất một giờ đồng hồ.

Đối với những vị thái giám mà nói, công việc này vô cùng khổ cực vì bản chất sức khỏe của họ vốn đã yếu ớt hơn những người đàn ông khác, đã vậy còn phải vận động nặng nhọc trong trời đông lạnh cắt da cắt thịt thì quả là một cực hình.

Mặt khác, những vị thái giám luôn nơm nớp bồn chồn vì lo lắng mặt băng sẽ không chịu được trọng lượng trong lúc cả đám người kéo xe. Mặc dù tầng băng đóng kết rất dày, nhưng điều này không có nghĩa nguy hiểm sẽ không xảy ra. Hơn nữa, chẳng may cho Thái Hậu rớt xuống hố băng thì cái mạng của những vị thái giám này chắc chắn sẽ không còn.

Xui xẻo hơn, nếu vị thái giám nào đó bị rơi nào hố băng trong lúc kéo xe thì coi như chịu đường chết vì sẽ không có ai quan tâm. Từ Hi sẽ không phái người đến cứu, vì trong mắt bà, cung nữ thái giám là hạng nô lệ xuất thân hèn mọn, không đáng phải đồng cảm với chúng.

Thú “đốt” tiền mua vui

Để chuẩn bị cho cuộc vui, Từ Hi Thái hậu sẽ hạ lệnh cho người hầu lấy chiếc rương đựng mấy nghìn đồng bạc ra. Số tiền này nhiều tới mức các thái giám phải cùng nhau hợp sức mới có thể bê ra được. Trò chơi xa xỉ mà Từ Hi thái hậu muốn đó chính là ném tiền. Điều này chỉ đơn giản là để khiến bà có được sự thỏa mãn hả hê khi nhìn những kẻ tầm thường khác phải tranh cướp nhau những đồng tiền đó.

nhung so thich xa xi va ky quai cua tu hi 7

Không chỉ đơn giản là ném tiền ra đất như nhiều người vẫn tưởng tượng, trò vui của Từ Hi Thái hậu lại “dị” hơn nhiều khi bà thích ném tiền lên mặt băng. Theo đó, người phụ nữ quyền lực này sẽ ngồi trên cao rồi ném tiền xuống mặt băng theo tùy hứng.

Đứng ở dưới không chỉ là các cung nữ, thái giám mà còn cả các cách cách, phúc tấn hay phi tần. Thân là người trong hoàng tộc, thực chất số tiền nhặt được đó không quá lớn song ai nấy đều phải cố tỏ ra thật thích thú để có thể lấy lòng Thái hậu.

Họ đứng ở bốn phía xung quanh, bất chấp mặt băng trơn trượt mà phải lao tới rồi tranh cướp nhau khi được bề trên “ban” tiền. Trên mặt băng vô cùng trơn ấy, chỉ một sơ sẩy thôi cũng khiến người ấy có thể “vồ ếch”. Đây chính là điều khiến Từ Hi thích thú, khi được nhìn các nữ quyến hoàng tộc ngã sấp ngã ngửa để tranh nhau vài đồng bạc ấy.

Những người ở dưới càng tranh cướp nhau, càng ngã bổ nhào thì Thái hậu càng vui. Kết thúc mỗi lần chơi đó, không biết bao nhiêu lượng vàng đã bị tiêu tốn. Để đổi lại vài nụ cười của bà, quốc khố đã thâm hụt biết bao nhiêu, bách tính vô cùng phẫn uất.

Những câu chuyện kể trên chỉ là một vài trong vô số những câu chuyện về sự ăn chơi hưởng thụ của Từ Hi Thái hậu. Ngoài thú vui tiệc tùng, bà cũng có những cách “độc” để giữ gìn nhan sắc, mà đến ngày nay vẫn là chủ đề được phụ nữ đưa ra để học tập và rút kinh nghiệm. Nhắc tới bà, có những người quy tội bà chính là nguyên nhân cho sự sụp đổ của nhà Thanh, là một người phụ nữ tàn nhẫn và khát máu, tuy nhiên cũng có những người có cái nhìn lạc quan hơn, nói rằng ít nhiều bà cũng là một nhà cải cách có hiệu quả, dù miễn cưỡng, trong những năm cuối đời!

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!

tan tuyen thai hau 6

Tần Tuyên Thái hậu khuynh đảo thiên hạ bằng tài lãnh đạo kiệt xuất

Võ Tắc Thiên được biết đến là Nữ Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Tuy nhiên, từ thời Chiến Quốc, cũng từng có một nữ nhân khuynh đảo thiên hạ bằng tài lãnh đạo kiệt xuất, đó chính là Tuyên Thái hậu.

Tuyên Thái hậu (348 TCN – 265 TCN) là Thái hậu nước Tần thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Bà là phi tần của Tần Huệ Văn Vương Doanh Tứ, và là mẫu thân của Tần Chiêu Tương Vương Doanh Tắc. Bà thọ tới 83 tuổi, nhiếp chính cùng Tần Chiêu Tương Vương 35 năm.

Tiểu sử của bà được ghi lại không nhiều, chỉ biết bà mang họ “Mị” thuộc dòng dõi công thất nước Sở. Bà làm phi tần của Tần Huệ Văn Vương, có hiệu là “Bát Tử”, nên còn được gọi là “Mị Bát Tử”.

Trong lịch sử Trung Quốc, Tuyên Thái hậu là người phụ nữ đầu tiên lấy thân phận mẹ của Vua mà tiến hành nhiếp chính một cách công khai. Tước hiệu “Thái hậu” bắt đầu xuất hiện cũng từ bà, truyền thống Thái hậu chuyên quyền cũng bắt đầu từ thời kỳ bà nắm quyền.

Năm 325 TCN, Mị Bát Tử sinh hạ Công tử Tắc (tức Tần Chiêu Tương Vương sau này). Sau đó, bà tiếp tục sinh hạ thêm cho Tần Huệ Văn Vương 2 Công tử nữa là Công tử Thị và Công tử Khôi. Năm 311 TCN, Tần Huệ Văn Vương qua đời, Công tử Đãng tức Tần Vũ Vương lên kế thừa ngôi vị. Tuy nhiên, Tần Vũ Vương chỉ ở ngôi được 4 năm thì chết vì tai nạn. Tần Vũ Vương không có con trai dẫn đến việc các em trai của Tần Vũ Vương thi nhau tranh đoạt vương vị. Lúc bấy giờ, thực lực mạnh nhất là Công tử Tráng – người con trai lớn nhất còn sống của Huệ Văn Vương.

Thế nhưng, khi Triệu Vũ Linh Vương (vị vua thứ sáu của nước Triệu – chư hầu nhà Chu) can thiệp vào chính trị của nước Tần, ông đã cho quân hộ tống con trai cả của Mị Bát Tử là Công tử Tắc, vốn đang đang làm con tin ở nước Yên, quay về nước Tần.

tan tuyen thai hau 1

Mị Bát Tử dựa vào thế lực của người em cùng cha khác mẹ với mình là Đại phu Ngụy Nhiễm, bấy giờ đang tạm cầm quyền chăm lo triều chính, để đưa Công tử Tắc lên ngôi, lấy danh hiệu là Tần Chiêu Tương Vương. Với thân phận mẫu sinh của Hoàng đế, Mị Bát Tử được tôn làm Tuyên Thái hậu. Lấy cớ Hoàng đế tuổi còn nhỏ chưa thể chấp chính, vì thế Tuyên Thái hậu thay mặt toàn quyền đứng ra xử lý triều chính.

Chuyện ngoại tình hy hữu

Chuyện kể rằng, thời bấy giờ, Nghĩa Cừ Vương, thủ lĩnh nước Hung Nô quy phục triều Tần. Tuy nhiên, sau khi Chiêu Tương Vương lên ngôi, Nghĩa Cừ Vương tỏ ra kiêu ngạo, không coi Tần Chiêu Tương Vương ra gì, có ý đồ phản lại triều Tần. Trong tình huống lúc bấy giờ, bên ngoài là 6 nước luôn dòm ngó chờ đợi nước Tần sơ hở, bên trong triều chính vẫn chưa ổn định, nếu như người Hung Nô nổi dậy chống lại nước Tần thì chắc chắn rằng nước Tần không diệt vong cũng kiệt quệ.

Trong tình thế đó, Tuyên Thái Hậu đã có một quyết định: Tư thông với Nghĩa Cừ Vương. Sau những cuộc dan díu ấy, Tuyên Thái hậu đã có với Nghĩa Cừ Vương tới 2 người con. 

tan tuyen thai hau 3

Mối quan hệ giữa Tuyên Thái Hậu và Nghĩa Cừ Vương kéo dài trong thời gian rất lâu. Cho tới khi triều đình nước Tần bắt đầu ổn định và vững mạnh trở lại, Tuyên Thái hậu bắt đầu tìm cách lật mặt với người tình của mình.

Đầu tiên, Tuyên Thái hậu lừa Nghĩa Cừ Vương tới cung Cam Tuyền. Nghĩa Cừ Vương và Tuyên Thái hậu là tình nhân trong suốt nhiều chục năm, vì vậy, Nghĩa Cừ Vương hoàn toàn không có chút nghi ngờ nào về tình cảm và Tuyên Thái hậu dành cho mình. Đợi chờ Nghĩa Cừ Vương ở cung Cam Tuyền không phải là cuộc hoan lạc như những lần gặp trước mà ngược lại là cái chết đau đớn. Tuyên Thái hậu ra lệnh cho binh sĩ phục sẵn bên ngoài, đợi khi Nghĩa Cừ Vương vừa tới là xông ra giết ngay. Nhân đó, Tần Chiêu Tương Vương lấy đất Nghĩa Cừ lập ra ba quận Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng quận. 

Về 2 người con mà Tuyên Thái hậu sinh cho Nghĩa Cừ Vương, sử sách cũng không hề ghi chép lại, không biết số phận ra sao. Nhiều người nói rằng, 2 người con đó đều bị Tuyên Thái hậu giết chết cùng với Nghĩa Cừ Vương. Thời bấy giờ, nước Tần nổi tiếng là “đất nước lang sói”, người nước Tần nổi tiếng là những kẻ nghiêm khắc và tàn nhẫn. Việc Tuyên Thái Hậu giết 2 người con của Nghĩa Cừ Vương do mình sinh ra cũng không phải là không có khả năng.

Đánh giá về chuyện ngoại tình này, các sử gia hiện đại cho rằng Mị Bát Tử đã hi sinh bản thân, dùng kế mỹ nhân quyến rũ Nghĩa Cừ Vương, cùng ông ta sinh hạ hai con chỉ vì muốn tiêu diệt thế lực của nước Nghĩa Cừ, giành được đất đai. Thực tế, thế lực của Nghĩa Cừ giống Hung Nô đối với nhà Hán về sau, luôn ở thế giằng co, Mị Bát Tử dùng chuyện tình cảm có thể dẹp bỏ chướng ngại mà cả Huệ Văn Vương cũng không làm được, dĩ nhiên được đánh giá cao.

Nhãn quan kiệt xuất của Tuyên Thái Hậu

Nghĩa Cừ Vương chết, mối lo bị tấn công từ sau lưng của nước Tần được loại bỏ. Nước Tần nhanh chóng quay trở lại với mục tiêu lớn hơn: Thống nhất Trung Hoa.

tan tuyen thai hau 4

Lúc bấy giờ, đại cục nước Tần về cơ bản đã ổn định, nhưng trên thực tế thì nước Tần vẫn chưa thoát khỏi tình thế nguy hiểm. Bởi lẽ, các nước chư hầu đều chăm chú theo dõi mọi động thái của nước Tần và nước Tần có nguy cơ phải đối mặt với sự hợp tác của các nước chư hầu còn lại nhằm chống lại mình. Để tránh được nguy cơ này, Tuyên Thái Hậu đã thực hiện kế hoạch dùng hôn nhân để tạo liên minh rất táo bạo. Tuyên Thái hậu lệnh cho Chiêu Tương Vương lấy công chúa nước Sở làm Vương hậu, đồng thời gả một công chúa nước Tần cho nước Sở. Tiếp đó, Tuyên Thái hậu tìm mọi cách để giữ mối quan hệ với hai nước Triệu và Yên. Nhờ vậy, tình thế nước Tần dần dần ổn định trở lại, thoát khỏi cơn nguy hiểm.

Trong các vấn đề nội bộ, Tuyên Thái hậu sẵn sàng sử dụng những thế lực ngoại thích, những người thân cận với mình về mặt huyết thống, bất chấp mọi lời ra tiếng vào.

tan tuyen thai hau 5

Do Sở Hoài Vương tiến cử, Tuyên Thái Hậu đã để một người cùng họ với mình tên là Thọ đảm nhiệm chức Tể tướng triều Tần. Ngụy Nhiễm tiếp tục được thăng quan, nắm giữ toàn bộ lực lượng quân đội, tước phong Nhương Hầu (nay là huyện Trịnh, Hà Nam), sau đó lại phong thêm cả Đào Ấp (nay là Định Đào, tỉnh Sơn Đông). Ngoài ra, một người em cùng cha khác của Tuyên Thái hậu là Mễ Nhung cũng được phong Hoa Dương Quận, đất phong ban đầu là Cao Lăng, tỉnh Thiểm Tây, sau đổi phong làm Tân Thành Quân, đất phong ở huyện Mật, tỉnh Hà Nam. Công tử Thị thì được phong làm Kinh Dương Quân, đất phong ở Kinh Dương, tỉnh Thiểm Tây, sau đó đổi đất phong về Nam Dương, Hà Nam. Công tử Khôi được phong làm Cao Lăng Quân, đất phong ở Cao Lăng, Thiêm Tây, sau đó lại đổi đất phong về Yển Thành, Hà Nam.

Nhiều người cho rằng, Tuyên Thái hậu dùng người chỉ dựa vào thân thích, mục đích là nhằm củng cố và mở rộng thế lực của mình trong triều đình. Thực tế không hẳn như vậy.

Xem những nơi đất phong cho con cháu, anh em của Tuyên Thái hậu có thể thấy, những vùng đất đó không phải là vùng đất thuộc lãnh thổ nước Tần mà là những vùng đất đánh chiếm được. Những huyện Trịnh, Nam Dương, Yển Thành đều là những vùng đất nước Tần cướp được của nước Hàn từ năm 310 tới năm 291 trước Công nguyên. Còn huyện Mật là vùng đất triều Tần cướp được của nước Sở vào năm 300 TCN. Đất Định Đào của Sơn Đông thì vốn là đất của nước Tề.

Cướp đoạt đất đai thực tế chỉ là bề mặt. Sự lợi hại của Tuyên Thái hậu chính là việc bà ta rất coi trọng nhân tài. Chẳng hạn như Vũ An Hầu Bạch Khởi chính là nhân tài do Ngụy Nhiễm đề bạt. Kỳ thực, lúc bấy giờ nếu như không có được Tuyên Thái hậu coi trọng và cất nhắc thì có lẽ Bạch Khởi mãi mãi chỉ là một anh lính quèn dưới trướng của Ngụy Nhiễm mà thôi.

Tuyên Thái hậu sau đó cũng tiếp thu truyền thống sử dụng các nhân sĩ trí thức nước ngoài của các bậc tiền bối nước Tần, rất muốn thu hút càng đông nhân tài nước ngoài tới Tần. Người đầu tiên Tuyên Thái hậu nhắm tới chính là con trai thứ của Tề Tuyên Vương – Mạnh Thường Quân.

tan tuyen thai hau 8

Muốn mời được một người như Mạnh Thường Quân tới nước Tần làm Tướng quốc, đương nhiên nước Tần phải bỏ ra một số vốn không hề nhỏ. Đầu tiên, Tuyên Thái Hậu ra lệnh cho con trai mình là Kinh Dương Quân tới nước Tề làm con tin để đổi Mạnh Thường Quân tới Tần. Kinh Dương Quân không chút suy tư lên đường vì nghĩ rằng, mình có mẹ và một nước Tần mạnh mẽ ở sau lưng, đến một nước nhỏ như nước Tề thì chẳng có gì phải e sợ, chỉ giống như đi du lịch vậy thôi. Tuy nhiên, khi tới nước Tề Kinh Dương Quân mới biết rằng người nước Tề vốn không dám giữ Kinh Dương Quân ở lại làm con tin. Sau khi ăn uống tiệc tùng, du ngoạn khắp nơi ở nước Tề, Tề Vương đã để cho Mạnh Thường Quân và Kinh Dương Quân cùng nhau trở về nước Tần.

Tuy nhiên, những môn khách của Mạnh Thường Quân thì khuyên ông ta không nên tới nước Tần, cho rằng chuyến đi này lành ít dữ nhiều. Mạnh Thường Quân nghe theo lời kiến nghị của họ. Vì vậy, lần đầu tiên đi nước Tần của Mạnh Thường Quân không thành.

Ban đầu, nước Tần mời Mạnh Thường Quân tới chắc chắn là có thành ý mời ông ta tới làm Tướng quốc. Vì vậy, khi nước Tần lần thứ hai mời Mạnh Thường Quân, ông ta đã đồng ý. Tuy nhiên, có lẽ lần thứ hai này Tuyên Thái hậu đã qua đời, cho nên sau khi Mạnh Thường Quân tới nước Tần lần thứ hai thì mới xảy ra nhiều biến cố.

Đầu tiên là cuộc tranh cãi trong nội bộ nước Tần. Có người nói với Chiêu Tương Vương rằng: Mạnh Thường Quân là người hiền nhưng lại mang họ Tề, nay làm tướng quốc nước Tần, tất sẽ đặt nước Tề lên trước rồi mới tính cho nước Tần, như vậy thì nước Tần chẳng nguy lắm hay sao?

Chiêu Tương Vương nghe xong, nghĩ rằng kiến nghị này có lý, nên khi gặp Mạnh Thường Quân không những không nhắc tới chuyện cất nhắc làm tướng quốc mà còn tìm cách giam lỏng Mạnh Thường Quân, thậm chí còn muốn giết ông ta.

Mạnh Thường Quân và Kinh Dương Quân quan hệ với nhau rất tốt. Khi Kinh Dương Quân biết được ý đồ của Chiêu Tương Vương đã đem mọi chuyện nói lại với Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân nghe xong hồn siêu phách lạc, vốn nghĩ rằng mình tới nước Tần để làm quan to, nay lại bị người khác tìm cách giết, chỉ hận không nghe theo lời khuyên can của các môn khách của mình.

Kinh Dương Quân bày cho Mạnh Thường Quân một kế là tới tìm Yên Cơ, một sủng thiếp của Chiêu Tương Vương để nhờ giúp. Mạnh Thường Quân nhờ người giúp đỡ, cuối cùng cũng đã gặp được Yên Cơ. Yên Cơ là một người thiếp yêu của Chiêu Tương Vương, được ông vua này rất sủng ái, do vậy, nếu thuyết phục được Yên Cơ thì Mạnh Thường Quân vẫn còn cơ hội.

Rất may cho Mạnh Thường Quân là sau đó, Yên Cơ cũng chấp nhận thỉnh cầu của ông ta. Tuy nhiên, Yên Cơ biết rằng, khi Mạnh Thường Quân tới Tần đã tặng cho Chiêu Tương Vương một chiếc áo lông cáo trắng ngàn năm tuổi vì thế, Yên Cơ nói rằng mình sẽ giúp Mạnh Thường Quân với điều kiện cũng phải tặng cho mình một chiếc áo như vậy.

Mạnh Thường Quân lúc này bị đẩy vào thế khó. Chiếc áo lông cáo trắng ngàn năm trên đời này chỉ có một, lại đã tặng cho Chiêu Tương Vương rồi thì bây giờ lấy đâu ra tặng cho Yên Cơ?

Đúng lúc chưa biết giải quyết thế nào thì một môn khách của Mạnh Thường Quân đã vào kho của hoàng cung nước Tần, đánh cắp chiếc áo mà Mạnh Thường Quân đã tặng cho Chiêu Tương Vương đưa cho Mạnh Thường Quân.

Người phụ nữ thường khiến cho trí óc đàn ông giảm sút, đặc biệt là đối với những người đàn ông yêu họ. Yên Cơ nhanh chóng thuyết phục được Chiêu Tương Vương để Mạnh Thường Quân về nước Tề.

Sau khi Mạnh Thường Quân ra khỏi kinh thành nước Tần, mang theo các môn khách của mình chạy về phía Hàm Cốc Quan. Lúc bấy giờ đầu óc của Chiêu Tương Vương đột nhiên hồi phục lại trạng thái bình thường.

Làm sao có thể thả cho Mạnh Thường Quân về nước dễ dàng như vậy được? Những môn khách của Mạnh Thường Quân đều là những dị nhân, sẽ có hại đối với nước Tần sau này. Nghĩ thế, Chiêu Tương Vương hạ lệnh đuổi theo bắt Mạnh Thường Quân lại.

tan tuyen thai hau 7

Mạnh Thường Quân chạy tới Hàm Cốc Quan thì trời đã tối. Theo quy định lúc bấy giờ chỉ khi nào trời có tiếng gà gáy sớm thì cửa thành mới mở, người dân mới được ra khỏi cổng thành. Đúng lúc tình thế nguy nan, phía trước là cổng thành khép kín, phía sau là quân đội Tần đang đuổi sát gót thì xuất hiện một người có biệt tài làm giả tiếng gà gáy. Những người gác cổng thành chẳng phân biệt trời sáng hay tối, theo thói quen, cứ có tiếng gà là dậy mở cổng thành. Mạnh Thường Quân và đoàn môn khách của mình vui mừng rời khỏi nước Tần.

Thực tế, việc Mạnh Thường Quân tới nước Tần là kiến nghị của Tuyên Thái hậu, cũng thể hiện tầm nhìn xa của bà, giúp nước Tần có thêm một hiền tài khó kiếm. Tuy nhiên, do Tuyên Thái hậu đã chết trước khi Mạnh Thường Quân đặt chân đến Tần khiến Chiêu Tương Vương đã phá hỏng cơ hội hiếm có này. Đây là một điều đáng tiếc đối với nước Tần. Bởi lẽ nếu như nước Tần có được Mạnh Thường Quân thì cái họ có được không chỉ là một đầu óc trí tuệ mà là cả một đội ngũ hoàn hảo. Nếu như có được đội ngũ này, thì việc thống nhất Trung Hoa của nước Tần có lẽ sẽ tiến nhanh hơn nhiều.

Đáng tiếc là Chiêu Tương Vương lại không có được nhãn quan của mẹ mình. Cũng đáng tiếc là đội ngũ hoàn hảo của Mạnh Thường Quân sau khi rời khỏi nước Tần cũng không phát huy được bao nhiêu tác dụng ở nước Tề.

Bị “tước” quyền lực 

Năm 271 TCN, một người nước Ngụy có tên là Phạm Thư đã đến nước Tần, và được Tần Chiêu Tương Vương Doanh Tắc đem lòng trọng dụng. Phạm Thư tâu với Tần Chiêu Tương Vương rằng: “Người bên ngoài chỉ nghe nước Tần có Thái hậu, Nhương hầu, Hoa Dương, Cao Lăng và Kinh Dương, chẳng bao giờ nghe đến Tần vương”. Tần Chiêu Tương Vương nghe mà bực mình, phế quyền lực của Tuyên Thái hậu, bắt lui về cung riêng; sau đó ép buộc Ngụy Nhiễm về phong ấp, đuổi Hoa Dương quân, Cao Lăng quân và Kính Dương quân ra biên cương.

tan tuyen thai hau 2

Năm thứ 42 (265 TCN), Tuyên Thái hậu ngày càng già, lâm bệnh nặng. Sau khi bị giam, Thái hậu có tình nhân trẻ là Ngụy Sửu Phu. Khi Thái hậu hấp hối, liền muốn cho Sửu Phu tuẫn táng theo mình. Nghe ý của Thái hậu mà Sửu Phu sợ hãi, nhờ Dung Nhuế đến thuyết phục bà bãi lệnh tuẫn táng. Tháng 7 năm đó, bà qua đời. Thi hài của bà được chôn cất ở Dương Ly Sơn (nay thuộc khu vực Lâm Đồng, Tây An của tỉnh Thiểm Tây).

Tên tuổi mãi lưu danh trong sử sách

Khi Tuyên Thái hậu bị “tước quyền”, tính ra bà cũng đã nhiếp chính được hơn 40 năm. Suốt quãng thời gian ấy, Tần Chiêu Tương Vương chỉ sống ở Lục Anh cung và Li cung, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Ông ở đó trên danh nghĩa chữa bệnh, chẳng một lần được nhúng tay vào triều chính. Nước Tần khi ấy hưng thịnh và trở thành tiền đề vững chắc cho sự xưng bá “Thất hùng” sau này thực chất đều do một tay Tuyên Thái hậu gây dựng mà ra.

Có thể thấy, tuy Tuyên Thái hậu chỉ buông rèm nhiếp chính chứ không tự mình xưng đế như Võ Tắc Thiên, nhưng nếu so với quãng thời gian cai trị thiên hạ 15 năm của Võ Tắc Thiên thì 40 năm của Tuyên Thái hậu lại dài hơn rất nhiều. Không những thế, trong những năm tháng trị vì ấy, Tuyên Thái hậu còn là người có công nhiều lần dẹp yên nội loạn, đuổi tan giặc ngoài, bình ổn đất nước và mở mang bờ cõi. Chỉ với điều đó, bà đủ để xứng danh là Nữ Hoàng Đế đầu tiên của Trung Hoa.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!

tu cach cach duo tu hi vo cung yeu men 5

“Nỗi khổ” của Khánh Vương phủ Tứ Cách Cách khi được Từ Hi Thái hậu yêu mến

Khánh Vương phủ Tứ Cách Cách là người mà Từ Hi Thái hậu vô cùng yêu mến và nhất định phải giữ nàng bên cạnh mình bằng mọi cách và thậm chí nàng cũng không cho phép ở cạnh chồng. Không chỉ có nhan sắc động lòng người, Tứ Cách Cách còn rất lương thiện và siêng năng.

Theo sử sách ghi chép, Tứ Cách Cách có xuất thân vô cùng cao quý. Cha của nàng chính là Hòa Thạc Khánh Thân Vương Dịch Khuông (Ông nội của Dịch Khuông là Khánh Hy Thân Vương Vĩnh Lân, con trai thứ 17 của Hoàng đế Càn Long), cho nên Tứ Cách Cách có thể xem như là người vừa sinh ra đã ngậm thìa vàng.

Dù không có tài năng gì, học vấn cũng không, nhưng Hòa Thạc Khánh Thân Vương Dịch Khuông lại có thể thuận lợi thăng quan, âu cũng được xem là vô cùng may mắn. Ông ta chẳng mấy vất vả được thăng chức lên làm Quản đốc Quân cơ Đại thần, sau này trở thành một nhân vật vô cùng quyền lực vào cuối thời nhà Thanh. Ông ta có thể làm đến chức vị cao như vậy chính bởi vì được Từ Hi Thái hậu chiếu cố.

Đầu tiên, ông ta đưa trò mạt chược vào trong cung, lan truyền cho các cung nữ và thái giám bên cạnh Từ Hi, sau đó lại đưa cả thiếp của mình vào cung cùng Từ Hi chơi mạt chược, hơn nữa mỗi lần tiến cung chơi còn cố ý để chính mình chơi thua sạch sẽ, việc này khiến Từ Hi vô cùng hài lòng, vui vẻ.

tu cach cach duo tu hi vo cung yeu men 4

Về sau, vì để thực hiện được dã tâm của mình, ông ta còn sẵn sàng đưa con gái của mình vào cung hầu hạ Từ Hi. Bấy giờ, tuy rằng Từ Hi nắm quyền lực to lớn nhưng cũng sẽ có lúc buồn chán, có Tứ Cách Cách bầu bạn bên mình, khiến tâm trạng của bà vui vẻ rất nhiều.

Từ nhiều nhiều bức ảnh ngày xưa, có thể thấy Từ Hi Thái hậu rất thích Tứ Cách Cách, luôn để nàng ở bên cạnh mình. Bà đi đâu cũng đưa nàng đi theo đó. Và chính vì không muốn Tứ Cách Cách rời cung, bà đã ra lệnh bắt giam nàng lại.

Vào thời điểm đó, Tứ Cách Cách đã thành hôn, chồng nàng là con trai thứ 9 của Thống đốc Dụ Lộc, 2 vợ chồng rất yêu thương nhau. Vốn dĩ họ sẽ có thể sống hạnh phúc như trong truyện cổ tích nhưng vì Tứ Cách Cách vô tình bị Từ Hi Thái hậu “nhìn trúng”, cuộc sống của họ đã thay đổi.

tu cach cach duo tu hi vo cung yeu men 6

Theo một số tài liệu ghi chép về lịch sử, nếu như Từ Hi không gặp Tứ Cách Cách vài ngày, bà sẽ sai người đón nàng vào cung, cho nên mặc dù khi ấy Tứ Cách Cách đã kết hôn nhưng phần lớn thời gian nàng vẫn sống ở trong cung, vì thế nên không thường xuyên được gặp chồng mình.

Một thời gian sau, chồng của Tứ Cách Cách vì đau buồn quá độ mà qua đời. Lúc chồng mất, nàng cũng không thể đến gặp mặt lần cuối. Đây là sự hối hận lớn nhất đời nàng, từ đó nàng trở thành một góa phụ. Từ đó, Tứ Cách Cách luôn ôm niềm ân hận trong lòng khiến tâm tình không mấy vui vẻ.

tu cach cach duo tu hi vo cung yeu men 3

Cũng trong khoảng thời gian này, Từ Hi Thái hậu nhiều lần yêu cầu nàng chụp ảnh cùng, nàng không thể không đồng ý. Đó chính là lý do mà những bức hình chụp Tứ cách cách luôn mang vẻ âu sầu khó diễn đạt.

tu cach cach duo tu hi vo cung yeu men 2

Từ Hi Thái hậu thường xuyên có ý tưởng quái dị, trong một lần chụp ảnh, bà đã yêu cầu Tứ Cách Cách hóa trang thành Long nữ, còn thái giám thân cận Lý Liên Anh hóa thân thành Thiện Tài đồng tử (là nhân vật chính trong Phẩm Nhập Pháp Giới trong kinh Hoa Nghiêm). Vào thời điểm này, chồng vừa mất mà Thái hậu đã bắt ép Tứ Cách Cách mặc trang phục sặc sỡ và đánh phấn dày khiến nàng vô cùng uất ức. Vừa về đến nhà, nàng đã bật khóc thật to.

Về sau, Tứ Cách Cách cũng chẳng thể yên ổn ở nhà làm một quả phụ đúng nghĩa. Vậy nên mới có ý kiến cho rằng, được Từ Hi yêu mến chưa chắc đã là sung sướng.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!

ung chinh xu tu con ruot cua minh 5

Ung Chính Đế xử tử con trai ruột của mình do trở thành con cờ trong màn tranh đấu quyền lực

Người xưa có câu “Hổ dữ không ăn thịt con”. Thế nhưng, trong lịch sử Thanh triều, Ung Chính Đế đã ra lệnh xử tử con trai ruột của mình. Rốt cuộc con trai đã làm chuyện gì khiến Ung Chính phải ra lệnh giết chết?

Trong gần 300 năm tồn tại, nhà Thanh đã từng phát triển cực thịnh dưới sự trị vì của Khang Hi, Ung Chính và Càn Long. Trong đó, dưới sự trị vì Khang Hi đã xảy ra cuộc tranh đấu hoàng vị khốc liệt của 9 hoàng tử. Và người giành được thắng lợi trong “cuộc chiến” ấy chính là Tứ gia Dận Chân (Hoàng đế Ung Chính). Mặc dù đại cục đã định, Ung Chính đã yên vị trên ngai vàng, nhưng dã tâm của Bát gia Dận Tự vẫn vô cùng lớn. Để đối phó với đương kim thánh thượng, Dận Tự đã âm thầm xúi giục con trai của Ung Chính là Tam A Ca Hoằng Thời thực hiện những hành vi tranh quyền đoạt vị, khuấy loạn sự bình yên của cung đình.

Cùng với đó, Dận Tự cũng triệu tập những Vương gia có chức quyền lớn ở quan ngoại (vùng đất phía đông Sơn Hải Quan, Trung Quốc) về Bắc Kinh. Mục đích của ông ta là tập hợp lực lượng mưu đồ lấy lại ánh hào quang của bản thân năm xưa và ra một đòn phản công chí mạng lật đổ Hoàng đế Ung Chính. Nhưng may mắn thay, người anh em thân thiết của vua Ung Chính là Thập tam gia Dận Tường đã kịp thời trở về kinh thành để lật ngược tình thế, ngăn cản kế hoạch của Bát gia.

Tuy nhiên, một người có dã tâm như Dận Tự sẽ không dễ dàng từ bỏ những điều mình mong muốn. Dù vậy, ông ta cũng chỉ có thể đối phó với Ung Chính trong bóng tối. Do đó, Bát gia luôn tìm cách xúi giục người cháu trai Hoằng Thời làm ra những hành vi mà Ung Chính ghét nhất – tranh quyền đoạt vị.

Hoàng tử Hoằng Thời sinh ngày 13/2 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 43 (1704), là con trai thứ ba của Ung Chính Đế với Tề phi Lý thị, con gái của Tri phủ Lý Văn Huy. Ông là con trai duy nhất của Tề phi sống sót tới tuổi trưởng thành và chứng kiến được sự lên ngôi của cha mình. Trong thời gian đầu cai trị của cha mình, ông không có đóng góp gì quan trọng cho triều đình.

Hoằng Thời trở thành con cờ trong màn tranh đấu của chính chú ruột và cha đẻ mình

Theo những ghi chép trong lịch sử, Hoằng Thời vốn là một người không có đầu óc chính trị nhưng tham vọng lại lớn. Do đó, Hoằng Thời đã bị lợi dụng và trở thành con cờ trong màn tranh đấu của chính chú ruột và cha đẻ mình.

Nghe theo lời khích bác của Bát gia, Hoằng Thời luôn mang trong đầu suy nghĩ em trai Hoằng Lịch là hòn đá ngăn trở con đường tiến đến ngai vàng của mình. Do đó, “quân cờ của Bát gia” đã dùng trăm phương ngàn kế để trừ khử chướng ngại vật cho tham vọng xưng đế. Nhưng Hoằng Thời không biết rằng mọi hành động tranh đấu của bản thân chỉ làm cho người chú đầy dã tâm của mình “ngư ông đắc lợi”. Chẳng bao lâu, mọi suy nghĩ và hành động của Tam a ca Hoằng Thời đã bị vua cha phát hiện. Từng bước ra từ cuộc tranh giành ngôi vị khốc liệt, nay chứng kiến cảnh các con âm thầm tranh đấu đã khiến cho vị Hoàng đế này không khỏi đau lòng.

ung chinh xu tu con ruot cua minh 1

Ban đầu, vì muốn tranh đoạt với Hoằng Lịch, thế nên mới có chuyện Hoằng Thời trộm đề thi khoa cử, tạo ra một màn “án gian lận ở trường thi”. Sự việc này bị bại lộ và Trương Đình Lộ bị chém đầu, Hoằng Thời cũng đã buông bỏ ý định dòm ngó ngai vàng, bắt đầu không màng thế sự, an phận thủ thường làm một vương gia nhàn hạ. Mãi cho tới khi Bát gia Dận Tự tới phủ của Hoằng Thời. Dưới sự cổ vũ và khuyên bảo của Dận Tự, Hoằng Thời đã lấy lại ý chí phấn đấu, nhất là sau khi Dận Tự đem lời khai của Trương Đình Lộ đưa cho Hoằng Thời, Hoằng Thời vẫn không hề có bất kỳ lo lắng gì, quyết định liều một phen, thề rằng sẽ phân cao thấp với Hoằng Lịch.

Thế nên sau đó, Hoằng Thời đã tỏ ra rất tích cực, thậm chí còn chủ động xin Ung Chính giao việc cho mình, mục đích chính là để thể hiện bản thân trước mặt vua cha, đồng thời muốn lấy được thiện cảm của vua cha dành cho mình. Thế nhưng, tất cả mọi việc mà Hoằng Thời làm đều là tốn công vô ích. Một mặt, lúc bấy giờ, vị trí của Hoằng Lịch trong lòng Ung Chính cực kỳ vững chắc, cho dù Hoằng Thời có làm gì, có cố gắng thế nào đi chăng nữa, có lấy lòng Ung Chính như thế nào thì vẫn chẳng thể làm Ung Chính cảm động một chút nào. Mặt khác, xét về mọi mặt thì Hoằng Lịch vẫn xuất sắc hơn hẳn Hoằng Thời, làm việc gì cũng khiến Ung Chính hài lòng. So sánh ra thì Hoằng Thời quả thực kém hơn nhiều.

Hoằng Thời lựa chọn tranh đấu “trong tối” và sự tức giận của Ung Chính lên tới đỉnh điểm

Nhờ có Dận Tự lên kế hoạch sách lược cho mình, Hoằng Thời không ngần ngại bán đứng Ung Chính, tham gia vào cả “sự kiện đảng phái Bát Gia bức cung”, đồng thời còn thành công lừa được Hoằng Trú “truyền sai thánh chỉ”, dẫn đến Ung Chính mất đi quyền kiểm soát đại doanh Phong Đài. Lần này cũng đã khiến Ung Chính Đế rơi vào nguy hiểm trên triều đường. Cuối cùng vẫn phải nhờ vào Thập Tam A Ca Dận Tường đoạt lại binh quyền của đại doanh Phong Đài mới dẹp êm mọi chuyện, giúp Ung Chính xoay đổi được tình thế cục diện.

Tuy Hoằng Thời không bị bại lộ trong “sự kiện đảng phái Bát Gia bức cung”, nhưng Hoằng Thời cũng ngầm cảm nhận được nguy cơ đang tới. Nhất là khi tịch thu tài sản trong phủ của Bát gia Dận Tự, trải qua cuộc tẩy não của Dận Tự, sự âm hiểm và độc ác của Hoằng Thời đã hoàn toàn kích phát ra.

ung chinh xu tu con ruot cua minh 3

Thế nên, Hoàng Thời đã tổ chức một nhóm sát thủ, chuẩn bị ám sát Hoằng Lịch, nhưng do Lưu Mặc Lâm hi sinh mạng sống vì nghĩa nên âm mưu của Hoằng Thời mới không thành công. Với Ung Chính, Hoằng Lịch chính là toàn bộ hi vọng của ông, hành vi của Hoằng Thời đã chạm tới giới hạn cuối cùng của ông.

Cho đến một ngày, khi người anh em thân thiết Dận Tường đổ bệnh nặng, Ung Chính Đế đã đích thân đến phủ em trai thăm hỏi. Lúc này, Thập tam gia đã nói một câu khiến cho Ung Chính nổi giận lôi đình: “Tam A Ca Hoằng Thời chưa từng có ý định buông bỏ dã tâm tranh quyền đoạt vị và đã bị lún sâu vào vòng xoáy tham vọng này, thậm chí còn có ý đồ lật đổ triều đại vua cha đang trị vì!”. Đến đây, Ung Chính Đế đã không còn giữ được bình tĩnh, cảm thấy quá tức giận vì không thể ngờ con trai của mình lại có gan lớn đến vậy. Sau khi về cung, ông đã lập tức ra lệnh đem Hoằng Thời tới Sướng Xuân Viên, sau khi nói những lời cuối cùng với Hoằng Thời thì đã ban cho tự vẫn. 

Khi ban chết ở Sướng Xuân Viên, mục đích của Ung Chính chính là oán trách vua cha Khang Hy

Sướng Xuân Viên được xây dựng vào năm Khang Hy thứ 23 (năm 1684). Sau khi xây xong, hàng năm, Khang Hy Đế đều dành khoảng một nửa thời gian ở tại Sướng Xuân Viên. Ung Chính cũng ở đây, tiếp nhận sự sắp xếp của Khang Hy lúc lâm chung, từ đó đăng cơ lên làm Hoàng đế. Sở dĩ Ung Chính cho gọi Hoằng Thời tới đây để ban chết cũng là có mục đích của ông.

Đầu tiên, Hoằng Thời là một Hoàng tử, Ung Chính vẫn cần phải để cho người con này có chút “thể diện”. Tuy Hoằng Thời tội nghiệt nặng nề nhưng Ung Chính không hề tiêu tông đoạt tước của con mình mà vẫn giữ thân phận con cháu của tộc Ái Tân Giác La và Hoàng tử của Ung Chính. Nếu đã như vậy, nếu đã chọn để Hoằng Thời tự vẫn trong phủ của mình, hoặc trực tiếp cử người đi giết Hoằng Thời, vậy thì đã quá tàn nhẫn và khắc nghiệt. Dẫu sao, hai người cũng là cha con, Ung Chính cũng có chút không nỡ.

ung chinh xu tu con ruot cua minh 4

Sướng Xuân Viên là khu viên lâm hoàng gia được Khang Hy xây dựng nên để chuyên làm nơi “tránh ồn ào để nghe chính sự”, cũng là đại diện quan trọng cho thống trị hoàng quyền thời ấy. Ung Chính lựa chọn ban chết cho Hoằng Thời tại đây cũng coi như là cho Hoằng Thời sự tôn nghiêm cuối cùng, đối với Ung Chính mà nói thì đây cũng đã là làm tròn được hai chữ nhân nghĩa.

Thứ hai, khi ban chết cho Hoằng Thời, Ung Chính đang hành sự trên phương diện “việc nhà”. Phải giữ tôn trọng đối với Hoàng tử là Hoằng Thời mới có thể ở trong Tử Cấm Thành, cũng tức là trong hoàng cung ban chết cho Hoằng Thời. Nhưng Ung Chính lại không thể làm như vậy vì Tử Cấm Thành là trung tâm quyền lực của cả quốc gia, Ung Chính phê duyệt tấu chương, phát hành hiệu lệnh, quản lý 6 bộ của triều đình, thống ngực sự vụ của toàn quốc, hay nói cách khác, ở đây là nơi để Ung Chính xử lý “việc nước”, làm việc gì cũng phải quang minh chính đại.

Còn nếu như Ung Chính coi việc tư như việc nước để xử lý, vậy thì cho dù là phải qua Tông Nhân Phủ, hay là phải thông qua nội các và lục bộ, cả quá trình đối với Hoằng Thời mà nói đều là một kiểu hành hạ, đối với Ung Chính mà nói cũng lại là một sự gian nan, khó khăn. Thế nên, Ung Chính phải coi việc này như “việc nhà” để xử lý, coi như là một người cha đau lòng thất vọng xử lý một thằng con trai bất trung bất hiếu bất nhân bất nghĩa. Tất cả mọi lời nói chỉ có hai cha con biết, tất cả mọi trách nhiệm cuối cùng cũng đều do Ung Chính gánh vác, những người khác, đặc biệt là Hoằng Lịch, đều sẽ vì thế mà được đẩy ra ngoài vòng tội lỗi.

Thứ ba, Ung Chính ban chết cho Hoằng Thời ở Sướng Xuân Viên, mục đích là để nói lên nỗi oán trách trong lòng mình. Trước khi Khang Hy qua đời, đã nói với Ung Chính rằng: “Hãy thiện đại các thần dân của con, thiện đãi huynh đệ của con, không đến bước bất đắc dĩ thì không được làm hại họ”. Câu nói này tựa như một xiềng xích khóa chặt lấy Ung Chính, khiến cho dù Bát A Ca Dận Tự có làm điều gì quá đáng đến mấy thì Ung Chính cũng đều phải nhân nhượng, mãi cho tới khi xảy ra sự kiện đại nghịch bất đạo “bức cung” lần này, Ung Chính mới có được lý do chính đáng để diệt trừ ông.

Có thể nói, những vị Hoàng tử thuộc đảng phái Bát Gia đã âm thầm liên kết và phá hoại, gây ra nhiều phiền phức cho Ung Chính. Giờ đây lại dưới sự ảnh hưởng của Dận Tự, Hoằng Thời lại chuẩn bị ra tay với huynh đệ của mình, thiếu chút nữa đã gây ra đại họa. Ngay giây phút này, Ung Chính đã tràn ngập lòng oán thán đối với Khang Hi, vì chính bởi tấm lòng “nhân từ” trước kia của Khang Hy mới tạo ra thảm kịch Ung Chính phải giết con để hậu thế thái bình này.

ung chinh xu tu con ruot cua minh 2

Thế nên, Ung Chính lựa chọn Sướng Xuân Viên, hơn nữa còn ở chính căn phòng mà Khang Hy đã trút hơi thở cuối cùng ấy ban chết cho Hoằng Thời. Một mặt, Ung Chính muốn Khang Hi biết rằng, mọi hành động mà ông làm bây giờ, bao gồm cả hành vi trừng trị nghiêm khác các vị hoàng tử trong đảng phái Bát Gia đều là vì bất đắc dĩ, ông đã làm tròn hai chữ nhân nghĩa, nhưng để bảo vệ căn cơ thống trị hoàng quyền, ông buộc phải làm như vậy.

Mặt khác, Ung Chính cũng muốn Khang Hy thông cảm cho hành vi của mình, đồng thời cũng muốn Khang Hy biết quyết định năm xưa của ông đã để lại hậu quả gì cho Ung Chính, thậm chí là cả quốc gia. Đây cũng là điều mà cả Ung Chính và Khang Hy đều cần kiểm điểm lại. Cứ như vậy, Hoằng Thời bị Ung Chính ban tự vẫn ở Sướng Xuân Viên và Ung Chính cũng vì chuyện này mà đau lòng vô cùng. Sau đó, Ung Chính cũng đã lựa chọn sắp xếp cho Hoằng Lịch cai trị đất nước. Đồng thời cũng đem hoàng quyền trong tay mình chuyển giao cho Hoằng Lịch.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!

ung chinh xu tu thai giam than can cua khang hy 4

Ung Chính xử tử thái giám thân cận của Khang Hy ngay sau khi đăng cơ

Mãn Thanh là triều đại ​​cuối cùng trong thời đại phong kiến ​​của Trung Quốc. Trong số 12 Hoàng đế triều Thanh, vị Hoàng đế nổi tiếng nhất là Khang Hy, cũng là hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất. Sau khi ông băng hà, thái giám tổng quản đã theo ông đến 60 năm, Triệu Xương, cũng lập tức bị hoàng đế kế ngôi là Ung Chính xử tử.

Từ xa xưa, các vị Hoàng đế khi tại vị đều sẽ có một thái giám thân cận để phò tá, giúp việc cho mình. Thái giám Triệu Xương là người đã ở bên cạnh Khang Hy từ lúc nhỏ, vì vậy rất được hoàng đế tin tưởng. Những năm cuối đời, sức khỏe hoàng đế Khang Hy ngày một yếu. Ông đã giao cho Triệu Xương một số việc quan trọng để bí mật xử lý. Nhưng đến khi Ung Chính lên ngôi, vị Hoàng đế này lại ngay lập tức ban cái chết cho Triệu Xương.

Theo Khang Hy đế từ khi còn nhỏ

Theo truyền thống trong cung, mỗi Hoàng tử từ khi còn nhỏ sẽ có một người cùng độ tuổi theo hầu, bầu bạn. Khi Khang Hy từ khi còn nhỏ đã được Hiếu Trang Hoàng Thái hậu và Thuận Trị đế hết mực yêu thương. Lúc Khang Hy bắt đầu văn tôi võ luyện cũng là lúc họ tìm cho ông một đứa nhỏ ngoan ngoãn để bầu bạn. Và người được lựa chọn là Triệu Xương.

Triệu Xương chỉ nhỏ hơn Khang Hy 3 tuổi nhưng từ bé đã thông minh lanh lợi, hiểu chuyện, khéo ăn nói nên rất được Khang Hy yêu thích. Mặc dù có sự khác biệt về thân phận nhưng Khang Hy một phần nào đó vẫn coi Triệu Xương như người bạn thân thiết của mình, gần như ở bên nhau suốt thuở ấu thời.

ung chinh xu tu thai giam than can cua khang hy 2

Sau này, khi Khang Hy vừa kế vị ngai vàng cần bình định nhiều thế lực thì Triệu Xương lúc đó đã âm thầm giúp đỡ lo lót. Đợi đến khi Khang Hy nắm chắc quyền lực trong tay, lập tức sắc phong Triệu Xương làm Tổng quản phủ Nội vụ. Tất cả thánh chỉ hầu hết đều qua tay Triệu Xương mà truyền xuống dưới. Vào mỗi dịp trọng đại đều sẽ có Triệu Xương đi theo. Từ những việc này có thể thấy được Khang Hy coi trọng và tín nhiệm Triệu Xương đến mức nào.

Triệu Xương không phải ngẫu nhiên được Khang Hy yêu thích. Không những ở bên Khang Hy từ nhỏ mà ông còn nắm trong tay sở thích của Khang Hy. Vì biết Khang Hy đặc biệt hứng thú với những món đồ từ phương Tây, Triệu Xương đã thường xuyên tiến cống một số món đồ mới lạ đẹp mắt từ nước ngoài về như tranh sơn dầu, súng kíp…

Không những vậy, mỗi khi Khang Hy giao cho Triệu Xương nhiệm vụ, ông đều hoàn thành một cách xuất sắc với hiệu quả cao. Triệu Xương không chỉ trung thành với Khang Hy mà còn một lòng một dạ với nhà Thanh.

Khi Khang Hy còn tại vị, Triệu Xương đối nhân xử thế vô cùng khiêm nhường, gặp chuyện gì cũng khéo léo đưa đẩy, chưa từng làm mất lòng ai. Một thái giám tưởng chừng vô hại như vậy nhưng khi Khang Hy vừa băng hà lại là người đầu tiên bị xử tử? Chuyện này bắt nguồn từ sự kiện “Cửu tử đoạt đích”, chỉ 9 người con trai của Khang Hy đế nổi lên tranh đoạt ngôi vị.

Cuộc chiến giành vương vị

Từ trước đến nay vẫn có câu: “Hậu cung ba nghìn giai lệ” nên đương nhiên số Hoàng tử muốn kế thừa Vương vị cũng không ít. Vào thời Khang Hy, câu chuyện “Cửu tử đoạt đích” (Chín người con tranh giành ngôi báu) nổi tiếng đã xảy ra. Chuyện này kỳ thực cũng là do Khang Hy. Vì khi ấy Thái Tử làm ra một vài chuyện vượt quá giới hạn nên Khang Hy trong cơn tức giận đã tước đi thân phận.

ung chinh xu tu thai giam than can cua khang hy 1

Điều này khiến 8 Hoàng tử có vị thế nhất định trong triều dấy lên hy vọng có thể thay thế, lên ngôi Hoàng đế rồi dẫn đến cuộc giao tranh tàn khốc. Khang Hy dù không muốn chứng kiến cảnh tượng đau lòng này nhưng để chọn ra người xứng đáng nhất đứng đầu đất nước, chỉ có thể “ngoảnh mặt làm ngơ”.

Tứ Hoàng tử Ung Chính ngay từ khi Thái tử còn chưa bị phế truất cũng đã bắt đầu có tính toán, dần thu phục lòng người. Bình thường trước mặt Khang Hy và các Hoàng tử khác thì khép nép khiêm nhường. Nhưng sau lưng, vào thời điểm các Hoàng tử khác tranh đấu gay gắt, Ung Chính không chút do dự thẳng tay đánh vào yếu điểm của các Hoàng tử. Trong cuộc hỗn chiến bộc lộ tài năng và trở thành người kế vị tốt nhất trong mắt Khang Hy.

Khang Hy đế băng hà, Triệu Xương bị xử tử

Đêm 20/12/1722, tình trạng sức khỏe của Khang Hy xấu đi. Khi Tứ Hoàng tử Ung Chính tới nơi thì Khang Hy đã vào giai đoạn nguy kịch. Trước khi chết chỉ kịp trao lại di vật thừa kế cho Ung Chính chứ không hề công khai lập di chúc.

Cũng chính vào đêm hôm ấy xảy ra thêm một chuyện kỳ quái. Ngay sau khi Hoàng đế Khang Hy băng Hà, trong hoàng cung vọng ra tiếng kêu gào thảm thiết. Ngày hôm sau, Ung Chính tuyên bố Triệu Xương qua đời.

Ngay sau khi ban chết cho Triệu Xương, Ung Chính đã công bố những tội trạng của Triệu Xương. Đầu tiên là việc Triệu Xương đã âm thầm cài nhiều kẻ gian xung quanh để bí mật theo dõi mọi hành động của Ung Chính. Là một thái giám, việc bí mật theo dõi cuộc sống hàng ngày của Hoàng đế là một việc phạm thượng. Thứ hai là Triệu Xương đã làm cho con trai của cố Thái tử Dận Nhưng một chiếc hỏa liêm. Chiếc hỏa liêm này tồn tại cho đến bây giờ. Có nhiều người cho rằng, điều này rất bình thường. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc đó, Ung Chính lo sợ rằng nó sẽ là tín vật kết nối giữa Triệu Xương và con của Thái tử Dận Nhưng để giành lại ngai vàng. Thứ ba, tội của Triệu Xương chính là đã trộm 5.000 lạng bạc thuế từ ngân khố quốc gia lúc bấy giờ. Đó là tội lớn không thể tha thứ.

Ba tội danh của Triệu Xương lúc đó được Ung Chính đưa ra đều là những tội trạng nghiêm trọng. Nhưng dù cho Triệu Xương có phạm nhiều hay ít tội thì cũng có thể thấy được Ung Chính đế rất muốn giết Triệu Xương. Bởi Triệu Xương chết, Ung Chính sẽ loại bỏ đi được mối lo làm phản của những thế lực cũ và củng cố địa vị của mình vững chắc hơn.

ung chinh xu tu thai giam than can cua khang hy 3

Nhưng, cũng có tin đồn rằng sở dĩ Triệu Xương bị xử tử vì vị thái giám này biết được nguyên nhân thực sự của việc Hoàng đế Khang Hy truyền ngôi và những câu chuyện xung quanh sự kiện “Cửu tử đoạt đích” mà Ung Chính sợ bị lộ. Do đó, ngay sau khi Hoàng đế Khang Hi mất, Ung Chính đã ban chết cho Triệu Xương.

Cho đến ngày nay, người ta đã tìm được di chiếu của Hoàng đế Khang Hy. Ở góc độ nào đó đã chứng minh được việc Ung Chính được truyền ngôi là đúng với ý chỉ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cũng có khả năng di chiếu đó do Ung Chính làm giả, để hậu thế không lật lại những quá khứ lịch sử mà ông muốn giấu.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!

nguoi phu nu khien tao thao ca doi dau don 5

Đinh thị – Người phụ nữ khiến Tào Tháo đau khổ cả đời

Mối tình sầu bi của Tào Tháo và người vợ thuở kết tóc, xe tơ – Đinh thị – từng tốn nhiều giấy mực của giới văn, sử học lẫn báo chí. Người phụ nữ ấy chính là nỗi đau đáu suốt đời mà kẻ phong lưu họ Tào luôn mang bên mình tới tận phút lâm chung. 

Không có nhiều sử sách viết về mối tình của Tào Tháo với Đinh thị trước khi ông rước bà về làm vợ cả. Tuy nhiên, những câu chuyện kể về tình yêu của Tào Tháo dành cho người vợ này lại nhiều không kể xiết.

nguoi phu nu khien tao thao ca doi dau don 1

Là người phụ nữ đầu tiên bước vào nhà Tào Tháo với tư cách là vợ cả, Đinh phu nhân được nhận khá nhiều ưu ái từ chồng của mình. Nhiều tài liệu ghi lại cho biết, dù Đinh phu nhân không thể có con nhưng không vì thế mà Tào Tháo sinh ghét bỏ. Mặt khác, Tào Tháo vẫn hết sức cưng chiều và yêu thương vợ mình. 

Trước khi chung sống cùng người vợ họ Đinh, Tào Tháo từng chung chăn gối với cô gái họ Lưu, rồi hạ sinh được một quý tử, đặt tên là Tào Ngang. Sinh nở khó khăn, Lưu thị lâm bệnh qua đời. Trước khi nhắm mắt, nàng ta đem con gửi gắm cho Đinh phu nhân, thỉnh cầu vị chính thất nuôi dưỡng con mình nên người. Chấp thuận lời cầu xin của họ Lưu, Đinh thị coi Tào Ngang như đứa con ruột thịt của mình, một lòng chăm bẵm, săn sóc. Tào Ngang lớn lên trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn; 19 tuổi được tiến cử làm Hiếu liêm rồi trở thành vị tướng lĩnh thiếu niên oai phong, dũng mãnh nơi trận mạc.

Thế nhưng, cổ nhân có câu: “Trời cao đố kỵ anh tài”, Tào Ngang đã không may bỏ mạng trong một trận chiến không đáng có, mà nguyên nhân của trận chiến ấy lại có liên quan trực tiếp tới thói trăng hoa của người cha Tào Tháo.

Sử cũ ghi lại, vào năm Kiến An thứ hai, Tào Tháo xuất quân đi chinh phạt Trương Tú ở An Dương. Họ Trương này lúc đầu vốn đã đầu hàng, nhưng vì biết được chuyện Tào Tháo làm chuyện càn rỡ với chính người thím của mình nên đã không chịu nổi nhục nhã mà đem quân đánh lén trong đêm.

nguoi phu nu khien tao thao ca doi dau don 2

Trận tập kích của Trương Tú khiến quân Tào không kịp trở tay. Hậu quả là trong lần đó, Tào Tháo vì mỹ nhân mà vuột mất một thành trì, hơn nữa còn mất đi viên hổ tướng Điển Vi, người cháu Tào An Dân và người con cả Tào Ngang.

Cũng trong lần ấy, Tào Tháo vốn đã bị trúng tên, may mắn có cưỡi ngựa Tuyệt Ảnh chạy nhanh nên mới thoát nạn. Tương truyền rằng, Tào Ngang khi đó bị trọng thương đến mức không thể cưỡi ngựa đã nhường lại con chiến mã này cho phụ thân mình chạy thoát trong lúc nguy cấp. 

Một thời gian sau, Tào Tháo một lần nữa đem quân tấn công Trương Tú và giành được thắng lợi. Thế nhưng, khi đó vì muốn chiêu binh mãi mã đối đầu với Viên Thiệu, ông đã quyết định bỏ qua thù cũ, phong cho họ Trương làm Dương Vũ tướng quân, cũng nạp thím của Trương Tú làm thiếp. Tào Tháo cũng lập đàn thờ và than khóc với các tướng lĩnh của mình rằng: “Ta mất con trưởng và đứa cháu yêu, không thương tiếc là mấy, chỉ khóc thương Điển Vi mà thôi”. Nếu cái chết của Tào Ngang đã khiến Đinh thị như hóa điên, hóa dại thì tất cả những hành động và lời nói của Tào Tháo đã chạm tới ranh giới tình cảm cuối cùng của vị phu nhân này. Kết quả là trước mặt nhiều người, Đinh phu nhân đã phẫn uất mà chất vấn chồng mình: “Ông hại chết Tào Ngang của ta, chẳng lẽ không có lấy nửa điểm hối hận, thương tiếc nó hay sao?”.

Một Tào Tháo uy phong lẫm liệt, luôn khiến đám thuộc hạ phải cung cung kính kính trước mình lại chịu sự quở mắng thậm tệ của vợ, thật quá mất mặt, vậy là Tào Tháo bèn ra lệnh đuổi Đinh phu nhân về nhà mẹ đẻ. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng đây lại là quyết định làm ông hối hận cả đời.

nguoi phu nu khien tao thao ca doi dau don 4

Tào Tháo vốn nghĩ Đinh phu nhân khi nguôi cơn giận sẽ hồi tâm chuyển ý mà quay lại Vương phủ. Thật chẳng ngờ, bà an bần lạc đạo, tĩnh tâm tận hưởng cuộc sống chốn quê nhà và chuyên tâm dệt vải. Tào Tháo nhiều lần sai người tới đón đều bị Đinh phu nhân thẳng thắn khước từ.

Vì sợ tai tiếng, Tào Tháo đành đích thân đánh xe về quê. Người nhà họ Đinh lũ lượt ra đón, duy nhất Đinh phu nhân vẫn thản nhiên dệt vải trong phòng, không mảy may rung động. Ấy là bởi trong bà có sự cao ngạo, có bản lĩnh rất riêng của mình. Không thấy vợ yêu đoái hoài, Tào Tháo cũng chẳng ngạc nhiên. Ông đi thẳng vào phòng, vứt bỏ lòng tự tôn mà hạ giọng van nài phu nhân: “Nàng hãy quay lại nhìn ta, chúng ta cùng quay về, được không?”.

“Hữu cầu, vô ứng”, Đinh phu nhân chẳng thèm quay mình, cũng không cất lời đáp lại, vẫn đều đều dệt vải. Tào Tháo dần dần nhận ra tính cách cứng rắn của vợ và hiểu rằng, mọi chuyện đã không thể trở lại như xưa. Đinh phu nhân lặng người nghe tiếng thở dài sau lưng rồi tiếng bước chân đảo qua đảo lại của chồng. “Phu nhân, nàng quyết tâm đoạn tuyệt nghĩa tình phu thê với ta phải không?”, “Nàng thực sự muốn vậy?…”, Tào Tháo dồn dập truy vấn. Hỏi xong vài hồi, họ Tào rời khỏi phòng rồi lên xe về phủ, mang theo nỗi day dứt tội lỗi lẫn cảm giác tiếc nuối không nỡ lìa xa.

Nhiều sử sách ghi lại rằng Tào Tháo đã dùng mọi cách từ ép buộc đến van nài và xuống nước với người vợ của mình nhưng Đinh phu nhân vẫn kiên quyết không trở lại. Dùng mọi cách Đinh phu nhân vẫn không trở lại, Tào bèn quay về dinh phủ và nghĩ rằng vợ mình đã tìm được người khác. Trái ngược hẳn với cá tính của Tào Tháo, nếu bình thường ai đó phản bội mình sẽ nhận kết thúc không mấy lại tốt đẹp. Tuy nhiên, vì thật sự yêu thương người vợ bản lĩnh này nên Tào quyết định cho Đinh phu nhân cải giá. Tuy nhiên, Đinh phu nhân vẫn sống cùng bố mẹ dệt vải và qua đời khi bị bạo bệnh. Sau khi Đinh phu nhân mất, Tào Tháo tự tay chọn nơi chôn cất cho người vợ yêu của mình.

nguoi phu nu khien tao thao ca doi dau don 3

Trong nhiều tài liệu viết về Tam quốc hay cuộc đời Tào Tháo của lịch sử Trung Quốc đều có ghi lại rằng cuối đời khi sắp lâm chung kẻ gian hùng một thời chia sẻ rất nhiều điều trăn trở về người vợ của mình. Tào nói rằng nỗi ân hận lớn nhất cuộc đời ông là để mất đi người vợ yêu Đinh phu nhân và đó là điều ông day dứt đến cả khi chết.

Trang điểm Tam quốc của sử gia Nguyễn Khanh còn ghi chép lại đoạn trăn trở của Tào Tháo: “Nhìn lại trong suốt cuộc đời ta, người khiến ta không nỡ rời xa nhất đó chính là Đinh phu nhân. Ta chưa bao giờ phụ bạc nàng nhưng những sai lầm đã khiến chúng ta không thể như xưa, khiến ta và nàng trở nên xa cách.”

Suy cho cùng, dù là kẻ gian hùng hay người dân áo vải thì trong cuộc đời họ cũng lưu giữ một hình ảnh ai đó mà suốt đời họ không thể nào quên.

Vậy là thông qua bài viết này, du khách đã có thêm sự hiểu biết về cuộc đời của nhân vật lịch sử Tào Tháo. Lịch sử – đất nước – con người Trung Hoa còn có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón du khách đến khám phá. Hãy để chúng tôi mang đến cho du khách một hành trình du lịch Trung Quốc trọn vẹn và đầy ý nghĩa nhé!

van hoa nguoi dao 7

Những điều thú vị trong văn hóa của người Dao tại Trung Quốc

Người Dao là một trong những nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Họ có nhiều nhánh dân tộc khác nhau, sống chủ yếu ở khu vực miền núi, nơi có thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên dồi dào. Chính điều kiện tự nhiên nơi cư trú đã góp phần làm cho văn hóa của người Dao thêm phong phú và đặc sắc.

Người Dao (ngoài ra còn có các tên gọi khác: Dìu Miền, Miền, các phân hệ như: Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu,…) là một dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là phía nam Trung Quốc và lân cận ở bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á.

Tại Trung Quốc, người Dao (tiếng Hán: 瑶族, Pinyin: Yáo zú, nghĩa là Dao tộc) là một trong số 56 dân tộc thiểu số ở được công nhận, với dân số là 2.637.000 người.

“Ngôi làng có nhiều người tóc dài nhất thế giới”

Tọa lạc ở khu vực Longji, thuộc tỉnh Quế Lâm, ngôi làng Huangluo có khoảng 82 hộ gia đình, tất cả đều là người dân tộc Dao đỏ (tên được đặt theo những bộ áo quần truyền thống màu đỏ). Trên thực tế, ngôi làng Huangluo đã từng được Kỷ lục Guiness trao tặng danh hiệu “Ngôi làng có nhiều người tóc dài nhất thế giới” và cũng được biết đến với cái tên “Làng tóc dài” trên khắp đất nước Trung Quốc. Những người phụ nữ Dao ở nơi đây đều sở hữu mái tóc dài, đen và mượt, với chiều dài đo được từ 1,7m đến 2,1m.

van hoa nguoi dao 2a

Phụ nữ Dao ở Trung Quốc quan niệm, mái tóc dài thể hiện sự trường tồn, thịnh vượng, phát đạt, tượng trưng cho sinh mệnh dài lâu và cuộc sống giàu sang phú quý. Vì vậy, họ vô cùng trân trọng mái tóc dài và nổi tiếng với tập tục nuôi tóc, tạo kiểu cùng bí quyết dưỡng tóc. Những ai từng để tóc dài sẽ biết được việc chăm sóc vô cùng khó khăn, thế nhưng những người phụ nữ này đã chăm sóc mái tóc của mình một cách hoàn hảo. Lý do tại sao phụ nữ Dao Đỏ có mái tóc đẹp và thơm như thế, nó có liên quan đến loại dầu gội mà họ sử dụng. Đó là gội đầu bằng vỏ bưởi, bã chè và thảo dược thay vì dầu gội. Mỗi khi gội, họ ngâm tóc trong nước gạo để hấp thu hết dưỡng chất rồi dùng nước suối xả sạch và để khô tự nhiên. Cũng bởi vậy, phụ nữ lớn tuổi ở làng Huangluo rất hiếm khi có tóc bạc.

Từ khi 12, 13 tuổi, các bé gái đã bắt đầu nuôi tóc. Khi mái tóc dài tới độ nhất định, họ cắt và cất giữ như bảo vật. Họ chỉ có thể cắt tóc duy nhất 1 lần trong đời, khi họ bước qua tuổi 16, cũng từ đây mọi cô gái đều có quyền tìm kiếm cho mình một vị hôn phu. Khi cắt tóc, mái tóc đó không đơn giản chỉ vứt bỏ là xong, nó được đưa cho bà ngoại để làm thành những vật trang trí trên đầu. Khi kết hôn, tóc được giao lại cho chú rể và sau đó chúng trở thành vật trang trí hàng ngày của cô dâu.

van hoa nguoi dao 1

Cách vấn tóc cũng nói lên nhiều điều. Mái tóc được chia thành 3 búi. Búi thứ nhất là tóc bình thường, búi thứ 2 là sau khi bị cắt, còn búi thứ 3 là những sợi tóc bị rụng, được thu lượm lại sau mỗi lần chải. Tất cả các búi tóc này được kết hợp lại với nhau tạo thành những kiểu tóc phức tạp, thông qua đó thể hiện được địa vị trong xã hội của mỗi người. Tất cả những người phụ nữ trong ngôi làng Huangluo thường búi tóc giống như một cái mâm, tuy nhiên cũng có nhiều nét khác biệt cho phép người khác biết được thân thế của họ. Nếu mái tóc được quấn một cách đơn giản quanh đầu chứng tỏ người này đã có chồng nhưng chưa có con. Những ai có một búi nhỏ phía trước thì cho thấy người đó đã có chồng và có con. Nếu cô gái nào còn vấn một chiếc khăn xanh qua đầu chứng tỏ cô gái này đang tìm kiếm hôn phu.

Những bộ trang phục tinh xảo

Những bộ trang phục đầy màu sắc, đẹp mắt cho thấy kĩ năng tuyệt vời của người Dao. Tùy theo từng nhánh khác nhau, bộ trang phục có sự khác biệt. Người ta thống kê có hơn 100 kiểu trang phục khác nhau nhưng có nét chung đều được thêu với 5 màu cơ bản gồm: đỏ, xanh, trắng, vàng, đen. 

Mũ, khăn đội đầu của phụ nữ Dao đặc trưng bởi thiết kế tinh xảo và các hoa văn đa dạng. Chiếc khăn đội đầu cũng cho biết liệu người phụ nữ đeo nó là già, trẻ, đã lập gia đình, hay chưa lập gia đình.

Phụ nữ Dao mặc quần hoa hoặc váy xếp li được trang trí. Các bộ trang phục của người Dao thường được làm bằng vải màu đen, rải rác với đồ trang trí màu đỏ, vàng, xanh lá cây, trắng hoặc tím. Trên vải thường được thêu các hoa văn độc đáo, không theo mẫu mà theo trí tưởng tượng của người làm ra nó. Sau tuổi 60, phụ nữ Dao thường không được mặc màu sắc rực rỡ, do đó họ chuyển những chiếc áo đỏ và hồng sang quần áo màu đen.

van hoa nguoi dao 4

Trang phục dân tộc Dao trở nên lộng lẫy, độc đáo hơn bởi có sự điểm tô của trang sức như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, nhẫn, xà tích… được làm từ nguyên liệu bạc, trảm khảm rất cầu kỳ, góp phần tạo nên vẻ đẹp duyên dáng và sức hấp dẫn của phụ nữ.

Để hoàn thành một bộ trang phục dân tộc Dao mặc hằng ngày thường mất khoảng 3 tháng nếu làm nhanh, người làm chậm phải mất cả năm mới may xong bộ quần áo.

Với những nét đặc trưng, trang phục của dân tộc Dao đã được Chính phủ Trung Quốc công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” vào năm 2006.

Dân tộc thích ca hát

Ở Trung Quốc, người Dao có một hệ thống văn hóa, lịch sử, văn học, âm nhạc tráng lệ. Ca hát là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Người Dao thích hát. Ca hát được tổ chức tại các lễ hội và sự kiện như đám cưới. Có những bài hát cụ thể cho từng dịp cụ thể như tiệc tùng, giao duyên, làm việc và thư giãn cho khác. Khi trong làng có công có việc, một hai người được chọn đứng sang một bên để đánh trống và hát, phục vụ những người đang làm việc. Nam nữ thường hát đối đáp suốt đêm để chọn ý trung nhân.

van hoa nguoi dao 6

Các bài hát dân ca vô cùng phong phú về nội dung. Có thể là những bản tình ca, những bài hát kể về lịch sử của người Dao, về truyền thuyết tạo trời và đất, hoặc kể những câu chuyện hài hước. Các bài hát cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lại lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thờ cúng

Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thuỷ, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc. một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xưa.

Lễ hội Bàn Vương của người Dao ở Trung Quốc

Lễ hội Bàn Vương (còn được gọi là “Ngày của bà”, “Lễ hội hai mươi chín” và “Năm Dao”), là một ngày lễ gắn liền với phong tục tập quán, tín ngưỡng và hoạt động lao động sản xuất của người Dao ở Trung Quốc.

Lễ hội này diễn ra ở một số huyện có đông dân tộc Dao và dân tộc Tráng ở Trung Quốc. Đây là một lễ hội truyền thống để cầu bình an của người dân tộc Dao tại quốc gia này.

Đối với người Dao, ngày 29 tháng 5 âm lịch là một dịp đặc biệt, ngày này hằng năm người dân sẽ tổ chức “lễ hội cầu phúc” truyền thống của dân tộc, kỷ niệm ngày sinh của Mật Lạc Đà. Theo quan niệm của người dân, đây là người đàn bà sáng tạo ra thế giới. Ngày tổ chức lễ hội cầu nguyện, người Dao ở địa phương sẽ mặc trang phục dân tộc, ca hát và nhảy múa chào mừng lễ hội truyền thống.

Các gia đình sẽ mổ lợn, cừu để đón tiếp khách tới thăm nhà. Người Dao rất nồng hậu và mến khách, vào ngày hội, đàn ông, đàn bà, trẻ con trong làng tụ tập hai bên lối vào làng, mang theo rượu tự nấu, hát những làn điệu truyền thống, chào đón khách và bạn bè từ khắp nơi trên thế giới.

Có rất nhiều truyền thuyết dân gian về nguồn gốc của lễ hội “Ngày của bà”. Ngoài truyền thuyết về kỷ niệm ngày sinh của bà Mật Lạc Đà, lễ hội còn được cho là dịp ca ngợi công đức của Dao Vương Lam Lục bắn hạ mặt trời và giải cứu dân tộc Dao; tưởng nhớ ngày mất của anh hùng Tạp Hanh, người đã mang lại hạt thóc giống cho dân tộc.

van hoa nguoi dao 3

Hoạt động chủ đạo của lễ hội là đánh trống đồng, hát bội. Bên cạnh đó còn có một số hoạt động thể thao, giải trí dân gian truyền thống như hát đối đáp, bắn pháo hoa, chơi quay, chọi gà, đua ngựa, bắn cung…

Cùng với những biến động của lịch sử, lễ hội Bàn Vương đã dần thay đổi từ một lễ hội tôn giáo dân gian thành một lễ hội thu hoạch và cầu bình an. Ngày nay, lễ hội Bàn Vương của người Dao đã được Trung Quốc đưa vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Còn rất nhiều điều thú vị về văn hóa của người Dao ở Trung Quốc mà với giới hạn ở bài viết này không thể trình bày hết được. Du khách hãy đặt cho mình một Tour Trung Quốc để tự mình khám phá nhiều hơn nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi với nhiều trải nghiệm thú vị!

le hoi hoa con minh 3

Lễ hội Hoa ở Côn Minh, Trung Quốc

Thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Không những thế, vùng đất này còn thu hút khách đến nơi đây bởi nét quyến rũ của những sắc hoa tuyệt đẹp trong mỗi dịp Lễ hội Hoa. 

Côn Minh là thành phố mang vẻ đẹp quyến rũ của vùng núi cao nguyên thuộc miền Nam của Trung Quốc. Nơi đây quanh năm nắng ấm dịu dàng, so với nhiều thành phố khác, tuy bốn mùa không phân rõ, nhưng lại có một nét đẹp riêng khá thú vị. Đặt chân đến Côn Minh, du khách sẽ ngỡ như đang được bước vào thế giới của những loài hoa, bởi lẽ thời tiết ở thành phố Côn Minh khá ổn định thích hợp cho các loài hoa phát triển, vì vậy khi bước đến bất cứ nơi nào ở thành phố Côn Minh du khách cũng được chìm đắm trong những sắc hoa. Và đặc biệt, cứ mỗi độ xuân về, Côn Minh lại như khoác thêm chiếc áo rực rỡ sắc màu của nàng hoa. Hoa nở khắp nơi, trên đường phố, trong từng ngõ nhỏ, trên mỗi khung cửa sổ, bên mặt hồ, trong chùa,… Ấy là thời điểm Lễ hội Hoa được diễn ra – dịp vui lớn nhất trong năm của Côn Minh. 

le hoi hoa con minh 1

Trong những ngày đầu năm, người dân Côn Minh luôn tất bật chuẩn bị cho Lễ hội Hoa sẽ diễn ra. Đường phố, con ngõ nhỏ, khắp nơi đều tràn ngập hoa. Những vỉa hè nở hoa, từ những bờ rào, cho đến con đường phân cách làn đường hay suốt dọc con phố đều ngập tràn hoa với màu sắc sặc sỡ. Các vườn hoa được trồng khắp nơi với những trang trại rộng lớn, Côn Minh trở thành nơi cung cấp hoa lớn nhất trong cả nước.

le hoi hoa con minh 2

Và còn cả hàng nghìn những gốc anh đào được trồng khắp các phố vào mùa nở hoa. Đó là một cảnh tượng ngoạn mục chỉ xuất hiện một năm một lần vào dịp xuân về, thu hút hàng ngàn khách du lịch ghé thăm. Anh đào rộn rã khoe sắc khắp nơi khiến người ta thêm yêu đời, yêu người. Những cành hoa anh đào xà thấp, nặng trĩu những bông hoa màu hồng hồng rung rinh Hoa xuân nở, người đi trong vườn hoa xuân cũng mang đủ tâm trạng. Và chẳng ai có thể hờ hững trước cảnh sắc thơ mộng, hữu tình này.

Có thể nói, đã nhiều năm nay, hoa trở thành ngành công nghiệp chủ chốt và góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp du lịch ở Côn Minh. Vào những ngày đầu năm, đủ các loại hoa với đủ các màu sắc sẽ khiến cho du khách khó lòng có thể rời bước.

Nếu du khách có dịp đến Côn Minh trong chuyến du lịch Trung Quốc trong những ngày đầu năm thì đừng bỏ qua cơ hội dược đắm chìm trong cảnh sắc rỡ rỡ của lễ hội hoa nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ!

ta thuat 9

Những loại tà thuật đáng sợ vào thời Trung Hoa cổ đại

Thế giới tà thuật chứa nhiều điều thần bí với đủ thể loại bùa chú, bùa ngải khác nhau. Có những loại bùa được dùng như một “vật phẩm phong thủy” trong nhà để cầu may mắn, tài lộc, nhưng cũng có những loại bùa chỉ cần nhắc đến thôi đã thấy sự ma quái và ghê rợn.

Bùa Miêu quỷ

Ở bất cứ nền văn hóa nào trên thế giới, mèo vẫn là con vật linh thiêng. Nó được sử dụng để tạo ra những loại bùa phép nguy hiểm, chẳng hạn “Miêu Quỷ” (Ma Mèo). Theo đó, khi một con mèo già được các phù thủy cổ đại lựa chọn để nuôi, chúng sẽ bị giết và được yểm những thứ tà thuật lên người để giúp những linh hồn ác quỷ có thể trú ngụ lên cơ thể những con mèo đã chết. Từ đó có thể sử dụng những con mèo này như một loại bùa ngải để đi hại người.

ta thuat 1

Được biết, thứ tà thuật đáng sợ này được sử dụng rộng rãi vào thời đại phong kiến Trung Quốc đặc biệt là vào thời nhà Tuỳ, theo đó Độc Cô Hoàng Hậu đã từng sử dụng qua loại bùa ngải này.

Người ta nói rằng khi một ai đó bị yểm Miêu Quỷ, ban đầu tứ chi sẽ đau nhức rồi từ từ lan tới cơ thể và cuối cùng trái tim của họ sẽ đau đớn quằn quại như đang bị ngàn kim châm chích vào. Nếu gặp phải triệu chứng này thì Miêu Quỷ đang nuốt chửng các cơ quan nội tạng của họ, người đó sẽ nôn ra máu và nhanh chóng chết sớm. Ngoài ra, bên cạnh nỗi đau thể xác thì người bị yểm cũng phải chịu đựng những đả kích về tinh thần vô cùng lớn, họ luôn sống trong một nỗi sợ vô hình, ăn không ngon ngủ không yên, “sống không bằng chết”.

Miêu Quỷ không chỉ để dùng để trả thù, nguyền rủa đối thủ cho đến chết, mà nó còn có khả năng cầu tiền tài, danh vọng và phú quý cho người yểm thứ bùa này. Tuy nhiên, để cầu được tiền tài và phú quý thì cũng phải đánh đổi lại mạng sống của một người nào khác có tiền tài như người yểm mong muốn. Nếu thuật yểm thành công thì tiền tài, địa vị và danh vọng của người bị yểm sẽ được chuyển hết sang cho người yểm theo một cách thức huyền bí nào đó.

ta thuat 2

Chỉ những người phát hiện sớm thì mới có khả năng chữa trị, còn những người đã bị Miêu Quỷ ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng thì cũng đành bó tay. Để giải được thứ bùa Miêu Quỷ thì cần những người có thuật pháp cao, dùng hỗn hợp cam thảo dây (hay cây tương tư), cây thầu dầu, một quả bã đậu và một ít chu sa kết hợp cùng một số thuật pháp để thi giải lên người bị yểm.

Về sau vì có quá nhiều vấn đề lớn phát sinh do sử dụng Miêu Quỷ nên triều đình nhà Tuỳ đã ban bố lệnh nghiêm cấm xử dụng thứ tà thuật vô nhân tính này. Những ai còn bàn tán, truyền bá hay sử dung Miêu Quỷ nếu phát hiện đều sẽ bị đưa đi lưu đày ở biên cương. Vì vậy, mà đến nay còn rất ít người biết đến thứ bùa ngải này.

Cổ thuật

“Cổ thuật” dựa vào nhiều loại sinh vật như rắn, ếch, chim, mèo,… dùng để sai khiến, hạ độc, thậm chí hại chết người khác. Có 2 loại cổ thuật được biết tới nhiều hơn cả là “cổ trùng” và “dưỡng ngao”. Loại cổ thuật này từ sớm đã rất thịnh hành trong các triều đại phong kiến Trung Hoa. Nó đã bắt đầu từ thời khai sinh của văn minh Hoa Hạ.

ta thuat 3a

Cổ trùng thường mang trên mình độc dược cực mạnh, được nuôi dưỡng bởi các vu sư. Họ đã tạo “cổ trùng” bằng cách đem tất cả những loại côn trùng có độc, bỏ vào một cái vại, để cho chúng cắn xé lẫn nhau. Sau cùng con độc trùng còn sống sót duy nhất sẽ được gọi là “Cổ” hoặc cũng có thể gọi là “Cổ mẫu”. Có vài người tạo “cổ” nhấn mạnh phải vào ngày 5/5 âm lịch (ngày đoan ngọ) để luyện chế độc trùng, vì theo quan niệm truyền thống đây là ngày độc khí thịnh nhất.

ta thuat 4

Phương pháp luyện chế được ghi trong “Thông chí lục thư lược” của tác giả Trịnh Triều đời nhà Tống như sau: Phải dùng 100 loại trùng, mà ban đầu chỉ cần 12 loại. Trước khi nuôi “cổ” phải dọn dẹp sạch sẽ chính sảnh, cả nhà già trẻ đều phải tắm, thành tâm thành ý dâng hương đốt nến trước bài vị tổ tông, im lặng khẩn cầu với quỷ thần thiên địa. Sau đó đào một cái hố to ở giữa chính sảnh chôn một cái lu (vại) xuống, cái lu (vại) này phải có miệng lớn mới tiện cho việc thêm nắp. Hơn nữa nếu miệng lu (vại) nhỏ thì sẽ không nhìn thấy được tình hình bên trong, mọi người sẽ càng dễ nảy sinh sợ hãi với thứ trong đó, và bởi vì sợ hãi mà sẽ sinh ra sự kính sợ. Miệng lu (vại) phải được lấp bằng với nền đất. Đến ngày 5/5 âm lịch (Đoan Dương), cần phải ra đồng ruộng tùy ý bắt 12 loại bò trùng đem về (nếu không phải bò sát bắt vào ngày Đoan Dương thì sẽ không thể nuôi thành cổ) đặt trong lu (vại), sau đó đậy nắp lại. Những con bò trùng này thường là rắn độc, lươn, rết, ếch, bò cạp, giun, sâu lông xanh lớn, bọ ngựa…tóm lại ngoại trừ những sinh vật biết bay, những sinh vật có bốn chân biết chạy đều không được, chỉ cần loài bò trùng có một chút độc là được. Lấy 12 loại trùng này bỏ vào trong lu (vại), tất cả lớn nhỏ trong nhà mỗi đêm trước khi ngủ đều phải khấn vái một lần, không thể bỏ một ngày nào. Hơn nữa trong thời gian nuôi “Cổ” cùng khẩn vái nhất định không thể để cho người khác biết. 

Trong 1 năm, những con bò trùng đó sẽ cắn nuốt lẫn nhau bên trong lu (vại), con độc nhiều sẽ ăn con có độc ít, con mạnh sẽ ăn con yếu, cuối cùng chỉ còn lại một con. Con này sau mười một ngày ăn những con bò trùng khác, bản thân nó cũng bắt đầu thay đổi hình thái cùng màu sắc. Theo các loại truyền thuyết, chủ yếu là có hai loại. Một loại là “Long cổ”, hình dạng giống như rồng, rất có thể là rắn độc, rết những trường thể bò trùng biến thành. Một loại gọi là “Kỳ lân cổ”, có lẽ là ếch hoặc thằn lằn…

ta thuat 5

1 năm sau “Cổ” đã nuôi thành công, chủ nhân sẽ đào chiếc lu (vại) lên rồi cất ở trong một căn phòng ít không khí, ít ánh sáng. Nghe nói “Cổ” thích ăn mỡ heo cùng trứng chiên, các loại cơm, sau khi chăn nuôi được 1 năm, “Cổ” ước chừng dài hơn 1 trượng, chủ nhân sẽ chọn một ngày cát lợi mở nắp lu (vại), để cho cổ tự bay ra ngoài. “Cổ” sau khi rời nhà, đôi lúc có thể biến thành hình dáng giống như một quả cầu lửa, đi quanh quẩn trong núi rừng, có lúc có thể biến thành một cái bóng đen, thường tới lui trong những ngôi nhà trong thôn. Khoảng thời gian ma lực của “Cổ” đạt lớn nhất là hoàng hôn. Mỗi lần sau khi “Cổ” về nhà vẫn ở trong lu (vại), chủ nhân cũng không cần cho nó ăn gì khác. Chỗ tốt của việc nuôi “Cổ” không phải là để “Cổ” ở bên ngoài trực tiếp làm ăn trộm trộm bảo bối về dâng cho chủ nhân, mà là muốn mượn linh khí của “Cổ”, khiến cho người nuôi “Cổ” làm bất cứ chuyện gì cũng rất thuận lợi. Nếu như chủ nhân muốn buôn bán kinh doanh, mượn linh khí của “Cổ” có thể một vốn vạn lời. Nếu như chủ nhân muốn thăng quan, mượn linh khí của “Cổ” có thể thăng thẳng lên mây xanh. Trái lại, nếu như có chút sơ suất để “Cổ” làm hại người bị người khác biết sau đó đi mời đi mời vu sư đến tịch thu cổ, chủ nhân nuôi “Cổ” sẽ gặp nhiều chuyện xui xẻo, cả nhà đều chết.

Gia đình nuôi “Cổ”, trừ những ngày thường phải thành kính hầu hạ ra thì đến ngày 24/6 âm lịch hàng năm phải làm lễ tế long trọng cho cổ. Lễ tế này kéo dài 3 ngày (24 – 25 – 26). Trong 3 ngày này, mỗi ngày chủ nhân đều phải dùng một con heo, một con gà, một con dê tươi sống sau đó nấu chín, đến tối khi sao đầy trời, cả nhà đem heo dê gà chặt ra, bỏ vào bên trong lu (vại). Sức ăn của “Cổ” rất lớn, ma lực rất cao. Lúc tế cúng, người ngoài không được tham gia, cũng không được tiết lộ ra ngoài, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Ngoại trừ cách “Tụ trùng hỗ giảo” (để nhiều loại trùng ở cùng một chỗ cho chúng tự ăn nhau), các loại độc cổ đặc thù sẽ có phương pháp chế tạo khác nhau.

Trong Cổ trùng, còn có Tình si độc. Đây là tà thuật cổ thường được các phù thủy của tộc người Miêu tại Trung Quốc sử dụng để ám hại, thậm chí lấy mạng những kẻ mà họ muốn trả thù. Ngoài ra, đây cũng là loại “bùa yêu” rất linh ứng mà các bà vợ hay sử dụng để giữ chồng khi làm ăn xa. Nếu người chồng chung thủy, bùa chú sẽ được giải, nếu anh ta phản bội thì lập tức bị si độc hại cho chết bất đắc kỳ tử.

Tình si độc được xếp vào loại tà thuật Cổ trùng là vì để luyện được tình si độc, các phù thủy người Miêu thường phải có “Si” – một loại trùng sống ở bát đĩa hoặc những con bọ sinh ra từ đồ ngũ cốc, thực phẩm biến chất. Quan niệm dân gian của người Trung Hoa cho rằng Si có năng lực thần bí và chất độc mạnh nên gọi là độc trùng. Chúng có thể chui vào cơ thể người qua đường ăn uống, gây ra tình trạng như bị ma trêu quỷ ám, tinh thần hoảng loạn.

ta thuat 7

Vốn dĩ Si là những độc trùng sản sinh trong tự nhiên. Thế nhưng về sau này người ta sử dụng Si để luyện các loại tà thuật làm hại người. Vùng rừng núi phía Nam – nơi sinh sống chủ yếu của tộc người Miêu – có nhiều chướng khí. Người Miêu gọi tục luyện cổ trùng Si là Thảo quỷ, loại trùng này sống nhờ thân thể phụ nữ và hãm hại con người. Những người phụ nữ có Si kí sinh được gọi là Mụ thảo quỷ.

Người Miêu đều tin vào phép thủy tình Si độc. Họ miêu tả các triệu chứng của người trúng Si rất chi tiết như ho dai dẳng, khạc ra máu, mặt xám xanh, người gầy đi, nội tạng trục trặc, sôi bụng, ăn không ngon miệng. Đối với các chứng bột phát có thể dùng phép phù thủy để triệu hồi Si về, còn bệnh mãn tính phải mời phù thủy đến chữa.

Cách luyện Si cũng giống như luyện Cổ trùng, người ta phải thu gom độc trùng vào chậu, để chúng ăn thịt lẫn nhau và chọn ra con khỏe nhất. Trong cách sách “Thiên kim phương” hay “Bản thảo cương mục” đều có phân tích kỹ các triệu chứng do Si gây ra.

ta thuat 6

Thông thường người Miêu phân chia rất rạch ròi, Cổ trùng chỉ truyền cho nữ (tương tự như thuật cản thi chỉ truyền cho nam). Người nữ nào đã có Si kí sinh trong người thì sẽ truyền lại cho các hậu duệ nữ của mình. Có lẽ một phần do quy tắc truyền thụ cách luyện tà thuật này mà Tình Si độc thường được dùng làm bùa yêu.

Truyền thuyết kể rằng khi người chồng đi làm xa, người vợ sẽ hẹn ngày anh ta trở về rồi truyền Si cho chồng. Nếu đến hẹn mà người chồng trở về nhà, Si độc sẽ tự giải. Nếu anh ta phản bội vợ thì đến đúng hẹn sẽ chết bất đắc kỳ tử như một hình phạt cho tội bội bạc. Người Miêu tin rằng đây là cách hữu hiệu để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tình Si độc đã được lưu truyền ở tộc người này từ ngàn đời trước và cho đến nay người ta vẫn đánh giá cao hiệu quả của nó, dù không chắc nó còn tồn tại hay không.

Ở phía Bắc Trung Hoa xưa còn lưu hành một hình thức “cổ thuật” khác, được gọi là “dưỡng ngao”. Về bản chất, “dưỡng ngao” cũng giống như nuôi “cổ trùng”, chỉ khác ở chỗ phương pháp “cổ thuật” này dùng đến loài chó chứ không phải côn trùng. Theo đó, nếu chó mẹ sinh được 9 chó con, cả 9 con chó này sẽ bị nhốt vào một phòng kín. Để sống sót và sinh tồn, những con chó này sẽ cắn xé lẫn nhau. Con chó sống sót sau cùng sẽ được gọi là “ngao”.

Tà thuật có bề dày lịch sử ở Trung Hoa đến nay vẫn còn có người tin, người không tin, tùy theo mức độ nhận thức của mỗi người. Thế nhưng, chúng ta cũng khộng thể phủ nhận đó cũng là một phần của văn hóa Trung Hoa. Nếu du khách về nền văn hóa đặc sắc này thì hãy Book Tour Trung Quốc của chúng tôi ngay hôm nay để khám phá nhé!

hoang hau tham lam keo kiet 4

Hoàng hậu keo kiệt, tham lam góp phần đẩy triều đại Hậu Đường đến bờ vực sụp đổ

Với xuất thân nghèo khổ, Lưu Ngọc Nương trở thành Hoàng hậu quyền lực nhưng vẫn giữ bản chất tham lam, mê tiền bạc và rất bủn xỉn. Bà hoàng này đã góp phần đẩy triều đại nhà Hậu Đường đến bờ vực sụp đổ.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Lưu Ngọc Nương (trong chính sử không có tên rõ ràng, có thể là tên gọi được người đời sau đặt cho bà) được người đời nhắc đến là Hoàng hậu mê tiền bậc nhất. Điều này được cho là xuất phát từ xuất thân cơ cực của bà.

Lưu Ngọc Nương sinh tại Thành An, vùng Ngụy Châu vào giai đoạn cuối nhà Đường. Gia đình Lưu Ngọc Nương cực kỳ nghèo khó, thời thơ ấu bà luôn phải sống trong cảnh nghèo túng, đói ăn thiếu mặc. Bà thường theo cha đi biểu diễn giữa đường phố để kiếm tiền.

Năm Lưu Ngọc Nương khoảng 5 – 6 tuổi, Tấn vương Lý Khắc đoạt được Thành An. Đại tướng quân Viên Kiến Phong vô tình bắt gặp Lưu Ngọc Nương. Dù còn rất nhỏ lại sống trong sự nghèo đói nhưng Lưu Ngọc Nương vẫn khiến người ta phải xuýt xoa vì ngoại hình xinh xắn của mình. Dự đoán được sau khi trưởng thành, bà sẽ thành mỹ nhân nên Viên Kiến Phong đã dâng tặng Lưu Ngọc Nương cho Tấn vương Lý Khắc. Sau đó, Lưu Ngọc Nương lại trở thành người hầu của Tào phu nhân, mẹ ruột Tấn vương. Ở đây bà được người ta dạy dỗ chơi nhạc cụ và múa hát. Càng lớn Lưu Ngọc Nương lại càng xinh đẹp hơn, vì vậy mà khi Lý Tồn Úc thừa kế tước ngôi vị Vương gia của cha đã thu nạp Lưu Ngọc Nương làm vợ lẽ.

hoang hau tham lam keo kiet 2

Chẳng những sở hữu dung mạo xinh đẹp hơn người, Lưu Ngọc Nương còn rất thông minh và đa tài. Ở bên Lý Tồn Úc không bao lâu, bà đã hạ sinh con trai đầu lòng Lý Kế Ngập và dựa vào con để đánh bại những người đẹp khác trong cung, trở thành thiếp yêu được Lý Tồn Úc cưng chiều, sủng ái nhất. Năm 924, Lý Tồn Úc sau khi tiêu diệt nhà Hậu Lương, lập ra nhà Hậu Đường đã sắc phong Lưu Ngọc Nương làm Hoàng hậu. Sau khi Lưu Ngọc Nương được làm Hoàng hậu, cha bà đã tìm đến con gái. Chẳng những không nhận cha, Lưu Ngọc Nương còn cho người phạt đòn ông rồi đuổi ra ngoài.

Có lẽ vì khi còn bé phải sống trong cảnh đói khổ, bần hàn đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Lưu Ngọc Nương. Mặc dù trở thành Hoàng hậu sống trong vinh hoa nhưng Lưu Ngọc Nương vẫn không thay đổi thói xấu “ham mê tiền bạc, vật báu” mà ngày càng trầm trọng hơn. Bà hoàng này luôn  tìm mọi cách bắt quần thần cống nạp của cải cho mình, “hút máu” người dân không từ thủ đoạn nào.

Vì muốn kiếm tiền, Lưu Ngọc Nương đã sai thái giám rời cung để rao bán củi khô, trái cây ngoài chợ. Không có ai mua, bà lợi dụng địa vị của mình ép buộc mọi người. Số tiền kiếm được đều phải đưa về cho Lưu Ngọc Nương và không ai có thể bớt xén đồng nào.

hoang hau tham lam keo kiet 3

Không chỉ thế, các quan viên mỗi khi cống nạp tiền tài châu báu cho Hoàng đế đều phải chuẩn bị 2 phần lễ vật, một cho Vua, một tặng cho Lưu Ngọc Nương. Để có vàng bạc, châu báu dâng tặng cho Lưu Ngọc Nương, nhiều quan lại vơ vét, bóc lột dân chúng khiến cuộc sống của người dân ngày càng khổ cực và oán thán. Trong khi ấy, cung Hoàng hậu chất đầy vàng bạc châu báu cùng những món đồ đắt tiền, vô giá không đếm xuể. 

Giàu nứt đố đổ vách nhưng Lưu Ngọc Nương vẫn không thấy đủ. Bất chấp đã là Hoàng hậu của một nước, bà nhận Trương Toàn Nghĩa của vùng Hà Nam làm cha nuôi chỉ vì người này nổi danh giàu có. Bà liên tục vòi Trương Toàn Nghĩa phải tiến cống vàng bạc cho mình. Trở thành cha nuôi của Hoàng hậu là ước mơ của nhiều người, chính vì vậy Trương Toàn Nghĩa đã vơ vét mọi của cải để đáp ứng yêu cầu của Lưu Hoàng hậu mà không than vãn lấy một lời.

Giàu có là thế nhưng Lưu Ngọc Nương cũng rất keo kiệt bủn xỉn, chưa bao giờ bà chi một đồng nào để giúp đỡ quốc gia vượt qua bạo loạn hay nguy nan. Đầu năm 926, quân đội Ngụy Châu bạo loạn, tể tướng khẩn cầu Hoàng đế và Hoàng hậu lấy tiền riêng để khao thưởng tướng sĩ. Lưu Ngọc Nương vừa nghe đã nổi giận ngăn cản không cho Đường Trang Tông nhận lời. Thậm chí bà còn đẩy con trai út ra trước mặt bá quan văn võ rồi tuyên bố: “Đòi tiền không có. Không bằng các ngươi đem Hoàng tử bán lấy tiền đi!”.

hoang hau tham lam keo kiet 1

Tể tướng dù rất tức giận nhưng chẳng thể làm gì, cuối cùng đành phải ra về. Mãi cho đến khi vụ bạo loạn ngày càng lớn không thể dẹp được, Lưu Ngọc Nương mới chịu lấy tiền bạc ra thưởng cho mọi người. Các binh lính vừa cầm tiền của bà vừa chửi bới: “Vợ con ta đều đã muốn đói chết. Giờ mới khao thưởng thì còn nghĩa lý gì nữa”.

Tháng 3 cùng năm, Đại Tướng quân Quách Tòng Khiêm phản loạn, dẫn quân vây Hoàng đế. Lý Tồn Úc bị thương nặng, khát muốn uống nước. Lưu Hoàng hậu lại kêu thái giám đến hầu còn mình thì không thèm xuất hiện hay đoái hoài gì đến ông. Đợi cho Lý Tồn Úc chết, Lưu Hoàng hậu mang theo rất nhiều vàng bạc châu báu cùng Thân vương Lý Tồn Ác trốn chạy đến vùng Thái Nguyên. Có lẽ tận mắt chứng kiến sự lạnh lùng, ích kỷ của Lưu Hoàng hậu nên Lý Tồn Ác không hề có tình cảm với bà mà chỉ muốn lợi dụng vị Hoàng hậu keo kiệt này. Tới Thái Nguyên, nhân lúc Lưu Hoàng hậu bất cẩn, Lý Tồn Ác đã gom hết toàn bộ tài sản của bà rồi chạy đến nơi khác. Không tiền bạc, không có người bảo vệ, Lưu Hoàng hậu chỉ còn cách phải vào chùa giả làm ni cô, tránh sự truy đuổi của quân phản loạn.

Tháng 4 cùng năm, con nuôi của Lý Tồn Úc là Lý Tự Nguyên lên ngôi Hoàng đế. Để trấn an quân đội và triều đình cũng như thể hiện quyết tâm trở thành vị vua anh minh, Lý Tự Nguyên cho người truy lùng và bắt giam Lưu Hoàng hậu rồi bắt bà phải tự sát. Lưu Hoàng hậu tham lam, vơ vét tiền bạc châu báu cả đời để rồi cuối đời lại chết với 2 bàn tay trắng.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!